Giáo án Lớp 3 Tuần 1 đến 5 - Trường Tiểu học số 1 Hương Xuân

Giáo án Lớp 3 Tuần 1 đến 5 - Trường Tiểu học số 1 Hương Xuân

Tập đọc - Kể chuyện Cậu bé thông minh

 A/Mục tiêu :

- Đọc đúng, đọc rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu ND bài : Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé.

- KC : Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

 B/ Chuẩn bị đồ dùng: - Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể trong SGK.

 - Bảng phụ viết sẵn câu hướng dẫn học sinh luyện đọc :” Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp. chịu tội”

 C/ Các hoạt động dạy học :

 

doc 123 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 604Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 1 đến 5 - Trường Tiểu học số 1 Hương Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
gggg o0ohhhh
 Thứ hai ngày 15 tháng 8 năm 2011
Tập đọc - Kể chuyện 	 Cậu bé thông minh 
 A/Mục tiêu : 
Đọc đúng, đọc rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
Hiểu ND bài : Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé.
KC : Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa. 
 B/ Chuẩn bị đồ dùng: - Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể trong SGK.
 - Bảng phụ viết sẵn câu hướng dẫn học sinh luyện đọc :” Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp... chịu tội”
 C/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
 2.Bài mới: 
 A) Tập đọc
 a) Phần mở đầu :
- Giáo viên giới thiệu tám chủ điểm của sách giáo khoa tiếng việt 3
 b) Phần giới thiệu :
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa minh họa chủ điểm “ Măng non “ trang 3 
-Tranh minh họa “ Cậu bé thông minh “trang 4 
-Giáo viên giới thiệu : Cậu bé thông minh là câu chuyện về sự thông minh tài trí đáng khâm phục của một bạn nhỏ 
 c) Luyện dọc: 
- Giáo viên đọc toàn bài .
(Giọng người dẫn chuyện : chậm rãi 
- Giọng cậu bé : lễ phép bình tĩnh , tự tin .Nhà vua : oai nghiêm )
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ .
- Giáo viên theo dõi, nghe học sinh đọc , nhắc nhở học sinh ngắt nghỉ hơi đúng và đọc đoạn văn với giọng thích hợp , nếu học sinh đọc chưa đúng .Kết hợp giúp học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ mới xuất hiện trong từng đoạn (Ví dụ : Kinh đô, om sòm , trọng thưởng) 
- Giáo viên theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng .
d) Hướng dẫn tìm hiểu bài : 
 - Yêu cầu học sinh đọc thầm và trả lời nội dung bài 
- Nhà vua nghĩ ra kể gì để tìm người tài ?
- Vì sao dân chúng lại lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua ?
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2 
- Cậu bé đã làm cách nào để nhà vua nghĩ lệnh của mình là vô lí ?
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 3 
-Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé đã yêu cầu điều gì ?
-Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy ? 
- Yêu cầu cả lớp cùng đọc thầm và trả lời nội dung câu chuyện nói lên điều gì?
 d) Luyện đọc lại : 
-Giáo viên chọn để đọc mẫu một đoạn trong bài 
- Giáo viên chia ra mỗi nhóm 3 em .
- Tổ chức thi hai nhóm đọc theo vai 
- Giáo viên và học sinh bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất .
B) Kể chuyện : 
1 .Giáo viên nêu nhiệm vụ 
