Giáo án Khối 3 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019 - Ngụy Thanh Huyền

Giáo án Khối 3 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019 - Ngụy Thanh Huyền

ÔN TỪ NGỮ VỀ : NGHỆ THUẬT. DẤU PHẨY

I.Mục tiêu:

- Tiếp tục củng cố, mở rộng vốn từ: Nghệ thuật, tiếp tục ôn tập về dấu phẩy( với chức năng ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ). Rèn kỹ năng sử dụng dấu phẩy

- Tư duy, lắng nghe và phản hồi tích cực.

- Giáo dục HS yêu thích môn nghệ thuật, ham thích học hỏi, tìm tòi.

II. Đồ dùng dạy- học: - Bảng phụ

III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:

Hỗ trợ của giáo viên Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- HS viết từ ngữ chỉ hoạt động nghệ thuật - Nhận xét.

2. Bài mới : GTB

*Hư¬ớng dẫn làm bài tập :

 Bài 1:- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài .

- GV yêu cầu HS làm vở.

- GV cho HS 2 đội lên thi viết các fchir môn nghệ thuật.

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Bài 2:- Gv treo bảng phụ

Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong đoạn văn ?

- Gv gọi hs lên điền dấu phẩy vào đoạn văn có sẵn.

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

3. Củng cố dặn dò:

- Nhận xét giờ học.

-1HS làm, lớp theo dõi.

- Hs theo dõi.

* Viết các từ chỉ môn học nghệ thuật

- Hs làm vở.

- 2 đội lên thi tiếp sức: Mỗi em chỉ đ-ược viết 1 từ sau đến bạn khác trong đội của mình viết tiếp

- Hs chữa bổ sung vào vở.

- 1 HS nêu yêu cầu của bài.

- HS điền dấu phẩy vào vở.

1 hs làm bài trên bảng phụ

Mùa xuân, cây gạo đến bao nhiêu là chim.Chào mào , sáo sậu, sáo đen đàn đàn lũ lũ bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu nghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy.

- 1 em đọc lại đoạn văn

 

