Giáo án Lớp 3 - Tuần 1-4 - Năm học 2007-2008

Giáo án Lớp 3 - Tuần 1-4 - Năm học 2007-2008

I- Tập đọc:

-+Rèn HS đọc to, rõ ràng, đọc đúng những từ dễ lẫn do phương ngữ như: hạ lệnh, vùng nọ, thầm khen, đuổi đi,

 + HS biết đọc phân biệt giữa lời kể và lời nhân vật

-+ HS hiểu nghĩa các từ: kinh đô, om sòm, trọng thưởng.

 + HS hiểu được nội dung câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé

- HS biết quý trọng những người thông minh, tài trí.

II- Kể chuyện:

- HS biết dựa vào tranh và trí nhớ để kể lại một đoạn của câu chuyện.

- Rèn HS kể rõ ràng, rành mạch, biết lắng nghe và nhận xét lời kể của bạn.

- HS biết quý trọng những người thông minh, tài trí.

 B- Đồ dùng dạy - học:

 - GV: SGK - Giáo án - bảng phụ viết câu văn cần luyện đọc

 - HS: SGK - Vở - bút

 

doc 121 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1038Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 1-4 - Năm học 2007-2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Ngày soạn: Thứ hai / 3 / 9 / 2007 Ngày giảng: Thứ tư / 5 / 9 / 2007
 Tiết 1 Chào cờ:
 ......................... & & &..........................
Tiết 2 Toán: ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
A- Mục tiêu:
- Giúp HS ôn tập, củng cố cách đọc, viết so sánh các số có ba chữ số
- Rèn HS kĩ năng đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số 
- HS có ý thức học tập tốt
B- Đồ dùng dạy - học:	 	
- GV: + Bảng phụ có ghi nội dung của bài tập 1
 + Sách giáo khoa, giáo án.
- HS: 	 Sách giáo khoa, vở ghi, bảng con, phấn.
C- Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- ổn định tổ chức (1- 2’) phút):	
II-Kiểm tra bài cũ(2- 3’) 
- Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của HS
III- Bài mới: (30- 32’) 
1- Giới thiệu bài: 
2- Nội dung:
* Bài tập 1( 3)
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Nhận xét
*Bài tập 2 ( 3)
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
-Gọi hai học sinh lên bảng, lớp làm vở.
- Nhận xét, ghi điểm
Bài tập 3 ( 3)
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- Yêu cầu HS làm miệng
- Nhận xét
* Bài tập 4 ( 3)
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 
- Yêu cầu học sinh làm bảng con
- Nhận xét.
*Bài tập 5( 3):
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 
-Yêu cầu học sinh làm miệng
- Nhận xét chữa bài.
III-Củng cố, dặn dò( 2-3')
- Gọi HS đọc lại nội dung bài.
- Dặn HS Học sinh về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
- HS hát
- HS đọc
- Học sinh làm bài và đọc bài làm của mình
Đọc số
Viết số
Một trăm sáu mươi 
160
Một trăm sáu mươi mốt 
161
Ba trăm năm mươi tư 
354
Ba trăm linh bảy 
307
Năm trăm năm mươi lăm 
555
Sáu trăm linh một 
601
Chín trăm 
900
Chín trăm hai mươi hai 
922
Chín trăm linh chín 
909
Bảy trăm bảy mươi bảy 
777
Ba trăm sáu mươi lăm
365
Một trăm mười một
111
- Nhận xét
- HS đọc
- Học sinh làm bài 
a)
310
311
312
313
314
315
316
317
318
319
b)
310
311
312
313
314
315
316
317
318
319
- Nhận xét
- HS đọc
- HS làm miệng
 303 < 330 30 + 100 < 131
>
<
=
? 615 > 516 410 - 10 < 400 + 1
 199 < 200 243 = 200 + 40 + 3
- Nhận xét 
- HS đọc
- HS làm bảng con:
