Giáo án Lớp 3 môn Tập đọc - Kể chuyện - Tuần 25

Giáo án Lớp 3 môn Tập đọc - Kể chuyện - Tuần 25

Kiến thức:

+ Đọc rõ ràng, rành mạch, trôi chảy; đọc đúng các từ ngữ dễ lẫn, dễ phát âm sai do ảnh hưởng của phương ngữ. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

+ Hiểu ND: Cuộc thi tài háp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi. (trả lời các câu hỏi trong SGK). Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước (SGK).

- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc - hiểu và rèn kĩ năng nghe – nói.

- Thái độ: HS có thái độ trước kinh nghiệm và trầm tĩnh của đô vật già.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: Tranh minh họa bài TĐ. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần HD luyện đọc.

 - Học sinh: SGK.

 

doc 14 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 784Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 môn Tập đọc - Kể chuyện - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 	
TUẦN : 25
TIẾT : 67 - 68
Ngày dạy : 	
MÔN : TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
BÀI : HỘI VẬT
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Đọc rõ ràng, rành mạch, trôi chảy; đọc đúng các từ ngữ dễ lẫn, dễ phát âm sai do ảnh hưởng của phương ngữ. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
+ Hiểu ND: Cuộc thi tài háp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi. (trả lời các câu hỏi trong SGK). Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước (SGK).
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc - hiểu và rèn kĩ năng nghe – nói.
- Thái độ: HS có thái độ trước kinh nghiệm và trầm tĩnh của đô vật già.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Tranh minh họa bài TĐ. Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần HD luyện đọc. 
 - Học sinh: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- YC HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc: “Tiếng đàn”. Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung. 
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a.Giới thiệu: “Hội vật”
b. Hướng dẫn luyện đọc: 
-GV đọc mẫu một lần. Giọng đọc nhanh dồn dập ở đoạn miêu tả động tác của Quắm Đen. 
-Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, từ dễ lẫn. Hướng dẫn phát âm từ khó.
-Đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó. 
-Chia đoạn.(nếu cần)
-YC 5 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS.
-HD HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài. 
-YC HS đặt câu với từ mới. YC 5 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn. 
-Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm.
-Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
-YC lớp đồng thanh.
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
-Gọi HS đọc lại toàn bài trước lớp. YC HS đọc đoạn 1.
-Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật? Tranh cho HS quan sát.
-YC HS đọc đoạn 2.
-Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau ?
-YC HS đọc đoạn 3.
-Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào ?
-YC HS đọc đoạn 4 và 5.
-Theo em vì sao ông Cản Ngũ thắng ?
* Luyện đọc lại: GV chọn 1 đoạn trong bài và đọc trước lớp.
-Gọi HS đọc các đoạn còn lại.
-Tổ chức cho HS thi đọc theo đoạn. Nhận xét chọn bạn đọc hay nhất. 
Kể chuyện
a.Xác định yêu cầu:
-Gọi 1 HS đọc YC SGK.
b. Kể mẫu:
-GV cho HS kể mẫu.
-GV nhận xét nhanh phần kể của HS.
c. Kể theo nhóm: YC HS chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
d. Kể trước lớp: Gọi 5 HS dựa vào trí nhớ và các gợi ý nối tiếp nhau kể lại câu chuyện. Sau đó gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. Nhận xét và cho điểm HS. 