docx 25 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 518Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 3 - Tuần 24 - Năm học 2018-2019 - Ngụy Thanh Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24	
Thứ hai ngày 25 tháng 3 năm 2019
Chào cờ
.............................................................
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
 - Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia, trường hợp thương có chữ số 0 và giải toán có một, hai phép tính.Vận dụng thực hiện phép chia để làm tính và giải toán
 - Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác chia sẻ với bạn. 
 - HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học
 - GV: Lịch tờ.
 - HS: Lịch
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
HĐ1. Kiểm tra
- 3 HS lên bảng làm bài
- HS khác chia sẻ
HĐ2. Bài mới: 
Bài 1/120: Đặt tính rồi tính.
- HS nêu yêu cầu
- HS làm vào vở.
- Đổi vở kiểm tra, chia sẻ
- Đặt tính rồi tính
 2306 : 4 2109 : 7
- Giới thiệu bài
- Kiểm tra một số bài, nhận xét
Bài 2/120: Tìm x:
- HS nêu têu cầu
- HS làm ra nháp + bảng phụ.
- HS chia sẻ ý kiến, nêu cách tìm x
- GV củng cố cách tìm thừa số chưa biết.
Bài 3/120: Giải toán. 
- HS đọc đề bài, phân tích đề bài 
- HS làm bài vào vở + bảng phụ
- Chia sẻ ý kiến 
Bài 4/120: Tính nhẩm
- HS nêu cách làm mẫu 
- HS làm bài SGK, chữa miệng.
- Chia sẻ ý kiến
HĐ3. Củng cố, dặn dò
- HS nghe
- Kiểm tra một số bài, củng cố giải bài toán
- Củng cố cách tính nhẩm
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về luyện tập .
.................................................................
Tập đọc – kể chuyện
ĐỐI ĐÁP VỚI VUA (2 tiết)
I. Mục tiêu
 - Biết thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn, đọc đúng các từ ngữ phát âm khó. Hiểu nghĩa các từ: Minh Mạng, Cao Bá quát, ngự giá, xa giá, đối, Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ. Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện. Dựa vào trí nhớ và tranh kể lại được toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.
 - Phát triển 1 số năng lực: tìm tòi, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp...
 - Giáo dục HS lòng say mê học tập,chăm học,chăm làm.
II. Đồ dùng dạy - học 
 - GV: Tranh minh họa SGK, bảng phụ.
 - HS: SGK
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
HĐ1. Kiểm tra.
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi. 
- Lớp chia sẻ ý kiến
HĐ2. Bài mới.
a) Luyện đọc
- HS đọc nối tiếp câu.
- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn
- HS luyện đọc đoạn nhóm bàn
- HS đọc trước lớp
- Lớp đọc đồng thanh
b) Hướng dẫn tìm hiểu bài
* Đoạn 1
- HS đọc thầm đoạn 1 
+ Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở Hồ Tây
* Đoạn 2
- 1 HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm 
+ Cao Bá Quát muốn nhìn rõ mặt vua. Nhưng xa giá đi đến đâu quân lính cũng thét đuổikhông cho ai đến gần.
* Đoạn 3, 4
+ Cậu nghĩ ra cách gây chuyện ầm ĩ, náo động, cởi quần áo nhảy xuống hồ tắm, làm cho quân lính hốt hoảng xúm vào
+ Vì vua thấy cậu bé tự xưng là học trò nên muốn thử tài, 
+ Nước trong leo lẻo cá đớp cá.
+Trời nắng chang chang người trói người.
+ Truyện ca ngợi Cao Bá Quát ngay từ
nhỏ đã bộc lộ tài năng xuất sắc và tính cách khảng khái, tự tin.
- HS nêu ý kiến
- Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài: Chương trình xiếc đặc sắc.
- Giới thiệu bài
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Yêu cầu HS đọc:
+ Đọc từng câu.
+ Đọc từng đoạn trước lớp
- Giải nghĩa từ trong chú giải
- Luyện đọc trong nhóm.