+ Số lớn nhất là: 735
+ Số bé nhất là: 142
- Nhận xét 
- HS đọc
- Học sinh làm miệng
a) 162; 425; 519; 537; 830.
b) 830; 537; 519; 425; 162.
- Nhận xét 
- HS đọc
Tiết 3+ 4: Tập đọc - Kể chuyện: CẬU BÉ THÔNG MINH
 A- Mục tiêu:
I- Tập đọc:
-+Rèn HS đọc to, rõ ràng, đọc đúng những từ dễ lẫn do phương ngữ như: hạ lệnh, vùng nọ, thầm khen, đuổi đi,
 + HS biết đọc phân biệt giữa lời kể và lời nhân vật
-+ HS hiểu nghĩa các từ: kinh đô, om sòm, trọng thưởng.
 + HS hiểu được nội dung câu chuyện: Ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé
- HS biết quý trọng những người thông minh, tài trí.
II- Kể chuyện:
- HS biết dựa vào tranh và trí nhớ để kể lại một đoạn của câu chuyện.
- Rèn HS kể rõ ràng, rành mạch, biết lắng nghe và nhận xét lời kể của bạn.
- HS biết quý trọng những người thông minh, tài trí. 
 B- Đồ dùng dạy - học:
 - GV: SGK - Giáo án - bảng phụ viết câu văn cần luyện đọc
 - HS: SGK - Vở - bút
 C- Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Tiết 1 
I- ổn định tổ chức( 1-2 phút ):
II- Mở đầu: ( 3 -4 phút)
- GV cầu HS mở phần mục lục SGK Tiếng Việt 3 - Tập 1.
- Gọi 1 HS đọc tên 8 chủ điểm.
- GV giải thích ND từng chủ điểm:
+ Chủ điểm '' Măng non" nói về thiếu nhi
+ Chủ điểm '' Mái ấm" nói về gia đình
+ Chủ điểm '' Tới trường" nói về nhà trường
+ Chủ điểm '' Cộng đồng" nói về xã hôi
+ Chủ điểm '' Anh em một nhà", " Bắc - Trung - Nam" nói về các về các vùng miền trên đất nước ta.
+ Chủ điểm '' Anh em một nhà" nói về các dân tộc trên đất nước ta
+ Chủ điểm '' Thành thị - nông thôn" nói về sinh hoạt ở đô thị, nông thôn.
III- Bài mới (29 - 31 phút )
 1- Giới thiệu bài: 
 2- Nội dung:
 a- Luyện đọc:
 * GV đọc mẫu toàn bài lần 1
 -Hướng dẫn HS cách đọc bài.
 * Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
 - GV treo bảng phụ hướng dẫn HS luyện đọc câu văn dài:
" Ngày xưa / có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước. // Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ / nộp một con gà trống biết đẻ trứng, / nếu không có / thì cả làng phải chịu tội. // "
- Nhận xét
- Đọc từng câu:
+ Hướng dẫn và gọi HS đọc bài , GV sửa sai.
Đọc từng đoạn trước lớp:
+ Bài chia làm mấy đoạn?
+ Gọi 3 HS đọc bài 
+ nhận xét.
- Đọc từng đoạn trong nhóm:
+ Yêu cầu HS luyện đọc bài theo nhóm ba - GV nhắc nhở
+ Gọi một nhóm đọc bài trước lớp,
 +Nhận xét. 
b- Tìm hiểu bài:
- Gọi 1 HS đọc bài
? Nhà vua đã nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
? Vì sao dân chúng lo lắng khi nghe lệnh vua?
? Cậu bé đã làm cách nào để nhà vua thấy lệnh của ngài là vô lí?
? Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì?
- Vì sao cậu bé lại yêu cầu như vậy?
* Tiểu kết
 Tiết 2
c - Luyện đọc lại:
- GV đọc bài lần 2
- Yêu cầu HS luyện đọc theo phân vai theo nhóm 3
- Gọi 2 nhóm thi đọc bài theo vai 
- Nhận xét
d - Kể chuyện:
* Gv nêu nhiệm vụ: Quan sát tranh minh hoạ của truyện để kể lại 1 đoạn của câu chuyện 
* Hướng dẫn HS kể:
 - Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ, kể theo nhóm đôi 1 đoạn câu chuyện
- Gọi 3 HS thi kể trước lớp, mỗi HS kể 1 đoạn
- Nhận xét, ghi điểm. 
IV- Củng cố - dặn dò( 2-3 phút)
