Giáo án Lớp 3 Tuần 1 - Trường Tiểu học Hoàng Diệu

Giáo án Lớp 3 Tuần 1 - Trường Tiểu học Hoàng Diệu

TẬP ĐỌC

Tiết 1: CẬU BÉ THÔNG MINH

A. Mục tiêu:

- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

B. Chuẩn bị:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc.

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 24 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1038Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 1 - Trường Tiểu học Hoàng Diệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
NGÀY
MÔN
TIẾT
BÀI
Thứ 2
16.08
Chào cờ
Đạo đức
Toán
Tập đọc
Kể chuyện
1
1
1
1
Kính yêu Bác Hồ
Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số
Cậu bé thông minh
Cậu bé thông minh
Thứ 3
17.08
Thể dục
Chính tả
Toán
TNXH 
Thủ công
1
2
1
1
Nhìn – viết (tập chép): Cậu bé thông minh
Cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ)
Hoạt động thở và cơ quan hô hấp
Gấp tàu thuỷ hai ống khói
Thứ 4
18.08
Tập đọc
Toán
LTVC
Mĩ thuật
2
3
1
Hai bàn tay em
Luyện tập
Ôn về từ chỉ sự vật. So sánh
Thứ 5
19.08
Thể dục
Toán
Tập viết
TNXH
4
1
2
Cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần)
Ôn chữ hoa A
Nên thở như thế nào?
Thứ 6
20.08
Tập làm văn
Toán
Chính tả
Hát
HĐTT
1
5
2
Nói về Đội TNTP. Điền vào giấy tờ in sẵn
Luyện tập
Nghe – viết: Chơi thuyền
Thứ hai ngày 16 tháng 08 năm 2009
Chào cờ
TẬP ĐỌC
Tiết 1: CẬU BÉ THÔNG MINH
Mục tiêu:
Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ bài tập đọc.
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Mở đầu:
- Thầy giáo giới thiệu khái quát nội dung chương trình phân môn Tập đọc của học kì I lớp 3.
- 1 HS đọc thành tiếng tên của các chủ điểm.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
+ Bức tranh vẽ cảnh gì?
+ Bức tranh vẽ cảnh 1 cậu bé đang nói chuyện với nhà vua, quần thần đang chứng kiến cuộc nói chuyện của hai người
+ Em thấy vẻ mặt của cậu bé thế nào khi nói chuyện với nhà vua? Cậu bé có tự tin không?
+ Trông cậu bé rất tự tin khi nói chuyện với nhà vua.
- Muốn biết nhà vua và cậu bé nói với nhau điều gì, vì sao cậu bé lại tự tin được như vậy, chúng ta cùng học bài hôm nay, Cậu bé thông minh
b) Luyện đọc:
­Đọc mẫu:
- Thầy giáo đọc mẫu toàn bài.
- HS theo dõi
­Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài.
- Theo dõi và hướng dẫn ngắt giọng câu khó đọc.
- HS đọc đoạn 1
+ Tìm từ trái nghĩa với từ bình tĩnh.
+ Bối rối, lúng túng
* Khi đươc lệnh vua ban, cả làng đều lo sợ, chỉ riêng mình cậu bé là bình tĩnh, nghĩa là cậu bé làm chủ được mình, không bối rối, không lúng túng trước mệnh lệnh kì quặc của nhà vua.
+ Nơi nào thì được gọi là kinh đô?
+ Kinh đô là nơi vua và triều đình đóng.
- Theo dõi và hướng dẫn ngắt giọng câu khó đọc.
- HS đọc đoạn 2.
+ Đến trước kinh đô, cậu bé kêu khóc om sòm, vậy om sòm có nghĩa là gì?
+ Om sòm là nghĩa ầm ĩ, gây náo động.
- Tiếp tục hướng dẫn HS đọc đoạn 3.
- HS đọc đoạn 3
+ Sứ giả là người như thế nào?
