3 TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT 3: VỆ SINH HÔ HẤP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nêu được những việc nên làm và không nên làm để giữ gìn vệ sinh cơ quan hô hấp.
2. Kĩ năng: Nêu ích lợi tập thể dục buổi sáng và giữ sạch mũi, miệng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.
* KNS:- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng tư duy phê phán: Tư duy phân tích, phê phán những việc làm gây hại cho cơ quan hô hấp. Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ cơ quan hô hấp. Kĩ năng trình bày suy nghĩ: Tự tintrình bày hiệu quả để thuyết phục người thân không hút thuốc lá, thuốc lào ở nơi công cộng, nhất là nơi có trẻ em.
- Các phương pháp: Thảo luận nhóm theo cặp. Đóng vai.
* MT: Biết một số hoạt động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí, có hại đối với cơ quan hô hấp.Học sinh biết một số việc làm có lợi có hại cho sức khoẻ (bộ phận).
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.
2. Học sinh: Đồ dùng học tập.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ
- Nhận xét đánh giá
B. Các hoạt động chính:
1. Thảo luận nhóm Thi kể tên các bộ phận của cơ quan hô hấp; vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người.
* Mục tiêu : Nêu được lợi ích của việc tập thể dục buổi sáng
* Cách tiến hành :
- Bước 1: Làm việc theo nhóm N2
- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, các nhóm quan sát hình 1, 2, 3 SGK trả lời câu hỏi: - Quan sát hình
- Hãy cho biết ích lợi việc thở sâu vào buổi sáng?
- Hàng ngày em nên làm gì để giữ sạch mũi họng ?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu đại diện mỗi nhóm trả lời một câu hỏi - Đại diện trả lời.
- Thở sâu vào buổi sáng có lợi cho sức khoẻ vì có không khí trong lành, ít khỏi bụi.Cơ thể được vận động để mạch máu lưu thông.
- Ta cần lau sạch mũi và súc miệng bằng nước muối để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp
Giáo viên theo dõi nhận xét và bổ sung
- Nhắc học sinh nên có thói quen tập thể dục buổi sáng và có ý thức giữ vệ sinh mũi họng.
TUẦN 2 Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2018 Buổi sáng Tiết 1: CHÀO CỜ Tiết 3+4: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN TIẾT 4-5: AI CÓ LỖI ? I. Mục tiêu: A. Tập đọc: 1. Kiến thức : Hiểu nội dung bài: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn; trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa. 2. Kĩ năng : Biết ngắc hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. * KNS: - Rèn các kĩ năng: Giao tiếp ứng xử VH. Thể hiện sự cảm thong. Kiểm soát cảm xúc. - Phương pháp: Trình bày ý kiến cá nhân. Trải nghiệm. Đóng vai. B. Kể chuyện - Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể lại được từng đoạn của toàn bộ câu chuyện bằng lời của mình. - Kể biết phối hợp cử chỉ, gương mặt và giọng điệu phù hợp với diễn biến của câu chuyện - HS mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập và khi trình bày ý kiến cá nhân. II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy học: * Tập đọc A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ và nêu nội dung chính của bài. - GV nhận xét. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài : - GV giới thiệu tranh SGK - GV giới thiệu: đây là bức tranh vẽ đôi bạn thân En-ri-cô và Cô-rét-ti, hai bạn ngồi cạnh nhau học. Có ột lần, En-ri-cô hiều nhầm Cô-rét-ti và giận nhưng rồi sau đó hai bạn đã làm lành và hiểu nhau hơn, để biết nội dung cụ thể của câu chuyện này hơn, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài: “Ai có lỗi?” - 2 HS đọc và trả lời 2. Luyện đọc: a. GV đọc mẫu. Tóm tắt nội dung - Hướng dẫn giọng đọc của bài - HS nghe. b. Hướng dẫn HS luyện đọc: + Đọc câu: Cho HS đọc nối tiếp từng câu, kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS. - Cho HS đọc từ khó: khuỷu, nổi giận, phần thưởng, bỗng nhiên,... - HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài; Kết hợp luyện đọc tiếng, từ khó + Đọc đoạn trước lớp: Cho HS chia đoạn - Cho HS đọc - GV nhận xét - HS chia đoạn : 3 đoạn + Đoạn 1:Tôi đang nắn nót...kiêu căng + Đoạn 2: Lát sau...ở cổng +Đoạn 3: Cơn giận...can đảm. + Đoạn 4: còn lại - 4 HS tiếp nối đọc từng đoạn trong bài (lần 1) - HS nhận xét - GV gắn bảng phụ hướng dẫn HS đọc nhấn giọng, nghỉ hơi đúng - HS luyện đọc bài trên bảng - GV đọc – Gọi HS đọc - Gọi HS đọc phần giải nghĩa từ: Kiêu căng, can đảm, hối hận, ngây - GV yêu cầu HS đặt câu với từ kiêu căng - HS nối tiếp đọc từng đoạn (1 lần) - HS đọc - HS đặt câu +Đọc đoạn trong nhóm: KNS: giao tiếp - GV chia nhóm 4,cho HS luyện đọc theo nhóm - Theo dõi, giúp đỡ các nhóm đọc bài. - HS đọc theo nhóm + Thi đọc giữa các nhóm: Cho HS thi đọc - Đại diện các nhóm thi đọc đoạn. - GV nhận xét, khen ngợi các nhóm đọc tốt. +Đọc đồng thanh: Cho HS đọc đoạn 1,2 - HS nhận xét - HS đọc Tiết 2 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi: KNS: Thể hiện sự cảm thông ? Hai bạn nhỏ trong truyện tên là gì? Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau? ? Vì sao En-ri-cô hối hận muốn xin lỗi Cô-rét-ti? ? Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao ? ? Em đoán Cô-rét-ti nghĩ gì khi chủ động làm lành với bạn ? ? Bố đã trách mắng En-ri-cô như thế nào? ? Lời trách mắng của bố có đúng không vì sao? -Theo em mỗi bạn đều có điểm gì đáng khen ? - Câu chuyện trên cho em biết điều gì ? - HS đọc và trả lời các câu hỏi - Hai bạn nhỏ trong truyện tên là Cô-rét-ti, En-ri-cô. Cô-rét-ti vô ý chạm khuỷu tay vào En-ri-cô làm cho En-ri-cô viết hỏng. En-ri-cô giận bạn đã đẩy Cô-rét-ti làm hỏng hết trang viết của Cô-rét ti. - Sau cơn giận En-ri-cô bình tĩnh lại nghĩ là Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay mình. - Tan học thấy Cô-rét-ti đi một mình En-ri-cô nghĩ là bạn định đánh mình nên rút thước cầm tay. Nhưng Cô-rét-ti cười hiền hậu đề nghị : Ta lại thân nhau như trước đi khiến En-ri-cô ngạc nhiên rồi ôm chầm lấy bạn vì cậu rất muốn làm lành với bạn. - Tại mình vô ý. Mình phải làm lành với En-ri-cô. - En-ri-cô là bạn của mình. Không thể để mất tình bạn. - Chắc En-ri-cô tưởng mình chơi xấu bạn ấy. En-ri-cô rất tốt. Cậu ấy tưởng mình cố tình chơi xấu mình phải chủ động làm lành. - En-ri-cô là người có lỗi, đã không chủ động xin lỗi bạn lại giơ thước doạ đánh bạn. - Lời trách mắng của bố đúng. Vì người có lỗi phải xin lỗi trước. En-ri-cô dã không đủ can đảm để xin lỗi bạn. - En-ri-cô đã biết ân hận biết thương bạn. Cô-rét-ti biết quý trọng tình bạn và rất độ lượng. - Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn ... 