Giáo án Lớp 3 theo tuần - Tuần 34 - Năm học 2018-2019

Giáo án Lớp 3 theo tuần - Tuần 34 - Năm học 2018-2019

- Nối tiếp đọc đoạn trong nhóm.

- 3 Nhóm thi đọc.

Lớp bình chọn nhóm đọc hay.

-1 HS đọc yêu cầu phần kể chuyện.

- 1 HS đọc trước lớp, lớp theo dõi SGK.

- Đoạn 1 gồm 3 nội dung:

+ Giới thiệu chàng tiều phu tê là cuội.

+ Chàng tiền phu gặp hổ.

+ Chàng phát hiện ra cây thuốc quý.

- 1 HS kể lại nội dung đoạn 1.

- Tập kể trong nhóm.

- Theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau.

- 2 Nhóm thi kể.

- Nhận xét.

-1HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

-Về nhà tập kể chuyện và chuẩn bị tiết sau.

 

docx 19 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 02/07/2022 Lượt xem 328Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 theo tuần - Tuần 34 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34
Thứ hai ngày 4 tháng 5 năm 2019
?&@
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN.
SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG.
I.Mục tiêu :
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy được toàn bài, biết đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện .
 -Hiểu các từ ngữ trong bài: (SGK).
 - Hiểu nội dung câu chuyện: Bài cho ta thấy lòng chung thuỷ, nhân nghĩa của chú Cuội: Giải thích vì sao khi nhìn lên cung trăng lại thấy chú Cuội ngồi dưới gốc cây. Thể hiện mơ ước muốn bay lên mặt trăng của loài người.
- Dựa vào nội dung và gợi ý kể lại được câu chuyện. Kể tự nhiên đúng nội dung của chuyện, biết phối hợp cử chỉ nét mặt khi kể.
GDKN: Thấy được sự tiến bộ của loài người, có ước mơ, vươn lên để thực hiện ước mơ. 
II.Đồ dùng dạy- học.
Tranh minh hoạ bài tập đọc.
Bảng phụ nghi nội dung cần HD luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động. Trò chơi Thi đọc diễn cảm.
 - Nhận xét đánh giá.
2. Bài mới.
2.1 Giới thiệu bài.
2.2 Luyện đọc.- Đọc mẫu.
- Theo dõi ghi những từ HS đọc sai lên bảng.
- HD ngắt nghỉ câu.
- Giải nghĩa thêm.
- Nhận xét – tuyên dương.
2.3 Tìm hiểu bài.
-Câu hỏi 1 SGK?
- Câu hỏi 2 SGK?
- Vì sao vợ Cuội lại mắc chứng hay quên?
- Câu hỏi 4 SGK?
- Yêu cầu đọc câu hỏi 5.
- Treo tranh minh hoạ và giảng.
- Theo em nếu được sốngở chốn thần tiên mà phải xa người thân thì có vui không? Vì sao?
- Chú cuội trong chuyện là người như thế nào?
2.3 Luyện đọc lại.
- Đọc mẫu và HD giọng đọc.
- Chia nhóm nhỏ yêu cầu đọc.
- Nhận xét tuyên dương.
KỂ CHUYỆN
- Yêu cầu đọc phần gợi ý.
- Đoạn 1 có những nội dung gì?
- HS giỏi kể lại đoạn 1.
- Chia thành các nhóm nhỏ.
- nhận xét tuyên dương.
3. Củng cố –dặn dò. 
2 HS lên bảng đọc bài theo yêu cầu và trả lời câu hỏi SGK.
- Nhận xét.
- Nhắc lại tên bài học.
- Nghe đọc.
- Nối tiếp đọc câu.
- Đọc lại những từ mình vừa đọc xong.
- 3 HS nối tiếp đọc đoạn.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi SGK.
- 3 HS nối tiếp đọc đoạn lần2.
- 3 Tổ đọc theo đoạn đồng thanh.
- 1 HS đọc bài, lớp đọc thầm bài.
- Vì chú cuội thấy hổ mẹ cứu sống hổ con bằng lá thuốc nên anh ....
- Cuội dùng cây thuốc quý để cứu sống nhiều người.
- Vì vợ Cuội trượt chân ngã vỡ đầu. Cuội rịt lá thuốc mãi mà không tỉnh dậy ....