? Câu chuyện nói lên điều gì?
 - Dặn HS về nhà đọc lại bài và đọc trước bài: " Hai bàn tay em "
 - Nhận xét giờ học.
-HS hát
-HS mở sách
- HS đọc
- Theo dõi
- Theo dõi
- HS đọc
- HS nối tiếp nhau đọc bài - mỗi em đọc 1 câu 
- 3 đoạn
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài, mỗi HS đọc 1 đoạn
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- HS luyện đọc theo nhóm
- HS đọc - Lớp theo dõi nhận xét.
-1 HS đọc - Lớp đọc thầm
- Nhà vua ra lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng? 
- Vì gà trống không biết đẻ trứng.
- Cậu nói một chuyện khiến vua cho là vô lí, từ đó làm vua phải thừa nhận lệnh của ngài cũng vô lí.
- Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu với vua rèn chiếc kim thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
-Cậu bé yêu cầu một việc vua không thể làm được để khỏi phải thực hiện lệnh vua 
- HS theo dõi
- Luyện đọc theo nhóm 3
- 2 nhóm đọc bài
- Nhận xét
- Quan sát tranh, luyện kể theo nhóm đôi
- 3 HS thi kể
- Nhận xét 
- Nói lên sự thông minh, tài trí của cậu bé
 ......................... & & &..........................
Tiết 5 Tự nhiên và Xã hội: HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP
A- Mục tiêu:	
- Học sinh có khả năng:
+ Nhận ra sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào và thở ra.
+ Chỉ và nói được tên các bộ phản của cơ quan hô hấp trên sơ đồ.
+ Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí khi ta hít vào thở ra.
+ Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người
- Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát, nhận xét
- Học sinh có ý thức tập hít thở sâu để có sức khoẻ tốt
 B- Đồ dùng dạy - học:
- GV: Giáo án, Sách giáo khoa.
- HS: Sách , vở , đồ dùng học tập
C- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- ổn định tổ chức (1 – 2 phút )	
II- Kiểm tra bài cũ:(2 - 3 phút)	
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Nhận xét
III- Bài mới: (30 – 32 phút)
1- Giới thiệu bài: Hoạt động thở và cơ quan hô hấp.
2- Nội dung:
a- Hoạt động 1: Thực hành cách thở sâu:
* Bước 1: Trò chơi.
- Cho học sinh cùng thực hiện động tác "Bịt mũi nín thở".
- Cho học sinh nói về cảm giác của các em sau khi nín thở lâu.
* Bước 2: Gọi 1 học sinh lên trước lớp thực hiện động tác thở sâu như hình 1.
- Cho cả lớp thực hiện động tác thở sâu.
- Hướng dẫn học sinh vừa làm vừa hướng dẫn theo dõi cử động của lồng ngực khi thở.
? Nhận xét sự thay đổi của lồng ngực khi hít vào thở ra hết sức.
? So sánh lồng ngực khi hít vào thở ra bình thường và khi thở sâu.
? Nếu ích lợi của việc thở sâu.
- Giáo viên kết luận.
b- Hoạt động 2: Làm việc với sách giáo khoa.
* Bước 1: Làm việc theo cặp đôi.
- Học sinh học mở sách giáo khoa quan sát hình 2
- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi:
+ Học sinh A: Hãy chỉ vào hình vẽ và nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp.
+ Học sinh B: Hãy chỉ đường đi của không khí trên hình 2.
+ Học sinh A: Đố bạn biết mũi dùng để làm gì.
+ Học sinh B: Đố bạn biết khí quản, phế quản có chức năng gì.
+ Học sinh A: Phổi có chức năng gì.
+ Học sinh B: Chỉ trên hình 3 đường đi của không khí khi ta hít vào, thở ra.