-Trong phần kể chuyện hôm nay các em sẽ quan sát 3 tranh minh họa 3 đoạn truyện và tập kể lại từng đoạn của câu chuyện .
2. Hướng dẫn kể từng đoạn theo tranh 
- Giáo viên theo dõi gợi ý nếu có học sinh kể còn lúng túng 
 C) Củng cố dặn dò : 
- Câu chuyện em thích nhân vật nào ? Vì sao ?
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học .
- Dặn về nhà học bài xem trước bài “Hai bàn tay em“ 
-Học sinh trình dụng cụ học tập.
-Vài học sinh nhắc lại tựa bài
- Lớp quan sát tranh ,qua hai bức tranh .
- Nêu nội dung cụ thể từng bức tranh vẽ vừa quan sát .
- Lớp theo dõi lắng nghe giáo viên đọc mẫu 
- Học sinh đọc từng câu nối tiếp cho đến hết bài thể hiện đúng lời của từng nhân vật ( chú ý phát âm đúng các từ ngữ : bình tĩnh. xin sữa. bật cười. mâm cỗ )
- Học sinh đọc từng đoạn trước lớp 
- Học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trong bài ( một hoặc hai lượt ) 
- Học sinh dựa vào chú giải sách giáo khoa để giải nghĩa từ .
- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm , từng cặp học sinh tập đọc 
( em này đọc ,em khác nghe góp ý)
- Hai học sinh mỗi em đọc một đoạn của bài tập đọc .
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3. 
-Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng 
- Vì gà trống không đẻ trứng được. 
- Học sinh đọc thầm đoạn 2 :
- Cậu bé nói chuyện khiến vua cho là vô lí ( bố đẻ em bé ) từ đó làm cho vua phải thừa nhận : Lệnh của ngài cũng vô lí .
- Học sinh đọc đoạn 3 :
- Cậu yêu cầu sứ giả về tâu đức vua rèn chiếc kim thành  xẻ thịt chim 
- Yêu cầu một việc vua không làm nổi để khỏi phải thực hiện lệnh vua 
- Câu chuyện ca ngợi tài trí của cậu bé .
- Học sinh lắng nghe giáo viên đọc mẫu 
- Các nhóm tự phân vai ( người dẫn chuyện , cậu bé , vua )
- Học sinh đọc cá nhân và đọc theo nhóm . Bình xét cá nhân và nhóm đọc hay 
- Học sinh lắng nghe giáo viên nêu nhiệm vụ của tiết học .
- Học sinh quan sát lần lượt 3 tranh minh họa của 3 đoạn truyện , nhẩm kể chuyện 
-Ba học sinh nối tiếp nhau quan sát tranh và kể 3 đoạn của câu chuyện 
-Lớp và giáo viên nhận xét lời kể của bạn
-Trong chuyện em thích nhân vật cậu bé .
-Vì tuy còn nhỏ nhưng cậu rất thông minh .
- Học bài và xem trước bài mới .
Bổ sung:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Toán : Đọc,viết - so sánh các số có 3 chữ số 
A/ Mục tiêu 
 -Biết cách đọc, cách viết, so sánh các số có 3 chữ số.
 B/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
 “Đọc viết so sánh số có 3 chữ số “
 b) Luyện tập:
-Bài 1: - Giáo viên ghi sẵn bài tập lên bảng như sách giáo khoa .
-Yêu cầu 1 em lên bảng điền và đọc kết quả 
-Yêu cầu lớp theo dõi và tự chữa bài .
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2 :Giáo viên nêu phép tính và ghi bảng
-Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện .
-Gọi hai học sinh đại diện hai nhóm lên bảng sửa bài
-Gọi học sinh khác nhận xét
+Giáo viên nhận xét chung về bài làm của học sinh 
Bài 3:- Ghi sẵn bài tập lên bảng như SGK
-Yêu cầu 1 học sinh lên bảng điền dấu thích hợp và giải thích cách làm . 
-Yêu cầu cả lớp thực hiện vào phiếu học tập .
-Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 4 :-Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài 
-Yêu cầu cả lớp cùng theo dõi bạn .