- Vì một lần vợ cuội quên lời cuội dặn đã lấy nước giải tưới cho cây ...
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- 5 HS phát biểu ý kiến.
-Nghe giảng.
- Không vui vì xa người thân chúng ta rất cô đơn.
- Chú cuội có tấm lòng nhân hậu, phát hiện ra cây thuốc quý ...
- Theo dõi đọc mẫu.
- Nối tiếp đọc đoạn trong nhóm.
- 3 Nhóm thi đọc.
Lớp bình chọn nhóm đọc hay.
-1 HS đọc yêu cầu phần kể chuyện.
- 1 HS đọc trước lớp, lớp theo dõi SGK.
- Đoạn 1 gồm 3 nội dung:
+ Giới thiệu chàng tiều phu tê là cuội.
+ Chàng tiền phu gặp hổ.
+ Chàng phát hiện ra cây thuốc quý.
- 1 HS kể lại nội dung đoạn 1.
- Tập kể trong nhóm.
- Theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- 2 Nhóm thi kể.
- Nhận xét.
-1HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Về nhà tập kể chuyện và chuẩn bị tiết sau.
?&@
 TOÁN
ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000 (Tiếp theo)
I:Mục tiêu:
	Giúp HS : 
Ôn tập 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chi các số trong phạm vi 100 000 ( tính nhẩm và tính viết)
Giải toán có lời văn và về dạng toán rút về đơn vị.
Suy luận tìm các số còn thiếu.
II:Chuẩn bị:
Bảng phụ bài 1 và bài 4 viết sẵn.
III:Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động. Trò chơi Thi làm bài tập. -Kiểm tra những bài đã giao về nhà ở tiết trước.
- Nhận xét chữa bài.
2. Bài mới.
2.1 Giới thiệu bài. 
2.2 Giảng bài .
Bài 1.Tính nhẩm.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Em đã thực hiện tính nhẩm như thế nào?
- Em có nhận xét gì về hai biểu thức?
- Vây khi thực hiện biểu thức ta chú ý điều gì?
Bài 2. Đặt tính và tính.
- Nêu yêu cầu bài 2.
- Theo dõi giúp đỡ những HS yếu.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 3: Bài toán giải.
HD tóm tắt và giải.
Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống.
Bài 4 yêu cầu chúng ta làm gì?
- Nhận xét bài làm từng phép tính.
3. Củng cố – dặn dò. 
- 2 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu.
-Nhận xét bài làm trên bảng.
- Nhắc lại tên bài học.
- 2 HS lên bảng làm, lớp tự làm bài vào vở.
- Sau đó 4 HS nối tiếp đọc bài của mình trước lớp.
- 3 nghìn + 2 nghìn x 2 = 3 nghìn + 4 nghìn = 7 nghìn......
- Hai biểu thức có: 3000, 2000, 2 và dấu +, x là giống nhau nhưng thứ tự thực hiện khác nhau.
- Chú ý đến thứ tự thực hiện các biểu thức.
b- HS tự làm.
Tự làm vào vở.
- 8 HS nối tiếp nhau đọc bài của mình trước lớp, mỗi HS đọc một con tính.
- Lớp nhận xét sửa bài.
- 1 HS lên bảng tóm tắt, lớp theo dõi.7
-2 HS lên bảng làm bài theo 2 cách.
- Lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét bài làm trên bảng.
-1 HS nêu yêu cầu đề bài.
Viết số thích hợp vào ô trống.
- 4 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào bảng con.
- giải thích cách điền.
 Thứ ba ngày 05 tháng 5 năm 2019
@&?
ĐẠO ĐỨC
Quan sát tìm hiểu việc tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nơi mình ở và điền vào phiếu điều tra.
I.MỤC TIÊU:
	Giúp HS hiểu:
	- Nước sạch rất cần thiết đối với đời sống của con người. Nước dùng trong sinh hoạt( ăn, uống,) dùng trong lao động sản xuất. Nhưng nguồn nước không phải là vô tận. Vì thế chúng ta cần phải biết tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