- 1 HS đọc to
+Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu?
+ Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì?
+ Cậu làm gì để thực hiện mong muốn đó?
+ Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối?
+ Vua ra vế đối thế nào?
+ Cao Bá Quát đối lại ra sao?
+ Câu chuyện muốn nói lên điều gì?
HĐ3. Luyện đọc lại:
Vài HS đọc lại
- HS thi đọc hay
- 1 HS đọc cả bài
+ Trong bài em thích đọc đoạn nào nhất? Tại sao?
KỂ CHUYỆN
- HS quan sát đánh số, nêu nội dung mỗi tranh.
- HS nêu thứ tự tranh theo 4 đoạn
- 1 HS kể mẫu
- Kể trong nhóm
- 4 HS kể 4 đoạn 
- 2 HS thi kể toàn bộ câu chuyện
- Cả lớp chia sẻ ý kiến, bình chọn.
HĐ4.Củng cố, dặn dò
- HS nghe
1. Yêu cầu: Sắp xếp lại các tranh theo đúng trình tự của câu chuyện rồi kể lại toàn bộ câu chuyện.
2. Hướng dẫn kể chuyện:
- Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự 4 đoạn trong truyện.
- GV chốt: Thứ tự đúng: 3 – 1 – 2 – 4.
- Gọi HS Kể mẫu, thi kể trước lớp
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về luyện kể chuyện
................................................................
Chính tả (Nghe - viết)
ĐỐI ĐÁP VỚI VUA
I. Mục tiêu
 - Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài: Đối đáp với vua. Tìm và viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x.
 - Phát triển năng lực tự phục vụ, trình bày sạch đẹp,tự sửa lỗi viết sai.
 - HS có ý thức rèn chữ viết, giữ vở sạch.
II. Đồ dùng dạy - học
 - GV: Bảng phụ. 
 - HS: Bảng con
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
HĐ1. Kiểm tra
- HS viết ra nháp + bảng lớp. 
HĐ2. Bài mới
a/ HS nghe - viết
- 1 HS đọc lại
- HS trả lời
- HS tìm nêu
- HS viết bảng lớp và vở nháp.
b/ Nghe viết chính tả.
- HS nghe, theo dõi SGK
- HS nghe đọc viết
- HS soát bài
c/ Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 2/51: Điền x hay s vào chỗ chấm:
- HS làm vào vở + bảng phụ
- Lớp chia sẻ cách làm
Bài tập 3/52: Tìm 4 từ ngữ chỉ hoạt động chứa tiếng: 
- HS làm ra phiếu theo nhóm 
- HS thi tiếp sức
- Ý kiến, bổ sung
- HS đọc lại bài
HĐ3. Củng cố, dặn dò
- Lắng nghe
- Viết từ: lầy lội, lo sợ, sung sức, nơm nớp.
- GV đọc đoạn viết.
+ Những chữ nào trong đoạn viết
+ Hai vế đối trong đoạn chính tả viết thế nào?
- HS tìm tiếng viết dễ lẫn
- Viết từ khó: leo lẻo, trời nắng, trói, chang chang.
- GV đọc bài
- Đọc bài cho HS viết vào vở
- Đọc soát lỗi
- Kiểm tra một số bài, nhận xét.
- GV chốt lời giải: - Sáo , xiếc.
- Tổ chức trò chơi: Tiếp sức
- Nhận xét, tuyên dương
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về luyện viết từ viết sai
..................................................................
Thủ công
ĐAN NONG ĐÔI (tiết2)
I. Mục đích – yêu cầu
 - Đan được nong đôi theo đúng quy trình kỹ thuật. Dồn được nan nhưng có thể chưa khít. Dán được nẹp xung quanh tâm đan.
 - HS yêu thích các sản phẩm đan nan.
 - HS khéo tay: Có thể sử dụng tấm đannong đôi để tạo thành hình đơn giản.
II. Đồ dùng dạy – học
 - GV: Mẫu tấm đan nong đôi bằng bìa có kích thước đủ lớn để HS quan sát được, các nan dọc và nan ngang khác màu nhau; tranh quy trình đan nong đôi; các nan đan mẫu 3 màu khác nhau.
 - HS: Bìa màu hoặc giấy thủ công (hoặc vật liệu khác) bút chì, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
HĐ3. HS thực hành đan nong đôi.
- Một số HS nhắc lại quy trình đan nong đôi.
- HS thực hành (cá nhân)
- HS trưng bày sản phẩm.
 - Tự đánh giá sản phẩm của mình, của bạn.
HĐ4. Củng cố - Dặn dò.
- HS chú ý lắng nghe.
- GV nhận xét lưu ý một số thao tác khó. Sử dụng tranh quy trình và sơ đồ đan nong đôi để hệ thống lại các bước đan nong đôi.
- GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- GV nhắc HS dán chữ cho cân đối và miết cho phẳng.
- GV khen ngợi để khuyến khích các em làm được sản phẩm đẹp.
- GV nhận xét sự chuẩn bị bài, tinh thần thái độ học tập, kết quả thực hành của HS.
- Dặn dò HS giờ học sau mang giấy thủ công, giấy nháp, bút màu, kéo thủ công để học bài “Đan hoa chữ thập đơn”.
..................................................................
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ NGHỆ THUẬT. DẤU PHẨY
I. Mục tiêu
 - Củng cố, hệ thống hoá và mở rộng vốn từ ngữ vệ nghệ thuật. Tiếp tục ôn luyện về dấu phẩy.HS vận dụng vào viết câu văn.
 - Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác chia sẻ, giải quyết vấn đề. 
 - GD lòng yêu thích Tiếng Việt,yêu hoạt động nghệ thuật.
II. Đồ dùng dạy - học 
 - GV: Phấn màu, bảng phụ.
 - HS: SGK
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
HD1. Kiểm tra bài cũ
- 2 HS lên bảng làm
-Lớp chia sẻ ý kiến
- Yêu cầu HS làm BT1 tuần 23
HĐ2. Bài mới
Bài tập 1/53: Hãy tìm những từ ngữ:
- HS đọc yêu cầu,làm bài CN vào vở
-Trình bày trước lớp
a/ Chỉ người hoạt động nghệ thuật: diễn viên, ca sĩ, nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ,
b/ Chỉ các hoạt động nghệ thuật: đóng phim, ca hát, biểu diễn, thiết kế, quay phim,
c/ Chỉ các môn nghệ thuật: điện ảnh, kịch nói, cải lương, hội họa, kiến trúc,
Bài tập 2/54: Dùng dấy phẩy để điền vào đoạn văn sau: 
- HS nêu yêu cầu,làm cá nhân vào SGK
- Chia sẻ trong nhóm bàn
- Chia sẻ trước lớp
Mỗi bản nhạc, mỗi bức tranh, mỗi câu chuyện, mỗi vở kịch, mỗi cuốn phim đều là một tác phẩm nghệ thuật. Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ, hoạ sĩ, nhà văn, nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn. Họ đang lao động miệt mài, say mê để đem lại cho chúng ta nhứng giờ giải trí tuyệt vời, giúp ta nâng cao hiểu biết và góp phần làm cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn.
+ Nói về công việc của những người làm nghệ thuật
- Giới thiệu bài
- Cho HS làm vào vở
- Gọi HS nối tiếp nêu
- Cho HS nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận
- Cho HS làm vào SGK
- Gọi 1 HS làm ra bảng phụ
- Nhận xét, chữa bài
+ Nội dung đoạn văn nói lên điều gì?
HĐ3. Củng cố, dặn dò
- HS lắng nghe
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về ôn bài
.........................................................................................................................
Thứ ba ngày 26 tháng 2 năm 2019
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu. 
 - Củng cố rèn luyện kĩ năng làm phép nhân, chia số có bốn chữ số với số có một chữ số và giải toán có hai phép tính.
 - Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác chia sẻ với bạn. 
 - Rèn HS tính cẩn thận khi làm bài
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Bảng phụ
 - HS: Bút chì
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ1. 
 Kiểm tra.
- 2 HS lên bảng làm bài
- HS khác chia sẻ ý kiến
HĐ2. Bài mới
Bài 1/120: Đặt tính rồi tính.
- HS nêu yêu cầu
- HS làm ra nháp.
- 3 HS lên bảng làm
- HS chia sẻ ý kiến , chữa bài
- Gọi HS lên làm BT1, 2 (T120)
- Củng cố lấy tích chia cho thừa số này thì được thừa số kia
Bài 2/120: Đặt tính rồi tính.
- HS nêu yêu cầu
- HS làm vào vở + bảng phụ.
- HS chia sẻ ý kiến 
- Củng cố chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số.
Bài 3/120: Giải toán. 
- Đọc đề bài, phân tích đề bài 
- Làm bài cá nhân vào vở + bảng phụ
- Đổi vở, chia sẻ bài làm
- Chia sẻ trước lớp.