4. Luyện đọc lại. - GV nhắc lại cách đọc, giọng đọc + Trong truyện có những nhân vật nào? - HS nghe - Người dẫn chuyện, En-ri-cô, Cô-rét-ti, bố + Gọi HS thi đọc bài - Yêu cầu HS nhận xét, GV nhận xét * Kể chuyện: - Gọi HS đọc yêu cầu - GV hướng dẫn: Câu chuyện vốn được kể theo lời của En-ri-cô, để hiểu kể bằng lời của chính mình, các em cần đọc các ví dụ trong sách - GV cho HS tập kể theo nhóm đôi. - GV cho HS kể trước lớp - Gọi HS nhận xét – GV nhận xét - HS đọc - HS nhận xét - HS đọc - HS lắng nghe - HS kể theo nhóm - HS thi kể trước lớp - HS nhận xét C. Củng cố: - Em học được gì qua câu chuyện này? - GV nhận xét - Nhận xét giờ học. - HS nêu - HS lắng nghe D. Dặn dò: Giao bài vê nhà cho HS. Luyện đọc lại bài, về nhà kể lại câu chuyện. Buổi chiều Tiết 1 TOÁN TIẾT 6: TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (nhớ 1 lần) I. Mục tiêu: - Biết cách trừ các số có 3 chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc ở hàng trăm) - Vận dụng vào giải toán có lời văn (có một phép trừ) - HS yêu thích môn học II. Đồ dùng dạy học: - GV: bảng phụ HS: Bảng con III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ. – GV đọc đề toán cho HS làm bảng con: 65+27 454+162 - GV nhận xét - HS làm bảng con, 1 HS làm bảng lớp - HS nhận xét B. Bài mới: 1.Giới thiệu bài: - Để giúp các em biết cách trừ các số có 3 chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc ở hàng trăm) vận dụng vào giải toán có lời văn (có một phép trừ), chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài học hôm nay: “Trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần) ” - Gọi HS nhắc tựa bài - HS lắng nghe - HS nhắc tựa bài 2. Hướng dẫn thực hiện trừ số có ba chữ số (có nhớ một lần) 4 - GV viết bảng phép tính: 432 - 215 = ? - Gọi HS đặt tính theo cột dọc - GV hướng dẫn HS thực hiện phép tính 432 *2 không trừ được 5, lấy 12 trừ 5 bằng 7, viết 7 215 * 1 thêm 1 bằng 2, 3 trừ 2 bằng 1, viết 1. 217 * 4 trừ 2 bằng 4, viết 4. - Gọi 2 HS lên bảng thực hiện lại phép tính - GV nhận xét Vậy: Đây là phép tính trừ có nhớ 1 lần ở hàng chục. - GV viết bảng phép tính: 627 - 143 = ? - GV gọi HS lên bảng thực diện đặt tính và tính - GV nhận xét 3.Thực hành: *Bài 1. Tính: - Gọi HS đọc yêu cầu bài toán - GV hướng dẫn HS làm bài, cho HS làm bảng con - GV nhận xét *Bài 2. Tính: - Gọi HS đọc yêu cầu bài toán - GV hướng dẫn HS làm bài, cho HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng sửa bài - GV nhận xét *Bài 3. - Gọi HS đọc yêu cầu bài toán - GV hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt bài toán + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng sửa bài - GV nhận xét - HS quan sát - HS thực hiện đặt tính theo cột dọc - HS lắng nghe - 2 HS lên bảng thực hiện - HS nhận xét - HS quan sát - HS thực hiện: _627 * 7 trừ 3 bằng 4, viết 4 143 * 2 không trừ được 4, lấy 12 trừ 4 bằng 484 8, viết 8 nhớ 1 * 1 thêm 1 bằng 2, 6 trừ 2 bằng 4, viết 4. - HS nhận xét - HS đọc - HS theo dõi, làm bài bảng con 541 422 564 127 114 215 414 308 349 - HS nhận xét - HS đọc - HS