-HS lắng nghe và nhắc tựa. 
-Học sinh theo dõi giáo viên đọc mẫu. 
-Mỗi học sinh đọc một câu từ đầu đến hết bài.(2 vòng)
-HS đọc theo HD của GV: nổi lên, náo nức, Quắm Đen, thoắt biến, ......
-Học sinh đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của giáo viên. 
-5 HS đọc: Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu câu.
-HS trả lời theo phần chú giải -HS đặt câu với từ.
-Mỗi HS đọc 1 đoạn thực hiện đúng theo yêu cầu của GV.
-Mỗi nhóm 5 HS, lần lượt từng HS đọc 1 đoạn. 
- 5 nhóm thi đọc nối tiếp.
-HS đồng thanh cả bài. 
-1 HS đọc, lớp theo dõi SGK.
-1 HS đọc đoạn 1.
-HS trả lời.
-1 HS đọc đoạn 2.
-HS trả lời.
-1 HS đọc đoạn 3.
-HS trả lời.
-1 HS đọc đoạn 4, 5.
-HS trả lời.
-HS theo dõi GV đọc.
-4 HS đọc. 
-HS xung phong thi đọc.
- HS hát tập thể 1 bài.
-1 HS đọc YC: Dựa vào trí nhớ và các gợi ý, các em hãy kể lại từng đoạn câu chuyện 
-2 HS khá giỏi kể mẫu đoạn 1.HS kể theo YC. Từng cặp HS kể.
-HS nhận xét cách kể của bạn.
-5 HS thi kể trước lớp.
-Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể đúng, kể hay nhất.
4. Củng cố: Khen HS đọc bài tốt, kể chuyện hay, khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân cùng nghe. Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: Về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh, bổ sung
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn : 	
TUẦN : 25
TIẾT : 47
Ngày dạy : 	
MÔN : CHÍNH TẢ (NGHE - VIẾT)
BÀI : HỘI VẬT
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Nghe - viết đúng bài CT, không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
+ Làm đúng BT 2 a) hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- Kĩ năng: 
+ Rèn kĩ năng viết chính tả.
- Thái độ: 
 + HS cảm nhận được kinh nghiệm, điềm tĩnh, đấu vật rất giỏi của Cản Ngũ.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Bảng viết sẵn các BT chính tả.
- Học sinh: Vở Chính tả.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc và viết các từ khó của tiết chính tả trước.
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a/ GTB: “Hội vật”
b/ HD viết chính tả:
 * Trao đổi về ND đoạn viết:
-GV đọc đoạn văn 1 lần.
- Qua câu chuyện, em thấy Cản Ngũ là người như thế nào?
* HD cách trình bày:
-Đoạn văn có mấy câu?
-Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
- Có những dấu câu nào được sử dụng?
* HD viết từ khó:
- YC HS tìm từ khó rồi phân tích.
- YC HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
*Viết chính tả:
- GV đọc bài cho HS viết vào vở.
- Nhắc nhở tư thế ngồi viết.
* Soát lỗi: 
* Chấm bài:
 -Thu 5 - 7 bài chấm và nhận xét.
c/ HD làm BT:
Bài 2: GV chọn câu a)
-Gọi HS đọc YC.
-GV nhắc lại yêu cầu BT, sau đó YC HS tự làm. Cho HS trình bày bài làm.
-Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
-Lắng nghe và nhắc tựa.
-Theo dõi GV đọc. 2 HS đọc lại, lớp đọc thầm.
-Là người có kinh nghiệm, điềm tĩnh, đấu vật rất giỏi.
-6 câu.
-Những chữ đầu câu và tên riêng phải viết hoa.
- Dấu chấm, dấu hai chấm, dấu phẩy.
- HS: Cản Ngũ, Quắm Đem, giục giã, loay hoay, nghiêng mình
- 3 HS lên bảng, HS lớp viết vào bảng con.
-HS nghe viết vào vở.
-HS tự dò bài chéo.
-HS nộp bài.
- 1 HS đọc YC trong SGK. HS làm bài cá nhân.
-Một số HS trình bày bài làm.
- Đọc lời giải và làm vào vở.
4. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học, bài viết HS.
5. Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các quy tắc chính tả. Học thuộc các từ đã học để vận dụng vào học tập. Chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh, bổ sung
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn : 	
TUẦN : 25
TIẾT : 69
Ngày dạy : 	
MÔN : TẬP ĐỌC 
