Giáo án Lớp 3 theo tuần - Tuần 24 - Năm học 2018-2019

Giáo án Lớp 3 theo tuần - Tuần 24 - Năm học 2018-2019

THỦ CÔNG

ĐAN NONG ĐÔI (tiết 2)

I Mục tiêu.

- HS biết cách đan nong đôi.

- Đan được nong đôi đúng quy trình kĩ thuật.

- Yêu thích sản phẩm đan nan.

II Chuẩn bị.

- Tấm đan nan đôi bằng bìa.

- Tấm đan nong mốt tiết trước để so sánh.

- Tranh quy trình đan nan đôi.

- Các nan đan mẫu 3 màu khác nhau.

- Bìa màu hoặc giấy thủ công.

III Các hoạt động dạy học chủ yếu.

 

docx 22 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 02/07/2022 Lượt xem 339Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 theo tuần - Tuần 24 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Thứ hai ngày 25 tháng 2 năm 2019
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
ĐỐI ĐÁP VỚI VUA
I.Mục tiêu:
+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
	- Chú ý các từ ngữ : ngự giá, xa giá, truyền lệnh, náo động, trong leo lẻo .....
+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
	- Hiểu ND và ý nghĩa của chuyện : Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, giỏi đối đáp...
* Kể chuyện
	- Rèn kĩ năng nói : Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện, dựa vào trí nhớ tranh, kể lại được toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.
	- Rèn kĩ năng nghe : Chăm chú nghe bạn kể, học được ưu điểm của bạn, phát hiện đúng những sai sót, kể tiếp được lời bạn.
 - Giáo dục kĩ năng sống : Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng duy sáng tạo, kĩ năng thể hiện sự tự tin và kĩ năng ra quyết định.
-B.Kể chuyện.
-Biết sắp xếp các tranh minh hoạ theo đúng trình tự nội dung truyện;dựa vào trí nhớ và tranh kể lại được câu chuyện. Kể tự nhiên, đúng nội dung truyện, biết phối hợp cử chỉ, nét mặt khi kể.
-Biết nghe và nhận xét lời kể của các bạn.
II.Đồ dùng dạy- học.
Tranh minh hoạ bài tập đọc.
Bảng phụ ghi nội dung cần HD luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Khởi động. Trò chơi Thi đọc diễn cảm
- Đọc : Chương trình xiếc đặc sắc
- Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt ?
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu )
2. Luyện đọc
a. GV đọc toàn bài.
b. HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu.
- GV kết hợp sửa phát âm sai cho HS
* Đọc từng đoạn trước lớp
- Giải nghĩa từ chú giải cuối bài
* Đọc từng đoạn trong nhóm
* Đọc đồng thanh.
3. HD HS tìm hiểu bài
- Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu ?
- Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì ?
- Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó ?
- Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối ? 
- Vua ra vế đối thế nào ?
- Cao Bá Quát đối lại như thế nào ?
- Nêu nội dung câu chuyện ?
4. Luyện đọc lại
- GV đọc lại đoạn 3.
- HD HS đọc đúng đoạn văn.
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ
- Sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự của câu chuyện Đối đáp với vua rồi kể lại toàn bộ câu chuyện.
2. HD HS kể chuyện
a. Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự 4 đoạn trong chuyện
b. Kể lại toàn bộ câu chuyện