theo dõi, làm bài vào vở, 3 HS lên bảng sửa bài 627 746 516 443 251 342 184 495 174 - HS nhận xét - HS đọc - HS nêu: - Bình và Hoa sưu tầm được tất cả 335 con tem, trong đó bạn Bình sưu tầm được 128 con tem. - Hỏi bạn Hoa sưu tầm được bao nhiêu con tem? - HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng sửa bài Bài giải: Bạn Hoa sưu tầm được số tem là 335 - 128 = 207 (tem ) Đáp số : 207 tem - HS nhận xét C. Củng cố - dặn dò: Giao bài về nhà cho HS. Tiết 2 THỦ CÔNG TIẾT 1: GẤP TÀU THỦY HAI ỐNG KHÓI ( Tiết 1) I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: Học sinh biết cách gấp tàu thủy hai ống khói. 2.Kĩ năng: Gấp được tàu thủy hai ống khói. Các nếp gấp tương đối phẳng, tàu thủy tương đối cân đối. * Với HS khéo tay:Gấp được tàu thủy hai ống khói. Các nếp gấp thẳng, phẳng. Tàu thủy cân đối. 3.Thái độ: Yêu thích gấp hình. * NL: Tàu thuỷ chạy trên sông, biển, cần xăng, dầu. Khi chạy khói của nhiên liệu chạy trên tàu được thải ra hai ống khói. Cần sử dụng tàu thuỷ tiết kiệm xăng, dầu (liên hệ). II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Mẫu tàu thủy hai ống khói. Tranh quy trình gấp tàu thủy hai ống khói. 2. Học sinh: Giấy nháp, thủ công, bút màu, kéo thủ công. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động khởi động : - Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng của học sinh. - Nhận xét chung. - Giới thiệu bài: trực tiếp. 2. Các hoạt động chính: a. Hoạt động 1. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét (10 phút) * Mục tiêu: HS quan sát nhận xét về đặc điểm và hình dáng chiếc tàu thuỷ 2 ống khói. * Cách tiến hành: + Giới thiệu mẫu tàu thủy hai ống khói gấp bằng giấy. + Giáo viên nêu lại phần nhận xét của học sinh và chỉ vào mẫu tàu thủy. + Giáo viên nêu tác dụng của tàu thủy thật (làm bằng sắt thép): chở hàng hóa, hành khách trên sông, biển. + Giáo viên yêu cầu. + Giáo viên gọi 1 học sinh. b. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu (15 phút) * Mục tiêu: HS biết gấp theo đúng quy trình. * Cách tiến hành: - Bước 1. +Gấp, cắt tờ giấy hình vuông (SGV/191). - Bước 2. + Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa hình vuông. - Bước 3: + Gấp thành tàu thủy hai ống khói. SGV/192;193. - Giáo viên chú ý: Trong bước 1, cần gấp và cắt sao cho bốn cạnh hình vuông thẳng và bằng nhau thì hình gấp mới đẹp. Sau mỗi lần gấp, cần miết kỹ các đường gấp cho phẳng. - Giáo viên quan sát nếu học sinh nào còn lúng túng khi thực hiện thì giáo viên cần hướng dẫn lại để học sinh cả lớp biết cách thực hiện. 3. Củng cố - dặn dò: * NL: Tàu thuỷ chạy trên sông, biển, cần xăng, dầu. Khi chạy khói của nhiên liệu chạy trên tàu được thải ra hai ống khói. Cần sử dụng tàu thuỷ tiết kiệm xăng, dầu + Giáo viên nhận xét – tuyên dương, dặn dò học si ... , rất muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm. - Có 5 câu. - Cơm, Tôi, Chắc, Bỗng, Cô-rét-ti - có dấu gạch nối giữa các chữ - HS viết bài vào vở - HS nghe - soát lỗi chính tả. - HS lắng nghe - Nêu Y/c - Quan sát tranh - HS làm bài vào vở Thứ tự điền: Xanh; sừng sững; sau, san - HS chữa bài - Chữa bài - Nêu Y/c - HS làm bài tập vào vở a) S (x)ẻ núi lấp sông; - Vạch lá tìm xâu (s) - Nước mắt cá