Giáo án Lớp 2 - Tuần 2 - Năm học 2003-2004 - Trần Thị Thanh Thủy

Giáo án Lớp 2 - Tuần 2 - Năm học 2003-2004 - Trần Thị Thanh Thủy

I. Mục đích – yêu cầu:

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trơn cả bài: Chú ý các từ mới, các từ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ: trực nhật, lặng yên, trao. (MB), nửa điểm, bàn tán. (MN).

- Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới và những từ quan trọng: bí mật, sáng kiến, lặng lẽ, tốt bụng.

- Nắm được đặc điểm của nhân vật Na và diễn biến của câu chuyện.

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: đề cao lòng tốt, khuyến khích học sinh làm việc tốt.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

- Học sinh: SGK.

 

doc 35 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1036Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 2 - Năm học 2003-2004 - Trần Thị Thanh Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 15 tháng 09 năm 2003
Tập đọc
Tiết 5, 6
Phần thưởng
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
Đọc trơn cả bài: Chú ý các từ mới, các từ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ: trực nhật, lặng yên, trao... (MB), nửa điểm, bàn tán... (MN).
Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
2. Rèn kỹ năng đọc – hiểu:
Hiểu nghĩa các từ ngữ mới và những từ quan trọng: bí mật, sáng kiến, lặng lẽ, tốt bụng.
Nắm được đặc điểm của nhân vật Na và diễn biến của câu chuyện.
Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: đề cao lòng tốt, khuyến khích học sinh làm việc tốt.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
Học sinh: SGK.
III. Các hoạt động:
Tiết 1	
1. Ổn định: 1’ Hát
2. Bài cũ (4’): Ngày hôm qua đâu rồi?
2 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời các câu hỏi về nội dung bài thơ.
Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
3. Giới thiệu (1’):
Trong tiết học hôm nay, các em sẽ làm quen với bạn gái tên là Na qua bài “ Phần thưởng”. Truyện đọc này muốn nói với các em điều gì? Chúng ta hãy cùng đọc truyện.
4. Phát triển các hoạt động (30’):
* Hoạt động 1: Luyện đọc đoạn 1, 2
 + Mục tiêu: Học sinh đọc đúng các từ khó, biết ngắt nghỉ hơi hợp lý.
+ Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, thi đua.
+ ĐDDH: SGK.
+ Tiến trình HĐ:
- Giáo viên đọc mẫu. 
- Học sinh theo dõi.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từng câu tiếp nối nhau trong mỗi đoạn.
- Học sinh thực hiện.
+ Từ có vần khó: phần thưởng, sáng kiến.
+ Học sinh đọc lại.
+ Từ dễ sai do ảnh hưởng của phương ngữ: nửa, lặng yên, trực nhật... (MB) tẩy, bàn tán, bí mật... (MN).
+ Học sinh đọc lại.
+ Các từ mới: bí mật, sáng kiến, lặng lẽ.
- Học sinh đọc phần chú thích.
- Giáo viên cho học sinh đọc từng đoạn.
- Học sinh đọc từng đoạn tiếp nối nhau.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhấn giọng đúng ở một số từ: túm tụm, bí mật, bàn tán, đặc biết, tấm lòng thật đáng quý.
- Hướng dẫn ngắt nghỉ hơi ở một số câu dài.
- Giáo viên cho học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.
- Học sinh đọc bài theo tổ.
- Giáo viên cho học sinh thi đọc giữa các nhóm.
- Học sinh thi đọc.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, 2.
- Lớp đọc đồng thanh.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu đoạn 1, 2
 + Mục tiêu: Học sinh nắm được nội dung của đoạn 1, 2.
+ Phương pháp: Đàm thoại, dẫn dắt.
+ ĐDDH: SGK, tranh trong sách.
+ Tiến trình HĐ:
- CH1: Hãy kể những việc làm tốt của bạn Na?
- Giáo viên dẫn dắt.
+ Câu chuyện này nói về ai?
+ Nói về 1 học sinh tên là Na.
+ Bạn Na có đức tính gì?
+ Tốt bụng, hay giúp đỡ bạn bè.
+ Hãy kể những việc làm tốt của Na?
+ Na sẵn sàng giúp đỡ bạn, sẵn sàng san sẻ những gì mình có cho bạn.
- CH2: Theo em, điều bí mật được các bạn của Na bàn bạc là gì?
- Các bạn đề nghị cô giáo thưởng cho Na vì lòng tốt của Na đối với mọi người.
Tiết 2
* Hoạt động 3: Luyện đọc đoạn 3 (15’)
 + Mục tiêu: Đọc đúng các từ khó và ngắt, nghỉ hơi hợp lí.
+ Phương pháp: Nhóm, thi đua, thực hành.
+ ĐDDH: SGK, bảng phụ.
+ Tiến trình HĐ:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp nhau từng câu.
- Học sinh thực hiện.
- Những từ phát âm dễ sai do phương ngữ: lớp, lên, trao, lặng lẽ... (MB), vỗ tay, vang dậy, khăn... (MN).
- Học sinh đọc theo hướng dẫn của giáo viên.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc cả đoạn.
- Học sinh tiếp nối nhau đọc cả đoạn trước lớp.
- Giáo viên lưu ý cách đọc một số câu:
Đây là phần thưởng/ cả lớp đề nghị tặng bạn Na.// Đỏ bừng mặt,/ cô bé đứng dậy bước lên bục.//
- Học sinh đọc theo từng nhịp.
- Giáo viên cho học sinh nêu từ cần giải nghĩa.
- Học sinh nêu.
- Giáo viên cho học sinh đọc cả đoạn trong nhóm.
- Học sinh đọc trong nhóm.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thi đọc giữa các nhóm.
- Đại diện học sinh từng nhóm thi đọc.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên cho cả lớp đọc đồng thanh.
- Lớp đọc đồng thanh.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn 3 (10’)
+ Mục tiêu: Học sinh nắm được nội dung đoạn 3.
+ Phương pháp:
+ ĐDDH: SGK.
+ Tiến trình HĐ:
- Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Em có nghĩ rằng Na xứng đáng được thưởng không? Vì sao?
- Học sinh trình bày các suy nghĩ riêng mà mình hiểu. 
Na vui mừng đến mức tưởng là mình nghe nhầm, đỏ cả mặt.
+ Khi Na được phần thưởng, những ai vui mừng? Vui mừng như thế nào?
+ Cô giáo và các bạn vui mừng: Vỗ tay vang dậy.
Mẹ vui mừng: khóc đỏ hoe cả mắt.
* Hoạt động 5: Luyện đọc lại
+ Mục tiêu: Học sinh đọc trôi chảy cả bài, biết đọc theo lời nhân vật.
+ Phương pháp: Luyện tập, thi đua.
+ ĐDDH: SGK.
+ Tiến trình HĐ:
- Giáo viên cho học sinh đọc thi đua từng đoạn, cả bài theo lời nhân vật.
- Học sinh thi đua đọc.
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương và giáo dục học sinh.
5. Củng cố, dặn dò (5’):
- Em học được điều gì ở bạn Na?
- Tốt bụng, hay giúp bạn.
- Em thấy việc các bạn đề nghị cô giáo trao phần thưởng cho Na có tác dụng gì?
- Biểu dương người tốt, khuyến khích học sinh làm việc tốt.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- VN: Đọc lại bài.CBB: Làm việc thật là vui.
Toán
Tiết 6
Luyện tập
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Củng cố về việc nhận biết độ dài 1dm, quan hệ giữa dm và cm.
Tập ước lượng và thực hành sử dụng đơn vị đo dm trong thực tế.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng tính toán (không nhớ).
Rèn cho học sinh khả năng ước lượng và bước đầu thực hành sử dụng đơn vị đo dm.
3. Thái độ:
Giúp học sinh làm tính nhanh, chính xác.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Thước thẳng dài 1 dm, 2 dm, 3 dm.
Học sinh: Thước có chia vạch cm dài 20 cm, SGK, VBT.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định (1’): hát
2. Bài cũ (5’): Đềximét
Bài 2: 2 học sinh sửa bảng.
Bài 4: 2 học sinh sửa miệng.
Lớp nhận xét. 
Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
3. Giới thiệu bài (1’): 
Để củng cố lại các kiến thức về dm và cách ước lượng bằng mắt đơn vị đo dm, cm. Hôm nay, các em học bài: Luyện tập.
4. Phát triển các hoạt động (30’):
* Hoạt động 1: Bài 1, 2, 3 - Củng cố về mối quan hệ giữa dm và cm
+ Mục tiêu: Học sinh biết rõ mối quan hệ giữa dm và cm từ đó làm bài chính xác.
+ Phương pháp: Thực hành, luyện tập, thi đua.
+ ĐDDH: Thước đo dài 20 cm, SGK.
+ Tiến trình HĐ:
- Giáo viên cho học sinh nêu lại mối quan hệ giữa dm và cm.
- 1 dm = 10 cm
 10 cm = 1 dm
Bài 1: Điền số.
- 1 học sinh nêu yêu cầu. 
- Lớp làm bài 1a.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm vạch chỉ 10cm trên thước đo rồi nêu đó chính là vạch 1 dm.
- Học sinh làm và nêu ở bài 1b.
- Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào cách làm trên vẽ đoạn thẳng AB dài 1dm.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét. 
Bài 2: Điền số.
- 1 học sinh nêu yêu cầu. 
- Tương tự học sinh tìm trên thước vạch chia 20 cm và nêu 2 dm rồi điền vào vở 2 dm = 20 cm.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét.
Bài 3: Điền số.
- 1 học sinh nêu yêu cầu. 
- Lớp làm vở.
- 4 học sinh làm bảng.
- Giáo viên nhận xét. 
- Học sinh nhận xét. 
* Hoạt động 2: Bài 4 - Củng cố cách ước lượng bằng mắt đơn vị đo dm, cm
+ Mục tiêu: Học sinh biết ước lượng bằng mắt 1 cách chính xác.
+ Phương pháp: Quan sát, trực quan, luyện tập, nhóm.
+ ĐDDH: SGK.
+ Tiến trình HĐ:
- Giáo viên giao việc cho từng nhóm.
- Học sinh thảo luận nhóm, đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
a/ ... bút chì là 16 cm.
b/ ... gang tay của mẹ là 2 dm.
c/ ... bước chân của Khoa là 30 cm.
d/ ... bé Phương cao 12 dm.
5. Củng cố, dặn dò (3’):
Giáo viên nhận xét tiết học.
VN: 1 -> 4/8.
CBB: Số bị trừ - Số trừ - Hiệu. 
* Rút kinh nghiệm: 	
Thứ ba ngày 16 tháng 09 năm 2003
Kể chuyện
Tiết 2
Phần thưởng
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nói:
Dựa vào trí nhớ, tranh minh họa và gợi ý trong tranh kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện “Phần thưởng”.
Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
2. Rèn kĩ năng nghe:
Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Các tranh minh họa câu chuyện.
Học sinh: SGK.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định (1’): hát
2. Bài cũ (5’): Có công mài sắt, có ngày nên kim
Giáo viên gọi 3 em nối tiếp nhau kể lại hoàn chỉnh câu chuyện “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
3. Giới thiệu bài (1’): 
Tiết kể chuyện hôm nay các em sẽ được tập kể câu chuyện “Phần thưởng”.
4. Phát triển các hoạt động (30’):
* Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện
+ Mục tiêu: Học sinh đầu kể lại được từng đoạn truyện rồi kể cả câu chuyện.
+ Phương pháp: Quan sát, luyện tập, thi đua, nhóm.
+ ĐDDH: SGK, tranh minh họa trong sách.
+ Tiến trình HĐ:
- Giáo viên cho học sinh kể chuyện trong nhóm.
- Các em quan sát tranh minh họa trong SGK và đọc thầm gợi ý mỗi đoạn.
- Học sinh nối tiếp nhau kể từng đoạn trong nhóm.
- Giáo viên yêu cầu học sinh kể chuyện trước lớp.
- Các nhóm cử đại diện lên kể chuyện trước lớp.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét.
- Giáo vie ... động 1: Củng cố về tính cộng, trừ (không nhớ), giải toán có lời văn
+ Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về đọc số, làm tính cộng, trừ; giải nghĩa toán có lời văn.
+ Phương pháp: Luyện tập, thi đua.
+ ĐDDH: SGK, VBT.
+ Tiến trình HĐ:
Bài 1: Xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn, và lớn đến bé.
- 1 học sinh nêu yêu cầu.
- Học sinh làm miệng.
- Giáo viên nhận xét. 
- Lớp nhận xét 
Bài 2:
- 1 học sinh nêu yêu cầu.
- Lớp làm bài.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh sửa miệng.
a. 60	b. 100	c. 88
d. 0	e. 75	g. 87
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét. 
Bài 3:
- 1 học sinh nêu yêu cầu.
- Lớp làm vở.
32 + 43 	 32 
	+ 42
	 75
- 3 học sinh sửa bảng (1 em 2 phép tính).
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét. 
Bài 4:
- 1 học sinh đọc đề bài.
Số học sinh đang tập hát là:
18 + 21 = 39 (học sinh)
Đáp số: 39 học sinh 
- 1 học sinh tómt tắt trên bảng.
- Lớp làm vở.
- 1 học sinh làm bảng phụ.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét. 
* Hoạt động 2: Củng cố về chữ số trong phạm vị 100
+ Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống lại các kiến thức đã học.
+ Phương pháp: Nhóm, thi đua.
+ ĐDDH: Phiếu giao việc.
+ Tiến trình HĐ:
- Giáo viên phát phiếu giao việc cho học sinh.
- Học sinh nhận phiếu và thảo luận, làm việc.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương nhóm nào xong nhanh nhất và đúng.
- Học sinh nhận xét. 
5. Củng cố, dặn dò (3’):
- Viết các số tròn chục bé hơn 60.
- Học sinh thi đua.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Học sinh nhận xét. 
- VN: 3 -> 4/11 VBT.
- DI DỜI: Luyện tập chung.
* Rút kinh nghiệm: 
Thứ sáu ngày 19 tháng 09 năm 2003
Chính tả
Tiết 4
Làm việc thật là vui
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh: 
Nghe, viết đoạn cuối trong bài “Làm việc thật là vui”.
Củng cố qui tắc viết g/gh.
2. Ôn bảng chữ cái:
Thuộc lòng bảng chữ cái.
Bước đầu biết sắp xếp tên người theo đúng thứ tự bảng chữ cái.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn quy tắc chính tả g/gh.
Học sinh: SGK, VBT.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định 1’: Hát
2. Bài cũ 5’: Phần thưởng
Giáo viên nhận xét bài viết trước của học sinh.
Vài học sinh đọc thuộc 10 chữ cái đã học ở tiết trước.
Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
3. Giới thiệu bài mới 1’: 
Hôm nay, các em viết bài: Làm việc thật là vui.
4. Phát triển các hoạt động 30’:
 * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe viết
+ Mục tiêu: Học sinh nắm được nội dung bài viết và đoạn viết của bài.
+ Phương pháp: Đàm thoại, thực hành.
+ ĐDDH: Bảng con.
+ Tiến trình HĐ:
- Giáo viên đọc đoạn viết 1 lần.
- Học sinh theo dõi.
- Giáo viên hỏi:
+ Bài chính tả này trích từ bài tập đọc nào?
+ Làm việc thật là vui.
+ Bài chính tả cho biết bé làm những việc gì?
+ Bé làm bài, đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ.
+ Làm việc như thế nhưng bé cảm thấy ra sao?
+ Làm việc bận rộn nhưng bé rất vui.
+ Bài chính tả này có mấy câu?
+ 3 câu.
- Giáo viên cho học sinh luyện viết từ khó vào bảng con: quét nhà, nhặt rau, bận rộn.
- Học sinh luyện viết từ khó vào bảng con.
- Giáo viên đọc từng câu ngắn hoặc cụm từ cho học sinh viết vào vở.
- Học sinh viết vở chính tả.
- Giáo viên đọc bài cho học sinh dò.
- Học sinh đổi vở cho bạn dò bài.
- Giáo viên chấm một số vở và nhận xét. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm VBT
+ Mục tiêu: Học sinh nắm được yêu cầu của từng bài tập và làm chính xác.
+ Phương pháp: Luyện tập..
+ ĐDDH: VBT.
+ Tiến trình HĐ:
Bài 2: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu.
- Thi tìm các chữ bắt đầu bằng g hay gh.
- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm 5 em.
 - Học sinh 2 nhóm lên thi tiếp sức để tìm ra các tiếng bắt đầu bằng g hay gh.
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại qui tắc viết chính tả g/gh.
- Đứng trước e, ê, I viết âm gh.
Bài 3: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu.
- Sắp xếp tên 5 học sinh theo thứ tự bảng chữ cái.
- Giáo viên cho học sinh đọc lại bảng chữ cái.
- Học sinh nhắc và làm bài vào vở.
- 2 học sinh làm bảng lớp
An, Bắc, Dũng, Huệ, Lan.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét. 
5. Củng cố, dặn dò: (3’)
Giáo viên nhận xét giờ học.
VN: Học thuộc toàn bộ bảng chữ cái.
CBB: Bạn của Nai Nhỏ.
Toán
Tiết 18
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố về: 
Phân tích số có 2 chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.
Phép cộng, phép trừ (tên gọi các thành phần).
Giải toán có lời văn.
Quan hệ giữa dm và cm.
2. Kĩ năng:
Rèn cho học sinh tính chính xác, cẩn thận.
3. Thái độ:
Giáo dục học sinh giữ gìn và làm bài sạch sẽ.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: SGK, VBT.
Học sinh: SGK, VBT.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định 1’: Hát
2. Bài cũ 5’: Luyện tập chung
Giáo viên cho 2 học sinh sửa bài 3, 4.
Học sinh nhận xét. 
Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
3. Giới thiệu bài mới 1’: 
Hôm nay, để củng cố lại các kiến thức đã học, các em sẽ được: Luyện tập chung.
4. Phát triển các hoạt động 30’:
 * Hoạt động 1: Củng cố kiến thức về các số thứ tự torng phạm vi 100, phân tích số, gọi tên các số
+ Mục tiêu: Học sinh nắm được thứ tự các số trong phạm vi 100, biết phân tích số, gọi tên chính xác các số.
+ Phương pháp: Luyện tập, thi đua.
+ ĐDDH: VBT.
+ Tiến trình HĐ:
Bài 1: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu.
- 1 học sinh nêu.
- Lớp làm vở.
- Phân tích số: 28 = 20 + 8.
- Học sinh sửa bài bằng miệng nối tiếp nhau.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét.
Bài 2: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu.
- 1 học sinh nêu yêu cầu.
- Lớp làm vở.
- Nối các số vào đúng tên từng thành phần.
- Học sinh sửa bài nêu miệng nối tiếp nhau.
- Số hạng, tổng, số bị trừ, số trừ, hiệu
M: 32 là số hạng ...
- Giáo viên nhận xét. 
- Học sinh nhận xét. 
* Hoạt động 2:Hướng dẫn làm bài tập 3, 4, 5
+ Mục tiêu: Học sinh biết làm chính xác các bài +, -, bài toán có lời văn và mối quan hệ giữa dm và cm.
+ Phương pháp: Luyện tập, thi đua.
+ ĐDDH: VBT.
+ Tiến trình HĐ:
Bài 3: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu. 
- 1học sinh nêu yêu cầu.
Đặt tính rồi tính.
- Lớp làm vở.
- 4 học sinh thi đua làm bảng.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét. 
Bài 4: Giáo viên cho 1 học sinh hướng dẫn.
