I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Học sinh đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Học sinh khá, giỏi hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim
-Hiểu được lời khuyên câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II.ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:
-Tranh minh hoạ bài tập đọc trong sách giáo khoa .
- Một thỏi sắt, một chiếc kim khâu .
- Bảng phụ có ghi các câu văn, các từ cần luyện đọc .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Tuần 1 Thứ hai ngày 24 tháng 8 năm 2009 Tập đọc Tiết 1+2: có công mài sắt, có ngày nên kim I.Mục đích yêu cầu: - Học sinh đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. - Học sinh khá, giỏi hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim -Hiểu được lời khuyên câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) II.Đồ dùng dạy và học: -Tranh minh hoạ bài tập đọc trong sách giáo khoa . - Một thỏi sắt, một chiếc kim khâu . - Bảng phụ có ghi các câu văn, các từ cần luyện đọc . III.Các hoạt động dạy và học: Tiết 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.ổn định lớp 2.Bài cũ : -Kiểm tra sách vở đồ dùng học tập của học sinh . - Nêu 1 số điểm cơ bản về cách học một bài tập đọc lớp 2. - Giới thiệu nội dung SGK Tiếng Việt 2. 3.Bài mới : Giới thiệu bài - Giáo viên treo tranh và hỏi : Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì ? -Chuyển ý sang giới thiệu bài và ghi tên đầu bài lên bảng . Hoạt động 1 : Luyện đọc đoạn 1, 2 - Giáo viên đọc mẫu lần 1( Đọc to, rõ ràng, thong thả, phân biệt giọng của các nhân vật) . -Yêu cầu học sinh khá đọc đọc lại đoạn 1, 2 . -Giáo viên giới thiệu các từ cần luyện phát âm đã ghi lên bảng và gọi học sinh đọc , sau đó nghe và chỉnh sửa lỗi cho các em. -Yêu cầu học sinh đọc từng câu . - Dùng bảng phụ để giới thiệu các câu cần luyện ngắt giọng và tổ chức cho học sinh luyện ngắt giọng : -Yêu cầu học sinh đọc tiếp nối theo từng đoạn trước lớp , giáo viên và cả lớp theo dõi để nhận xét . - Chia nhóm học sinh và theo dõi học sinh đọc theo nhóm . -Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh , đọc cá nhân . -Nhận xét , cho điểm . Yêu cầu học sinh cả lớp đọc đồng thanh . Hoạt động 2 : Tìm hiểu đoạn 1, 2 -Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1. -Hỏi :Lúc đầu cậu bé học hành như thế nào? Cho nhiều học sinh trả lời để giáo viên tổng kết lại cho đủ ý : -Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2. - Cậu bé nhìn thấy bà cụ đang làm gì? - Chiếc kim so với thỏi sắt thì thế nào? Để mài được thỏi sắt thành chiếc kim có mất nhiều thời gian không? - Cậu bé có tin là từ thỏi sắt to có thể mài thành chiếc kim khâu nhỏ bé không? -Vì sao em cho rằng cậu bé không tin? - Giáo viên chuyển đoạn 3 và 4. -Hát . - Có đủ sách vở đồ dùng học tập. -Lắng nghe. - Lắng nghe và đọc lại đề. -1 số em trả lời . -Theo dõi SGK, đọc thầm theo, sau đó đọc chú giải . -1 học sinh khá lên đọc đoạn 1 và 2. Cả lớp theo dõi -3 đến 