sấu; - Lửa thử vàng, gian nan thử sức. b) - Ngăng sông cấm chợ. - Gừng cay muối mặn. - Nghĩa nặng tình sâu. - Văng hay chữ tốt. - Chữa bài Tiết 3 GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP ( Tăng ) TIẾT 2: TẬP BÀI THỂ DỤC GIỮA GIỜ, MÚA HÁT TẬP THỂ TRÊN SÂN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh thực hiện đúng bài thể dục giữa giờ, múa hát đúng bài múa hát tập thể giữa giờ. 2. Kĩ năng: Thực hiện tương đối thành thạo bài thể dục giữa giờ, múa hát tập thể giữa giờ. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. II. Phương pháp: Làm mẫu, tập luyện. III. Tiến hành: a) Bài thể dục giữa giờ. - Đội hình tập luyện bài thể dục giữa giờ. - GV cho HS thực hiện 3-4 lần cả lớp. - Cho HS chia tổ tập luyện. b) Bài múa hát tập thể giữa giờ. IV. Củng cố dặn dò: - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét giờ học, dặn dò và giao bài tập về nhà. - GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. m m m m m m m m m m m m m m m m m m m m m m m m m m m m m GV - GV hướng dẫn và điều khiển lớp. - Tổ trưởng điều khiển lớp. - Đội hình tập luyện bài múa hát tập thể giữa giờ. Thứ sáu ngày 14 tháng 9 năm 2018 Buổi chiều Tiết 1 TOÁN TIẾT 10: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức : Biết tính giá trị của biểu thức có phép nhân, phép chia. Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép tính nhân). 2. Kĩ năng : Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ : - Nhận xét 2. Các hoạt động chính : a. Giới thiệu bài Giáo viên nêu mục tiêu tiết học. b. Luyện tập *Bài 1: Tính. Yêu cầu HS tính được giá trị của biểu thức và trình bày theo 2 bước Chốt thứ tự thực hiện dãy tính *Bài 2: - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và hỏi: Hình nào đã khoanh vào một phần tư số con vịt? Vì sao? - *GV hỏi thêm: Đã khoanh vào một phần mấy số con vịt ở hình b? Lưu ý: chưa yêu cầu tìm số vịt cần khoanh bằng cách lấy 12 chia cho 4 hoặc chia cho 3. Chốt số phần bằng nhau của một đơn vị *Bài 3: - Gọi 1 HS đọc đề bài - Nhằm củng cố ý nghĩa phép nhân. - Yêu cầu học sinh tự giải và trình bày. *Bài 4 (làm thêm): - Tổ chức cho HS thi xếp hình. 3. Củng cố dặn dò .- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn - Thi đọc một số bảng nhân, bảng chia đã học - Nêu Y/c - HS cả lớp làm bài vào vở a. 5 x 3 + 132 = 15 + 132 = 147 b. 32 : 4 + 106= 8 + 106 = 114 c. 20 x 3 : 2 = 60 : 2 = 30 - Nêu Y/c - Hình b có 3 hàng, khoanh vào 1 hàng là đã khoanh vào1/3 số con vịt. - Hình b đã khoanh vào 1/3 số con vịt. - HS đọc đề bài - Phân tích bài toán Bài giải Số học sinh ở 4 bàn là: 2 x 4 = 8 (học sinh) Đáp số: 8 học sinh Tiết 2 TẬP LÀM VĂN TIẾT 2: VIẾT ĐƠN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Có kiến thức ban đầu về viết đơn xin vào Đội. 2. Kĩ năng: Bước đầu viết được đơn xin vào Đội TNTP Hồ Chí Minh dựa theo mẫu đơn của bài Đơn xin vào Đội (SGK tr9). Giáo viên yêu cầu tất cả học sinh đọc kĩ bài Đơn xin vào Đội trước khi học bài Tập làm văn.. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ : Nói những điều em biết về Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh? 2. Các hoạt động chính : a. Giới thiệu bài Năm nay, các em đã được 9 tuổi, đủ tuổi vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Để được kết nạp vào Đội, các em phải cố gắng phấn đấu, phải là con ngoan, trò giỏi, và một điều không thể thiếu là em phải viết được đơn xin vào Đội. Bài tập làm văn hôm nay sẽ hướng dẫn các em biết cách viết đơn xin vào Đội. b. Hướng dẫn làm bài tập *Bài tập : - GV đọc yêu cầu bài. - Hướng dẫn HS cần viết đơn theo mẫu, nhưng có những nội dung không cần phải viết hoàn toàn theo mẫu. Phần nào trong đơn cần viết theo mẫu Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn, tên của đơn, Tên người hoặc tổ chức nhận đơn. Họ tên, ngày, tháng, năm sinh của người viết đơn. Lý do viết đơn, bày tỏ nguyện vọng, lời hứa là những nội dung không cần viết khuôn mẫu Ví dụ: Từ lâu em đã mơ ước được đứng trong hàng ngũ Đội được đeo khăn quàng đỏ trên vai -Gọi một số HS đọc đơn.Cả lớp và GV nhận xét. -GV khen ngợi những HS viết được những lá đơn đúng là của mình. 3. Củng cố dặn dò: - Về xem lại bài, nhớ mẫu đơn, thực hành chính xác cách trình bày đơn. - Đọc lại đơn xin vào đội cho bố mẹ nghe - Thi kể những điều mình biết về Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh 1 HS đọc lại,cả lớp đọc thầm. - HS lắng nghe. - HS viết đơn vào vở : + Mở đầu viết tên Đội. + Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn. + Tên của đơn: Đơn xin vào Đội. + Nơi nhận đơn. + Người viết đơn tự giới thiệu: tên, ngày, tháng, năm sinh, lớp, trường. + Trình bày lí do, nguyện vọng của người viết đơn. + Lời hứa của người viết đơn khi đạt được nguyện vọng. + Chữ kí, họ tên người viết đơn. Tiết 4 SINH HOẠT TIẾT 2: SƠ KẾT TUẦN 2 I. Mục tiêu: - Giúp học sinh thấy được ưu nhược điểm trong tuần, rèn luyện tinh thần phê bình và tự phê bình. - Đề ra phương hướng tuần 3. II. Chuẩn bị: - Sổ ghi biên bản sinh hoạt lớp. - Sổ theo dõi thi đua hằng ngày. III. Các hoạt động: 1. Nhận xét hoạt động toàn diện của lớp trong tuần 2. - Hạnh kiểm: Ngoan, 1 số em có ý thức tự giác trong rèn luyện, tu dưỡng, nền nếp lớp từng bước ổn định. Trong lớp còn 1 số em nói chuyện tự do, ý thức phát biểu ý kiến xây dựng bài chưa cao. - Học tập: Đi học đều. Chưa có ý thức học thuộc bài trước khi đến lớp. - Lao động vệ sinh: Vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. 2. Thảo luận đề ra phương hướng tuần 3. - Hạnh kiểm ngoan lễ phép. Có ý thức tự giác trong mọi hoạt động. - Trong lớp không nói tự do. Xây dựng nền nếp lớp. - Học tập mua đủ VBT, bọc vở dán nhãn đầy đủ. Học bài, làm đủ bài trước khi đến lớp. - Lao động có đủ chổi, tham gia vệ sinh tự giác. - Văn thể vệ sinh sạch sẽ TUẦN 3 Thứ hai ngày 17 tháng 9 năm 2018 Buổi sáng Tiết 1: CHÀO CỜ Tiết 3+4: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN TIẾT 7-8: CHIẾC ÁO LEN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức : Hiểu nội dung bài: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu lẫn nhau; trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trong sách giáo khoa. 2. Kĩ năng : Biết ngắc hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện. Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa. 3. Thái độ: Yêu thích môn học. * Học sinh khá, giỏi kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của Lan. * KNS: - Rèn các kĩ năng: Kiểm soát cảm xúc. Tự nhận thức. Làm chủ bản thân. - Phương pháp: Trải nghiệm. Trình bày ý kiến cá nhân. Thảo luận cặp đôi-chia sẻ. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi HS đọc bài,trả lời câu hỏi và nêu nội dung chính. B. Bài mới Tập đọc 1.Giới thiệu bài: Ghi đầu bài. 2. Luyện đọc a.GV đọc mẫu, diễn cảm. b.Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ ngữ. * Đọc từng câu: ? Qua những câu văn các bạn vừa đọc những từ ngữ nào bạn phát âm chưa chính xác - Luyện đọc từ khó * Đọc từng đoạn trước lớp. ? Bài văn gồm mấy đoạn - Đọc từng đoạn trước lớp: - GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp. - GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải: bối rối, thì thào, âu yếm - Đọc từng đoạn trong nhóm. + Đọc nối tiếp +Đọc N2 - Đọc đồng thanh - GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - HS đọc từng đoạn và trao đổi, tìm hiểu nội dung bài. + Chiếc áo len của bạn Hòa đẹp và tiện lợi như thế nào? + Vì sao Lan dõi mẹ? + Anh Tuấn nói với mẹ những gì? + Vì sao Lan ân hận? +* Em có thể tìm một tên khác cho câu chuyện? + Có khi nào em đòi bố mẹ mua cho những thứ quá đắt tiền không? *Nội dung: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm đến nhau 4. Luyện đọc lại. - GV hướng dẫn và đọc mẫu toàn bài - GV hướng dẫn HS phân vai HS luyên đọc phân vai (2 lượt) - Cả lớp và GV nhận xét. - 2 HS đọc bài, và trả lời câu hỏi. - 2 HS lập lại - Cả lớp theo dõi. - HS tiếp nối nhau đọc. - Tìm từ khó đọc - Đọc cá nhân , đồng thanh - HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trng bài. - HS nhắc lại nghĩa những từ khó - HS từng nhóm đọc. + Đọc nối tiếp 4 đoạn + Đọc nhóm 2 - Đọc đồng thanh đoạn 1 và đoạn 4 - HS đọc thầm, đọc to đoạn 1 + Áo màu vàng có dây kéo ở giữa, có mũ để đội, ấm ơi là ấm. - HS đọc thầm, đọc to đoạn 2 + Vì mẹ nói rằng không thể mua chiếc áo len đắt tiền như vậy. - Cả lớp đọc thầm đoạn 3. + Mẹ hãy dành hết tiền mua áo cho em Lan. Con không cần thêm áo vì con khỏe lắm. Nếu lạnh, con sẽ mặc thêm nhiều áo cũ ở bên trong. - HS đọc thầm, đọc to đoạn 4 - HS phát biểu tự do. + Vì Lan đã làm cho mẹ buồn . +Vì Lan thấy mình ích kỉ , chỉ biết nghĩ đến mình , không nghĩ đến anh . + Vì Lan cảm động trứoc tấm lòng yêu thương của mẹ và sự nhường nhịn , độ lượng của anh + VD như: Mẹ và hai con; Tấm lòng người anh, Cô bé ngoan, Cô bé biết ân hận + HS luyện đọc theo nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng: - Nhóm trưởng hỏi yêu cầu -Mỗi nhóm 4 em (tự phân vai thống nhất cách đọc.) - Đọc trước nhóm - Đại diện các nhóm đọc trước lớp Kể chuyện - GV hướng dẫn HS kể lại từng đoạn câu chuyện theo gợi ý. - GV mở bảng phụ, kể mẫu đoạn 1. - GV nhận xét, khen ngợi những HS kể hay. C. Củng cố dặn dò: - Câu chuyện trên giúp em hiểu ra điều gì? - Giáo dục học sinh về cách cư xử trong tình cảm đối với người thân trong gia đình - Nhận xét đánh giá tiết học . - Dặn dò học sinh về nhà học bài xem trước bài "Quạt cho bà ngủ" - HS tập kể câu chuyện cho bạn bè và người thân nghe. - 1HS đọc đề bài và gợi ý của bài cả lớp ĐT. - 2HS khá, giỏi nhìn gợi ý trên bảng kể mẫu đoạn 1. - Từng cặp HS kể trước lớp. - HS trả lời. Tiết 3
Tài liệu đính kèm: