Giáo án Lịch sử (lớp 4) bài 25: Quang Trung đại phá quân Thanh (1789)

Giáo án Lịch sử (lớp 4) bài 25: Quang Trung đại phá quân Thanh (1789)

Môn: Lịch Sử (Lớp 4)

Bài 25: QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH (1789)

Người soạn: Tổ 1 – Lớp TH2B

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

- Sau bài học, HS có thể nêu được:

• Nguyên nhân dẫn đến cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược.

• Nắm vững và kể lại được diễn biến của cuộc kháng chiến.

• Hiểu và nêu được kết quả, ý nghĩa của cuộc kháng chiến đối với lịch sử dân tộc.

• Thấy được sự tài trí của Nguyễn Huệ trong việc đánh bại quân xâm lược nhà Thanh.

 

doc 9 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 3119Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử (lớp 4) bài 25: Quang Trung đại phá quân Thanh (1789)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
šš&?››
Môn: Lịch Sử (Lớp 4)
Bài 25: QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH (1789)
Người soạn: Tổ 1 – Lớp TH2B
Mục tiêu: 
Về kiến thức:
Sau bài học, HS có thể nêu được:
Nguyên nhân dẫn đến cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược.
Nắm vững và kể lại được diễn biến của cuộc kháng chiến.
Hiểu và nêu được kết quả, ý nghĩa của cuộc kháng chiến đối với lịch sử dân tộc.
Thấy được sự tài trí của Nguyễn Huệ trong việc đánh bại quân xâm lược nhà Thanh.
Về kĩ năng: 
Dựa vào lược đồ và gợi ý của giáo viên thuật lại được diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh.
Phát triển tính tích cực tư duy của HS thông qua các hoạt động: làm việc nhóm, tham gia trò chơi, trả lời các câu hỏi khó mà GV đưa ra.
Về thái độ: 
Tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm anh dũng của dân tộc.
Yêu quí và biết ơn các vị anh hùng dân tộc.
Đồ dùng dạy học:
*Giáo viên: 
SGK, SGV
Lược đồ, các tranh ảnh minh họa.
Phiếu học tập, máy vi tính, máy chiếu.
 *Học sinh: 
SGK, vở học, bút, viết
Các phương pháp dạy học chủ yếu:
Phương pháp hỏi đáp
Phương pháp quan sát
Phương pháp làm việc với SGK
Phương pháp thảo luận nhóm
Phương pháp kể chuyện
Phương pháp trò chơi
Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Thời gian
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
3 phút
30 phút
2 phút
4 phút
5 phút 
16 phút
3 phút
7 phút
5 phút
2 phút
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để làm gì?
+ Nêu kết quả và ý nghĩa của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long ?
- GV gọi 2 HS nhận xét sau đó GV nhận xét và ghi điểm. 
2. Dạy – Học bài mới:
Giới thiệu bài: 
- Cho HS quan sát hình ảnh gò
Đống Đa (Hà Nội) và hỏi: Em biết gì về di tích lịch sử này?
Giới thiệu: Hàng năm, cứ đến ngày mùng 5 Tết Nguyên đán, ở gò Đống Đa (Hà Nội) nhân dân ta lại tổ chức giỗ trận Đống Đa, dâng hương tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và những chiến binh Tây Sơn trong trận đại phá quân Thanh. Vậy nơi đây đã diễn ra một sự kiện lịch sử nào? Cô và các em sẽ cùng nhau đi tìm hiểu qua bài học: “Bài 25: QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH. (1789)”
GV yêu cầu 2 HS đọc lại đề bài. 
Tìm hiểu bài: 
+ Hoạt động 1: Nguyên nhân Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh:
 Làm việc cá nhân. HS đọc thầm đoạn “ cuối năm 1788.đánh quân thanh” và trả lời câu hỏi:
 1. Vì sao quân Thanh xâm lược nước ta?