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gọi một số cặp học sinh lên hỏi đáp trước lớp.
- Khen cặp nào có câu hỏi sáng tạo.
- Gọi HS đọc mục “ Bạn cần biết”
- GV: Cần tránh các dị vật rơi vào đường thở, nếu bị phải cấp cứu ngay.
IV- Củng cố, dặn dò (2')
- Cho học sinh nhắc lại mục “ Bạn cần biết”
- Dặn học sinh về học bài và tập thở sâu, nhất là vào buổi sáng không khí trong lành
- Nhận xét tiết học.
-Học sinh hát
- Cả lớp thực hiện
- Khi nín thở lâu ta cảm giác thở gấp hơn, sâu hơn lúc bình thường.
- Quan sát.
- Cả lớp đứng tại chỗ, đặt 1 tay lên ngực và cùng thực hiện hít vào thật sâu và thở ra hết sức.
- Khi ta thở lồng ngực phồng lên, xẹp xuống đều đặn, đó là cử động hô hấp. Cử động hô hấp gồm 2 động tác: Hít vào và thở ra.
- Khi hít sâu vào thì phổi phồng lên để nhận nhiều không khí, lồng ngực sẽ nở to ra. Khi thở sâu ra hết sức lồng ngữ xẹp xuống đẩy không khí từ phổi ra ngoài.
- Giúp cho phổi hoạt động tốt hơn, có lợi cho sức khoẻ.
- Học sinh quan sát.
- Hai học sinh : 1 em hỏi, 1 em trả lời.
- Chỉ vào hình vẽ trả lời các bộ phận của cơ quan hô hấp gồm mũi, phế quản, khí quản, lá phổi phải và trái.
- Đường đi của không khí là từ mũi đến khí quản và đến phế quản và ngược lại.
- Để hít không khí vào và thở ra.
- Khí quản và phế quản là đường dẫn khí.
- Hai lá phổi có chức năng trao đổi khí.
- Hít vào: mũi -> khí quản -> phế quản.
- Thở ra: Phế quản -> khí quản-> mũi.
- Một số cặp học sinh lên hỏi - đáp.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Đọc bài ( CN – ĐT)
- Học sinh liên hệ thực tế cuộc sống hàng ngày: 
- Nhắc lại 
............................................................ & & &............................................................
Ngày soạn: Thứ hai / 6 /9/ 2007 Ngày giảng: Thứ năm / 6 / 9 /2007
Tiết 1: Tập đọc: HAI BÀN TAY EM
 A- Mục tiêu:
 I- Tập đọc
- + Rèn HS đọc to, rõ ràng, đọc đúng những từ dễ lẫn do phương ngữ như: cạnh lòng, thủ thỉ, đầu cành,
 + Hs biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòn ... , ghi điểm
III- Bài mới( 29 - 31 phút):
1- Giới thiệu bài: nghe - viết : Ông ngoại
2- Nội dung:
a- Hướng dẫn chuẩn bị:
 - GV đọc bài chính tả lần 1
 - Gọi 1 HS đọc
? Đoạn văn gồm mấy câu?
 ? Những chữ nào trong bài cần viết hoa?
 - Hướng dẫn HS viết từ dễ lẫn vào bảng con - GV sửa sai
 b-Viết bài:
- GV đọc bài chính tả lần 2
- Hướng dẫn HS cách trình bày bài
- GV đọc bài chính tả cho HS viết vào vở - GV uốn nắn, nhắc nhở
 c - Chấm, chữa bài:
 - GV đọc bài cho HS soát lỗi
 - GV chấm điểm 1 số vở, nhận xét
 3- Luyện tập:
 * Bài tập 2
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 
 - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi làm bài vào nháp
- Gọi HS nêu các từ vừa tìm được
- Nhận xét
* Bài tập (3):
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu a của bài tập
- Lần lượt đọc từng phần, yêu cầu HS suy nghĩ, viết các từ tìm được ra bảng con 
- Nhận xét
IV- Củng cố - dặn dò(2- 3 phút):
 ? Bài chính tả hôm nay học những nội dung gì?
 - Dặn HS về tập viết những từ dễ lẫn
 - Nhận xét giờ học. 
- HS hát
-2 HS lên bảng, lớp viết nháp