-Yêu cầu học sinh nêu miệng chỉ ra số lớn nhất có trong các số và giải thích vì sao lại biết số đó là lớn nhất ?
-Gọi học sinh khác nhận xét
+ Nhận xét chung về bài làm của học sinh 
 c) Củng cố - Dặn dò:
-Nêu cách đọc ,cách viết và so sánh các có 3 chữ số ?
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập 
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
-Vài học sinh nhắc lại tựa bài
- 1 em lên bảng điền chữ hoặc số thích hợp vào chỗ chấm . 
- Cả lớp thực hiện làm vào vở đồng thời theo dõi bạn làm và tự chữa bài trong tập của mình 
- Học sinh khác nhận xét bài bạn
- Cả lớp cùng thực hiện làm vào vở 
- Hai học sinh lên bảng thực hiện 
a/ 310, 311, 312, 313 ,314, 315, 316, 
317,318 , 319 .( Các số tăng liên tiếp từ 310 đến 319)
b/ 400,399, 398, 397, 396 , 395 , 394 , 393 , 392 , 391 .(Các số giảm liên tiếp từ 400 xuống 319 )
-Hai học sinh nhận xét bài bạn .
-Một học sinh lên bảng thực hiện điền dấu thích hợp vào chỗ chấm :
330 = 330 ; 30 +100 < 131
 615 > 516 ; 410 – 10 < 400 + 1
199 < 200 ; 243 = 200 + 40 + 3
-Học sinh khác nhận xét bài bạn .
- Một học sinh đọc đề bài trong SGK .
-Một em nêu miệng kết quả bài làm :375 , 421, 573, 241, 735 ,142 
-Vậy số lớn nhất là số : 735 vì Chữ số hàng trăm của số đó lớn nhất trong các chữ số hàng trăm của các số đã cho .
-Vài học sinh nhắc lại nội dung bài học 
-Về nhà học bài và làm bài tập còn lại
Bổ sung:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Luyện viết : Ôn chữ hoa A
 A/ Mục tiêu : 
- Viết đúng chữ hoa A(1 dòng),V,D (1 dòng);viết đúng tên riêng Vừ A Dính (1 dòng) và câu ứng dụng:Anh em..............đỡ đần (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
 B/ Chuẩn bị : Mẫu chữ viết hoa , mẫu chữ viết hoa về tên riêng Vừ A Dính và câu tục ngữ trên dòng kẻ ô li 
 C/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cu:
-Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh .
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
 2.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
- Hôm nay chúng ta sẽ ôn viết chữ hoa A và một số từ chỉ danh từ riêng ứng dụng có chữ hoa V, D 
 b)Hướng dẫn viết trên bảng con :
Luyện viết chữ hoa :
-Yêu cầu học sinh tìm các chữ hoa có trong tên riêng Vừ A Dính ?
- Viết mẫu và kết hợp nhăc lại cách viết từng chữ .
Học sinh viết từ ứng dụng tên riêng 
-Yêu cầu học sinh đọc từ ứng dụng .
-Giới thiệu về Vừ A Dính là một thiêú niên người dân tộc Hmông, anh dũng hi sinh trong thời kì chống TDP để bảo vệ cán bộ cách mạng .
Luyện viết câu ứng dụng :
-Yêu cầu một học sinh đọc câu –“Anh em đỡ đần .”
-Hướng dẫn học sinh hiểu nội dung câu tục ngữ nói về anh em thân thiết gắn bó đùm bọc nhau .
-Yêu cầu luyện viết những tiếng có chữ hoa .
 c) Hướng dẫn viết vào vở :
-Nêu yêu cầu viết chữ A , V , D một dòng cỡ nhỏ .
-Viết tên riêng Vừ A Dính hai dòng cỡ nhỏ .
-Viết câu tục ngữ một lần .
-Nhắc nhớ học sinh về tư thế ngồi viết , cách viết các con chữ và câu ứng dụng đúng mẫu 
 d/ Chấm chữa bài 
-Chấm từ 5- 7 bài học sinh .
-Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm .
 e// Củng cố - Dặn dò:
-Yêu cầu học sinh lần lượt nhắc lại cách viết chữ hoa và câu ứng dụng 
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà học và xem trước bài mới .
-Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ của mình 
-Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu 
-Vài học sinh nhắc lại tựa bài.
-Học sinh theo dõi giáo viên .
-Học sinh tìm ra các chữ hoa có trong tên riêng Vừ A Dính gồm A , V ,D
- Lớp theo dõi giáo viên và cùng thực hiện viết vào bảng con .
-1HS đọc từ ứng dụng .
-Lắng nghe để hiểu thêm về thiếu niên người dân tộc Vừ A Dính .
-Luyện viết từ ứng dụng vào bảng con.
 ... ả lớp theo dõi bình chọn tổ họp có hiệu quả nhất. 
- Hai học sinh nhắc lại nội dung bài học và nêu lại ghi nhớ về Tập làm văn. 
- Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau.
Bổ sung: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Toán : Tìm một trong các phần bằng nhau của một số 
 A/ Mục tiêu : 
 - Học sinh biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
 - Vận dụng để giải các bài toán có lời văn .
 B/ Chuẩn bị : 12 cái kẹo , 12 que tính 
 C/Các hoạt động dạy học :	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1.Bài cũ :
- Gọi hai học sinh lên bảng làm lại bài tập số 2 và bài tập số 3 tiết trước
 2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài:
 b) Khai thác:
 Hướng dẫn học sinh tìm một trong các phần bằng nhau của một số
- Giáo viên nêu bài toán như sách giáo khoa 
- Yêu cầu học sinh nêu lại yêu cầu bài tập .
+ Làm thể nào để tìm của 12 cái kẹo?
- Giáo viên vẽ sơ đồ để minh hoạ.
 - Yêu cầu 1HS lên thực hiện chia 12 cái kẹo thành 3 phần bằng nhau. Sau đó 1 HS khác lên bảng giải.
+ Giáo viên hỏi thêm : Muốn tìm của 12 cái kẹo ta làm như thế nào ? 
c. Thực hành:
Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập .
- Gọi một em làm mẫu một bài trên bảng .
- Yêu cầu học sinh tự tính kết quả .
- Gọi 3 em lên tính mỗi em một phép tính .
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và tự chữa bài 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2 : - Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài 
-Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện .
- Gọi 1HS lên bảng làm bài.
+Giáo viên chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. 
 c) Củng cố - Dặn dò:
+ Muốn tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số ta làm thế nào?
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
Hai học sinh lên bảng làm bài, lớp theo dõi.
- Học sinh 1 : Lên bảng làm bài tập 2 
- Học sinh 2: Làm bài 3 
Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
- HS quan sát sơ đồ minh họa và nêu :
+ Ta lấy 12 cái kẹo chia thành 3 phần bằng nhau ,mỗi phần chính là số kẹo cần tìm .
- 1 em lên bảng trình bày bài giải
Giải:
Chị cho em số kẹo là:
12 : 3 = $cái)
 Đ/S: 4 cái kẹo 
+Ta chia 12 cái kẹo thành 4 phần bằng nhau mỗi phần chính là số kẹo cần tìm .
-Một em nêu đề bài .
-Cả lớp thực hiện làm vào vở .
- 3 học sinh lên bảng thực hiện mỗi em một cột (tìm 1 phần bằng nhau của 8 , 35 , 24 , 54)
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Đổi chéo vở để chấm bài kết hợp tự sửa bài cho bạn .
- Một học sinh đọc bài toán. 
- Cả lớp cùng thực hiện làm vào vở 
- 1 học sinh lên bảng thực hiện, lớp theo dõi nhận xét chữa bài vào vở (nêu sai). 
Giải :
Số mét vải xanh cửa hàng bán là :
40 : 5 = 8 ( m )
 Đ/S: 8 m 
-Vài học sinh nhắc cách tìm... 