IV. Củng cố, dặn dò
- 2 HS đọc bài.
- HS trả lời.
- Nhận xét
- HS theo dõi SGK
- HS nối nhau đọc từng câu trong bài.
- HS nối nhau đọc 4 đoạn trước lớp
- HS đọc theo nhóm đôi
- Nhận xét bạn cùng nhóm
- Cả lớp đọc đồng thanh.
- Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở Hồ Tây.
- Cao Bá Quát muốn nhìn rõ mặt vua. Nhưng xa giá đi đến đâu quân lính cũng thét đuổi mọi người, không cho ai đến gần.
- Cậu nghĩ ra cách gây chuyện ầm ĩ, náo động, cởi quần áo nhảy xuống hồ tắm, làm cho quân lính hốt hoảng xúm vào bắt trói....
- Vì vua thấy cậu bé tự xưng là học trò nên muốn thử tài, cho cậu có cơ hội chuộc tội.
- Nước trong leo lẻo cá đớp cá.
- Trời nắng chang chang người trói người.
- Truyện ca ngợi Cao Bá Quát ngay từ nhỏ đã bộc lộ tài năng xuất sắc và tính cách khảng khái, tự tin.
- 1 vài HS thi đọc đoạn văn
- 1 HS đọc cả bài
- HS nghe.
- HS QS 4 tranh
- HS phát biểu thứ tự đúng của từng tranh. 
3 - 1 - 2 - 4
- 4 HS dựa vào thứ tự đúng của 4 tranh, tiếp nối nhau kể lại câu chuyện.
- 1 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp bình chọn bạn kể hay.
 TOÁN
LUYỆN TẬP
I:Mục tiêu:
 - Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia, trường hợp thương có chữ số 0 và giải bài toán có1,2 phép tính.
II:Chuẩn bị:
Bảng phụ.
III:Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động. Trò chơi Thi giải toán
-Nhận xét, đánh giá
2. Bài mới.
-Giới thiệu và ghi tên bài.
Luyện tập.
Bài 1:Đặt tính rồi tính.
Hướng dẫn 1phép tính sau đó cho HS làm vào bảng con.
-Lưu ý:Từ lần chia thứ 2, nếu số bị chia bé hơn số chia thì phải viết O ở thương rồi mới thực hiện tiếp.
Bài 2.Tìm x.
-Nhận xét chữa bài.
Bài 3.
Bài 4.Tính nhẩm .Tổ chức cho HS làm bằng miệng theo cặp.
-Thu vở chấm, nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò.-Nhận xét tiết học.
-2,3 HS lên thực hiện theo yêu cầu của GV.
-Theo dõi GV hướng dẫn. Sau đó làm bài vào bảng con, 2 HS lên bảng lớp làm, mỗi 1 phép HS nêu cách thực hiện phép chia.
4
1-2 HS nhắc lại cách tìm một thừa số trong một tích.
HS làm vào bảng con.
-2,3 HS đọc yêu cầu của bài trong SGK, cả lớp theo dõi.
Sau đó cả lớp tự làm bài.
-1 HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở.
-Thực hiện theo yêu cầu của GV.Sau đó 2,3 HS nói trước lớp.
-Về nhà làm lại bài tập. Chuẩn bị bài sau
THỦ CÔNG
ĐAN NONG ĐÔI (tiết 2)
I Mục tiêu.
HS biết cách đan nong đôi.
Đan được nong đôi đúng quy trình kĩ thuật.
Yêu thích sản phẩm đan nan.
II Chuẩn bị.
Tấm đan nan đôi bằng bìa.
Tấm đan nong mốt tiết trước để so sánh.
Tranh quy trình đan nan đôi.
Các nan đan mẫu 3 màu khác nhau.
Bìa màu hoặc giấy thủ công.
III Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động. 
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới.
*Hoạt động 1. Ôn lại lý thuyết.
- Tấm đan nong mốt có gì giống và khác với tấm đan nong đôi?
 Nêu tác dụng của việc đan nong đôi trong thực tế?
- Treo quy trình:
- Yêucầu nhắc lại quy trình thực hiện.
*HĐ3.Thực hành:
- Tổ chức cho HS thực hành.
- Theo dõi HD cho từng HS.
- Gợi ý cách đánh giá.
- Nhận xét tuyên dương.
3. Nhận xét - dặn dò.
 Nhận xét tiết học.
- HS để đồ dùng lên bàn.