+ Sứ giả là người được vua phái đi giao hiệp với người khác, nước khác,
+ Thề nào là trọng thưởng?
+ Trọng thưởng nghĩa là tặng cho phần thưởng lớn.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- HS cả lớp đọc đồng thanh.
c) Tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc đoạn 1.
- HS đọc đoạn 1.
+ Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài giỏi?
+ Nhà vua ra lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ phải nộp một con gà trống.
+ Dân chúng trong vùng như thế nào khi nhận được lệnh của nhà vua?
+ Dân chúng trong vùng đều lo sợ khi nhận được lệnh của nhà vua.
+ Vì sao họ lại lo sợ?
+ Vì gà trống không thể đẻ được trứng mà vua lại bắt nộp 1 con gà trống biết đẻ trứng.
- Khi dân chúng cả vùng đang lo sợ thì lại có một bé bình tĩnh xin cha cho lên kinh đô để gặp Đức Vua. Cuộc gặp gỡ của cậu bé với Đức Vua như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2.
- Gọi HS đọc đoạn 2.
- HS đọc đoạn 2
+ Cậu bé làm thế nào để gặp được nhà vua?
+ Cậu bé đến trước cung vua và kêu khóc om sòm.
+ Khi gặp được Đức vua, cậu bé đã nói với ngài điều vô lí gì?
+ Cậu bé đã nói với Đức vua là bố của cậu mới đẻ em bé.
+ Đức vua đã nói gì khi nghe cậu bé nói điều vô lí ấy?
+ Đức vua quát cậu bé và nói rằng bố cậu là đàn ông thì làm sao đẻ được em bé.
+ Cậu bé đã bình tĩnh đáp lại nhà vua như thế nào?
+ Cậu bé hỏi lại nhà vua là tại sao ngài lại ra lệnh cho dân phải nộp 1 con gà trống biết đẻ trứng.
- Như vậy từ việc nói với nhà vua điều vô lí là bố sinh em bé, cậu bé đã buộc nhà vua phải thừa nhận gà trống không thể đẻ trứng.
* Đàn ông không thể đẻ → Gà trống không thể đẻ trứng
- Gọi HS đọc đoạn 3.
- HS đọc đoạn 3.
+ Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì?
+ Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu Đức vua rèn chiếc kim khâu thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
+ Có thể rèn được một con dao từ một chiếc kim không?
+ Không thể rèn được.
+ Vì sao cậu bé lại tâu Đức vua làm một việc không thể làm được?
+ Để cậu không phải thực hiện lệnh của nhà vua là làm ba mâm cỗ từ một con chim sẻ.
- Biết rằng không thể làm được ba mâm cỗ từ một con chim sẻ, nên cậu bé đã yêu cầu sứ giả tâu với Đức vua rèn cho cậu một con dao thật sắc từ một chiếc kim khâu. Đây là việc mà Đức vua không thể làm được, vì thế ngài cũng không thể bắt cậu bé làm ba mâm cỗ từ một con chim sẻ nhỏ.
* Từ một chiếc kim khâu không rèn được dao sắc → Từ một con chim sẻ không thể làm được ba mâm cỗ.
+ Sau hai lần thử tài, Đức vua quyết định như thế nào?
+ Đức Vua quyết định trọng thưởng cho cậu bé và gửi cậu vào trường học để thành tài.
+ Cậu bé trong truyện có gì đáng khâm phục?
+ Cậu bé trong truyện là người rất thông minh, tài trí.
+ Câu chuyện này nói lên điều gì?
+ Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé
d) Luyện đọc lại bài:
- Thầy giáo đọc mẫu đoạn 2 của bài
- HS nghe.
- HS chia thành các nhóm nhỏ thực hành luyện đọc theo từng vai.
- Tuyên dương các nhóm đọc tốt.
- 3, 4 nhóm thi đọc.
4. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc lại đại ý của bài.
- Dặn dò: Về nhà coi lại bài và học bài; chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét tiết học.