Bài 4/120: Tính nhẩm
- HS đọc đề bài, phân tích đề bài 
- HS nêu miệng kết quả
- HS chia sẻ ý kiến, chữ ... àng, sóng sánh, ....
+ Bắt đầu bẵng x : xôn xao, xào xạc, xộc xệch, xốn xang, xao xuyến, ....
- HS đọc lại các từ
HĐ3. Củng cố, dặn dò
- HS nghe
-Yêu cầu HS viết: chim sâu,sa mạc,cây xoan,xao xuyến
- Giới thiệu bài
- GV đọc đoạn văn 1 lần.
- Nêu ND đoạn văn.
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa?
- Cho HS tìm các tiếng từ viết dễ lẫn
- GV đọc cho HS viết một số từ.
- GV đọc bài viết
- GV đọc lại bài
- Nhận xét bài viết của HS.
- Cho HS làm bài vào vở + bảng phụ
- Gọi HS nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về luyện viết từ viết sai.
................................................................................................................................
Thứ năm ngày 28 tháng 2 năm 2018
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu. Giúp HS
 - Đọc, viết, nhận biết giá trị của các chữ số La Mã từ 1 đến 12 để xem được đồng hồ và các số XX (hai mươi), XXI (hai mươi mốt) khi đọc sách.
 - Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác chia sẻ với bạn. 
 - Rèn HS tính cẩn thận khi làm bài
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Phấn màu. 
 - HS : Bảng con,que diêm
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
HĐ1. Kiểm tra 
- 1HS lên bảng làm, dưới làm ra nháp
- Chia sẻ ý kiến
HĐ2. Bài mới: 
Bài 1 (T122): 
- HS làm bài cá nhân
- HS chia sẻ trong nhóm, trước lớp
Bài 2 (T122): 
- HS làm bài cá nhân vào vở
- HS chia sẻ trong nhóm
- Chia sẻ trước lớp
Bài 3 (T122): Đúng ghi Đ, sai ghi S:
- 1 HS đọc đề bài
- HS làm bài vào SGK
- HS đổi vở kiểm tra
- HS chia sẻ ý kiến
Bài 4,5( T122): Dùng các que diêm xếp các số, các hình
-Viết các số từ 1 đến 10 bằng số La Mã
- Giới thiệu bài
+Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Củng cố xem giờ đúng, giờ hơn, giờ kém
- Củng cố đọc các số La Mã
- Củng cố đọc, viết các số La Mã
- HS thực hành trên que diêm 
- 3 HS lên bảng thực hiện
- HS chia sẻ ý kiến
HĐ3. Củng cố, dặn dò
- Lắng nghe
- Nhận xét, tuyên dương HS
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về luyện tập
..........................................................
Tự nhiên và Xã hội
QUẢ
I. Mục tiêu 
 - Kể tên bộ phận thường có của quả. Nêu chức năng của quả đối với đời sống thực vật cây và ích lợi của quả đối với đời sống con người.
 - Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề. 
 - Có ý thức chăm sóc, bảo vệ ăn quả.
II. Đồ dùng dạy - học 
 - GV: Tranh minh họa SGK.sưu tầm một số loại quả. 
 - HS: Sưu tầm một số loại quả.
III. Các hoạt động day – học
Hoạt động của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
HĐ1. Kiểm tra 
- HS trả lời
- Chia sẻ ý kiến
HĐ2. Bài mới.
a/ Sự đa dạng của quả 
+ Bông hoa có những bộ phận nào.
+ Nêu tên một số hoa dùng để trang trí, một số hoa dùng để làm thức ăn.
- Thảo luận theo nhóm bàn
- Vài HS trình bày, HS khác bổ sung.Chia sẻ ý kiến
b/Các bộ phận của hoa
- Quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi.
- HS trình bày.
- Lớp chia sẻ ý kiến, bổ sung.
- Quả thường có 3 phần: vỏ, hạt, thịt.
- Yêu cầu HS quan sát hình SGK và các loại quả sưu tầm, thảo luận theo gợi ý:
+ Mô tả hình dáng, màu sắc các loại quả?
+ Mùi vị của các loại quả đó ra sao?
- Nhận xét, Kết luận:SGK
Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dáng, độ lớn, màu sắc. 
- Cho HS quan sát một số quả đã được bổ đôi, tranh, thảo luận nhóm:
+ Nêu từng bộ phận của quả?
+ Bộ phận nào của quả dùng để ăn?
KL: SGK
c/Vai trò và ích lợi của quả
