Giáo án lớp 3 môn Tập đọc - Kể chuyện - Tiết 70 đến tiết 102

Giáo án lớp 3 môn Tập đọc - Kể chuyện - Tiết 70 đến tiết 102

A. Tập đọc:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc đúng 1 số từ ngữ: Ngữ giá, xa giá, truyền lệnh, náo động, trong leo bỏ, chang chang.

2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:

- Hiểu được nội dung bài: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.

B. Kể chuyện:

1. Rèn kỹ năng nói; Biết sắp xếp theo đúng trình tự câu chuyện; dựa vào tài nhớ và tranh, kể lại toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.

2. Rèn kĩ năng nghe: Chăm chỉ nghe bạn kể; học được ưu điểm của bạn, phát hiện đúng những sai sót, kể tiếp được lời kể.

 

doc 36 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 634Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 môn Tập đọc - Kể chuyện - Tiết 70 đến tiết 102", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc - kể chuyện ( T/ 70,71)
Đối đáp với vua
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng 1 số từ ngữ: Ngữ giá, xa giá, truyền lệnh, náo động, trong leo bỏ, chang chang.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu được nội dung bài: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.
B. Kể chuyện:
1. Rèn kỹ năng nói; Biết sắp xếp theo đúng trình tự câu chuyện; dựa vào tài nhớ và tranh, kể lại toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.
2. Rèn kĩ năng nghe: Chăm chỉ nghe bạn kể; học được ưu điểm của bạn, phát hiện đúng những sai sót, kể tiếp được lời kể.
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh minh hoạ truyện SGK.
III. Các HĐ dạy học:
1. KTBC: - Đọc bài " Chương trình xiếc đặc sắc" + trả lời câu hỏi (2HS)
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài - ghi đầu bài
b. Luyện đọc 
* GV đọc toàn bài 
* HD luyện đọc + giải nghĩa từ 
- Đọc từng câu 
- HS nối tiếp đọc từng câu trong bài 
+ GV hướng dẫn ngắt, nghỉ đúng 
- HS nối tiếp đọan 
+ GV gọi HS giải nghĩa 
- HS giải nghĩa từ mới 
+ Đọc đoạn 4 trong nhóm 
- HS đọc theo N 4
- HS đọc ĐT cả bài 
c. Tìm hiểu bài 
- Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu ?
- ở Tây Hồ 
- Câu bé Cao Bá quát có mong muốn điều gì ?
- Cậu có mong muốn nhìn rõ mặt vua. No xa giá đi -> đâu quân lính cũng theo đuổi
- Câu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó ?
- Cậu nghĩ ra cách gây chuyện ầm ĩ, náo động;m cởi quần áo nhảy xuống hồ tắm...
- Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối ?
- Vua thấy cậu tự xưng là học trò nên muốn thử tài cậu, cho có cơ hội chuộc tội.
- GV giảng thêm về đối đáp.
- Vua ra vế đối như thế nào ?
- Cao Bá Quát đối lại như thế nào ?
- HS nêu 
- Câu đối Cao Bá Quát hay như thế nào? 
- Biểu nộ sự nhanh trí, lấy cảnh mình đang bị trói đối lại
- Nội dung câu chuyện nói lên điều gì ?
- HS nêu 
* GV chốt lại: Truyện ca ngợi Cao Bá Quát ngay từ nhỏ đã bộc lộ tài năng xuất sắc và tính cách khẳng khái, tự tin.
4. Luyện đọc lại:
- GV đọc mẫu đoạn 3
- HS nghe 
- GV hướng dẫn đọc 
- Vài HS thi đọc 
- 1HS đọc cả bài 
- HS nhận xét 
- GV nhận xét - ghi điểm 
Kể chuyện
*. GV nêu nhiệm vụ 
- HS nghe 
* HD học sinh kể chuyện
a. Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự 4 đoạn trong chuyện. 
