Giáo án Khoa học + Địa lí + Lịch sử 4 tuần 23 - Trường tiểu học An Phú A

Giáo án Khoa học + Địa lí + Lịch sử 4 tuần 23 - Trường tiểu học An Phú A

LỊCH SỬ

TIẾT 23: Văn học và khoa học thời Hậu Lê

I.MỤC TIÊU :

 1.Kiến thức - Kĩ năng:

 -HS biết các tác phẩm thơ văn, công trình khoa học của những tác giả tiêu biểu dưới thời Lê, nhất là Nguyễn Trãi,Lê Thánh Tông. Nội dung khái quát của các tác phẩm ,các công trình đó.

 -Dưới thời Lê, văn học và khoa học được phát triển rực rỡ.

 -Đến thời Lê,văn học và khoa học phát triển hơn các giai đoạn trước .

 2.Thái độ:

- Tự hào về truyền thống giáo dục của dân tộc & tinh thần hiếu học của người dân Việt Nam.

 

doc 8 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1015Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học + Địa lí + Lịch sử 4 tuần 23 - Trường tiểu học An Phú A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ
TIẾT 23: VĂN HỌC VÀ KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ
I.MỤC TIÊU :
 1.Kiến thức - Kĩ năng:
 -HS biết các tác phẩm thơ văn, công trình khoa học của những tác giả tiêu biểu dưới thời Lê, nhất là Nguyễn Trãi,Lê Thánh Tông. Nội dung khái quát của các tác phẩm ,các công trình đó.
 -Dưới thời Lê, văn học và khoa học được phát triển rực rỡ.
 -Đến thời Lê,văn học và khoa học phát triển hơn các giai đoạn trước .
 2.Thái độ:
Tự hào về truyền thống giáo dục của dân tộc & tinh thần hiếu học của người dân Việt Nam.	
II.CHUẨN BỊ :
 -Hình trong SGK phóng to.
 -Một vài đoạn thơ văn tiêu biểu của một số tác phẩm tiêu biểu .
 -PHT của HS.
Tác giả, tác phẩm văn thơ tiêu biểu thời Hậu Lê
Tác giả
Tác phẩm
Nội dung
Nguyễn Trãi
Quốc âm thi tập;
Bình Ngô đại cáo
Ức trai thi tập
Phản ánh khí phách anh hùng và niềm tự hào chân chính của dân tộc.
Tâm sự của người không được đem hết tài năng để phụng sự đất nước.
Hội Tao Đàn, Lê Thánh Tông
Các tác phẩm thơ; Hồng Đức quốc âm thi tập.
- Ca ngợi công đức của nhà vua
Công trình khoa học tiêu biểu thời Hậu Lê
Tác giả
Công trình khoa học
Nội dung
Ngô sĩ Liên
Đại việt sử kí toàn thư
- Lịch sử nước ta từ thời Hùng Vương đến đầu thời Lê. 
Nguyễn Trãi
- Lam Sơn thực lục
- Dư địa chí 
-Lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
-Xác định lãnh thổ, giới thiệu tài nguyên, phong tục tập quán của nước ta 
Lương Thế Vinh
- Đại thành Toán pháp 
-Kiến thức toán học.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1’
5’
1’
15’
12’
5’
1’
1.Khởi động: 
2. Bài cũ: Trường học thời Hậu Lê
Gọi HS hỏi đáp theo cặp
 -Em hãy mô tả tổ chức GD dưới thời Lê ?
 -Nhà Lê đã làm gì để khuyến khích học tập ?
GV nhận xét – ghi điểm
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài:
 GV giới thiệu.
 b.Phát triển bài :
 *Hoạt động1: Tác giả, tác phẩm văn thơ tiêu biểu thời Hậu Lê
 -GV chi nhóm phát PHT cho từng nhóm.
 -GV hướng dẫn HS lập bảng thống kê về nội dung,tác giả ,tác phẩm văn thơ tiêu biểu ở thời Lê (GV cung cấp cho HS một số dữ liệu, HS điền tiếp để hoàn thành bảng thống kê).
 -GV giới thiệu một số đoạn thơ văn tiêu biểu của một số tác giả thời Lê.
+ Trong giai đoạn này có những nhà văn, nhà thơ tiêu biểu nào?
*Hoạt động2: Công trình khoa học tiêu biểu thời Hậu Lê.
 -GV phát PHT có kẻ bảng thống kê cho HS.
 -GV giúp HS lập bảng thống kê về nội dung, tác giả, công trình khoa học tiêu biểu ở thời Lê (GV cung cấp cho HS phần nội dung, HS tự điền vào cột tác giả, công trình khoa học tiêu biểu ở thời Hậu Lê) 