-Về nhà học bài vàĩem lại các BT đã làm. 
 Bổ sung: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tự nhiên xã hội : Hoạt động bài tiết nước tiểu 
 A/ Mục tiêu : 
- Nêu được tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên tranh vẽ hoặc mô hình.
 B/ Chuẩn bị : Các hình liên quan bài học ( trang 22 và 23 sách giáo khoa ), 
 C/Các hoạt động dạy học :	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác: 
 Hoạt động 1: Quan sát - Thảo luận 
Bước 1: Yêu cầu quan sát theo cặp hình 1 trang 22 và trả lời : 
+ Chỉ đâu là thận và đâu là ống dẫn nước tiểu ?
Bước 2 :- Làm việc cả lớp 
- Treo tranh hệ bài tiết nước tiểu phóng to lên bảng và yêu cầu vài học sinh lên chỉ và nêu tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu .
Hoạt động 2 Thảo luận nhóm 
-Bước 1 : Làm việc cá nhân yêu cầu học sinh quan sát tranh 23 đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi của bạn trong tranh ?
Bước 2 : Làm việc theo nhóm :
- Yêu cầu các nhóm quan sát hình 2 sách giáo khoa trang 23 và trả lời các câu hỏi sau 
+ Nước tiểu được tạo thành ở đâu ?
+Theo bạn nước tiểu được đưa xuống bóng đái bằng đường nào ?
+ Trước khi thải ra ngoài nước tiểu được chứa ở đâu ?
+ Nước tiểu được thải ra ngoài bằng đường nào?
+ Mỗi ngày mỗi người thải ra ngoài bao nhiêu lít nước tiểu ?
 Bước 2 : Làm việc cả lớp 
-Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày 
- Giáo viên khuyến khích học sinh cùng một nội dung có nhiều cách đặt câu hỏi khác nhau.
- Cả lớp nhận xét bổ sung .
* Chỉ vào sơ đồ và nói được tóm tắt hoạt động của cơ quan bài tiết nước tiểu.
 d) Củng cố - Dặn dò:
- Cả lớp lắng nghe giới thiệu bài 
- Lớp tiến hành quan sát hình và trả lời các câu hỏi theo hướng dẫn của giáo viên .
- Lần lượt từng HS lên bảng chỉ và nêu các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu, lớp theo dõi nhận xét. 
- Dựa vào tranh 23 quan sát để đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi của bạn trong hình .
- Lớp tiến hành làm việc theo nhóm thảo luận trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên .
+ Nêu nước tiểu được tạo thành ở thận và được đưa xuống bóng đái bằng ống dẫn nước tiểu .
+Trước khi thải ra ngoài nước tiểu được chứa ở bóng đái .
+ Thải ra ngoài bằng ống đái .
+ Mỗi ngày mỗi người có thể thải ra ngoài từ 1 lít – 1 lít rưỡi nước tiểu .
- Lần lượt đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận .
- Lớp theo dõi nhận xét bổ sung. 
- 1-2 HS lên bảng chỉ.
Về nhà học bài và xem trước bài mới. 
Bổ sung: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thủ công 
 Gấp cắt ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng ( tiết 1 )
 A/ Mục tiêu 
 	Biết cách gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh .
Gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Các cánh của ngôi sao tương đối đều nhau. 
	Giáo dục học sinh yêu thích cắt, gấp hình.
 B/ Chuẩn bị - Một mẫu lá cờ đỏ sao vàng sẵn bằng giấy màu có kích thước đủ lớn để HSquan sát được . Tranh quy trình gấp , cắt , dán lá cờ đỏ sao vàng.
 - Giấy nháp , giấy thủ công , bút màu , kéo thủ công.
 C/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh 
 2.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
 b) Khai thác:
* Hoạt động 1 :-Hướng dẫn quan sát và nhận xét :