 2. Khi nghe tin đó, Nguyễn Huệ đã làm gì?
 3. Việc Nguyễn Huệ Lên ngôi Hoàng đế có ý nghĩa gì?
GV gọi một số HS đứng dậy trả lời, sau đó lần lượt gọi HS nhận xét sau mỗi câu trả lời của các bạn.
ð GV chốt lại kết quả bằng cách trình chiếu lên màn hình.
+ Hoạt động 2: Kế hoạch của Quang Trung trong trận đại phá quân Thanh xâm lược:
 HS thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau:
Quang Trung đến Tam Điệp khi nào? Ở đây ông đã làm gì?
Sau khi HS trả lời câu hỏi trên, GV hỏi tiếp: Vì sao Quang Trung lại ra lệnh cho quân sĩ ăn Tết trước? 
Các em hãy quan sát lược đồ và trả lời câu hỏi sau:
 Ai là người chỉ huy mỗi đạo quân ? 
Sau khi mời đại diện một số nhóm trả lời và nhận xét. GV chốt lại và giảng thêm nhiệm vụ của mỗi đạo quân.
- Sau đó GV nói thêm: Chủ tướng nhà Thanh là Tôn Sĩ Nghị biết được tin đó nhưng có ý khinh thường. 
+ Hoạt động 3: Tìm hiểu thời gian, diễn biến, kết quả của từng trận đánh:
GV chia lớp thành 6 nhóm và phát phiếu học tập cho từng nhóm. Yêu cầu HS đọc nội dung trong phiếu học tập(thời gian, diễn biến, kết quả) và tổ chức cho HS thảo luận.
Chú ý: Hãy quan sát lược đồ và dựa vào thông tin ở SGK, trang 62. Kết hợp với việc chỉ trên lược đồ, các nhóm làm việc như sau: 
Nhóm 1+ Nhóm 2: Kể lại trận đánh Hà Hồi? 
Nhóm 3 + Nhóm 4: Kể lại trận đánh Ngọc Hồi?
Nhóm 5 + Nhóm 6: Kể lại trận đánh Đống Đa?
- Sau khi hết thời gian thảo luận, GV mời đại diện các nhóm lên bảng báo cáo nội dung đã thảo luận. Sau đó GV cho các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có), cuối cùng GV chốt lại kết quả bằng cách chỉ trên lược đồ, kể lại toàn bộ trận đánh.
+ Hoạt động 4: Tìm hiểu kết quả và ý nghĩa của trận đánh.
GV cho HS thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau:
Kết quả của trận đánh như thế nào? 
Vì sao quân ta giành được thắng lợi? 
Sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc?
Với chiến công hiển hách như vậy, nhân dân ta đã làm gì để tưởng nhớ ngày Quang Trung đại phá quân Thanh?
ð GV chiếu lên màn hình cho HS xem thêm một số tranh ảnh: tượng Quang Trung, đền thờ, gò Đống Đa
Củng cố – Dặn dò: 
 Củng cố: GV tổ chức trò chơi ô chữ để củng cố lại nội dung bài học cho HS.
Trò chơi: Ô CHỮ BÍ MẬT
GV phổ biến luật chơi – cách chơi cho HS như sau:
Trên màn hình cô có 6 câu hỏi tương ứng với 6 đáp án đang bị ẩn. Và mỗi câu trả lời các em phải suy nghĩ thật kĩ sao cho số chữ trong câu trả lời phải bằng đúng với số ô chữ trên màn hình. 
4 tổ sẽ là 4 nhóm. Mỗi nhóm sẽ có một lượt chọn câu hỏi và trả lời, nếu trong mười giây nhóm đó không trả lời được hoặc trả lời sai sẽ bị mất quyền trả lời, và các nhóm còn lại sẽ được quyền trả lời câu hỏi đó. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 10 điểm. Thông qua các câu trả lời các nhóm tìm từ khóa cho ô chữ. Và trong khi đang trả lời các câu hỏi, các nhóm đều có quyền giải đáp từ khóa nếu đã tìm ra được. Nếu giải đáp sai sẽ bị trừ 10 điểm, giải đáp đúng sẽ được cộng 25 điểm. 
GV tổ chức cho HS chơi. Các câu hỏi và câu trả lời được giải đáp như sau:
Hàng ngang số1: Gồm 7 ô chữ : Khi tiến vào Thăng Long, Quang Trung chia thành mấy đạo quân?
 ð 5 ĐẠO QUÂN.
 Hàng ngang số 2: Gồm 5 ô chữ: Đây là nơi mà quân ta phá được cánh cửa bảo vệ phía Nam của Thăng Long. 
ð HÀ HỒI
 Hàng ngang số 3: Gồm 9 ô chữ: Chủ tướng nhà Thanh là ai? 
ð TÔN SĨ NGHỊ