RÚT KINH NGHIỆM
KỂ CHUYỆN
Tiết 1: CẬU BÉ THÔNG MINH
Mục tiêu:
Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Mở đầu:
- Dựa vào nội dung bài tập đọc và quan sát tranh minh hoạ để kể lại từng đoạn truyện Cậu bé thông minh vừa được tìm hiểu.
- Thầy treo tranh minh hoạ
3. Hướng dẫn kể chuyện:
a) Hướng dẫn kể đoạn 1:
- Yêu cầu HS quan sát bức tranh 1.
- HS quan sát kĩ bức tranh 1.
+ Quân lính đang làm gì?
+ Quân lính đang thông báo lệnh của Đức vua.
+ Lệnh của Đức vua là gì?
+ Đức Vua ra lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng.
+ Dân làng có thái độ ra sao khi nhận được lệnh của Đức Vua?
+ Dân làng vô cùng lo sợ.
- Kể thành đoạn.
- 1 HS kể lại nội dung của đoạn 1.
- Thầy nhận xét – sửa lời.
- HS nhận xét.
b) Hướng dẫn kể đoạn 2:
+ Khi gặp được vua, cậu bé đã làm gì, nói gì?
+ Cậu bé kêu khóc om sòm và nói rằng: Bố con mới sinh em bé, bắt con đi xin sữa. Con không xin được, liền bị đuổi đi.
+ Thái độ của Đức Vua như thế nào khi nghe điều cậu bé nói?
+ Đức vua giận dữ, quát cậu bé là láo và nói: Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được.
c) Hướng dẫn kể đoạn 3:
+ Lần thử tài thứ 2, Đức Vua yêu cầu cậu bé làm gì?
+ Đức Vua yêu cầu cậu bé làm ba mâm cỗ từ một con chim sẻ nhỏ. 
+ Cậu bé yêu cầu sứ giả điều gì?
+ Về tâu với Đức Vua rèn chiếc kim khâu thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
+ Đức Vua quyết định thế nào sau lần thử tài thứ hai?
+ Đức Vua quyết định trọng thưởng cho cậu bé thông minh và gửi cậu vào trường học để luyện thành tài.
- Theo dõi và tuyên dương.
- HS kể lại chuyện (2 lần). Mỗi lần 3 HS
4. Củng cố, dặn dò:
+ Em có suy nghĩ gì về Đức Vua trong câu chuyện vừa học?
+ Đức Vua trong câu chuyện là một ông vua tốt, biết trọng dụng người tài, nghĩ ra cách hay để tìm được người tài.
- Dặn dò: HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
RÚT KINH NGHIỆM
Thứ ba ngày 17 tháng 08 năm 2009
CHÍNH TẢ (Nhìn – viết)
Tiết 1: CẬU BÉ THÔNG MINH
Mục tiêu:
Chép chính xác và trình bày đúng quy định bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài.
Làm đúng bài tập (2) a/b, hoặc bài tập chính tả phương ngữ do Thầy giáo soạn; điền đúng 10 chữ đó vào ô trống trong bảng (BT3)
Chuẩn bị:
Bảng ghi sẵn nội dung đoạn chép và các bài tập chính tả
Tranh vẽ đoạn 3 của tiết kể chuyện
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Mở đầu:
- Mang các đồ dùng đã quy định để lên bàn
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
+ Bức tranh ở bài tập đọc nào?
+ Bức tranh ở bài tập đọc Cậu bé thông minh
+ Nội dung bức tranh nói về điều gì?
+ Nội dung nói về chuyện cậu bé đưa cho sứ giả chiếc kim và yêu cầu vua rèn thành một con dao.
- Trong giờ chính tả hôm nay các em sẽ tập chép đoạn từ “Hôm sau  đến xẻ thịt chim” trong bài Cậu bé thông minh, sau đó sẽ làm các bài tập chính tả phân biệt l/n; an/ang và ôn lại bảng chữ và các chư ... ơng đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
(Ở tất cả các bài tập viết, HS khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên bảng lớp) trong trang vở tập viết 3.)