-Quan sát 2 nhận xét.
- 2 – 3 HS trả lời. Tấm đan nong mốt và đan nong đôi đều sử dụng bởi các nan đan khác nhau. Khác nhau ....
- Nan đôi được sử dụng trong việc làm rổ rá, trang trí hoa văn,...
- Quan sát quy trình và nhắc lại các bước thực hiện.
Bước 1: Kẻ, cắt các nan.
+ Kẻ các đường dọc cách đều nhau một ô đối với giấy không có đường kẻ
+ Cắt nan dọc.
+Cắt 7 nan ngang và 4 nan dán xung quanh
Bước 2: Đan nong đôi bằng giấy bìa.
+ Nhấc hai đè hai và lệch nhau một nan
. Nan1: Giống như đan nong mốt.
. Nan 2: Như quy trình trên bảng.
......
Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan:
+bôi hồ, dán lần lượt, 
- Tự nhìn quy trình và làm các sản phẩm theo yêu cầu của GV.
- Trưng bày sản phẩm, lớp nhận xét đánh giá.
Chuẩn bị đồ dùng tiết sau.
Tù nhiªn vµ x· héi
HOA
I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết:
 - HS biết được sự đa dạng về màu săc, kích thước, hình dáng và cấu tạo của hoa.
- Thấy được sự khác nhau về hình dáng, kích thước, màu sắc của mỗi loài hoa. Nêu được cấu tạo của hoa.
*GDKNS: HS có kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin :Biết quan sát và so sánh đặc điểm một 
 số loài hoa.
- Dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”
II. Đồ dùng dạy học:Các hình trong SGK, tranh, ảnh, một số cây sưu tầm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Khởi động. Trò chơi Tung bóng
? Hãy nêu sự khác nhau về hình dạng, độ lớn, kích thước, màu sắc của lá cây?
? Hãy nêu cấu tạo của lá cây?
B. Bài mới:
* Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề:
Yêu cầu học sinh xem tranh 3 bông hoa: hoa súng, hoa hồng, hoa loa kèn. Yêu cầu học sinh xem hình nêu tên và cấu tạo của 3 loại hoa trên?
* Bước 2:Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh:
- GV yêu cầu học sinh ghi vào vở TNXH dự đoán của mình sau đó thảo luân theo nhóm có thể mô tả bằng lời. Thống nhất cả nhóm, hoàn thành vào bảng nhóm.
* Bước 3: Đề xuất câu hỏi(dự đoán / giả thuyết) và phương án tìm tòi.
- GV dán kết quả làm việc của hs cho các nhóm so sánh sự giống nhau và khác nhau của các ý kiến ở các nhóm.
- GV gạch chân những điểm giống nhau và khác nhau hs đã nêu.
- GV giúp các em đề xuất các câu hỏi thắc mắc.
- GV tổng hợp câu hỏi, ghi 4 câu hỏi lên bảng:
+ Hoa có những hình dạng gì?
+Kích thước của các loại hoa như thế nào?
+ Hoa có những màu sắc nào? 
+ Hoa có cấu tạo như thế nào?
? Để trả lời các câu hỏi trên chúng ta nên chọn phương án thực hiện nào ?
* Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi:
GV yêu cầu hs nêu các cách để giải đáp thắc mắc.
GV cho hs quan sát tranh và mẫu vật thật.
Yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời vào phiểu thảo luận 4 câu hỏi GV đã ghi:
* Bước 5: Kết luận:
- GV yêu cầu các nhóm nêu kết quả làm việc của nhóm mình.
- GV cho hs nhận xét kết quả với biểu tượng ban đầu.
- Yêu cầu học sinh láy thêm ví dụ về hoa có màu đỏ
- Yêu cầu học sinh lấy thêm ví dụ về hoa có mùi thơm
- Yêu cầu học sinh lấy thêm ví dụ về hoa dùng để ướp chè?
- Yêu cầu học sinh lấy thêm ví dụ về hoa dùng để trang trí?
- Yêu cầu học sinh lấy thêm ví dụ về hoa dùng để ăn?