- Nhận xét
- Theo dõi
- Hs đọc
- 4 câu
- Các chữ đầu câu, đầu đoạn 
- HS viết
- Theo dõi
- HS viết bài vào vở
- HS soát lỗi bằng bút chì
- HS đọc
- Thảo luận nhóm đôi làm bài 
- Nối tiếp nhau nêu:
 " xoay, hoáy, khoáy, ngoáy,..."
- Nhận xét
- Viết bảng con:
+ giúp
+ dữ
+ ra
- Nhận xét
- Nghe - viết: "Ông ngoại", làm BT phân biệt d/gi/r ; tìm vần khó " oay"
............................................................ & & & ...........................................................
Ngày soạn: Thứ ba/ 25/ 9 /2007 Ngày giảng: Thứ sáu /28 / 9 / 2007
Tiết 1 Tập làm văn: NGHE KỂ : " DẠI GÌ MÀ ĐỔI "
 ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
A- Mục tiêu:
-+ Nghe và kể được câu chuyện "Dại gì mà đổi", 
 + Điền đúng những nội dung cần thiết vào mẫu điện báo.
-+ Rèn HS kể đúng nội dung, tự nhiên. Lời kể rõ ràng, mạch lạc, tự nhiên, câu đủ ý
 + Điền đủ, đúng vào mẫu điện báo
- HS có ý thức học tập tốt
B- Đồ dùng dạy - học:
- GV: Giáo án, sách giáo khoa, mẫu đơn phô tô
- HS: Sách giáo khoa, vở ghi
C - Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Ổn định tổ chức( 1 -2 phút):
II- Kiểm tra bài cũ( 3-4 phút):
-Gọi 1HS kể về gia đình mình với người bạn mới quen
- Nhận xét, ghi điểm
III- Bài mới: (29 - 31 phút)
1- Giới thiệu bài: Nghe và kể "Dại gì mà đổi". Điền vào giấy tờ in sẵn
2- Nội dung:
* Bài tập 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập và các câu hỏi gợi ý
- Kể câu chuyện 2 lần
? Vì sao mẹ doạ đổi cậu bé.
? Cậu bé trả lời mẹ như thế nào.
? Vì sao cậu bé nghĩ như vậy.
- Gọi 1 học sinh kể lại câu chuyện
- yêu cầu HS luyện kể theo nhóm đôi
- Gọi 3 HS thi kể trước lớp
- Nhận xét, tuyên dương
? Truyện buồn cười ở điểm nào?
* Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
? Tình huống cần viết điện báo là gì?
- Mỗi người chúng ta khi có việc phải đi đâu xa thì những người thân thướng rất lo lắng. Vì vậy khi đến nơi chúng ta nên gửi điện báo tin cho người thân để họ yên tâm.
? Yêu cầu của bài là gì?
- Giảng:
+ Họ tên, địa chỉ người nhận: Cần viết chính xác cụ thể ( Đây là phần bắt buộc)
+ Họ tên, địa chỉ người gửi ( Cần thì chuyển
+ Phần tiếp theo ta cần ghi nội dung bức điện. Vì điện báo nên chúng ta cần ghi ngắn gọn, rõ ràng, đủ ý.
+ Phần cuối cùng là họ tên, địa chỉ người gửi cần ghi đầy đủ, rõ ràng để bưu điện tiện liên hệ khi chuyển phát điện nếu không gi đầy đủ mà gặp khó khăn bưu điện không chịu trách nhiệm (phần này không gửi đi nên không tính cước)
- Gọi 1 học sinh điền miệng
-Yêu cầu làm bài vào mẫu điện báo
- GV thu bài chấm điểm, nhận xét
IV- Củng cố - dặn dò(2- 3 phút):
 ? Tiết TLV hôm nay học bài gì?
.- Học sinh về nhà tập kể lại câu chuyện. ghi nhớ cách viết điện báo để sử dụng khi cần thiết
- GV nhận xét tiết học
- Hát
- HS kể
- Nhận xét
- HS đọc
- Theo dõi
- Vì cậu bé rất nghịch ngợm.
- Cậu bé nói: Mẹ sẽ chẳng đổi được đâu.
- Vì cậu bé nghĩ: Chẳng ai muốn đổi một đứa con ngoan để lấy một đứa con nghịch ngợm.
- 1 học sinh kể chuyện
- Luyện kể chuyện theo nhóm.
- 3 HS thi kể trước lớp.
- Nhận xét
- Truyện buồn cười vì cậu bé mới 4 tuổi đã biết rằng không ai muốn đổi một đứa con ngoan lấy một dứa con nghịch ngợm
- Đọc yêu cầu 
- Em được đi chơi xa, đến nơi em muốn gửi điện báo tin cho gia đình biết . Hãy chép vào vở họ tên, địa chỉ người gửi, người nhận và nội dung điện.
- Dựa vào mẫu trong SGK, em chỉ viết họ tên người gửi, người nhận, nội dung bức điện 
- Viết họ tên, địa chỉ người gửi, người nhận và nội dung điện.
Nghe giảng.
- Học sinh điền miệng
- Lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nêu
- điện báo 
 ...................... & & & ..........................
Tiết 2 Thể dục: ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT 
 TRÒ CHƠI " THI XẾP HÀNG"
A- Mục tiêu:	
- Tiếp tục ôn tập hợp đội hình hàng dọc, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng. Yêu cầu thực hiện ở mức tương đối chính xác.
- Học đi chướng ngại vật (thấp). Yêu cầu biết cách thực hiện
- Chơi trò chơi thi xếp hàng. Yêu cầu biết cách chơi và biết tham gia chơi chủ động 
B- Địa điểm- phương tiện
1- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ.
2- Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sân chơi.
C- Các hoạt động dạy - học:
Nội dung
TL
Phương pháp tổ chức
1- Phần mở đầu: 
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. 
- Cho học sinh giậm chân tại chỗ và hát theo nhịp
- Yêu cầu học sinh chạy chậm một vòng quanh sân.
-Cho học sinh chơi trò chơi " Tìm người chỉ huy"
2- Phần cơ bản 
* Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay trái, quay phải.
- Cho lớp tập theo hàng ngang để làm mẫu
- Chia tổ cho cán sự lớp tự điều khiển.
- GV đến từng tổ quan sát, nhắc nhở.
* Học đi vượt chướng ngại vật thấp
- GV nêu động tác, làm mẫu cho học sinh quan sát.
+ Dùng khẩu lệnh hô học sinh vào chỗ, sau khi học sinh đi xong thi hô thôi.
+Đứng chân trước chân sau hoặc hai chân bằng nhau, sau vạch xuất phát hai tay buông tự nhiên, thân hơi ngả về trước, trọng tâm dồn nhiều vào chân trước.
+ Khi có lệnh từng em đi theo đường qui định, khi gặp những chướng ngại vật thì bước hoặc nhảy qua, sau đó đi thường đến đích, vòng về tập hợp ở cuối hàng.
- Cho HS thực hiện đi vượt chướng ngại vật thấp
* Trò chơi " Thi xếp hàng "
- GV nêu TC, nhắc lại cách chơi
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi
3- Phần kết thúc 
- Cho HS đi thường theo vòng tròn, vừa đi vừa thả lỏng.
- Hệ thống lại bài học
- Nhận xét giờ học, giao bài về nhà.
 5' 
1-2 lần
3-4 lần
 25'
1-2 lần
1-2 lần
3-4 lần
 1 lần
3-4 lần
 5'
x
x
x
x
x
x
x
x
 x 
 GV
 x 
 GV
x
x
x
x
x
x
x
x
- luyện tập theo tổ
- Quan sát
Nghe giáo viên phổ biến cách tập
- Học sinh đi chướng ngại vật thấp.
- Học sinh chơi trò chơi
- Học sinh đi thường 
 ...................... & & & .........................
Tiết 3 Toán: NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ 
 ( KHÔNG NHỚ )
A- Mục tiêu:
- Giúp HS:
+ Biết thực hành đặt tính rồi tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số 
( không nhớ)
+ Áp dụng phép nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( không nhớ) để giải các bài tập
- Rèn HS kỹ năng nhân và giải toán
- HS có ý thức học tập tốt	
B- Đồ dùng Dạy - Học:
-GV: Sách giáo khoa, giáo án 
- HS: Sách giáo khoa, vở ghi
C- Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I - Ổn định tổ chức( 1 - 2 phút):
II- Kiểm tra bài cũ ( 3- 4 phút): 
 - Gọi 1 HS lên bảng làm BT 3 (VBT Toán trang 25)
- Nhận xét, ghi điểm
III- Bài mới: (29- 31 phút): 
1- Giới thiệu bài: Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( không nhớ) 
2- Nội dung:
- Nêu phép tính 12 x 3 = ?
? Thừa số thứ nhất có mấy chữ số?
? Thừa số thứ hai có mấy chữ số?
? Ta có thể tìm kết quả phép tính bằng cách nào?
- Hướng dẫn HS cách đặt tính và tính
* 3 nhân 2 bằng 6 viêt 6
* 3 nhân 1 bằng 3 viết 3
-? Khi thực hiện phép tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ta làm thế nào
- Lưu ý HS cách đặt tính và tính
3- Luyện tập:
* Bài tập1(21): Tính
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT
- Hướng dẫn HS làm miệng
- Nhận xét
* Bài tập 2(21): Đặt tính rồi tính
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT
- Yêu cầu HS làm bảng con
- Nhận xét
* Bài tập 3(21): 
- Gọi HS đọc bài toán
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
- Hướng dẫn và gọi 1 HS lên bảng giải, lớp làm vở
- Nhận xét
IV- Củng cố - dặn dò( 2 - 3 phút)
- Gọi 1 - 2 HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số
- Dặn HS làm bài tập trong vở BT Toán
- Chuẩn bị bài tiết sau
- Nhận xét giờ học
- Hát
- Lên bảng làm BT 
- Nhận xét
- 2 chữ số
- 1 chữ số
- Ta tính 12 + 12 + 12 = 36
- Nhắc lại cách tính
- Ta đặt tính rồi thực hiện nhân từ phải sang trái
- Đọc yêu cầu 
- HS làm miệng:
- Nhận xét
- Đọc yêu cầu 
- Làm bảng con:
32 x 3 11 x 6 42 x 2 13 x 3
- Nhận xét 
- Đọc bài toán
- Một hộp bút có 12 cái bút 
- Hỏi 4 hộp có bao nhiêu cái bút?
- 1 HS lên bảng giải, lớp làm vở
Bài giải:
4 hộp như thế có số bút chì là:
 12 x 4 = 48 ( bút )
 Đáp số: 48 bút chì 
- Nhận xét
- HS nhắc lại 
Tiết 4 Sinh hoạt: TUẦN 4
I-Yêu cầu
- HS nắm được ưu nhược điểm bản thân, của lớp trong tuần qua
- Rèn HS tính trật tự, kỉ luật
- HS có ý thức tu dưỡng đạo đức và vươn lên trong học tập
II- Lên lớp
1. Ổn định tổ chức : Hát
2. Nhận xét tuần qua
* Đạo đức : 
- Các em ngoan, lễ phép hoà nhã, đoàn kết với bạn bè
- Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, đầu giờ đến sớm
* Học tập : 
 Mang đầy đủ đồ dùng học tập
 - Duy trì nề nếp học tập tương đối tốt
.- Đầu giờ trật tự truy bài
 - Trong lớp trật tự chú ý lắng nghe giảng nhưng chưa thực sự sôi nổi trong học tập.
- Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp
- Ngoài ra còn một số em đọc yếu, chữ viết xấu như: Hải, Hoản, Nghĩa,..
+ Tuyên dương : Tuấn, Hoàn, Hồng ...
+Phê bình : Hải, Hoản
* Hoạt động khác :
- Đầu giờ các em đến lớp sớm vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ
- Ăn mặc tương đối gọn gàng
- Duy trì hátđầu giờ, chuyển tiết, cuối giờ
 3. Phương hướng tuần sau:
 - Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt
 - Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại 
 - Phát huy ưu điểm đă đạt được trong tuần vừa qua 
 .......................... & & & .............................
Tiết 4 Âm nhạc: HỌC HÁT: BÀI: “ BÀI CA ĐI HỌC ” ( Lời 2)
 (GV chuyên soạn và dạy)

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 3T1234.doc