Chuẩn bị:
Mẫu chữ hoa A, V, D viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ.
Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.
Vở tập viết 3, tập một.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Mở đầu:
- Giờ tập viết ở lớp 3 các em sẽ tiếp tục tập viết chữ viết hoa và viết từ, câu có chứa chữ hoa ấy.
- 2 HS cùng bàn kiểm tra đồ dùng học tập cho nhau
- Muốn viết đẹp các em phải thật cẩn thận và kiên nhẫn.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Trong tiết tập viết hôm nay các em sẽ ôn lại cách viết chữ viết hoa A trong tên riêng và câu ứng dụng.
b) Hướng dẫn viết chữ viết hoa:
­ Quan sát và nêu quy trình viết chữ A, V, D hoa:
+ Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
+ Có các chữ hoa: A, V, D, R
- Treo bảng các chữ cái viết hoa.
- 3 HS nhắc lại quy trình viết chữ viết hoa.
- Thầy vừa viết mẫu, vừa nhắc lại quy trình.
- Theo dõi quan sát.
­ Viết bảng:
- Thầy đi chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
- 3 HS lên bảng lớp viết, cả lớp viết vào bảng con.
c) Hướng dẫn viết từ ứng dụng:
­ Giới thiệu từ ứng dụng:
- HS đọc từ ứng dụng.
- Vừ A Dính là tên của một thiếu niên người dân tộc H’Mông, người đã anh dũng hi sinh trong kháng chiến chống thực dân Pháp để bảo vệ cán bộ cách mạng.
­ Quan sát và nhận xét:
+ Từ ứng dụng bao gồm mấy chữ? Là những chữ nào?
+ Cụm từ có 3 chữ: Vừ, A, Dính.
+ Trong từ ứng dụng; các chữ cái có chiều cao như thế nào?
+ Chữ hoa: V, A, D và chữ h cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
+ Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
+ Bằng khoảng cách viết một chữ o.
­ Viết bảng:
-Thầy đi sửa lỗi cho HS.
- 3 HS lên bảng viết; cả lớp viết bảng con.
d) Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
­ Giới thiệu câu ứng dụng:
- 3 HS đọc câu ứng dụng.
- Câu tục ngữ này muốn nói anh em thân thiết, gắn bó như tay với chân nên lúc nào cũng yêu thương, dùm bọc lẫn nhau.
­ Quan sát và nhận xét:
+ Câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
+ Các chữ A, h, y, R l, d, đ cao 2 li rưỡi, chữ t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
­ Viết bảng:
- Sửa lỗi từng HS.
- HS viết bảng: Anh, Rách.
e) Hướng dẫn viết vào vở tập viết:
- Thầy cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở tập viết 3, tập một.
- HS quan sát.
- Theo dõi và chỉnh sửa.
- Thu và chấm bài 5 đến 7 bài.
- HS viết:
+ 1 dòng chữ A, cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ V và D, cỡ nhỏ.
+ 2 dòng từ ứng dụng Vừ A Dính, cỡ nhỏ.
+ 2 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ.
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò: HS về nhà làm thành bài viết trong vở Tập viết 3, tập một, học thuộc lòng câu ứng dụng và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học
RÚT KINH NGHIỆM
Thứ sáu ngày 20 tháng 08 năm 2009
CHÍNH TẢ (Nghe – viết)
Tiết 2: CHƠI CHUYỀN
Mục tiêu:
Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài thơ.
Điền đúng các vần ao/oao vào chỗ trống (BT 2).
Làm đúng BT (3) a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
Chuẩn bị:
Kẻ sẵn bảng chữ cái không ghi nội dung để kiểm tra.
Bảng phụ viết BT 2.
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Chữa bài, cho điểm.
- 3 HS viết trên bảng lớp: lo sợ, rèn luyện, đàng hoàng, làn gió,...