- HS thảo luận nhóm bàn
- HS trả lời
- HS khác bổ sung
+ Quả dùng để ăn tươi, làm rau trong các bữa ăn, ép dầu  ngoài ra còn làm mứt, đóng hộp. 
- Khi gặp điều kiện thuận lợi, hạt sẽ mọc thành cây.
HĐ3. Củng cố,dặn dò
-HS lắng nghe
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, quan sát hình trang 91 và cho biết 
+ Quả thường dùng để làm gì?
+ Trong hình 92, 93 có quả nào ăn tươi? Quả nào dùng chế biến?
- Kết luận: SGK
- Nhận xét tiết học.
.........................................................
Thể dục
BÀI 47 : NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN.
TRÒ CHƠI : NÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH
I. Mục tiêu 
 - Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối đúng. 
 - Chơi trò chơi “Ném trúng đích”. Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
 -Thái độ: HS chăm chỉ luyện tập.
II. Chuẩn bị
 - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
 - Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ, một số vật để ném như bóng cao su hoặc bóng da nhồi cát, mẩu gỗ, túi bọc cát...Kẻ vạch giới hạn, cách vạch giới hạn về trước 3-6 m vẽ các vòng tròn đồng tâm để làm đích, chuẩn bị 2 em 1 dây.
III, Hoạt động dạy-học
Hoạt động của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
HĐ1. Phần mở đầu.
- CTHĐTQ tập hợp, điểm số, báo cáo GV.
- HS chạy khởi động và tham gia trò chơi theo chỉ dẫn của GV.
HĐ2. Phần cơ bản.
- HS tập luyện theo tổ, thi đua giữa các tổ.
- HS chú ý quan sát động tác mẫu của GV để tập theo, chú ý giữ nghiêm kỷ luật, đảm bảo an toàn.
HĐ3.Phần kết thúc
- HS đi thường, thả lỏng.
- HS chú ý lắng nghe GV hệ thống bài. 
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- GV cho HS xoay các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, gối, hông.
- GV c.ho HS chạy chậm trên địa hình tự nhiên xung quanh sân tập.
* Chơi trò chơi “Kết bạn”.
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân.
+ GV chia lớp thành từng tổ tập luyện theo khu vực đã quy định, phân công từng đôi tập thay nhau, người tập người đếm số lần.
+ GV có thể tăng yêu - Chơi trò chơi “Ném trúng đích”.
+ GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và làm mẫu động tác. Cho HS tập trước động tác ngắm đích, ném và phối hợp với thân người rồi mới tập động tác ném vào đích. 
- GV cho HS đi thường theo nhịp, vừa đi vừa hát.
- Nhận xét –Tuyên dương.
.........................................................
Tập làm văn
NGHE KỂ: NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN
I. Mục tiêu
 - Rèn cho HS kĩ năng nói: nghe kể câu chuyện theo đúng nội dung của câu chuyện, giọng kể tự nhiên, rõ ràng. Nắm được nội dung câu chuyện: Ông Vương Hi Chi có tài, nhân hậu, luôn giúp đỡ người nghèo.
 - Phát triển năng lực trình bày ý kiến trước đám đông,giao tiếp, hợp tác
 - Giáo dục HS tình yêu nhận loại.
II. Đồ dùng dạy - học 
 - GV: Bảng phụ, tranh minh họa SGK 
 - HS: SGK
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
HĐ1. Kiểm tra
- HS lắng nghe
HĐ2. Bài mới
a/ HS nghe - kể chuyện
-HS nghe kể chuyện, quan sát tranh
- 2 HS đọc gợi ý SGK.
- HS trả lời nối tiếp.
- HS chia sẻ ý kiến
b/ Thực hành kể – tìm hiểu truyện
- HS theo dõi, ghi nhớ nội dung
- HS tập kể trong nhóm
- HS thi kể trước lớp.
- Cả lớp chia sẻ, bình chọn.
+ Là người có tài và nhận hậu, biết cách giúp đỡ những người nghèo khổ.
+ Người viết chữ đẹp cũng là nghệ sĩ có tên gọi là nhà thư pháp.
HĐ3. Củng cố, dặn dò
- HS lắng nghe
- GV nhận xét bài TLV tuần trước.
- Giới thiệu bài
- GV kể chuyện
- Gọi HS đọc gợi ý