- Cho học sinh quan sát mẫu một ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng gấp sẵn và hỏi :
+ Lá cờ này có đặc điểm và hình dạng như thế 
nào ? 
+ Lá cờ đỏ sao vàng thường được treo ở nơi những nào ? Vào những dịp nào ?
-Giới thiệu và liên hệ với lá cờ đỏ sao vàng thật 
* Hoạt động 2:
 Bước 1 : Gấp cắt ngôi sao năm cánh .
- Gọi một học sinh lên bảng thực hiện cắt gấp theo mẫu hình vuông có cạnh là 8 cm 
- Mở một đường gấp đôi ra để lại một đường gấp AOB trong đó O là điểm giữa .
- Đánh dáu điểm trùng khít nhau .
Bước 2: - Hướng dẫn học sinh gấp, cắt ngôi sao 5 cánh . 
- Giáo viên lần lượt hướng dẫn HS cách đánh dấu gấp , cắt tờ giấy hình vuông như tiết trước và gấp thành các hình như Hình 6 rồi cắt ra để được ngôi sao 5 cánh như hình 7 SGV.
* Hoạt động 3: -Dán ngôi sao vào tờ giấy hình chữ nhật để được lá cờ đỏ sao vàng
- Lần lượt hướng dẫn học sinh cách lần lượt qua các bước như trong hình 8 sách giáo khoa 
- Gọi hai học sinh lên bảng nhắc lại các bước gấp , cắt , dán ngôi sao 5 cánh 
 d) Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà tập cắt lại ngôi sao 5 cánh .
-Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình .
-Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài .
-Lớp tiến hành quan sát mẫu và nhận xét theo hướng dẫn của giáo viên 
- Lớp sẽ lần lượt nhận xét:
+ Lá cờ hình chữ nhật .
+ Ngôi sao vàng có 5 cánh bằng nhau. được dán chính giữa hình chữ nhật màu đỏ. 
+ Thường được treo ở các cơ quan , trường học, nhà ở vào các dịp lễ, Tết.
- Lắng nghe giáo viên để nắm được ý nghĩa của lá cờ đỏ sao vàng thật .
- Lớp quan sát một học sinh lên chọn và gấp cắt để được một tờ giấy hình vuông như đã học lớp 2
- Học sinh quan sát giáo viên hướng dẫn cách gấp tờ giấy hình vuông thành 4 phần bằng nhau theo đường chéo qua từng bước cụ thể như hình minh họa ở tranh quy trình 
- Tiếp tục quan sát giáo viên để nắm được cách gấp qua các bước ở hình 2,3 , 4, 5 , 6 và hình 7 để có được một ngôi sao 5 cánh hoàn chỉnh như mẫu.
- Học sinh theo dõi giáo viên làm mẫu để tiết sau gấp cắt và dán thành lá cờ đỏ sao vàng hoàn chỉnh .
- Cả lớp tập gấp cắt ngôi sao.
Bổ sung: 
Sinh hoạt tập thể
A. Mục tiêu:
- Giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần qua, từ đó có hướng khắc phục.
- Giáo dục HS tinh thần phê bình và tự phê bình.
B. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định
2.Sinh hoạt
Lớp trưởng lên điều khiển
Nhận xét góp ý.
Biểu dương: em Phương Du, Duyên, Duy có nhiều tiến bộ trong học tập.
Nhắc nhở: Lan Nhi, Minh trong giờ học cần tập trung hơn.
3.Kế hoạch tuần 5
Nhắc 1 số em nộp tiến bảo hiểm.
Dặn hs tuyệt đối không chơi ở khu vực phòng hội đồng.
-Dặn tổ 1 trực nhật lưu ý làm sạch sân trước.
-Tiếp tục nộp các khoản quỹ.
-Luyện viết cho em Quyền, Nhật, T.Anh, Duy, Minh, Duyên, Vân, Đạt.
4.Chơi trò chơi: Chồng đóng chồng đe
Nhắc lại tên trò chơi.
-Phổ biến cách chơi , luật chơi.
-Cho lớp trưởng điều khiển trò chơi
Nhận xét biểu dương.
5.Dặn dò.
Hát tập thể bài Lớp chúng mình
Các tổ trưởng lần lượt lên báo cáo tình hình mọi mặt trong tuần.
-Các thành viên có ý kiến.
Lớp trưởng tổng kết
-Lớp biểu dương
Lớp lắng nghe để thực hiện
Lắng nghe để nắm cách chơi
1 số nhóm chơi

Tài liệu đính kèm:

  • docKe hoach bai day.doc