GV yêu cầu hs liên hệ thực tế. 
GV cho hs dán phiếu ghi kết quả bài học vào vở THXH
IV. Củng cố dặn dò: Nhận xét giê học.Dăn dò tiết sau
HS lªn b¶ng tr¶ lêi, c¶ líp theo dâi nhËn xÐt. 
- HS suy nghĩ
- HS ghi vào vở TNXH theo nội dung đã kẻ sẵn.
- Sau đó HS thảo luận ghi ra phiếu dưới sự điều khiển của nhóm trưởng theo suy nghĩ của mình: Có thể hình thành biểu tượng ban đầu của hs như sau:
+ Có nhóm nêu: hoa hồng có màu hồng có mùi hương, có nhiều cánh ở giữa có nhụy, hoa súng mọc ở nước có màu đỏ có nhụy vàng, hoa loa kèn màu trắng, nhụy vàng, thơm
+ Có nhóm nêu : hoa hồng có màu đỏ, có cuống, có nhụy màu vàng. Hoa súng có màu tím đỏ, cánh hoa dài và to, Hoa ly có màu trắng, nhi vàng, thơm, cánh hoa to, có đâì hoa.
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- Các nhóm so sánh kết quả làm việc
 Đặt câu hỏi thắc mắc cho các nhóm khác :
? Hoa có điểm nào giống nhau không?.
? Hoa thường có những bộ phận nào?
? Tất cả các lòa hoa đều có mùi thơm phải không?
? Có phải hoa nào cũng có cánh ko?
? Hoa có độ lớn khác nhau không?
? Hoa có cấu tạo đầy đủ như thế nào?
..
- HS thảo luận nêu ra các phương án tìm tòi : Xem Tivi, đọc sách báo, hỏi bố mẹ, quan sát tranh, tra cứu internet
-Các nhóm quan sát mẫu vật thật và xem tranh, thảo luận, ghi vào phiếu:
Các Nhóm làm việc dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
- HS có thể tìm được là: Hoa là cơ quan sinh sản của cây. Các loài hoa thường khác nhau về hình dạng, màu sắc và mùi hương. Mô bông hoa thường có cuống , đài, cánh và nhị.
- Dán kết quả lên bảng
HS so sánh.
- HS lấy ví dụ: 
- HS liên hệ thực tế: trang trí, làm nước hoa, ướp chè, ăn.
Dán kết quả vào vở.
Thứ ba ngày 26 tháng 2 năm 2019
ĐẠO ĐỨC
TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (tiếp theo)
I.MỤC TIÊU:
1.Giúp HS hiểu và khắc sâu kiến thức:
Đám tanglà lễ chôn cất người đã chết.Đây là sự kiện rất đau buồn đối với những người thân trong gia đình họ. Vì thế chúng ta cần phải chia sẻ nỗ ... , ...
- Trong câu cần chú ý độ cao của chữ nào? 
- Nêu yêu cầu: 
- Theo dõi sửa lỗi cho từng HS.
- Thu 5- 7 bài chấm nhận xét.
3.Củng cố – dặn dò. 
- Nhận xét tiết học.
-2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con:Quang Trung, Quê, Bên.
-Có các chữ hoa P, R, B.
-2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
-1 HS nêu quy trình viết chữ viết chữ hoa R đã học ở lớp 2.
- HS tự viết theo cặp. HS viết đẹp kèm HS viết chưa đẹp.
- Lớp viết lại vào bảng con những chữ viết hoa.
 1 HS đọc từ ứng dụng: Phan Rang. 
- P, H, R, G cao 2.5 li, các chữ còn lại cao 1 li.
- Bằng một con chữ o.
- 1HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con: Phan Rang.
- 1HS đọc.
- R, h, y, B, g,l cao 2.5 li, chữ đ,p cao 2 li.
- Viết bảng con: Rủ, Bây
- Viết vào vở theo yêu cầu:
+ 1Dòng chữ R cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ Ph, H cỡ nhỏ.
+ 2 Dòng Phan Rang cỡ nhỏ.
+ 4 Dòng câu ứng dụng.
- Về nhà hoàn thành bài viết.
VĂN HÓA GIAO THÔNG 
Bài 1:
CHẤP HÀNH HIỆU LỆNH CỦA NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- HS biết chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