5 em đọc cá nhân sau đó lớp đọc đồng thanh . -Mỗi em đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài. -3 đến 5 em đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh. -Tiếp nối đọc các đoạn 1, 2. Đọc 2 vòng. -Lần lượt từng em đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhom chỉnh sửa lỗi cho nhau. - Các nhóm cử cá nhân thi đọc, các nhóm thi đọc tiếp nối, đọc đồng thanh 1 đoạn trong bài. - Cả lớp đọc đồng thanh. -1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. -Một số em trả lời -Một vài em đọc thầm rồi trả lời câu hỏi 2. -Một vài em trả lời . - Quan sát và trả lời . - Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm thành cái kim khâu. -Một số em trả lời . -Thỏi sắt rất to, kim khâu rất bé. Để mài được thỏi sắt thành cái kim khâu phải mất rất nhiều thời gian. - Cậu bé không tin. - Vì cậu bé đã ngạc nhiên và nói với bà cụ rằng: Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được? TIếT 2 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 3: Luyện đọc các đoạn 3,4 (15 phút) Yêu cầu học sinh khá (giỏi ) lên đọc mẫu. -Tiến hành như ở tiết 1 đã giới thiệu . *Các từ khó : quay, hiểu, nó, nên, giảng giải, vẫn, sẽ, sắt, mài, -Dùng bảng phụ để giới thiệu các câu cần luyện ngắt giọng và tổ chức cho học sinh luyện ngắt giọng -Yêu cầu học sinh đọc tiếp noi theo từng đoạn trước lớp, giáo viên và cả lớp theo dõi để nhận xét . -Chia nhóm học sinh và theo dõi học sinh đọc theo nhóm . -Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân. - Nhận xét, cho điểm -Yêu cầu học sinh cả lớp đọc đồng thanh . Hoạt động 4: Tìm hiểu các đoạn 3, 4 - Gọi học sinh đọc đoạn 3. - Gọi học sinh đọc câu hỏi 3. -Bà cụ giảng giải như thế nào? -Yêu cầu học sinh suy nghĩ và trả lời . -Theo em bây giờ cậu bé đã tin bà cụ chưa? Vì sao? -Từ cậu bé lười biếng, sau khi trò chuyện với bà cụ, cậu bé bỗng hiểu ra và quay về học hành chăm chỉ . Vậy câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? - Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết nhẫn nại và kiên trì, không được ngại khó ngại khổ -Yêu cầu học sinh đọc tên bài tập đọc. -Đây là một câu tục ngữ, dựa vào nội dung câu chuyện em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ này -Kiên trì nhẫn nại sẽ thành công. Hoạt động 5 : Luyện đọc lại truyện Goi học sinh đọc lại truyện. Giáo viên nghe và chỉnh sửa lỗi cho học sinh. 4.Củng cố : -Em thích nhất nhân vật nào trong truyện?Vì sao? -Em thích nhất : +Bà cụ, vì bà cụ đã dạy cho cậu bé tính nhẫn nại kiên trì./ Vì bà cụ là người nhẫn nại kiên trì. +Cậu bé, vì cậu bé hiểu được điều hay và làm theo. / Vì cậu bé biết nhận ra sai lầm của mình và sửa chữa -Nhận xét tiết học . 