-GV yêu cầu HS báo cáo kết quả.
 -GV đặt câu hỏi :Dưới thời Lê, ai là nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học tiêu biểu nhất ?
 -GV giảng thêm :Dưới thời Hậu Lê, Văn học và khoa học nước ta phát triển rực rỡ hơn hẳn các thời kì trước.
4.Củng cố :
 -GV cho HS đọc phần bài học ở trong khung .
 -Kể tên các tác phẩm vá tác giả tiêu biểu của văn học thời Lê.
 -Vì sao có thể coi Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông là những nhà văn hóa tiêu biểu cho giai đoạn này?
 -Nhận xét tiết học 
5. Dặn dò:
 -Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài “Ôn tập”.
Hát 
-HS hỏi đáp nhau .
-HS khác nhận xét .
-HS lắng nghe.
-HS các nhóm thảo luận và điền vào bảng .
-Dựa vào bảng thống kê, HS mô tả lại nội dung và các tác giả, tác phẩm thơ văn tiêu biểu dưới thời Lê.
-HS khác nhận xét, bổ sung .
+ Trong giai đoạn này có những nhà văn, nhà thơ tiêu biểu đó là Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông .
-HS điền vào bảng thống kê .
-Dựa vào bảng thống kê HS mô tả lại sự phát triển của khoa học thời Lê. 
-HS thảo luận và kết kuận :Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông .
-HS đọc bài và trả lời câu hỏi .
+Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông được coi là những nhà văn hóa tiêu biểu cho giai đoạn này vì họ có nhiều sáng tác bằng chữ Nôm có giá trị lưu truyền đến ngày nay.
HS nhận xét tiết học.
ĐỊA LÍ
TIẾT 23: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
HS biết thành phố Hồ Chí Minh:
Là thành phố lớn nhất cả nước & là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học lớn.
2.Kĩ năng:
HS chỉ được vị trí thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ Việt Nam.
Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Hồ Chí Minh.
Biết dựa vào bản đồ, tranh ảnh, bảng số liệu để tìm kiến thức.
3.Thái độ:
Có ý thức tìm hiểu về thành phố Hồ Chí Minh & góp phần xây dựng thành phố ngày càng giàu đẹp, văn minh
II.CHUẨN BỊ:
Bản đồ hành chính, công nghiệp giao thông Việt Nam.
Bản đồ thành phố Hồ Chí Minh.
Tranh ảnh về thành phố Hồ Chí Minh.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
8’
8’
8’
3’
1’
Khởi động: 
Bài cũ: Hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng Nam Bộ.
Đồng bằng Nam Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vùng sản xuất nhiều lúa gạo, trái cây, thủy & hải sản lớn nhất cả nước?
GV nhận xét – ghi điểm
3. Bài mới: 
Giới thiệu: 
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
GV treo bản đồ Việt Nam, yêu cầu HS chỉ vị trí thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ Việt Nam.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm 
GV chia nhóm yêu cầu các nhóm thảo luận theo gợi ý: 
Thành phố nằm bên sông nào? Thành phố đã có bao nhiêu tuổi?
Trước đây thành phố còn có tên gọi là gì? Thành phố được vinh dự mang tên Bác từ năm nào?
Quan sát hình 1, cho biết thành phố Hồ Chí Minh tiếp giáp những địa phương nào?
 Thành phố có sân bay quốc tế & hải cảng nào?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Quan sát bảng số liệu so sánh với Hà Nội xem diện tích & dân số của thành phố Hồ Chí Minh gấp mấy lần Hà Nội?
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm đôi
Yêu cầu HS đọc mục 2 SGK thảo luận nhóm đôi.
Kể tên các ngành công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh.