+ Bà lão bán quạt gặp ai, phàn nàn điều gì? 
+ Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì?
+ Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt?
- GV kể lại lần 2.
+ Qua câu chuyện này, em biết gì về Vương Hi Chi?
+ Em biết thêm nghệ thuật gì trong câu chuyện này?
- Về nhà kể lại cho người thân nghe.
.................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 1 tháng 3 năm 2019
Toán
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
I. Mục tiêu. Giúp HS
 - Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian (chủ yếu là về thời điểm). Biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút.
 - Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác chia sẻ với bạn. 
 - Rèn HS tính cẩn thận khi làm bài,biết quý trọng thời gian.
II. Đồ dùng dạy học 
 - GV: Phấn màu. Đồng hồ, bảng phụ.
 - HS : Bảng con,đồng hồ.
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của học sinh
Hỗ trợ của giáo viên
HĐ1. Kiểm tra 
- HS chỉ và nêu các số
HĐ2. Bài mới
a/ Xem đồng hồ
- HS quan sát, nêu giờ
- Chỉ và nêu các số La Mã có trên mặt 
đồng hồ.
- Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh vẽ SGK
+ Đồng hồ chỉ mầy giờ?
b/Làm bài tập
Bài 1/123: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- HS nêu yêu cầu
- HS hỏi đáp theo nhóm đôi
- HS nêu kết quả
- HS nêu ý kiến, chữa bài
Bài 2/123: Đặt thêm kim phút để đồng hồ chỉ:
- Gọi HS nêu yêu cầu
- HS tự làm bài
-Yêu cầu HS đặt thêm kim phút vào đồng hồ trong SGK
- 1 HS đọc đề bài
- HS làm vào SGK + bảng phụ
- HS nêu ý kiến, chữa bài 
Bài 3/124: Đồng hồ nào ứng với mỗi thời gian đã cho dưới đây:
- 1 HS đọc đề bài 
- HS làm vào SGK
- HS đổi SGK kiểm tra
- HS chia sẻ ý kiến
HĐ3. Củng cố - dặn dò
- Lắng nghe
a) 8 giờ 7 phút b) 12 giờ 34 phút c) 4 giờ kém 13 phút
- GV chốt lại bài, củng cố cách xem đồng hồ
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà tập xem đồng hồ
.................................................................
Hoạt động tập thể
KIỂM ĐIỂM NỀ NẾP TUẦN 24
ATGT: ĐỨNG, NGỒI, NẰM, NGỦ
I. Mục tiêu 
 - Kiểm điểm nề nếp tuần 24. Nhận xét ưu khuyết điểm để khắc phục trong tuần 25.
 - Rèn học sinh ngoan ngoãn, lễ phép, đoàn kết với bạn bè.
 - Giáo dục HS ý thức tập thể, tinh thần tự giác trong việc học tập và rèn luyện.
II. Nội dung sinh hoạt 
HĐ1. Kiểm điểm nề nếp tuần 24
*Chủ tịch HĐTQ lên điều hành buổi hoạt động tập thể: 
- Các Trưởng ban lên báo cáo nhiệm vụ chính ban mình được theo dõi, tình hình chung của ban mình:
	+ Nề nếp
	+ Học tập
	+ Vệ sinh
	+ Các hoạt động khác 
- Chủ tịch HĐTQ nhận xét tình hình chung của lớp:
 + Tuyên dương: ...
	+ Nhắc nhở : ...
HĐ2. Chơi trò chơi: Đứng, ngồi, nằm, ngủ
 - GV HD HS học các cách sau:
+ Đứng: Bàn tay phải nắm, giơ thẳng lên đầu.
+ Ngồi: Bàn tay phải nắm, hai cánh tay vuông góc, bàn tay giơ ngang mặt.
+ Nằm: Bàn tay phải nắm, duỗi tay thẳng phía trước.
+ Ngủ: Bàn tay phải nắm, áp vào má và hô: khò.
GV tổ chức cho lớp chơi trò chơi
GV khen ngợi HS, hướng dẫn HS đưa ra ý nghĩa trò chơi: Cần phải nghe kĩ, tinh mắt, và phản xạ tốt. (có thể cho HS tự tổ chức chơi theo nhóm). 
HĐ3. Phương hướng tuần 25
- Khắc phục những nhược điểm, phát huy ưu điểm trong tuần 24
- Thực hện tốt ATGT, tiết kiệm điện nước.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy, quy định của trường lớp.
- Tiếp tục thực hiện tốt cam kết không đốt pháo và chơi các trò chơi nguy hiểm.
- Tích cực chia sẻ ý kiến, giao lưu trong giờ học

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoi_3_tuan_24_nam_hoc_2018_2019_nguy_thanh_huyen.docx