5.Dặn dò : Về đọc lại truyện, ghi nhớ lời khuyên của truyện và chuẩn bị bài sau . -Một em đọc mẫu, cả lớp đọc thầm theo. -Một vài em đọc từ khó. -Tiếp nối đọc các đoạn 3,4 Đọc 2 vòng. -Lần lượt từng em đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau. -Các nhóm cử cá nhân thi đọc, các nhóm thi đọc tiếp nối, đọc đồng thanh 1 đoạn trong bài. -Cả lớp đọc đồng thanh. -Một em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo. -Một em đọc. -Một số em trả lời. -1 em đọc. - Một vài em giải thích. - Hai em đọc lại cả bà. -Cả lớp nghe và ghi nhớ. ********************************* Toán Tiết 1:ôn tập các số đến 100 I.Mục tiêu Giúp học sinh củng cố về : - Đọc, viết, thứ tự các số trong phạm vi 100 . - Nhận biết được các số có một chữ số, các số có hai chữ số,; số lớn nhất, số bé nhất có một chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có hai chữ số; số liền trước, số liền sau. II.Đồ dùng dạy và học - Viết nội dung bài 1 trên bảng . - Làm bảng số từ 0 đến 99 nhưng cắt thành 5 băng giấy, mỗi băng có 2 dòng. Ghi vào 5 ô còn 15 ô để trống 20 23 26 32 38 - Bút dạ. III.Các hoạt động dạy và học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. ổn định lớp 2.Giới thiệu bài (3 phút) - Kết thúc chương trình lớp 1 các em đã được học đến số nào ? - Học đến số 100. - Nêu : trong bài học đầu tiên của môn toán lớp 2 chúng ta ôn tậpvề các số trong phạm vi 100. - Ghi đầu bài lên bảng. 3.Bài mới: Hoạt động 1: Ôn tập các số trong phạm vi 10 - Hãy nêu các số từ 0 đến 10. - Không, một mười. - Hãy nêu các số từ 10 về 0. - Mười một, không . - Gọi học sinh lên bảng viết các số từ 0 đến 10. - Có bao nhiêu số có 1chữ số? Kể tên các chữ số đó? - Có 10 số có 1 chữ số là : 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. - Số bé nhất là số nào? - Số 0 . - Số lớn nhất có 1 chữ số là số nào? - Số 9 . - Số 10 có mấy chữ số? - Số 10 có 2 chữ số là chữ số 1 và chữ số 0. Hoạt động 2 :Ôn tập số có 2 chữ số (12 phút) -Trò chơi : Cùng nhau lập bảng số -Giáo viên cắt bảng số từ 0 đến 99 -Giáo viên chia lớp thành 5 đội và tổ chức cho học sinh chơi. Cách chơi : Các đội thi nhau điền nhanh điền dúng các số còn thiếu vào băng giấy. Đội nào điền xong trước thì dán trước lên bảng lớp. Đội nào xong trước, điền đúng dán đung vị trí là đội thắng cuộc. Bài 2 : -Đếm số Từ bé đến lớn , từ lớn về bé ( Sau khi cho các đội chơi xong trò chơi thì cho các em đến số của đội mình hoặc đội bạn ). -Số bé nhất có 2 chữ số là số nà? *Số :10. -Số lớn nhất có 2 chữ số là số nào? *Số : 99 -Yêu cầu học sinh tự làm bài 2 vào vở bài tập. Hoạt động 3 :Ôn tập về số liền trước, số liền sau (12 phút) 39 -Vẽ lên bảng các ô sau: -Số liền trước của 39 là số nào? *Số 38. -Em làm thế nào để tìn ra 38? *Lấy 39 trừ đi 1 được 38. -Số liền sau của 39 là số nào? *Số 49. -Vì sao em biết? *Vì 39 +1 = 40 -Số liền trước và liền sau của 1 số hơn kém số đó bao nhiêu đơn vị? *1 đơn vị . -Yêu cầu học sinh tự làm phần b, c của bài vào vở -Gọi học sinh chữa bài. -Yêu cầu học sinh tìm số liền trước, liền sau của các số khác. -Nhận xét, đưa ra đáp án đúng, cho điểm học sinh: 98 99 100 89 90 91 4.Củng cố : Nhận xét tiết học, biểu dương các em học tốt, tích cực động viên khuyến khích các em còn chưa tích cực. 5.Dặn dò : Dặn học sinh về điền bảng số từ 19 đến 99 trong