Nêu những dẫn chứng thể hiện thành phố là trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
Nêu những dẫn chứng thể hiện thành phố là trung tâm văn hoá, khoa học lớn
Kể tên một số trường đại học, khu vui chơi giải trí lớn ở thành phố Hồ Chí Minh.
GV nhấn mạnh: Đây là thành phố công nghiệp lớn nhất, nơi có hoạt động mua bán tấp nập nhất, nơi thu hút được nhiều du khách nhất, là một trong những thành phố có nhiều trường đại học nhất.
GV treo bản đồ thành phố Hồ Chí Minh.
Gv nhận xét kết luận chung:
4. Củng cố 
GV yêu cầu HS thi đua gắn tranh ảnh sưu tầm được 
GV cùng HS nhận xét
 -Nhận xét tiết học 
5. Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Thành phố Cần Thơ.
Hát 
HS lên bảng trả lời
HS nhận xét
HS chỉ vị trí thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ Việt Nam.
HS cả lớp theo dõi nhận xét.
Các nhóm thảo luận theo gợi ý.
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm trước lớp.
+ Thành phố nằm bên sông Sài Gòn, thành phố có lịch sử trên 300 năm.
Trước đây thành phố có nhiều tên gọi khác nhau như Gia Định, Chợ Lớn, Sài Gòn..Thành phố được vinh dự mang tên Bác từ năm 1976.
Thành phố HCM tiếp giáp Tiền Giang, Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Thành phố có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, cảng Sài Gòn, cảng Nhà Bè.
HS chỉ vị trí & mô tả tổng hợp về vị trí của thành phố Hồ Chí Minh.
HS quan sát bảng số liệu trong SGK để nhận xét về diện tích & dân số của thành phố Hồ Chí Minh.
HS thực hiện so sánh.
-HS đọc mục2 SGK thảo luận nhóm đôi.Các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp
+ Công nghiệp điện, công nghiệp luyện kim, công nghiệp cơ khí, công nghiệp điện tử, công nghiệp hoá chất, công nghiệp dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng,
Thành phố là trung tâm kinh tế lớn của cả nước vì có các ngành công nghiệp đa dạng, có nhiều chợ và siêu thị lớn, có cảng biển, sân bay lớn tiện cho việc giao thương hàng hoá.
Thành phố là trung tâm văn hoá, khoa học vì có nhiều viện nghiên cứu, trường đại học lớn.
Tên một số trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh đại học sư phạm, ĐH bách khoa, ĐH y dược, ĐH kiến trúc, ĐH Hàng hải,.khu vui chơi giải trí lớn, hấp dẫn như Thảo Cầm Viên, Đầm Sen, Suối Tiên, ..
HS thi đua tìm vị trí một số trường đại học, chợ lớn, khu vui chơi giải trí của thành phố Hồ Chí Minh
2 HS đọc nội dung ghi nhớ cuối bài học
HS thi đua gắn tranh ảnh vào lược đồ thành phố 
HS nhận xét tiết học.
KHOA HỌC 
TIẾT 45: ÁNH SÁNG 
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Kiến thức - Kĩ năng:
Sau bài học, HS có thể:
Phân biệt được các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng
Làm thí nghiệm để xác định các vật cho ánh sáng truyền qua hoặc không truyền qua
Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm để chứng tỏ ánh sáng truyền theo đường thẳng
Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm để chứng tỏ mắt chỉ nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó đi tới mắt 
2. Thái độ:
Thích tìm hiểu các hiện tượng xảy ra xung quanh.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Chuẩn bị theo nhóm: Hộp kín (có thể dùng tờ giấy báo, cuộn lại theo chiều dài để tạo thành hộp kín – chú ý miệng ống không quá rộng và ống không quá ngắn để khi chưa bật sáng đèn trong ống thì đáy tối), tấm kính, nhựa trong, tấm kính mờ, tấm ván 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
8’
8’
7’
7’
3’
Khởi động
Bài cũ: Âm thanh trong cuộc sống 
Nêu tác hại của tiếng ồn?
Nêu vài biện pháp phòng chống tiếng ồn?
GV nhận xét, chấm điểm 
Bài mới:
Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu các vật tự phát ra ánh sáng và các vật được chiếu sáng
Mục tiêu: HS phân biệt được các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, quan sát hình 1, 2/90 và dựa vào kinh nghiệm đã có, thảo luận những vật nào tự phát sáng và những vật nào được chiếu sáng?
GV nhận xét, bổ sung
Hoạt động 2: Tìm hiểu về đường truyền của ánh sáng
Mục tiêu: HS nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm để chứng tỏ ánh sáng được truyền theo đường thẳng 
Cách tiến hành:
 Trò chơi Dự đoán đường truyền của ánh sáng 
Cho 3 – 4 HS đứng trước lớp ở các vị trí khác nhau. GV hoặc một HS hướng đèn tới một trong các HS đó (chưa bật, không hướng vào mắt)
Sau đó GV bật đèn
GV có thể yêu cầu HS đưa ra lời giải thích của mình
Làm thí nghiệm trang 90 SGK theo nhóm
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự truyền ánh sáng qua các vật
Mục tiêu: HS biết làm thí nghiệm để xác định các vật cho ánh sáng truyền qua và không cho ánh sáng truyền qua
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS làm thí nghiệm trang 91. Chú ý che tối phòng học trong khi tiến hành thí nghiệm
GV nhận xét
Yêu cầu HS nêu các ví dụ ứng dụng liên quan 
Hoạt động 4: Tìm hiểu mắt nhìn thấy vật khi nào
Mục tiêu: HS nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm để chứng tỏ mắt chỉ nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó đi tới mắt.
Cách tiến hành:
GV đặt câu hỏi chung cho cả lớp: “Mắt nhìn thấy vật khi nào?”
GV yêu cầu HS làm thí nghiệm như trang 90. trước khi làm thí nghiệm, HS cần dựa vào kinh nghiệm, hiểu biết sẵn có để đưa ra các dự đoán
GV nhận xét
Lưu ý: ngoài ra, để nhìn rõ một vật nào đó còn phải kưu ý tới kích thước của vật và khoảng cách từ vật tới mắt
Cho HS tìm các ví dụ khác về điều kiện nhìn thấy của mắt
GV nhận xét chung
4. Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tiết học. 
Chuẩn bị bài: Bóng tối 
HS trả lời
HS nhận xét
HS thảo luận nhóm- Đại diện nhóm báo cáo
Hình 1: ban ngày
Vật tự phát sáng: Mặt Trời
Vật được chiếu sáng:gương,bàn ghế
Hình 2: ban đêm
Vật tự phát sáng: ngọn đèn điện (khi có dòng điện chạy qua)
Vật được chiếu sáng: Mặt Trăng sáng là do được Mặt Trời chiếu sáng, cái gương, bàn ghế được đèn chiếu sáng và được cả ánh sáng phản chiếu từ mặt Trăng chiếu sáng
HS dự đoán ánh sáng sẽ đi tới đâu
HS so sánh dự đoán với kết quả thí nghiệm
HS đưa ra lời giải thích (nếu có thể)
HS dự đoán trước khi làm TN
Sau đó HS bật đèn quan sát- Đại diện nhóm trình bày kết quả
Qua thí nghiệm cũng như trò chơi, HS rút ra nhận xét: Ánh sáng truyền theo đường thẳng
HS làm thí nghiệm, điền kết quả vào bảng
Đại diện nhóm trình bày
HS nêu vài ví dụ: việc sử dụng cửa kính trong, kính mờ, cửa gỗ, nhìn thấy cá dưới nước
HS đưa ra các ý kiến khác nhau
HS dự đoán
HS tiến hành làm thí nghiệm
Các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm
HS tìm ví dụ: nhìn thấy các vật qua cửa kính nhưng không thể nhìn thấy qua cửa gỗ, trong phòng tối phải bật đèn mới thấy các vật
2HS đọc mục Bạn cần biết trang 90
KHOA HỌC
TIẾT 46: BÓNG TỐI 
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Kiến thức - Kĩ năng:
Sau bài học, HS có thể:
Nêu được bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng
Dự đoán được vị trí, hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn giản
Biết bóng của một vật thay đổi về hình dạng, kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi
2. Thái độ:
Thích tìm hiểu các hiện tượng xảy ra xung quanh.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Chuẩn bị chung: đèn bàn
Chuẩn bị theo nhóm: đèn pin, tờ giấy to hoặc tấm vải; kéo, bìa, một số thanh tre (gỗ) nhỏ (để gắn các miếng bìa đã cắt làm “phim hoạt hình”), một số đồ chơi: ô tô, hộp (để dùng tạo bóng trên màn)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
8’
15’
8’
2’
1. Khởi động
Bài cũ: Ánh sáng 
Đường truyền của ánh sáng như thế nào?
Mắt nhìn thấy vật khi nào?
GV nhận xét, chấm điểm 
3.Bài mới:
Giới thiệu bài
Khởi động: 
GV yêu cầu các nhóm ra sân làm việc theo nhóm.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về bóng tối
Mục tiêu: HS nêu được bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng. Dự đoán được vị trí, hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn giản. Biết bóng tối của một vật thay đổi về hình dạng, kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi
Cách tiến hành:
GV gợi ý cho HS cách bố trí, thực hiện thí nghiệm trang 93. GV tổ chức cho HS dự đoán (cá nhân)
GV ghi lại các dự đoán này trên bảng (có thể yêu cầu HS giải thích)
GV quan sát, hướng dẫn thêm
Lưu ý: khi làm thí nghiệm, nếu sử dụng đèn pin thì phải tháo bộ phận phản chiếu ánh sáng phía trước
GV ghi lại kết quả lên bảng
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trang 93 SGK: Bóng tối xuất hiện ở đâu và khi nào?
GV giải thích thêm: khi gặp vật cản sáng, ánh sáng không truyền qua được nên phía sau vật sẽ có một vùng không nhận được ánh sáng truyền tới – đó là vùng bóng tối
Sau đó GV cho HS làm thí nghiệm để trả lời cho các câu hỏi: 
Làm thế nào để bóng của vật to hơn? Điều gì sẽ xảy ra nếu đưa vật dịch lên trên gần vật chiếu sáng? 
Bóng của vật thay đổi khi nào? 
GV nhận xét – kết luận
Hoạt động 2: Trò chơi Hoạt hình
Mục tiêu: HS củng cố, vận dụng kiến thức đã học về bóng tối
Cách tiến hành:
GV chiếu bóng của vật lên tường. Yêu cầu HS chỉ được nhìn lên tường và đoán xem là vật gì? 
Với những vật như ô tô, hộp nếu HS khó đoán, GV có thể xoay vật ở vài tư thế khác nhau giúp HS đoán ra và trả lời câu hỏi: ở vị trí nào thì nhìn bóng giúp dễ đoán ra vật nhất?
4. Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Ánh sáng cần cho sự sống 
Hát 
HS trả lời
HS nhận xét
HS ra sân làm việc theo nhóm: vẽ bóng của bạn, của cái cọc trên sân chơi, xếp hàng để tạo thành bóng như ý muốn tìm hiểu về vị trí bóng tối so với vật chiếu sáng (Mặt Trời) và vật chắn sáng
Sau đó HS về lớp, các nhóm trình bày kết quả
HS dự đoán kết quả - trình bày dự đoán (có thể giải thích thêm)
HS dựa vào hướng dẫn và các câu hỏi trang 93, làm việc theo nhóm để tìm hiểu về bóng tối
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm
Bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng
HS làm thí nghiệm để rút ra nhận xét
+ Khi gần vật chiếu sáng bóng của vật to hơn.
HS trả lời 
+ Bóng của vật thay đổi khi vật chiếu sáng thay đổi.
2HS đọc mục Bạn cần biết trang 90
HS dự đoán vật được chiếu
HS trả lời

Tài liệu đính kèm:

  • docS -D - KH.doc