 Hàng ngang số 4: Gồm 7 ô chữ: Đây là nơi mà quân ta phá tan được cánh cửa sắt che chở cho Tôn Sĩ Nghị? 
ð NGỌC HỒI.
 Hàng ngang số 5: Gồm 7 ô chữ: Đây là nơi nghĩa quân Tây Sơn phòng ngự? 
ð TAM ĐIỆP
 Hàng ngang số 6: Gồm 10 ô chữ: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế lấy niên hiệu là gì? ð QUANG TRUNG.
ð Từ khóa: ĐỐNG ĐA
- GV nhận xét và tuyên dương khen thưởng đội chiến thắng (có thể khen thưởng bằng kẹo sau khi đã kết thúc tiết học; hoặc cộng 1 đến 2 điểm vào bài kiểm tra sắp tới ngay lúc này). 
š GV gọi 2 HS đọc lại phần ghi nhớ trong SGK trang 63.
Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS tích cực, tham gia phát biểu xây dựng bài. Nhắc nhở một số HS chưa chú ý, tích cực trong giờ học.
HS về học thuộc phần ghi nhớ, trả lời các câu hỏi ở cuối bài và đọc trước bài 26: Những chính sách về kinh tế và văn hóa của vua Quang Trung. 
Lần lượt 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi mà GV đưa ra.
Năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc tiến vào Thăng Long, tiêu diệt chính quyền họ Trịnh. 
Nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long, tiêu diệt được chính quyền họ Trịnh. Mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước. 
 - 2 HS đứng dậy nhận xét.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi của GV.
HS lắng nghe
- 2 HS đứng dậy đọc lại đề bài.
HS làm việc cá nhân, đọc SGK sau đó trả lời câu hỏi GV đưa ra.
- Cuối năm 1788 , mượn cớ giúp nhà Lê, nên quân Thanh kéo quân sang xâm lược nước ta. 
- Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế lấy hiệu là Quang Trung và tiến quân ra Bắc để đánh đuổi quân Thanh. 
- Việc Nguyễn Huệ lên ngôi là cần thiết vì trước hoàn cảnh đất nước lâm nguy cần có người đứng đầu lãnh đạo nhân dân, tạo thêm niềm tin cho nhân dân.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
Quang Trung đến Tam Điệp vào ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân (tháng 1 năm 1789). Ở đây, ông đã ra lệnh cho quân sĩ ăn Tết trước rồi chia thành 5 đạo quân tiến ra Thăng Long.
HS trả lời: Để làm tăng khí thế đánh giặc của quân sĩ. Đồng thời đánh lạc hướng quân địch.
HS quan sát lược đồ và trả lời câu hỏi GV đưa ra:
Đạo quân thứ nhất do Quang Trung chỉ huy là đạo quân chủ lực đánh thẳng vào phía nam thành Thăng Long.Đạo quân thứ hai do Đô đốc Long chỉ huy đánh mạnh vào đồn Khương Thượng (Đống Đa). Đạo quân thứ ba do Đô đốc Bảo chỉ huy đánh vào phía tây nam của đồn Ngọc Hồi.Đạo quân thứ tư do Đô đốc Tuyết chỉ huy tiến vào Hải Dương. Đạo quân thứ năm do Đô đốc Lộc chỉ huy chặn đường rút lui của địch.
Đại diện một số nhóm đứng dậy trả lời các câu hỏi và nhận xét. Sau đó cả lớp chú ý lắng nghe GV giảng bài. 
HS làm việc theo yêu cầu của GV.
Lần lượt đại diện các nhóm lên bảng báo cáo. Các nhóm khác theo dõi và nhận xét. 
HS chú ý lắng nghe GV giảng bài.
Quân ta toàn thắng, quân Thanh rút chạy về nước.
Vì sự đoàn kết của nhân dân và tài nghệ quân sự của vua Quang Trung.
Quang Trung đại phá quân Thanh là một trang sử oanh liệt và hào hùng của dân tộc ta trong việc chống ngoại xâm.
Tổ chức giỗ trận hằng năm vào ngày mồng 5 Tết ở Gò Đống Đa ( Hà Nội ).
- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi và cách chơi.
- 2 HS lần lượt đứng dậy đọc phần ghi nhớ. HS cả lớp lắng nghe và đọc thầm theo.
- HS lắng nghe GV nhận xét và dặn dò.

Tài liệu đính kèm:

  • dochoanchinh.doc