vở bài tập . -Hát . -Nghe và trả lời . -3 em nối tiếp nêu.Sau đó 3 em nêu lại. -3 em lần lượt đếm ngược -1 em lên bảng, dưới lớp làm vào vở . -Một số em trả lời . -Cả lớp cùng chơi theo nhóm. -Chơi theo yêu cầu của giáo viên. -Một số em đếm số . -3 em trả lời. -3 em trả lời. -3 em trả lời. -Một số em trả lời. -Cả lớp tự làm bài. -Một vài em lên chữa . -Một số em tìm, mỗi em 1 số. Tìm theo suy nghĩ. -Đổi vở sửa bài. **************************** Đạo đức Tiết 1: học tập, sinh hoạt đúng giờ I.Mục tiêu: -Nắm được một số biểu hiện cụ thể của việc học tập , sinh hoạt đúng giờ . -Nêu được ích lơi của việc học tập , sinh hoạt đúng giờ. -Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hằng ngày phù hợp với bản thân. -Thực hiện theo thời gian biểu. II.Đồ dùng dạy và học: -Giấy khổ lớn , bút dạ . -Tranh ảnh vẽ các tình huống của hoạt động 2 tiết 1 . -Bảng phụ kẻ sẵn mẫu thời gian biểu . III.Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. ổn định lớp . 2.Bài cũ : Kiểm tra sách vở đồ dùng học tập của học sinh (4 phút) 3 .Bài mới Hoạt động 1 : Bày tỏ ý kiến -Chia nhóm và giao cho mỗi nhóm bày tỏ ý kiến về việc làm trong 1 tình huống : Việc làm nào đúng , việc nào làm sai ? Tại sao đúng ( Sai ) ? - Tình huống 1:Cả lớp say sưa nghe cô giảng bài nhưng riêng hai bạn Nam và Tuấn lại nói chuyện riêng. - Tình huống 2: Đang giờ nghỉ trưa của cả nhà nhưng Thái và em vẫn còn đùa nghịch với nhau. -Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày kết qủa thảo luận . -Yêu cầu các em khác nhận xét bổ sung . -Giáo viên tóm tắt ý kiến của các tổ thảo luận : +Đang giờ học mà Nam và Tuấn lại ngồi nói chuyện riêng với nhau , như thế là sai . Làm như thế , hai bạn sẽ không nghe được lời cô giảng , sẽ không hiểu và không làm được bài , ảnh hưởng đến kết qủa học tập . ... p 4 hàng dọc, sau đó chuyển thành 4 hàng ngang. êêêêêêêê êêêêêêêê êêêêêêêê êêêêêêêê Cơ bản -Giáo viên giới thiệu chương trình Thể dục lớp 2: +Đội hình đội ngũ. +Bài tập thể dục phát triển chung. +Bài tập rèn luyện thân thể, kỹ năng vận động. +cơ bắp. +Trò chơi vận động:Giáo viên nêu một số quy định trong giờ học thể dục về kỉ luật. -Biên chế lớp, tổ tập luyện, chọn cán sự. Giáo viên nêu dự kiến , học sinh quyết định. -Giáo viên cho lớp thực hiện giậm chân tại chỗ- đứng lại. -Trò chơi: “ Diệt các con vật có hại” .Giáo viên nhắc lại nội dung yêu cầu trò chơi. 3-4 Phút 2-3 Phút 2-3 Phút P 5-6 Phút 5-6 Phút - Lớp trưởng cho điểm số báo cáo và báo cáo sĩ số với giáo viên . -Lớp chuyển đội hình 4 hàng dọc để thực hiện. ê ê ê ê ê ê ê ê ê ê ê ê ê ê ê ê ê ê ê ê ê ê ê ê ê ê ê ê ê ê ê ê & -Học sinh có thể xung phong nêu tên cách chơi. -Chuyển đội hình vòng tròn. Kết thúc -Đứng vỗ tay và hát một bài -Giáo viên hệ thống lại tiết học. -Nhận xét tiết học. Giao bài tập về nhà. 1-2 phút 2 phút 1-2 phút ****************************** Toán Tiết 2: ôn tập các số đến 100 I.Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về : -Biết viết số có hai chữ số thành tổng của các số chục và số đơn vị, thứ tự của các số. -Biết so sánh các số trong phạm vi 100 II.Đồ dùng dạy và học: -Kẻ sẵn bảng nội dung bài tập 1 . -2 hình vẽ , 2bộ số cần điền của bài tập 5 để chơi trò chơi . III.Các hoạt động dạy và HọC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. ổn định lớp 2.Bài cũ -Yêu cầu học sinh lấy bảng con và viết số theo yêu cầu : -Chấm điểm và nhận xét . 3.Bài mới. *Giới thiệu bài Hoạt động 1 : Đọc viết số có 2 chữ số – cấu tạo số có 2 chữ số +Bài 1 : -Gọi học sinh đọc tên các cột trong bảng của bài tập 1 .*Chục , đơn vị . -Yêu cầu học sinh đọc hàng 1 trong bảng . *8 chục , 5 đơn vị , viết 85 , đọc tám mươi năm . -Hãy nêu cách viết số 85. *Viết 8 trước sau đó viết 5 vào bên phải . -Hãy nêu cách viết số có 2 chữ số . *Viết chữ số hàng chục trước , sau đó viết chữ số hàng đơn vị vào bên phải số đó . -Nêu cách đọc số 85 . *Đọc chữ số hàng chục , sau đó đọc từ “ mười” -Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau . -Giáo viên chữa , nhận xét . +Bài 2 : -Yêu cầu học sinh nêu đầu bài . *Viết các số : 57, 98 , 61, 88, 74 , 47 . -57 gồm mấy chục , mấy đơn vị ? *57 gồm 5 chục và 7 đơn vị . -5 Chục nghĩa là bao nhiêu ? *5 chục = 50 . -Bài yêu cầu chúng ta viết các số thành tổng như thế nào ? * Bài yêu cầu chúng ta viết các số thành tổng của giá trị hàng chục cộng với đơn vị . -Yêu cầu học sinh tự làm bài . -Gọi học sinh chữa miệng . *98 bằng 90 cộng với 8 . -Nhận xét cho điểm . Hoạt động 3 :So sánh số có 2 chữ số -Bài 3 : -Viết lên bảng 34 38 và yêu cầu học sinh nêu dấu cần điền . *Điền dấu < . -Vì sao ? *Vì 3 = 3 và 4<8 nên ta có 34<38. -Nêu cách so sánh các số có 2 chữ số . -Giáo viên kết luận :so sánh chữ số hàng chục trước . Số nào có chữ số hàng chục lớn hơn thí số đó lớn hơn và ngược lại . Nếu các chữ số hàng chục bằng nhau ta so sánh hàng đơn vị . Số nào có hàng đơn vị lớn hơn thì lớn hơn . -Yêu cầu học sinh nhắc lại , sau đó các em tự làm. -Yêu cầu học sinh nhận xét , chữa bài . -Tại sao 80 +6 > 85 ? *Vì 80 +6 = 86 mà 86 > 85. -Muốn so sánh 80 +6 và 85 ta làm gì trước tiên ? *Ta thực hiện phép cộng 80 +6 = 86. -Kết luận : Khi so sánh một tổng với 1 số ta cần thực hiện phép cộng trước rồi mới so sánh. Hoạt động 4 : Thứ tự số có 2 chữ số -Yêu cầu học sinh đọc đề bài rồi tự làm bài . -Gọi học sinh chữa . -Tại sao câu a lại viết là 28, 33, 45, 54? -Hỏi tương tự với câu b. -Giáo viên chữa bài đưa ra đáp án đúng : a.28, 33, 45, 54. b.54, 45, 33, 28. 4.Củng cố: nhận xét tiết học , biểu dương các em học tốt, tích cực , nhắc nhở các em còn chưa chú ý . 