	-HS biết quý trọng nguồn nước.
	-Tham gia vào các hoạt động, phong trào tiết kiệm nước ở địa phương.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
Chuẩn bị phiếu điều tra.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động. Trò chơi Đóng vai
2. Ôn tập.
- Giới thiệu ghi tên bài hoc.
HĐ1:Suy nghĩ, và nhớ lại việc em quan sát nguồn nước nơi em đang sống.
-Yêu cầu:
1.Nứơc ở đó đang thiếu thừa hay đủ? Biểu hiện như thế nào?
2.Nước ở đó sạch hay bị ô nhiễm? Biểu hiện như thế nào?
3.Các nhóm hãy liệt kê những hành vi mà nhóm quan sát được theo yêu cầu:
HĐ2:Thực hành vào phiếu điều tra.
-Chia lớp thành các nhóm.
-Phát phiếu điều tra theo nhóm rồi đưa ra yêu cầu:
HĐ3: Trình bày kết quả điều tra
-Yêu cầu các nhóm lên dán kết quả điều tra.
-Giúp HS rút ra nhận xét chung về guồn nước nơi các em đang sống đã được sử dụng tiết kiệm hay còn lãng phí, nguồn nứơc được bảo vệ hay ô nhiễm.
-Hãy nêu một vài vịêc các em có thể làm để tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
-KL:Chúng ta phải thực hiện tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước để bảo vệ và duy trì sức khoẻ cuộc sống của chúng ta.
3. Củng cố-dặn dò.
- Đồng thanh hát bài “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”
-Nghe và nhắc lại tên bài học.
-Các cá nhân tự suy nghĩ và nhớ lại những việc đã quan sát .
-Đại diện một số các nhân nêu.
-Nhận xét, bổ sung.
-Lớp chia làm 4 nhóm ngẫu nhiên.
-Đại diện các nhóm lên nhận phiếu:
N1:Những việc làm tiết kiệm nước ở nơi em sống.
N2: Những việc làm gây lãng phí nước.
N3:Những vịêc làm bảo vệ nguồn nước.
N4:Những việc làm gây ô nhiễm nguồn nước.
-Đại diện các nhó dán kết quả.
-Dựa trên kết quả chung tự rút ra nhận xét.
-2-3 HS nêu.
-Nghe GV nhận xét.
-Về thực hiện bảo vệ nguồn nước như bài học.
?&@
TOÁN
ÔN TẬP VỀ CÁC ĐẠI LƯỢNG
I.Mục tiêu.
 Giúp HS:
Củng cố về các đơn vị đo của các đại lượng: độ dài, khối lượng, thời gian, tiền Việt Nam.
Làm tính với các số đo theo các đơn vị đo đã học.
Giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị đo đại lượng đã học.
II.Chuẩn bị
Chuẩn bị 2 chiếc đồng hồ
III.Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động. Trò chơi Thi làm bài tập
-Kiểm tra những bài đã giao về nhà ở tiết trước.
- Nhận xét chữa bài.
2. Bài mới.
2.1 Giới thiệu bài. 
2.2 Giảng bài.
Bài 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. 
- Đề bài yêu cầu gì?
- Câu đúng là câu nào? Vì sao em biết?
- 2 Đơn vị đo độ dài liền nhau hơn hoặc kém nhau bao nhiêu đơn vị?
Bài 2: Quan sát hình vẽ và trả lời các câu hỏi.
-Còn cách nào để tính trọng lượng quả đu đủ nặng hơn quả cam?
- Nhận xét chữa bài.
Bài 3: Ôn độ dài đo thời gian.
Yêu cầu tự làm bài.
Bài 4: Bài toán giải.
- Muốn biết Lan đi từ nhà đến trường hết bao nhiêu phút ta làm thế nào?
- Yêu cầu tự đọc đề là làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
3. Củng cố –dặn dò: 
- 2 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu.
- Nhận xét bài làm trên bảng.
- Nhắc lại tên bài học.