2. Kĩ năng:
- HS có ý thức chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
3. Thái độ:
- HS thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện việc chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh về các hình ảnh của người điều khiển giao thông để trình chiếu minh họa.
− Phấn viết bảng, băng đỏ, còi, không gian sân trường để thực hiện hoạt động trò chơi đóng vai.
- Các tranh ảnh trong sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3
2. Học sinh 
- Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 3.
- Đồ dùng học tập sử dụng cho giờ học theo sự phân công của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Trải nghiệm:
Khi đi trên đường, em thường thấy những hiệu lệnh giao thông nào? - Bạn nào đã từng thấy người điều khiển giao thông? Em thấy ở đâu? GV chuyển ý: Người điều khiển giao thông có đặc điểm gì, họ là những ai, họ điều khiển giao thông như thế nào? Để biết được điều đó, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay: Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
2. Hoạt động cơ bản: Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông để đảm bảo an toàn. 
GV kể câu chuyện “Người điều khiển giao thông”
GV cho HS thảo luận nhóm 4:
Tại sao ở ngã tư, khi không có tín hiệu đèn giao thông nhưng ba Sơn và mọi người vẫn dừng xe? (Tổ 1)
Những ai được điều khiển giao thông trên đường? (Tổ 2)
-Người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông có đặc điểm gì? (Tổ 3)
Người điều khiển giao thông thường dùng các phương tiện hỗ trợ gì để ra hiệu lệnh? (Tổ 4)
GV mời đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
GV nhận xét.
H: Khi đi trên đường, vừa có đèn tín hiệu giao thông, vừa có người điều khiển giao thông thì em sẽ chấp hành theo hiệu lệnh nào?
GV chốt ý:
Ngoài đèn tín hiệu giao thông, còn có người điều khiển giao thông trên đường. Tất cả lái xe, người đi bộ đều phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, kể cả trong trường hợp hiệu lệnh trái với tín hiệu của đèn điều khiển giao thông, biển báo hiệu hoặc vạch kẻ đường.
Có đèn tín hiệu giao thông
-Chấp hành nghiêm chỉnh bốn phương an toàn.
- GV cho HS xem một số tranh, ảnh minh họa về người điều khiển giao thông trên đường.
3. Hoạt động thực hành
- GV cho HS quan sát hình trong sách và yêu cầu HS nối hình vẽ ở cột A với nội dung ở cột B sao cho đúng.
GV cho HS thảo luận nhóm đôi để làm vào phiếu bài tập.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- GV gọi 6 em lần lượt thực hiện 6 hiệu lệnh giao thông vừa học.
- Các HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương những bạn làm đúng, đẹp.
-GV chốt ý:
4. Hoạt động ứng dụng: Trò chơi: Em là người điều khiển giao thông
GV vẽ trên sân trường ngã ba, ngã tư đường.
GV cho HS tham gia trò chơi:
GV chốt ý: 	
5. Củng cố, dặn dò:
- HS trả lời: đèn tín hiệu giao thông, người điều khiển giao thông, biển báo giao thông, vạch kẻ đường -Em thường thấy ở ngã ba, ngã tư của đường.
– HS lắng nghe.
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến
- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Hs thực hiện