- HS quan sát 4 tranh đã đánh số
- Sắp xếp tranh theo 4 đoạn truyện 
- HS nêu thứ tự đã sắp xếp.
3 - 1 - 2 - 4 -> tóm tắt nội dung tranh 
b. Kể lại toàn bộ câu truyện 
- GV nêu yêu cầu 
- 4HS dựa vào thứ tự kể 4 đoạn nối tiếp của câu chuyện.
3. Củng cố - dặn dò:
- Em biết câu tục ngữ nào có 2 vế đối nhau ?
- HS nêu
* Về nhà học bài, chuẩn bị bài.
* Đánh giá tiết học
Tập đọc ( T/ 72 )
	 Tiếng đàn
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng 1 số từ nước ngoài: Vi-ô-lông; ác-sê và các từ ngữ khác; lên dây, trắng trẻo, nâng, phép lạ, yên lặng, mát rượi.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài.
- Hiểu nội dung các ý nghĩa của bài; Tiếng đàn của Thuỷ trong trẻo hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hoà hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ ND bài đọc SGK.
- Hoa mười giờ, tranh đàn vi-ô-lông.
III. Các HĐ dạy học:
1. KTBC: - Đọc bài: Mặt trời mọc ở đằng Tây!
	- HS + GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
b. Luyện đọc:
*. GV đọc toàn bài 
- GV hướng dẫn cách đọc
- HS nghe
*. HD luyện đọc + giải nghĩa từ 
- Đọc từng câu:
+ GV viết bảng: Vi-ô-lông, ắc-sê
- HS đọc - lớp đọc đồng thanh
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu
- Đọc từng đoạn trước lớp.
+ GV gọi HS chia đoạn 
- 1HS 
+ HD học sinh đọc ngắt, nghỉ đúng 
- HS đọc nối tiếp đoạn 
+ Gọi HS giải nghĩa từ mới 
- HS giải nghĩa từ 
- Đọc từng đoạn trong nhóm 
- HS đọc theo N2
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài
c. Tìm hiểu bài: 
- Thuỷ làm những gì để chuẩn bị vào phòng thi?
- Thuỷ nhận đàn, lên dây, và kéo thử vài nốt nhạc.
- Những từ ngữ miêu tả âm thanh của cây đàn?
...trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng.
- Cử chỉ, nét mặt của Thuỷ khi kéo đàn thể hiện điều gì?
- Thuỷ rất cô gắng, tập trung vào việc thể hiện bản nhạc.
- Thuỷ rung động với gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn.
- Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hoà với tiếng nhạc đàn ?
- Vì cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi, lũ trẻ dưới đường đang rủ nhau thả những chiếc thuyền giấy trên những vũng nước
- GV: Tiếng đàn rất trong trẻo, hồn nhiên và hoà hợp với không gian thanh bình xung quanh.
4. Luyện đọc lại:
- GV đọc lại bài văn
- HS nghe 
HD học sinh đọc 
- 3HS thi đọc đoạn văn
- 2HS thi đọc cả bài 
- Nhận xét 
c. Củng cố - dặn dò:
- Nêu ND bài ? (1HS)
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Đánh giá tiết học.
Tập đọc - kể chuyện (T/73,74)
	 Hội vật
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng 1 số từ ngữ: nổi lên, nước chảy, náo nức, chen lấn, sới vật, quần đen, lăn xả, khôn lường, loay hoay
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
Hiểu các từ ngữ trong bài: tứ xứ, sới vật,khôn lường, keo vật, khố.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa 2 đô vật (1 già, 1 trẻ, cá tính khác nhau) đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.
B. Kể chuyện:
1. Rèn kỹ năng nói: Dựa vào trí nhớ và các gợi ý, HS kể được từng đoạn câu chuyện Hội vật . Lời kể tự nhên, kết hợp với cử chỉ, điệu bộ, bước đầu biết chuyển giọng linh hoạt, phù hợp với diễn biến của câu chuyện .