- Nhận xét, cho điểm.
- 3 HS đọc thuộc bảng chữ cái.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Trong giờ chính tả này các em sẽ nghe đọc và viết lại bài thơ chơi chuyền. Sau đó các em làm bài tập chính tả phân biệt ao/oao; và trò chơi tìm từ có âm đầu l/n hoặc có vần am/ang.
b) Hướng dẫn viết chính tả: 
­ Tìm hiểu nội dung bài thơ:
- Thầy đọc bài thơ chơi chuyền
- HS nghe, 1 HS đọc lại bài.
+ Khổ thơ 1 cho em biết điều gì?
+ Khổ thơ 1 cho em biết cách các bạn chơi chuyền: mắt nhìn, tay chuyền, miệng nói.
+ Khổ thơ 2 nói điều gì?
+ Khổ thơ 2 ý nói chơi chuyền giúp các bạn tinh mắt, nhanh nhẹn, có sức dẻo dai để mai này lớn lên làm tốt công việc trong dây chuyền nhà máy.
­ Hướng dẫn cách trình bày:
+ Bài thơ có mấy dòng thơ?
+ Bài thơ có 18 dòng thơ.
+ Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
+ Mỗi dòng thơ có 3 chữ.
+ Chữ đầu dòng thơ phải viết như thế nào?
+ Chữ đầu dòng thơ phải viết hoa.
+ Trong bài thơ, những câu thơ nào đặt trong ngoặc kép? Vì sao?
+ Các câu: “Chuyền chuyền một...Hai, hai đôi” vì đó là những câu nói của các bạn khi chơi trò chơi này.
+ Khi viết bài thơ này, để cho đẹp ta nên viết lùi vào mấy ô?
+ Ta nên viết lùi vào 4 ô để bài thơ ở giữa trang giấy cho đẹp.
­ Hướng dẫn viết từ khó:
- HS nêu các từ khó: chuyền, sáng, mềm mại, dẻo dai, dây, que,...
- 3 HS lên bảng viết.
­ Viết chính tả:
- Thầy đọc.
- HS viết lại bài thơ.
­ Soát lỗi:
- Thầy đọc lại bài.
- HS soát lại.
­ Chấm bài:
- Thu chấm 10 bài.
- HS nộp bài
- Nhận xét bài viết của HS.
c) Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
­ Bài 2:
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Nhận xét, chữa lỗi và cho điểm.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS đọc đồng thanh: ngọt ngào, mèo kêu ngoao ngoao, ngao, ngán.
­ Bài 3:
- HS đọc yêu cầu trong SGK.
- HS tự làm bài – chữa bài.
* Lời giải: a) lành – nổi – liềm.
	b) ngang – hạn – đàn.
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò: HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng; Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Nhận xét tiết học
RÚT KINH NGHIỆM
TẬP LÀM VĂN
Tiết 1: NÓI VỀ ĐỘI TNTP. ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
Mục tiêu:
Trình bày được một số thông tin về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh (BT1)
Điền đúng nội dung vào mẫu Đơn xin cấp thẻ đọc sách (BT2).
Chuẩn bị:
Bảng phụ viết sẵn mẫu đơn như bài tập 2 (hoặc mẫu đơn in sẵn đến từng HS).
Đồ dùng phục vụ trò chơi Hái hoa dân chủ.
Có thể mời Tổng phụ trách Đội của trường hoặc đội viên phụ trách sao Nhi đồng của lớp tham gia vào bài tập 1.
HS lớp tìm hiểu về Đội theo các câu hỏi cho trước của GV. Ngoài các câu hỏi như bài tập 1, GV có thể hỏi thêm:
+ Hãy nêu những lần đổi tên của Đội.
+ Hãy tả lại huy hiệu của Đội.
+ Hãy tả lại khăn quàng của đội viên.
+ Bài hát của Đội do ai sáng tác?
+ Kể tên một số phong trào của Đội
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS hát 
2. Giới thiệu:
Trong giờ học tập làm văn hôm nay, các em sẽ cùng nhau nói những điều mình biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, sau đó chúng ta sẽ làm bài tập điền nội dung cần thiết vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
3. Bài mới:
a) Bài 1:
- Tổ chức trò chơi Hái hoa dân chủ.
- Thầy viết các câu hỏi (theo mục B) vào các bông hoa giấy, sau đó gài lên một cây cảnh.
- Giới thiệu tên trò chơi Hái hoa dân chủ, mục đích trò chơi giúp HS tìm hiểu về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, một tổ chức tốt nhất để rèn luyện thiếu niên thành những người có ích cho đất nước.
- Thầy hoặc Tổng phụ trách Đội, hoặc phụ trách Sao Nhi đồng đưa ra câu trả lời đúng sao mỗi lần có HS trả lời.
- Cả lớp lắng nghe.
- 1, 2 HS nói trước lớp, cả lớp theo dõi để nhận xét và bổ sung (nếu cần).
b) Bài 2:
- HS nêu yêu cầu bài.
- Ở lớp 2, các em đã được học bài tập đọc Đơn xin cấp thẻ đọc sách, trong bài tập này, dựa vào mẫu đơn cho sẵn, em hãy suy nghĩ và điền các nội dung thích hợp vào đơn.
- HS suy nghĩ và tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài.
- 2, 3 HS đọc đơn của mình.
+ Phần đầu của đơn, từ Cộng hoà đến Kính gửi, gồm những nội dung gì?
+ Tên nước ta (Quốc hiệu) và tiêu ngữ. + Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn. + Tên đơn. + Địa chỉ nhận đơn.
+ Phần thứ hai của đơn, từ Em tên là đến Em xin trân trọng cảm ơn, gồm những nội dung gì?
+ Họ tên, ngày sinh, địa chỉ, trường, lớp của người viết đơn. + Nguyện vọng và lời hứa của người viết đơn.
+ Phần cuối đơn gồm những nội dung gì?
+ Người viết đơn kí tên và ghi rõ họ tên.
- HS sửa lại nội dung điểm sai theo mẫu đơn.
4. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò: HS tìm hiểu thêm về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; nhớ và viết lại được đơn xin cấp thẻ đọc sách theo mẫu trên.
- Nhận xét tiết học
RÚT KINH NGHIỆM
SINH HOẠT LỚP
I – SƠ KẾT TUẦN:
 + Nhận xét tuần qua: Học sinh đi học đúng giờ, chuyên cần .Trong giờ học tham gia phát biểu xây dựng bài tốt như em:
+ Tham gia đầy đủ các công tác đội.
+ Thực hiện tốt hồi trống vì môi trường xanh sạch đẹp.
+ Truy bài đầu giờ tốt.
II – NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ TỒN TẠI: 
1. Ưu điểm:
+ Lớp trật tự trong giờ học 
+ Thực hiện tốt việc truy bài đầu giờ:
+ Ghi chép bài và làm bài đầy đủ.
+ Tham gia tích cực mọi hoạt động của trường, của lớp 
2. Tồn tại:
+ Vẫn còn vài em chưa nghiêm túc trong giờ học như em: 
+ Còn nói chuyện và làm việc riêng trong giờ học như em:
+ Chưa tự giác vệ sinh sân trường như em:
III – BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC:
- Thường xuyên nhắc nhở, những em vi phạm viết kiểm điểm 
- Lớp phó lao động kĩ luật phân công các tổ tham gia lao động.
IV – PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN ĐẾN:
Phân công trực lớp 
Nhắc nhở HS tham gia học bồi dưỡng đều 
Kiểm tra sách vở của em:
Kiểm tra vệ sinh cá nhân: móng tay, áo quần Cả lớp.
V – BÀI HÁT:
Hát các bài hát của đội 
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 1lop3cktkn2010.doc