Câu B là câu trả lời đúngVì: 
7m 3cm = 703 cm
- hai đơn vị đo độ dài liền nhau hơn hoặc kém nhau 10 lần.
- Tự làm bài.
- 3 HS nối tiếp đọc bài trước lớp, mỗi học sinh đọc một phần.
- Quả cam nặng bằng hai quả cân và nặng bằng: 200g + 100g 
= 300g.....
- Ta thấy trọng lượng của hai quả cân bằng nhau Vậy quả đu đủ nặng hơn quả cam là:
500g – 100g = 400g
- 1 HS đọc yêu cầu:
- 2HS lên bảng làm bài. Dưới lớp vẽkim vào vở.
- Ta thực hiện phép tính nhân 5 x 3 = 15 phút vì lúc Lan ở nhà là kim phút chỉ số 11.
Đến trường kim phút chỉ ở vạch số 2.
- Mỗi khoảng cách là 5 phút.
- Vậy Lan đi từ nhà đến trường hết 15phút.
- 2 HS đọc đề bài.
Tóm tắt.
2 tờ loại : 2000 đồng
Mua: 2700 đồng
Còn lại: ...đồng?
- 1 HS lên bảng giải, lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét bài làm trên bảng.
-Về nhà hoàn thành bài và chuẩn bị bài tiết sau.
?&@
CHÍNH TẢ (Nghe – viết)
THÌ THẦM
I.Mục tiêu:
Nghe – viết chính xác đẹp bài thơ Thì thầm.
Viết đúng đẹp tên một số nước Đông Nam Á.
Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt tr/ch, dấu hỏi/ dấu ngã và giải câu đố.
II.Đồ dùng dạy – học.
Bài tập 2a, 2b.
III.Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động. Trò chơi Thi viết đúng, viết đẹp. -Đọc : Ngôi sao, lao xao, sen kẽ, hoa sen.
- Nhận xét chữa bài.
2. Bài mới.
2.1 Giới thiệu bài. 
2.2 HD nghe – viết.
- Đọc mẫu bài thơ.
- Bài thơ nhắc đến những sự vật con vật nào?
-Các con vật, sự vật trò chuyện ra sao?
- Bài thơ có mấy khổ thơ? Cánh trình bày các khổ thơ như thế nào?
- các chữ đầu dòng thơ viết như thế nào?
- Đọc các từ khó 
-Chỉnh sửa lỗi chính tả cho HS.
- Đọc từng dòng thơ cho HS viết.
- Đọc lại.
-Chấm 5 – 7 bài.
2. Luyện tập.
Bài 2a. : Đọc và viết đúng tên một số nước Đông Nam Á
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Hãy đọc tên các nước.
- Giới thiệu: Đây là các nước láng giềng của nước ta cùng ở khu vực Đông Nam Á.
- Tên riêng nước ngoài được viết như thế nào?
-Giải thích: Riêng Thái Lan là tên phiên âm tiếng Việt nên viết giống tên  ... guồn xuống các khe núi, sông là nơi nước chảy có lưu thông được.
- Nước sông, suối, hồ thường chảy ra đại dương.
-Nhận xét.
-Nhắc lại tên bài học.
- Quan sát và thảo luận nhóm hình 1,2 trang 130 SGK.
- Thảo luận ghi kết quả vào phiếu.
- Đại diện các nhóm thảo luận nhanh nhất trình bày ý kiến.
- Lớp nhận xét bổ xung.
-Lắng nghe và ghi nhớ. 
1 – 2 HS nhắc lại.
- Quan sát tranh theo cặp hình 3, 4, 5 SGK trang 131.
-Khác nhau : Cao nguyên cao hơn đồng bằng và có sườn dốc ...
- Giống nhau: Cùng tương đối bằng phẳng.
- Đại diện một số cặp trả lời.
-Nhận xét bổ sung.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
-Mỗi nhóm 4- 5 HS quan sát hình 4 trang 131 SGK, vẽ hình mô tả đồi núi đồng bằng và cao nguyên.
-Đại diện nhóm lên truyết trình về hình vẽ của nhóm mình
-Lớp lắng nghe nhận xét và bổ sung.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
LUYỆN TIẾNG VIỆT
TỪ NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY.
I. Mục tiêu :
- Mở rộng vốn từ về thiên nhiên. 
- Ôn tập về dấu chấm, dấu phẩy.
- Ôn tập về nhân hóa .
II. Đồ dùng dạy – học.