- Thảo luận nhóm đôi
- Các nhóm trình bày
- 6hs lên lần lượt thực hiện 
- Hs tham gia trò chơi theo hướng dẫn
Thứ sáu ngày 01 tháng 3 năm 2019
CHÍNH TẢ Nghe – viết:
	 TIẾNG ĐÀN
I. Mục tiêu:
Nghe viết đúng một đoạn trong bài tiếng đàn.
Tìm và viết đúng các từ gồm 2 tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng s/x, thanh hỏi, thanh ngã.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ.
Giấy khổ to và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1Khởi động. Trò chơi Thi viết chữ đẹp
- Đọc các từ cần phân biệt của tiết chính tả trước.
2. Bài mới.
- Giới thiệu – ghi tên bài.
*HD viết chính tả.
- Đọc bài viết.
- Em hãy tả lại khung cảnh thanh bình bên ngoài như hoà cùng tiếng đàn.
- Đoạn văn có mấy câu?
- Trong bài chữ nào phải viết hoa ? vì sao?
- Trong bài những chữ nào em thấy khó viết, dễ sai?
- Đọc từng từ cho HS viết:
- Chỉnh sửa lỗi chính tả cho HS.
- Đọc từng câu.
- Treo bài mẫu.
- Chấm 5 – 7 bài và nhận xét.
*HD làm bài tập.
Bài 2: - Yêu cầu:
- Nhận xét chữa bài.
3. Củng cố – dặn dò. 
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con: Xào rau, cái sào, xông lên,... 
-Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống vườn, lũ trẻ thả thuyền trên vũng nước mưa, dân chài tung lưới bắt cá ...
6 câu.
- 2 HS nêu. Và giải thích.
- Nối tiếp nêu và phân tích.
- 1 HS đọc lại.
- 2 HS lên bảng, lớp viết bảng con.
- Viết bài.
- Đổi chéo vở soát lỗi.
- Đọc bài 2 b. Nhận đồ dùng học tập.
- Tự làm bài.
- 1 HS đọc đáp án. Lớp theo dõi nhận xét.
TẬP LÀM VĂN
NGHE KỂ: NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN
I.Mục tiêu. 
Rèn kĩ năng nói: Nghe và kể lại câu chuyện Người bán quạt may mắn. Kể đúng nội dung tự nhiên, biết kết hợp với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt khi kể.
II.Đồ dùng dạy – học.
Bảng phụ viết sẵn các câu hỏi gợi ý nội dung câu chuyện
Tranh minh hoạ câu chuyện phóng to.
III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động. 
 – Yêu cầu: Kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.
- Nhận xét đánh giá.
2. Bài mới.
- Giới thiệu – ghi đề bài.
*HD kể chuyện
Kể chuyện lần 1:
- Bà lão bán quạt gặp ai phàn nàn điều gì? 
- Khi đó ông Vương Hi Chi đã làm gì? 
- Ông Vương Hi Chi viết chữ thơ lên quạt để làm gì?
- Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt?
- Bà lão nghĩ thế nào trên đường về? 
- Em hiểu thế nào là cảnh ngộ?
- Kể chuyện lần 2: 
- Yêu cầu:
Nhận xét tuyên dương.
 Em hiểu gì về con người Vương Hi Chi ... ?
3.Củng cố dặn dò. 
- 2 HS thực hiện theo yêu cầu, lớp theo dõi nhận xét.
- Lớp theo dõi.
- Bà lão bán quạt đến gốc cây nghỉ thì gặp ông Vương Hi Chi, bà phàn nàn quạt ế, chiều nay cả nhà bà sẽ phải nhịn cơm.
- Chờ bà lão thiu thiu ngủ ông lấy bút viết chữ lên quạt của bà.
- Chữ ông đẹp nổi tiếng, người xem quạt nhận ra chữ của ông sẽ mua quạt cho bà lão.
- Vì mọi người nhận ra nét chữ, lời thơ của Vương Hi Chi ...
- Bà nghĩ có lẽ vị tiên ông nào đã cảm thương cảnh ngộ nên giúp bà bán chạy quạt đến thế.
- Là tình trạng không may.
- 3 HS nối tiếp kể lại chuyện theo yêu cầu của GV.