BÀI : HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Đọc rõ ràng, rành mạch, trôi chảy; đọc đúng các từ ngữ dễ lẫn, dễ phát âm sai do ảnh hưởng của phương ngữ. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụ, từ.
+ Hiểu ND: Bài văn tả và kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên, cho thấy nét độc đáo, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Kĩ năng: 
+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc - hiểu.
- Thái độ: 
 + HS cảm nhận được không khí sôi nổi, nét độc đáo, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi ở Tây Nguyên.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Tranh MH nội dung bài TĐ trong SGK, bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc.
- Học sinh: SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- YC HS đọc và trả lời câu hỏi về ND bài tập đọc Hội vật.
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a/ GTB: Hội đua voi ở tây Nguyên
b/ Luyện đọc:
-GV đọc mẫu toàn bài 1 lượt với giọng vui, nhẹ nhàng. HD HS cách đọc.
-Hướng dẫn HS đọc từng câu và kết hợp luyện phát âm từ khó.
-HD đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
-YC 2 HS nối tiếp nối nhau đọc 2 đoạn trước lớp. GV theo dõi chỉnh sửa lỗi cho HS.
-YC HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ khó.
-Cho HS đặt câu với từ: cỗ vũ.
-YC 2 HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2 trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn.
-YC HS luyện đọc theo nhóm.
-Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
-YC HS đọc đồng thanh.(nếu cần)
c/ HD tìm hiểu bài:
- GV gọi 1 HS đọc cả bài.
-HS đọc đoạn 1.
+Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị của cuộc đua?
-HS đọc đoạn 2.
+Cuộc đua diễn ra như thế nào?
+Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, dễ thương?
d/ Luyện đọc lại:
- GV đọc diễn cảm đoạn 2.
-YC HS đọc lại bài.
-Gọi HS thi đọc.
-Nhận xét cho điểm.
-HS lắng nghe – nhắc lại tựa bài.
-Theo dõi GV đọc.
-Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng. HS đọc đúng các từ khó.(Mục tiêu)
-Đọc từng đoạn trong bài theo HD của GV.
-2 HS đọc bài chú ý ngắt đúng nhịp.
-1 HS đọc chú giải trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.
-HS thi nhau đặt câu.
-2 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài SGK.
-Mỗi nhóm 2 HS, lần lượt mỗi HS đọc 1 đoạn.
-2 nhóm thi đọc nối tiếp.
-Cả lớp đọc ĐT.
-1 HS đọc cả, lớp theo dõi SGK.
-1 HS đọc đoạn 2.
+ “Voi đua từng tốp 10 con ... giỏi nhất”.
-1 HS đọc đoạn 2.
+“Chiêng trống vừa nổi lên... về trúng đích”.
+Voi ghìm đà, huơ vòi chào khán giả.
-Lắng nghe.
-HS đọc cá nhân.
-HS chọn đoạn mình thích đọc trước lớp và trả lời vì sao em thích đoạn đó.
4. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: 
-Về nhà học bài và chuẩn bị nội dung cho tiết sau. 
Điều chỉnh, bổ sung
............................................................................................................................................
.................................................................................................................... ... ằng từ chị, cậu, cô, bác..
-Làm cho các câu thơ sinh động hầp dẫn..vì các con vật, sự vật trở nên gần giũ, đáng yêu hơn.
-Gọi 4 HS lên bảng thi làm bài. 
-Lớp lắng nghe và nhận xét.
-HS làm bài vào vở.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
-Lắng nghe.
-Làm bài theo yêu cầu của GV.
-Đại diện các nhóm báo cáo trước lớp. HS lớp theo dõi bổ sung.
-HS lớp làm vào vở.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc yêu cầu BT.
-Lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân.
-HS trình bày miệng.
-HS khá, giỏi làm được toàn bộ BT3
4. Củng cố: Nhận xét tiết học. Biểu dương những em học tốt.
5. Dặn dò: 
- GV yêu cầu HS về nhà tập đặt câu hỏi Vì sao? Đối với các hiện tượng xung quanh. Chuẩn bị tiết sau.
Điều chỉnh, bổ sung
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn : 	
TUẦN : 25
TIẾT : 25
Ngày dạy : 	
MÔN : TẬP VIẾT
BÀI : ÔN CHỮ HOA S
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa S (1 dòng), C, T (1 dòng); viết đúng tên riêng Sầm Sơn (1 dòng) và câu ứng dụng: Côn Sôn suối chảy... rì rầm bên tai (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
- Kĩ năng: 
+ Rèn kĩ năng viết chữ rõ ràng, liền mạch và tương đối đều nét.
- Thái độ: 
 + Ca ngợi cảnh đẹp yên tĩnh, thơ mộng của Côn Sơn.
II. CHUẨN BỊ
 - Giáo viên: Mẫu chữ viết hóc: S. Tên riêng và câu ứng dụng.
- Học sinh: Vở tập viết 3/2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Thu chấm 1 số vở của HS.
- Gọi 1 HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước.
- HS viết bảng từ: Phan Rang
- Nhận xét – ghi điểm.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a/ GTB: Ghi tựa.
b/ HD viết chữ hoa:
* Quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa: 
-Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
-HS nhắc lại qui trình viết các chữ S, C, T.
-YC HS viết vào bảng con.
c/ HD viết từ ứng dụng:
-HS đọc từ ứng dụng.
-Em biết gì về Sầm Sơn?
-Giải thích: Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh hoá, là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng ở nước ta.
-QS và nhận xét từ ứng dụng:
-Nhận xét chiều cao các chữ, khoảng cách như thế nào? 
-Viết bảng con, GV chỉnh sửa.
d/ HD viết câu ứng dụng:
-HS đọc câu ứng dụng:
-Giải thích: Câu thơ trên của Nguyễn Trãi: Ca ngợi cảnh đẹp yên tĩnh, thơ mộng của Côn Sơn (thắng cảnh gồm núi, khe, suối, chùa...ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương )
-Nhận xét cỡ chữ.
-HS viết bảng con.
e/ HD viết vào vở tập viết:
-GV cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở TV 3/2. Sau đó YC HS viết vào vở.
- Thu chấm 10 bài. Nhận xét.
-HS lắng nghe.
- Có các chữ hoa: S, C, T.
-2 HS nhắc lại. (đã học và được hướng dẫn)
-3 HS lên bảng viết, HS lớp viết b/ con: S
(2 lần)
-2 HS đọc Sầm Sơn.
-HS nói theo hiểu biết của mình.
-HS lắng nghe.
-Chữ S cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao một li. Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 con chữ o.
- 3 HS lên bảng viết , lớp viết bảng con:
-3 HS đọc.
-Chữ c, h, y, g, b, đ cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao một li. Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 con chữ o.
- 3 HS lên bảng, lớp viết bảng con Côn Sơn, Ta.
-HS viết vào vở tập viết theo HD của GV.
-1 dòng chữ S cỡ nhỏ.
-1 dòng chữ C, T cỡ nhỏ.
-2 dòng Sầm Sơn cỡ nhỏ.
-4 dòng câu ứng dụng.
4. Củng cố: 
 - Nhận xét tiết học chữ viết của HS.
 5. Dặn dò: 
-Về nhà luyện viết, học thuộc câu ca dao.
- Chuẩn bị bài sau. 
Điều chỉnh, bổ sung
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn : 	
TUẦN : 25
TIẾT : 48
Ngày dạy : 	
MÔN : CHÍNH TẢ (NGHE - VIẾT)
BÀI : HỘI ĐUA VOI Ở TÂY NGUYÊN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Nghe - viết đúng bài CT, không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
+ Làm đúng BT 2a) hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- Kĩ năng: 
+ Rèn kĩ năng viết chính tả.
- Thái độ: 
 + HS cảm nhận những nét ngộ nghĩnh, đáng yêu của các chú voi.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: 
Viết sẵn nội dung các bài tập chính tả trên bảng phụ, hoặc giấy khổ to. Bút dạ.
- Học sinh: Vở Chính tả.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng đọc và viết các từ sau: trong trẻo, chông chênh, nứt nẻ, sung sức,
- Nhận xét.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. Ghi tựa.
b. Hướng dẫn viết chính tả:
*Trao đổi về nội dung bài viết.
-GV đọc đoạn văn 1 lượt.
-Hỏi: +Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, dễ thương?
*Hướng dẫn cách trình bày:
-Đoạn văn có mấy câu?
-Những chữ nào trong đoạn văn phải viết hoa?
*Hướng dẫn viết từ khó:
-Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
-Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
*Viết chính tả: 
- GV đọc bài thong thả từng câu, từng cụm từ cho HS viết vào vở.
- Nhắc nhở tư thế ngồi viết.
* Soát lỗi: 
-GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các từ khó viết cho HS soát lỗi.
-Yêu cầu HS đổi vở chéo để kiểm tra lỗi. 
* Chấm bài:
 -Thu 5 - 7 bài chấm và nhận xét.
c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2. GV chọn câu a.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
-GV nhắc lại YC BT. Bài tập cho một đoạn thơ nhưng một vài tiếng còn trông phụ âm đầu. Các em chọn tr hoặc ch điền vào chỗ còn thiếu sao cho đúng.
-Yêu cầu HS tự làm. Gọi 3 HS lên bảng.
-Cho HS đọc kết quả bài làm của mình.
-Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
-HS lắng nghe, nhắc lại.
-Theo dõi GV đọc, 2 HS đọc lại.
-Voi ghìm đà, huơ vòi chào khán giả.
-HS trả lời. (5 câu)
-Những chữ đầu đoạn và đầu câu.
-xuất phát, chiêng trống, bỗng, lầm lì, man-gát,..
-Đọc: 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
-HS nghe viết vào vở.
-HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV.
-HS nộp 5 -7 bài. Số bài còn lại GV thu chấm sau.
-1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
-Lắng nghe.
-3 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào nháp.
-3 HS đọc lại lời giải và làm bài vào vở.
4. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà tìm thêm các từ có âm tr/ ch. Học thuộc các câu thơ trong bài tập. Chuẩn bị bài sau. 
Điều chỉnh, bổ sung
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngày soạn : 	
TUẦN : 25
TIẾT : 25
Ngày dạy : 	
MÔN : TẬP LÀM VĂN
BÀI : KỂ VỀ LỄ HỘI
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Kiến thức: 
+ Bước đều kể lại được quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức tranh.
- Kĩ năng: 
+ Rèn kĩ năng nói.
+ Giáo dục kĩ năng sống: Tư duy sáng tạo; tìm kiếm và xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu; giao tiếp: lắng nghe và phản hồi tích cực.
- Thái độ: 
 + HS cảm nhận những nét độc đáo của lễ hội trong đời sống của nhân dân ta.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: 
Bảng phụ viết những câu hỏi gợi ý.
Hai bức ảnh lễ hội trong SGK
- Học sinh: SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh kể lại câu chuyện “Người bán quạt may mắn”
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Giới thiệu bài: “Kể về lễ hội”
b. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1: Gọi HS đọc YC BT.
-GV viết lên bảng hai câu hỏi sau:
+Quang cảnh trong từng bức ảnh như thế nào?
+Những người tham gia lễ hội đang làm gì?
-Cho HS chuận bị theo nhóm đôi.
-Cho HS trình bày.
-GV nhận xét và chốt lại.
-GV nhận xét.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc YC SGK.
-HD trao đổi nhóm đôi về quang cảnh và hoạt động của con người trong từng ảnh.
-HS nối tiếp nhau trình bày. Lớp nhận xét.
4. Củng cố: 
- Các em có thích hội (lễ hội) không? Vì sao? Em đã tham gia vào những lễ hội nào?
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: 
- Dặn dò HS về nhà viết lại những điều mình vừa kể. Chuẩn bị cho tiết TLV tuần tới (kể về một ngày hội mà em biết).
- Điều chỉnh, bổ sung
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTIENG VIET 3 TUAN 25 RAT CHUAN.doc