Bảng phụ viết lời giải bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động. Trò chơi Thi làm bài tập. 
 - Yêu cầu đọc bài 2 trong tiết trước.
- Nhận xét chữa bài.
2.Bài mới.
2.1 Giới thiệu bài.
2.2 Giảng bài.
Bài 1: Tìm các từ cùng nghĩa có thể thay các từ in nghiêng trong các dòng dưới đây :
a. Cánh đồng rộng M :Cánh đồng bao la
b. Bầu trời cao	 M :Bầu trời thăm thẳm
c. Dãy núi dài 	M : Dãy núi trùng điệp
-Tổ chức thi tìm từ theo hình thức tiếp sức.
Bài 2 .Em chọn dấu chấm hay dấu phẩy để điền vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau ? 
Hồ Gươm nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội mặt hồ trông như chiếc gương soi lớn hình bầu dục giữa hồ trên thảm cỏ xanh Tháp Rùa nổi lên lung linh khi mây bay gió thổi Tháp Rùa như dính vào nền trời bồng bềnh xuôi ngược gió mây.
Bài 3: Em hãy sử dụng biện pháp nhân hóa để tả một buổi sáng mùa xuân tươi đẹp.
3. Củng cố – dặn dò: 
- 2 HS đọc bài theo yêu cầu.
-nhận xét bạn đọc.
-Nhắc lại tên bài học.
a. Cánh đồng rộng ( bát ngát, mênh mông, thênh thang, bạt ngàn)
b. Bầu trời cao	(thăm thẳm ,vòivọi,vời vợi)
c. Dãy núi dài (nhấp nhô, lúp xúp,)
HS chia làm 3 nhóm tiếp nối nhau lên bảng viết từ mình tìm được. 
- 1 HS đọc yêu cầu bài, lớp tự làm bài vào vở.
Hồ Gươm nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trông như chiếc gương soi lớn hình bầu dục. Giữa hồ, trên thảm cỏ xanh, Tháp Rùa nổi lên lung linh . Khi mây bay gió thổi Tháp Rùa như dính vào nền trời bồng bềnh xuôi ngược gió mây.
- 1 HS đọc bài trước lớp.
- HS đọc yêu cầu đề bài .
- Tự viết bài vào vở.
- 3 – 5 HS đọc bài viết trước lớp.
- Lớp theo dõi nhận xét .
Thứ sáu ngày 08 tháng 5 năm 2019
?&@
 CHÍNH TẢ (Nghe – viết).
	 DÒNG SUỐI THỨC.
I. Mục tiêu:
Nghe – viết chính xác, đẹp bài thơ Dòng suối thức.
Làm đúng bài tập chính tả phân biệt Phân biệt tr/ ch, dấu hỏi/ dấu ngã.
II. Chuẩn bị:
Bài tập 3a.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động. Trò chơi Thi viết đẹp, viết đúng. -Đọc: Ma – lai – xi – a, Mi an – ma, Phi – líp –pin, Thái Lan.
- Nhận xét chữa bài.
2. Bài mới.
2.1 Giới thiệu bài. 
2.2 Hướng dẫn nghe – viết
- Đọc bài thơ 1 lần.
Tác giả tả giấc ngủ của muôn vật trong đêm như thế nào?
- Trong đêm chỉ có dòng suối thức để làm gì?
-Bài thơ có mấy khổ thơ? Được trình bày theo thể thơ nào? 
Giữa hai khổ thơ trình bày như thế nào?
- Đọc : Ngôi sao, trên nương, trúc xanh, lượn quanh, ..
- Chỉnh sửa lỗi cho HS.
- Đọc từng dòng thơ cho HS viết.
- Đọc lại.
- Chấm 5 – 7 bài.
2.3 Luyện tập .
Bài 2 a. Tìm các từ chứ tiếng bắt đầu bằng ch/tr. -Nhận xét chữa bài trên bảng.
- Phát giấy bút và yêu cầu làm bài trong nhóm.
-Gọi HS chữa bài.
-Chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3a. điền vào chỗ trống ch/tr. 
3.Củng cố – dặn dò. 
- 2 HS lên bảng, lớp viết bảng con.
- Nhận xét bài viết trên bảng.
- Nhắc lại tên bài.
-Nghe, 2 HS đọc lại bài.
- mọi vật đều ngủ: Ngôi sao ngủ với bầu trời ... cuộc sống bình yên. 
- Suối thức để nghe nhịp cối giã gạo.
-Bài thơ có 2 khổ thơ, được trình bày theo thể thơ lục bát, các chữ đầu dòng thơ được viết hoa
- Giữa hai khổ thơ cách nhau một dòng.
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con những từ khó viết.
- Nhận xét bài viết trên bảng.
- Đọc lại.
-Nghe và viết bài vào vở.
- Đổi chéo vở soát lỗi.
- 1 HS đọc yêu cầu SGK.
- HS tự làm bài.
- 2 HS đọc: Vũ trụ, chân trời,
-1 HS đọc yêu cầu SGK.
- HS làm bài trong nhóm.
- 4 HS dán bài và đọc bài.
- 1 HS chữa bài: - trời – trong –trong – chớ – chân – trăng- trăng.
- Nhận xét bài làm trên bảng.
- Về nhà viết lại bài vào vở.
?&@
TẬP LÀM VĂN
Nghe – kể: Vươn tới các vì sao: Ghi chép sổ tay.
I.Mục tiêu :
HS nói lại được nội dung chính từng mục trong bài Vươn tới các vì sao.
Ghi được những ý chính trong bài Vươn tới các vì sao vào sổ tay.
II.Đồ dùng dạy – học.
Các hình minh hoạ bài Vươn tới các vì sao.
Mỗi HS có một quyển sổ tay.
III.Các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1, Khởi động. 
- Kiểm tra bài tập làm văn tuần trước.
- Nhận xét chữa bài.
2. Bài mới.
2.1 Giới thiệu bài.
2.2 Giảng bài.
Bài 1: Nghe và nói lại từng mục trong bài Vươn tới các vì sao.
- Bài Vươn tới các vì sao gồm có mấy nội dung?
- Đọc chậm ...
- Con tàu đầu tiên phóng vào vũ trụ có tên là là gì?
Quốc gia nào đã phóng thành công con tàu này?
Họ đã phóng nó vào ngày tháng năm nào?
- Ai đã bay trên con tàu đó?
-Con tàu đã bay mấy vòng quanh trái đất?
- Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng là ai?
- Vào ngày tháng năm nào?
- Con tàu nào?
- Ai là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ?
- Chuyến bay nào?
- Yêu cầu kể cho nhau nghe về nội dung bài.
-Nhận xét cho điểm.
Bài 2: Ghi vào sổ tay những ý chính trong bài trên. 
- Nhắc HS chỉ ghi những thông tin chính.
- Nhận xét chữa bài.
3.Củng cố – dặn dò. 
- 3 HS lên bảng đọc những điều mình đã ghi được vào sổ tay ở tuần trước.
-Nhận xét.
- Nhắc lại tên bài học.
- Nghe và nói lại từng mục trong bài Vươn tới các vì sao.
- Gồm 3 nội dung:
+ Chuyên bay đầu tiên của con người vào vũ trụ.
+ Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng.
+ Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ.
- Nghe GV đọc và ghi lại những ý chính của từng mục.
- Tàu phương đông của Liên Xô.
-Liên Xô đã phóng thành công con tàu này.
- Vào ngày: 12 – 4 – 1961.
- Nhà du hành vũ trụ người Nga Ga - ga-rin.
-Con tàu đã bay một vòng quanh trái đất.
- Nhà du hành người Mĩ là người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng.
Ngày 21 – 7 – 1969.
Tàu A – pô – lô.
Đó là anh hùng Phạm Tuân.
- Đó là chuyến bay trên con tàu của Liên Xô vào năm 1980.
-HS làm việc theo cặp.
-Một số cặp trình bày, mỗi cặp trình bày một mục.
- Ghi vào sổ tay những ý chính trong bài nêu trên.
- Thực hành ghi vào sổ tay.
- Theo dõi bài làm của bạn chữa bài và rút kinh nghiệm.
- Về nhà hoàn thành bài viết.
?&@
TOÁN
ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I. Mục tiêu. 
Giúp HS:
-Rèn luyện kĩ năng giải bài toán bằng hai phép tính.
- Rèn kĩ năng thực hiện tính biểu thức.
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động. Trò chơi Thi làm bài tập
- Nhận xét chữa bài.
2. Bài mới.
2.1 Giới thiệu bài. 
2.2 Giảng bài.
Bài 1: Bài giải.
- Để tính số dân của xã năm nay ta làm như thế nào?
- Có mấy cách tính.
Bài 2: Bài toán giải.
-Cửa hàng đã bán 1/3 số áo nghĩa là thế nào?
- Vậy số áo còn lại là mấy phần?
Bài 2: Bài toán giải.
-Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải bài toán.
-Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4: Điền đúng sai và giải thích. 
-Trước khi điền vào ô trống ta phải làm gì?
-Yêu cầu HS làm bài.
-Nhận xét bài làm của HS.
3. Nhận xét tiết học
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét bài làm trên bảng.
- Nhắc lại tên bài học.
- 2 HS đọc đề bài.
- Cách 1: ta tính số dân năm ngoái bằng phép cộng 5236 + 87
Rồi tính số dân năm nay bằng phép cộng:
-Số dân năm ngoái thêm 75.
Cách 2: Ta tính số dân tăng thêm sau hai năm = phép cộng:
87 + 75 rồi tính số dân năm nay = cách cộng số dân năm kia với số dân tăng thêm.
- 1 HS đọc đề bài.
- Cửa hàng có 1245 cái áo chia làm 3 phần thì đã bán được một phần.
- Là 2 phần.
-Làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm. 1 HS tóm tắt 1 HS giải bài toán.
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Ta phải tính và kiểm tra kết quả tính.
- Làm bài vào vở bài tập.
- 3 HS nối tiếp chữa bài.
- Giải thích vì sao đúng vì sao sai.
- Về nhà tiếp tục ôn.
?&@
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu.
 +Đánh giá về học lực và ý thức học sinh trong tuần 34.
 + Phổ biến kế hoạch hoạt động tuần 35.
 + Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
II. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1-Tổng kết tuần học
+Đánh giá về hạnh kiểm học sinh-nhắc nhở những học sinh quên việc học trong thời gian qua
+Đánh giá học lực của HS trong tuần.
2.Kế hoạch tuần tới :
-Kế hoạch phụ đạo, kế hoạch ôn tập cuối năm , kế hoạch, kế hoạch giữ vở sạch viết chữ đẹp, kế hoạch thi định kì 
-Chăm sóc bồn hoa cây cảnh
3.Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- GV giới thiệu hoạt động : 
- HS xem phim về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
 4.Nhận xét tiết học .
-Nghe 
-Một số cán bộ lớp báo cáo tình hình lớp trong tuần.
THỦ CÔNG.
ÔN TẬP THỰC HÀNH THI KHÉO TAY ,LÀM ĐỒ CHƠI THEO Ý THÍCH.
I Mục tiêu.
	- Củng cố lại các kiến thức mà HS đã học được trong môn thủ công.
	- Thực hành thi khéo tay, làm đồ chơi theo ý thích.
	-yêu quý sản phẩm của mình cũng như của bạn.
II Chuẩn bị.
- Tranh quy trình các bài đã học.
III Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động- Kiểm tra đồ dùng của hs.
-Nhận xét chung.
2. Bài mới.
2.1 Giới thiệu bài.
2.2 Giảng bài.
HĐ1. Ôn lại kiến thức. 
- Yêu cầu:
HĐ2:Thực hành
-Tổ chức cho HS làm đồ chơi.
-Theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
-Yêu cầu:
- Nhận xét vàhệ thống lại các bước. 
3.Củng cố, dặn dò. 
-HS để đồ dùng lên bàn. Và bổ sung cho đủ.
-Nhắc lại tên bài học
- 2 –3 HS nhắc lại các bước làm lần lượt của từng bài học.
- Lớp theo dõi bổ sung
- Tự làm đồ chơi cá nhân theo ý thích .
- Trưng bày sản phẩm theo bàn.
-3-4HS nhắc lại các bước làm
-Về nhà ôn lại các bài đã học và chuẩn bị cho tiết học sau. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_theo_tuan_tuan_34_nam_hoc_2018_2019.docx