- Kể chuyện theo nhóm. Trong nhóm theo dõi chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- 4 Nhóm thi kể trước lớp. Lớp bình chọn nhóm kể hay nhất.
- Là người có tài, nhân hậu biết giúp đỡ người nghèo.
- 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Chuẩn bị bài sau.
TOÁN
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
Mục tiêu. 
Củng cố hiểu biết về thời gian.
Biết xem đồng hồ chính xác đến từng phút.
II. Chuẩn bị.
Mặt đồng hồ có kim giờ phút có thể quay được.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động. Trò chơi Tìm bạn 
- Kiểm tra các bài đã giao về nhà ở tiết trước.
- Nhận xét đánh giá.
2. Bài mới.
-Giới thiệu – ghi đề bài.
*HD xem đồng hồ.
- Sử dụng mặt đồng hồ có mặt chia phút giới thiệu chiếc đồng hồ.
Hình 1: Đồng chỉ mấy giờ?
- Nêu vị trí của kim giờ và kim phút.
- Yêu cầu: 
- Kim giờ và kim phút đang ở vụ trí nào?
- Vậy đồng hồ thứ 2 chỉ mấy giờ? 
- Đưa ra đồng hồ thứ 3 yêu cầu:
- Nhận xét chốt ý:
* Luyện tập thực hành.
Bài 1 
- Tổ chức Thảo luận: 
- Nhận xét tuyên dương.
Bài 2- Yêu cầu: 
- Chấm một số bài nhận xét.
 Bài 3, Tổ chức: 
- Nhận xét tuyên dương.
3. Củng cố – dặn dò. – Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng xếp số, lớp theo dõi nhận xét.
- Quan sát và trả lời câu hỏi.
- Đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút.
- Kim giờ chỉ qua số 6 một chút kim phút chỉ đến số 2.
- Quan sát chiếc đồng hồ thứ 2.
- Kim giờ đang ở quá vạch số 6 một chút. Vậy là hơn 6 giờ, ...
- Đồng hồ thứ hai chi 6 giờ 13 phút.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV:
6 giờ 56 phút hay 7 giờ kém 4 phút.
- Thảo luận cặp đôi. Nêu giờ kèm vị trí các kim.
- 2 Cặp trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Tự vẽ kim phút theo yêu cầu của bài.
- Đổi chéo vở kiểm tra cho nhau.
- Thi quay kim đồng hồ .
- Lớp theo dõi nhận xét.
- Về tập xem đồng hồ chuẩn bị bài sau.
 HĐTT
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu.
- Đánh giá kết quả học tập của tháng.
- Nhớ lại một số nội dung sinh hoạt, biết cách tổ chức sinh hoạt, linh động trong các tình huống của sinh hoạt lớp.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Đánh giá kết quả học tập của tháng vừa qua
GV theo di, KL
2. Phương hướng của thángtuần 25.
+ Luyện giải toán trên mạng.
 + Đi học đúng giờ nghỉ học xin phép.
+ Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
+ Không còn hiện tượng quên sách vở.
+ Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng.
3: Tìm hiểu về Ngày Phụ nữ Việt Nam 8/3
- GV giới thiệu hoạt động
-Cho học sinh chơi trò chơi Hái hoa
Các câu hỏi liên quan đến ngày phụ nữ Việt Nam. Ví dụ : Kể tên nữ anh hùng đầu tiên của nước ta? Nữ anh hùng nào gắn với phong trào Đồng khởi ở Bến Tre?....
4. Kết thúc sinh hoạt
- GV nhận xét chung về tiết sinh hoạt
- Dặn dò học sinh thực hiện các nhiệm vụ
- Họp tổ báo cáo về các mặt hoạt động học tập trước và sau tết.
- Tổ trưởng đọc báo cáo.
- Các thành viên trong tổ nhận xét – bổ sung.
- Các tổ trưởng báo cáo trước lớp.
- Lớp nhận xét – bổ sung cho các tổ.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_theo_tuan_tuan_24_nam_hoc_2018_2019.docx