2. Rèn kỹ năng nghe :
II. Đồ dùng dạy học .
- Tranh minh hoạ truyểntong SGK 
- Bảng lớp viết 5 gợi ý 
C. Các hoạtđộng dạy học .
Tập đọc :
A. KTBC : - Đọc bài tiếng đàn + trả lời ND bài ( 2HS ) 
	-> HS + GV nhẫn xét 
B. Bài mới :
1. GTb : ghi đầu bài 
2. Luyện đọc .
a. GV đọc diễn cảm toàn bài 
- GVHD cách đọc 
b. HD luyện đọc + giải nghĩa từ .
+ Đọc từng câu 
- HS nối tiếp nhau đọctừng câu trong bài 
+ Đọctừng đoạn trước lớp 
- GV HD cách ngắt nghỉ hơi đúng 
- HS nghe
- HS đọc đoạn trước lớp 
+ GV gọi HS giải nghĩa từ 
- HS giải nghĩa từ mới.
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- HS đọc theo N2
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
3. Tìm hiểu bài:
- Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật ?
- Tiếng trống dồn dập, người xem đông như nước chảy, ai cũng náo nức muốn xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ.
- Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ cón gì khác nhau ?
- Quắm Đen lăn xả vào, đánh dồn dập ráo riết.
- Ông Cả Ngũ; chậm chạp, lớ ngớ
- Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào ?
- Ông Cả Ngũ bước hụt Quắm Đen nhanh như cắt luồn qua hai cánh tay ông
- Ông Cản Ngũ bất ngờ chiến thắng như thế nào?
- Quắm Đen gò lưng vẫn không sao kê nổi chân ông Cả Ngũlúc lâu ông mới thò tay nắm khố anh ta, nhấc bổng lên nhẹ như giơ con ếch.
- Theo em vì sao ông Cả Ngũ thắng ?
- HS nêu.
4. Luyện đọc lại:
- GV đọc mẫu 1, 2 đoạn văn
- HS nghe
- HD cách đọc
- Vài HS thi đọc đoạn văn
- 1HS đọc cả bài 
- HS nhận xét
- GV nhận xét.
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ 
- HS nghe 
2. HD học sinh kể theo từng gợi ý.
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu và 5 gợi ý.
- GV nhắc HS: Để kể lại hấp dẫn, truyền được không khí sôi nổi của cuộc thi tài đến người nghe cần tưởng tượng như đang thấy trước mắt quang cảnh hội vật
- HS nghe
- HS kể theo cặp
- 5HS tiếp nối nhau kể 5 đoạn 
- HS nhận xét.
- GV nhận xét ghi điểm.
5. Củng cố dặn dò:
- Nêu lại ND chính của bài ? (2HS)
- Về nhà chuẩn bị bài sau
* Đánh giá tiết học
Tập đọc ( T/75)
	 Hội đua voi ở tây nguyên
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ ngữ: Vang lừng, man gát, nổi lên, lầm lì,nghìn đà, huơ vòi, nhiệt liệt
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Nắm được nghĩa các từ ngữ: Trường đua, chiêng, man gát, cổ vũ.
- Hiểu ND bài: Bài văn tả và kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên; qua đó, cho thấy nét độc đáo trong sinh hoạt của đồng bào Tây Nguyên, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
III. Các HĐ dạy học:
A. KTBC: - Đọc truyện Hội vật (2HS)
	- HS + GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
2. Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm bài văn
GV hướng dẫn cách đọc 
GV hướng dẫn cách đọc 
- HS nghe 
b. HD luyện đọc + giải nghĩa từ 
- Đọc từng câu 
- HS nối tiếp đọc từng câu trong bài 
- Đọc từng đoạn trước lớp 
+ GV hướng dẫn cách nghỉ hơi đúng
- HS nối tiếp đọc đoạn
+ GV gọi HS giải nghĩa từ
- HS giải nghĩa từ mới
- Đọc từng đoạn trong nhóm 
- HS đọc theo N2
- Cả lớp đọc ĐT cả bài.
3. Tìm hiểu bài:
- Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua?
- Voi đua từng tốp 10 con dàn hàng ngang ở nơi xuất phát. Hai chàng trai điều khiển ngồi trên lưng voi..
- Cuộc đua diễn ra như thế nào ?
- Chiêng trống vừa nổi lên, cả 10 con voi lao đầu, hăng máu phóng như bay. Bụi cuốn mù mịt. Những chàng man - gát gan dạ và khéo léo điều khiển cho voi về, trúng đích 
- Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh dễ thương ?
- Những chú voi chạy về đích trước tiên đều nghìm đá huơ cổ vũ, khen ngợi chúng
4. Luyện đọc lại:
- GV đọc diễn cảm đoạn 2 
- HS theo dõi
- GV hướng dẫn cách đọc
- 3HS thi đọc lại đoạn văn
- 2HS đọc cả bài
- GV nhận xét ghi điểm
- NX
5. Củng cố - dặn dò:
- Nêu ND chính của bài?
- 2HS 
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
_______________________________________________
Tập đọc - kể chuyện ( T/ 76,77 )
	 Sự tích lễ hội chử đồng tử
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý những từ ngữ HS dễ viết sai do phát âm; Du ngoạn, khóm lau, vây màn, duyên trời, kiến linh, nô nức 
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện: Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hàng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.
B. Kể chuyện:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Có khả năng khái quát nội dung để đặt tên cho từng đoạn truyện dựa vào tranh minh hoạ.
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh, giọng kể phù hợp với nội dung.
2. Rèn kỹ năng nghe.
II. Đồ dùng dạy học:
1. KTBC: Doc bài: Hoi dua voi o Tay Nguyen ? (3HS)
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài .
b. Luyện đọc
* GV đọc diễn cảm toàn bài 
- HS nghe
- GV hướng dẫn cách đọc.
*. Luyện đọc g ...  nhớ và tranh minh hoạ kể được câu chuyện "Cóc kiện trời" bằng lời của nhân vật trong chuyện.
2. Rèn luyệm kỹ năng nghe.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Tranh minh họa truyện trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học.
Tập đọc
A. KTBC: Đọc bài cuốn sổ tay? (2, 3 HS đọc).
	-> HS + GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện đọc.
a) Đọc toàn bài.
- GV HD cách đọc.
- HS nghe.
b) Luyện đọc + giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu.
- HS nối tiếp nhau đọc câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- HS đọc từng đoạn.
- HS giải nghĩa từ.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS đọc theo nhóm 3.
- Một số HS thi đọc cả bài.
- Lớp đọc đối thoại.
3. Tìm hiểu bài.
- Vì sao cóc phải lên kiện trời?
-> Liên hệ: Nạn hạn hán hay lũ lụt thiên nhiên (“Trời”) gây ra nhưng nếu con người không có ý thức bảo vệ môI trường thì cũng phảI gánh chịu những hậu quả đó.
- Vì trời lâu ngày không mưa, hạ giới lại hạn lớn, muôn loài khổ sở.
- Cóc sắp xếp đội ngũ như thế nào?
-> Cóc bố trí lực lượng ở những chỗ bất ngờ.
- Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai bên.
- 3 HS kể.
- Sau cuộc chiến thái độ của trời thay đổi như thế nào?
- Trời mời Cóc vào thương lượng, nói rất ngọt giọng.
- Theo em cóc có những điểm gì đáng khen?
-> HS nêu.
4. Luyện đọc lại.
- HS chia thành nhóm phân vai
- một vài HS thi đọc phân vai.
-> HS nhận xét.
- GV nhận xét.
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ.
- HS nghe.
2. HD kể chuyện.
- Một số HS phát biểu, cho biết các em kể theo vai nào.
- GV yêu cầu quan sát tranh.
- HS quan sát tranh, nêu tóm tắt ND từng trang.
- GV: Kể bằng lời của ai cũng phải xưng "Tôi".
- Từng cặp HS tập kể.
- Vài HS thi kể trước lớp.
-> HS nhận xét.
- GV nhận xét.
3.. Củng cố dặn dò.
- Nêu ND chính của truyện?
- Chuẩn bị bài sau.
Tập đọc ( T/ 99 )
	 mặt trời xanh của tôi
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.
- Chú ý các từ ngữ: Nắng nghe, lên rừng, lá che, lá xoè, lá ngời ngời 
- Biết đọc bài thơ với dọng thiết tha, trìu mến.
2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu.
- Qua hình ảnh mặt trời xanh và những vần thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ, thấy được tình yêu quê hương của tác giả.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh họa bài thơ.
	- 1 tàu lá cọ.
III. Các hoạt động dạy học.
A. KTBC: Kể lại câu chuyện "Cóc kiện trời"? (3HS)
	-> HS + GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện đọc.
a) GV đọc mẫu toàn bài.
- HS nghe.
- GV HD đọc bài.
b) HD luyện đọc + giải nghĩa từ.
- HS đọc nối tiếp 2 dòng thơ.
- Đọc từng khổ thơ trước lớp.
- HS đọc.
- Giải nghĩa từ mới.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- HS đọc theo nhóm 4.
- 4 nhóm tiếp nối nhau thi đọc ĐT 4 khổ thơ.
- Cả lớp đọc đỗi thoại.
3. Tìm hiểu bài.
- Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào trong rừng?
-> Với tiếng thác, tiếng gió .
- Về mùa hè rừng cọ có gì thú vị?
- Nhà thơ tìm thấy trời xanh qua từng kẽ lá.
- Vì sao tác giả thấy lá cọ giống như MT?
- Lá cọ hình quạt có gân lá xoè ra như những tia nắng.
- Em có thích gọi lá cọ là mặt trời xanh không? Vì sao?
- HS nêu.
4. Học thuộc lòng bài thơ.
- GV hướng dẫn HS đọc.
- HS đọc theo khổ, cả bài.
- HS thi ĐTL.
- GV nhận xét.
-> HS nhận xét.
5. Củng cố dặn dò.
- Neu lại ND bài.
- Chuẩn bị bài sau.
------------------------------------------------
Tập đọc - Kể chuyện ( T/ 100) 
Sự tích chú cuội cung trăng
I. Muc tiêu:
A. Tập đọc.
1. Rèn kỹ năng thành tiếng.
Chú ý các từ ngữ: Liều mạng, vung rìu, lăn quay, quăng rìu. leo tót, cựa quậy, lừng lững
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu.
	- Hiểu các từ ngữ mới trong bài: Tiểu phu, khoảng ngập, bã trầu, phú ông, sịt 
- Hiểu nội dung bài: Tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú cuội.	
- Giải thích hiện tượng tự nhiên.
B. Kể chuyện
1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào các gợi ý trong SGK , HS kể tự nhiên, chôi chảy từng đoạn của câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng nghe.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh hoạ chuyện trong SGK.
	- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học.
1. KTBC: - Đọc bài "Quà đồng đội"? (3HS)
	-> HS + GV nhận xét.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Luyện đọc.
* GV đọc bài.
- GV hướng dẫn đọc.
- Luyện đọc + giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu.
- HS đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- HS đọc đoạn.
- HS giải nghĩa từ.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS đọc theo nhóm 3.
- Cả lớp đọc đối thoại.
- 3 tổ nối tiếp nhau đọc 3 đoạn.
c. Tìm hiểu bài.
- Nhờ đâu Chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý?
- Do tình cờ thấy hổ mẹ cứu hổ con.
- Thuật lại những việc đã xảy ra với chú Cuội.
- HS nêu.
- Vì sao chú cuội lại bay lên cung trặng?
- Vì vợ chú cuội quên mất lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây.
- Em tưởng tượng chú cuội sống như thế nào trên cung trăng? Chon 1 ý em cho là đúng.
- VD chú buồn và nhớ nhà 
d. Luyện đọc lại.
- GV hướng dẫn đọc.
- 3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn văn.
- 1 HS đọc toàn bài.
- GV nhận xét.
- NX.
Kể chuyện
- GV nêu nhiệm vụ
- HS nghe.
- HD kể từng đoạn.
- 1 HS đọc gợi ý trong SGK.
- GV mở bảng phụ viết tóm tắt mỗi đoạn.
- HS khác kể mẫu mỗi đoạn.
- > NX.
- GV yêu cầu kể theo cặp.
- HS kể theo cặp.
-3 HS nối tiếp nhau thi kể 3 đoạn.
- 1 HS kể toàn bộ câu chuyện.
- HS nhận xét.
-> GV nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò
- Nêu lại ND bài.
- Chuẩn bị bài sau.
_____________________
Tập đọc ( T/ 101)
Mưa
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ ngữ : lũ lượt , chiều nay, lật đật, nặng hạt, nàn nước mát, lặn lội, cụm lúa 
- Biết đọc bài thơ với giọng tình cảm thể hiện cảnh đầm ấm của sinh hoạt gia đình trong cơn mưa, tình cảm yêu thương những người lao động .
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài : lũ lượt, lật đật .
- Hiểu ND bài : tả cảnh trời mưa và khung cảnh sinh hoạt ấm cúng của gia đình trong cơn mưa, thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của gia đình tác giả
II. Các hoạt động dạy học:
1. KTBC: - kể chuyện sự tích chú cuội cung trăng ( 3 HS ) 
	 - GV nhận xét ghi điểm 
2. Bài mới: 
a. GTB: ghi đầu bài :
b. Luyện đọc:
* GV đọc toàn bài .
- GV HD đọc 
- HS chú ý nghe 
* Luyện đọc + giải nghĩa từ : 
+ Đọc câu 
- HS nối tiếp đọc câu 
+ Đọc đoạn trước lớp 
- HS đọc đoạn 
- HS giải nghĩa từ mới 
+ Đọc đoạn trong nhóm 
- HS đọc theo nhóm 5 
- Cả lớp đọc đồng thanh 
c. Tìm hiểu bài:
- Tìm hiểu những hình ảnh gợi tả cơn mưa trong bài ? 
-> Liên hệ: Mưa làm cho cây cối, đồng ruộng thêm tươI tốt; mưa cung cấp nguồn nước cần thiết cho con người chúng ta.
- Mây đen lũ lượt kéo về.
- Cảnh sinh hoạt gia đình ngày mưa ấm cúng như thế nào ? 
- Cả nhà ngồi bên bếp lửa.
- Vì sao mọi người thương bác ếch ? 
- Vì bac lặn lội trong mưa .
- Hình ảnh bác ếch gợi cho em nghĩ đến ai ?
- HS nêu 
d. Học thuộc lòng : 
- GV HD đọc 
- HS luyện đọc thuộc lòng 
- HS thi học thuộc lòng 
-> GV nhận xét ghi điểm 
3. Củng cố dặn dò : 
- Nêu lại ND bài ? 
- 1 HS nêu 
- Củng cố chuẩn bị bài sau 
_________________________________________
 Tập đọc ( T/ 102 )
. Ôn tập - kiểm tra 
tập đọc và học thuộc lòng (T1)
I/ Mục tiêu::
1, Kiểm tra lấy điểm đọc:
 Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc thông các bài tập đọc đã học từ đầu học kì 2 của lớp 3 (phiên âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 70 chữ/1 phút) biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ 
 Kết hợp kĩ năng đọc, hiểu: HS trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc 
2, Biết viết 1 bản thông báo ngắn (theo kiểu quảng cáo) về 1 buổi liên hoan văn nghệ của liên đội: gọn, rõ, đủ thông tin, hấp dẫn các bạn đến xem 
* Điều chỉnh chương trình:
 II/Đồ dùng: Phiếu tên từng bài tập đọc (không có yêu cầu học thuộc lòng) 
III/Các hoạt động dạy học:
A/Kiểm tra: 
B/Bài mới:
1, Giới thiệu: 
2, Kiểm tra tập đọc: 1/4 số HS trong lớp 
Cho HS lên bảng gắp thăm bài tập đọc 
HS đọc 1 đoạn hay cả bài theo quy đinh của phiếu 
GV đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc 
3, HD làm bài tập:
HS đọc yêu cầu của bài
Khi viết thông báo ta cần chú ý những điểm gì ?
HS làm việc theo nhóm theo các gợi ý sau
Về nội dung: đủ theo mẫu trên bảng lớp
Về hình thức: cần đẹp, lạ mắt, hấp dẫn
GV gọi 1 vài nhóm lên thông báo và đọc
Tuyên dương nhóm có bài đẹp 
Lần lượt từng HS gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị 
HS đọc và trả lời 
HS đọc thầm lại bài quảng cáo: Chương trình xiếc đặc sắc
Cần chú ý viết lời văn ngắn gọn, trang trí đẹp
Hoạt động nhóm 4
Chương trình liên hoan văn nghệ
Liên đội: Nguyễn Du
Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam
Các tiết mục đặc sắc 
Địa điểm:
Thời gian:
Lời mời:
Dán và thông báo, HS các nhóm theo dõi, nhận xét bình chọn có bản thông báo viết đúng và trình bày hấp dẫn 
3, Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau
Kể chuyện
. Ôn tập - kiểm tra 
tập đọc và học thuộc lòng (T2)
I/ Mục tiêu:
1, Kiểm tra lấy điểm đọc:
 Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc thông các bài tập đọc đã học từ đầu năm học lớp 3 (phiên âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 70 chữ/1 phút) biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ 
 Kết hợp kĩ năng đọc, hiểu: HS trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc 
2, Củng cố hệ thống hoá vốn từ theo các chủ điểm: bảo vệ Tổ quốc, sáng tạo, nghệ thuật 
* Điều chỉnh chương trình:
II/Đồ dùng: Phiếu tên từng bài tập đọc (không có yêu cầu học thuộc lòng). Bút dạ, giấy to, kẻ sẵn bảng
III/Các hoạt động dạy học:
A/Kiểm tra: 
B/Bài mới:
1, Giới thiệu: Nêu MĐYC
2, Kiểm tra tập đọc: 
Tiến hành tương tự như tiết 1
3, Bài 2:
Gọi HS đọc yêu cầu
Yêu cầu HS làm bài theo nhóm 
Đại diện nhóm báo cáo, đọc bài 
Chốt lời giải đúng
Tìm từ với bảo vệ Tể quốc 
Tìm từ với Sáng tạo
Tìm từ với Nghệ thuật
1 HS đọc yêu cầu sgk
2 HS đọc
- Từ ngữ cùng nghĩa với Tổ quốc: Đất nước, non sông, nước nhà...
- Từ chỉ hoạt động của Tổ quốc: Canh gác, kiểm soát, bầu trời, tuần tra trên biển... 
- Từ chỉ trí thức: kĩ sư, bác sĩ, giáo sư, luật sư...
- Từ chỉ hoạt động trí thức: Nghiên cứu khoa học, lập đồ án, khám bệnh, dạy học ...
- Từ chỉ những người hoạt động Nghệ thuật: Nhạc sĩ, ca sĩ, nhà thơ, nhà văn, đạo diễn...
- Từ ngữ chỉ hoạt động Nghệ thuật: Ca hát, sáng tác, biểu diễn, đánh đàn, năng tượng, quay phim...
Từ ngữ chỉ các môn nghệ thuật: Âm nhạc, hội hoạ, văn học, kiến trúc ...
HS tự viết vào vở
5/ Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học, về nhà tiếp tục ôn luyện

Tài liệu đính kèm:

  • docTAP DOC KII.doc