5.Dặn dò: Về tự ôn về phân tích số , so sánh các số có 2 chữ số. -Hát. -Cả lớp viết . -Lắng nghe và đọc đề bài. -Đọc số , viết số . -Đổi vở sửa bài . -Một vài em nêu . -Một số em trả lời . -Cả lớp làm vào vở bài tập -Mỗi em chữa 1 chữ số . -Một số em nêu . -Một vài em trả lời . -Một số em nêu . -Nghe và ghi nhớ . -Một số em nhắc lại . -1 em lên bảng , dưới lớp làm vào vở. -Một số em nhận xét , chữa bài bạn làm trên bảng. -Cả lớp làm bài . -Cứ mỗi ô trống thì học sinh đưa số lên. ******************************* Mĩ thuật Vẽ trang trí : Vẽ đậm ,vẽ nhạt ( Giáo viên chuyên trách dạy ) ******************************* Kể chuyện Tiết 1: có công mài sắt, có ngày nên kim I.Mục đích yêu cầu: -Dựa vào tranh minh họa, gợi ý của mỗi kể lại được từng đoạn của câu chuyện. -HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện. II.Đồ dùng dạy và học: -Các tranh minh họa trong sách giáo khoa phóng to . -Một thỏi sắt, 1 chiếc kim khâu, một khăn quấn đầu, 1 tờ giấy, 1 bút lông. III.Các hoạt động học và dạy: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. ổn định lớp 2. Mở đầu: Giáo viên giới thiệu chung về yêu cầu của giờ kể chuyện lớp 2. 3. Bài mới: Hoạt động 1 : Giới thiệu bài -Yêu cầu học sinh nêu lại tên câu chuyện ngụ ngôn vừa học trong giờ tập đọc. *Có công mài sắt có ngày lên kim. -Câu chuyện cho em bài học gì? *Làm việc gì cũng phải kiên trì , nhẫn lại . Kiên trì nhẫn lại mới thành công. -Giáo viên chuyển sang hoạt động 2. Hoạt động 2 : Hướng dẫn kể chuyện Bước 1: Kể trước lớp -Gọi học sinh khá, tiếp nối nhau lên kể trước lớp theo nội dung 4 bức tranh -Yêu cầu học sinh cả lớp nhận xét sau mỗi lần có học sinh kể theo tiêu chí : +Về cách diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hay không? Có biết sử dụng lời văn của mình không? +Về cách thể hiện: Kể có tự nhiên không? Có điệu bộ chưa? Điệu bộ có hợp lí không? Giọng kể thế nào? +Về nội dung: Đúng hay chưa đúng, đủ hay còn thiếu, đúng trình tự hay chưa đúng trình tự . Bước 2: Kể theo nhóm -Cho học sinh chia nhóm, dựa vào tranh minh họa và các gợi ý kể cho các bạn trong nhóm cùng nghe. -Khi học sinh thực hành ke. Giáo viên đưa ra câu hỏi gợi ý cho học sinh yếu theo 4 bức tranh. Cách 1: Kể độc thoại -Gọi học sinh nối tiếp nhau kể từng đoạn câu chuyện. -Gọi học sinh lên kể lại toàn bộ câu chuyện. Cách 2 : Phan vai dựng lại câu chuyện. -Chon học sinh đóng vai: Người dẫn chuyện, bà cụ, cậu bé. -Hướng dẫn học sinh nhận vai ( Chú ý giọng ): + Người dẫn chuyện: thong thả, chậm rãi. +Cậu bé: tò mò, ngạc nhiên. +Bà cụ : ôn tồn, hiền hậu. -Dựng lại câu chuyện ( 2 lần ): +Lần 1: Giáo viên là người dẫn chuyện. Học sinh có thể nhìn vào sách. +Lần 2: 3 học sinh đóng vai không nhìn vào sách . -Hướng dẫn bình chọn người đóng hay, nhóm đóng hay . 4. Củng cố: Nhận xét tiết học, tuyên dương em thực hiện tốt , nhắc nhở 1 số em thực hiện chưa tốt. 5. Dặn dò: Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân cùng nghe. Chuẩn bị bài sau . -Hát . -Lắng nghe và đọc đề bài. -1 em nêu. -Một số em trả lời để giáo viên tổng hợp rút ra kết luận -4 học sinh lần lượt kể. -Một số em nhận xét bạn kể. -Chia mỗi nhóm 4 em lần lượt từng em kể từng đoạn của truyện theo tranh. -4 em lên kể nối tiếp nhau. -1 em lên kể. -3em lên đóng 3 vai. -Đóng vai theo yêu cầu. -Bình chọn đủ theo 3 tiêu chí đã nêu. Chính tả Tiết 1: có công mài sắt, có ngày nên kim I.Mục đích yêu cầu: -Chép chính xác bài chính tả (SGK); trình bày đúng hai câu văn xuôi. Không mắc quá 5 lỗi trong bài. -Làm được các bài tập 2, 3, 4 II.