- 1 học sinh hướng dẫn.
- 1 học sinh đọc đề.
- 1 học sinh tóm tắt trên bảng.
68 quả:	+ Mẹ: 32 quả.
	+ Chị: ? quả.
- Học sinh hướng dẫn lớp cách làm.
- Lớp làm vở.
- 1 học sinh làm bảng phụ.
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh nhận xét. 
Bài 5: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu.
- 1 học sinh nêu yêu cầu. 
- Lớp làm vở.
Điền số:
- 2 học sinh sửa bài trên bảng.
M: 10 cm = ... dm
- Học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
5. Tổng kết: (3’)
Giáo viên nhận xét tiết học.
VN: Xem lại bài.
CBB: Kiểm tra.
___________________________________
Tập làm văn
Tiết 2
Chào hỏi - Tự giới thiệu
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng nghe và nói: 
Biết cách chào hỏi và tự giới thiệu.
Có khả năng tập trung nghe bạn phát biểu, nhận xét ý kiến của bạn.
2. Rèn kỹ năng viết: 
Biết viết bản tự thuật về mình.
3. Thái độ:
Giáo dục học sinh tính lễ phép.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Tranh minh họa trong SGK BT2.
Học sinh: VBT.
III. Các hoạt động:
1. Ổn định 1’: Hát
2. Kiểm tra bài cũ 5’: 
Giáo viên nhận xét bài làm trước của học sinh và cho học sinh sửa những lỗi sai phổ biến. 
	+ Tên bạn quên viết hoa.
3. Giới thiệu bài mới 1’: 
Hôm nay, các em được hướng dẫn về cách chào hỏi và biết tự thuật lại những điều đã biết về bản thân mình.
4. Phát triển các hoạt động 30’:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài 1, 2
+ Mục tiêu: Học sinh biết cách chào theo đúng đối tượng.
+ Phương pháp: Thảo luận nhóm, thực hành.
+ ĐDDH: Bảng phụ viết sẵn 3 bài a, b, c, VBT, SGK.
+ Tiến trình HĐ:
Bài 1: Giáo viên cho 1 học sinh nêu yêu cầu.
- 1 học sinh nêu yêu cầu.
- Ghi dấu x trước lời chào không đúng.
- Lớp thảo luận nhóm để tìm ra những câu chào hỏi chưa đúng.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Giáo viên nhận xét. 
- Học sinh nhận xét. 
Bài 2: Giáo viên nêu yêu cầu của bài và hướng dẫn.
Nhắc lại lời các bạn trong tranh.
- Học sinh quan sát tranh và trả lời.
+ Tranh vẽ những ai?
+ Bóng Nhựa, Bút Thép và Mít.
+ Bóng Nhựa, Bút Thép chào Mít và tự giới thiệu như thế nào?
+ Học sinh nhắc lại lời nói trong sách.
+ Mít chào các bạn và tự giới thiệu ra sao?
+ Học sinh nhắc lại.
+ Giáo viên cho học sinh nêu nhận xét về cách chào hỏi và tự giới thiệu của 3 nhân vật trong tranh.
+ Học sinh nêu.
- Giáo viên chốt: Chúng ta phải biết chào hỏi, tự giới thiệu để làm quen với nhau một cách lịch sự, thân mật.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài 3
+ Mục tiêu: Học sinh biết viết bản tự thuật về mình.
+ Phương pháp:
+ ĐDDH: VBT.
+ Tiến trình HĐ:
- Giáo viên cho 1 học sinh nêu yêu cầu.
- 1 học sinh nêu yêu cầu.
- Lớp làm VBT.
- Viết bảng tự thuật theo mẫu.
- Vài học sinh đọc lại bản tự thuật của mình.
- Giáo viên nhận xét.
- Lớp nhận xét. 
5. Củng cố, dặn dò (3’):
Giáo viên nhận xét tiết học.
VN: Thực hiện tốt những điều đã học.
CBB: Sắp xếp câu. Lập danh sách học sinh. 
* Rút kinh nghiệm: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 2(14).doc