Đồ dùng dạy và học: -Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần chép và các bài tập chính tả 2 , 3 . III.Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. ổn định lớp. 2.Bài cũ: -Giáo viên nêu 1 số yêu cầu của bài chính tả: Viết đúng, viết đẹp, vở sạch, làm đúng các bài tập chính tả. -Để viết chính tả tốt phải thường xuyên luyện tập , khi viết phải có đầy đủ các dụng cụ học tập như thước kẻ, bút mực, bút chì . 3.Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1 : Hướng dẫn tập chép - Đọc đoạn cần chép - Gọi học sinh đọc lại đoạn văn. - Đoạn văn này chép từ bài tập đọc nào? *Bài : Có công mài sắt có ngày nên kim. - Đoạn chép là lời nói của ai với ai? - Bà cụ nói gì với cậu bé? - Đọc cho học sinh viết các từ khó vào bảng con. -Đoạn văn có mấy câu ? - Cuối mỗi câu có dấu gì ? - Chữ đầu đoạn đầu câu viết thế nào ? Theo dõi chỉnh sửa cho học sinh. -Đọc lại bài thong thả cho học sinh soát lỗi. Dừng lại và phân tích các tiếng khó cho học sinh soát lỗi. -Thu và chấm 10 đến 15 bài. Nhận xét về nội dung, chữ viết, cách trình bày của học sinh . Hoạt động 3 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2 :Điền vào chỗ trống c hay k ? - Gọi học sinh đọc đề bài . -Yêu cầu học sinh tự làm bài . *Kim khâu, cậu bé, kiên trì, bà cụ . - Khi nào viết là k? *Khi đứng sau nó là nguyên âm : e. ê . i. - Khi nào viết là c ? *Khi đứng sau nó là nguyên âm còn lại . Bài 3 : Điền chữ cái vào bảng - Hướng dẫn cách làm bài : Đọc tên chữ cái ở cột 3 và điền vào chỗ trống ở cột 2 những chữ cái tương ứng . - Gọi học sinh làm mẫu . *Đọc : á . Viết ă. -Yêu cầu học sinh làm tiếp bài mẫu và theo dõi chỉnh sửa cho học sinh . -Gọi học sinh đọc lại ,viết lại đúng thứ tự 9 chữ cái trong bài . Viết : a, ă , â , b , c , d , đ , e, ê. -Xoá dần bảng cho học sinh học thuộc lòng từng phần bảng chữ cái . 4.Củng cố: Nhận xét tiết học , khen những em học tốt , nhắc nhở các em còn chưa chú ý , còn thiếu sót trong chuẩn bị đồ dùng 5.Dặn dò: Về nhà làm bài tập 2, học thuộc lòng bảng chữ cái, chuẩn bị bài sau . -Hát. -Nghe và ghi nhớ. -Đọc thầm theo giáo viên. -Hai đến 3 em đọc bài. -Một vài em trả lời. *Lời bà cụ với cậu bé. *Bà cụ giảng giải cho cậu bé thấy, nhẫn lại kiên trì thì việc gì cũng thành công. *Viết các từ : Mài, ngày, cháu, sắt *Đoạn văn có 2 câu . *Cuối mỗi đọan có dấu chấm ( . ) *Viết hoa chữ cái đàu tiên. - Cả lớp viết vào bảng con. -Nhìn bảng chép bài. -Đổi vở, dùng bút chì soát lỗi, ghi tổng số lỗi sai ra lề vở . -1 em đọc. -3 em lên bảng, dưới lớp làm vào vở bài tập . -Một số em trả lời . - Học sinh lắng nghe, đọc yêu cầu của bài . -1 em lên làm mẫu . - 2 đến 3 em làm bài trên bảng , lớp làm vào bảng con. - Đọc và viết theo yêu cầu . *Đọc : a, á , ớ , bê, xê , dê , đê , e , ê. ****************************************************************
Tài liệu đính kèm: