Giáo án Lớp 3 - Tuần 1 - Trường Tiểu học Mỹ Cát

Giáo án Lớp 3 - Tuần 1 - Trường Tiểu học Mỹ Cát

Tiết 1: Chào cờ – Sinh hoạt tập thể

-Giáo viên tự tuần điều khiển chào cờ .

 -Ban giám hiệu nhắc nhở ưu khuyết điểm trong tuần .

-Sinh hoạt lớp : Giaó viên chủ nhiệm điều khiển .

-GV biên chế lớp sắp xếp học sinh ngồi cho phù hợp để hoạt động nhóm .

-On định nề nếp ra vào lớp .

-Học sinh học nội qui qui chế lớp học .

 -G V cho học sinh học 5 Điều Bác Hồ dạy .

- Thành lập sao nhi .

 

doc 32 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 660Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 1 - Trường Tiểu học Mỹ Cát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 1
Tiết 1: Chào cờ – Sinh hoạt tập thể
-Giáo viên tự tuần điều khiển chào cờ .
 -Ban giám hiệu nhắc nhở ưu khuyết điểm trong tuần .
-Sinh hoạt lớp : Giaó viên chủ nhiệm điều khiển .
-GV biên chế lớp sắp xếp học sinh ngồi cho phù hợp để hoạt động nhóm .
-Oân định nề nếp ra vào lớp .
-Học sinh học nội qui qui chế lớp học .
 -G V cho học sinh học 5 Điều Bác Hồ dạy .
- Thành lập sao nhi .
RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 2: THỂ DỤC Dạy chuyên
Tiết 3+4 : Tập đọc – kể chuyện :
	 Bài : CẬU BÉ THÔNG MINH (tiết 1)
 Truyện cổ Việt Nam
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
§ Rèn kĩ năng đọc :
+ Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ : xin sữa, đuổi đi, bật cười, mâm cỗ, sứ giả, sắc.
+ Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
+ Biết đọc phân biệt lời của cậu bé, lời của nhà vua.
+ Hiểu nghĩa của các từ : kinh đô, om sòm, trọng thưởng.
+ Hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : Ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé.
§ Rèn kĩ năng nói :
+ Dựa vào trí nhớ và tranhkể lại được từng đoạn của câu chuyện.Biết phối hợp lời kể với nét mặt,cử chỉ, điệu bộ; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung câu chuyện.
§ Rèn kĩ năng nghe :
+ Có kĩ năng tập trung theo dõi câu chuyện của bạn kể.
+ Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn ; biết kể tiếp lời kể của bạn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 Tranh phóng to như SGK.
	III/ LÊN LỚP :	
Hoạt động của GV
TL
Hoạt động của HS
1/ Ổn định tổ chức : Nhắc nhở HS cách học, chuẩn bị vở ghi, cách kiểm tra bài.
2/ Bài mới : 
 a- Giới thiệu và ghi đề bài :
 b-Luyện đọc:
-Đọc toàn bài.
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu.
-GV theo dõi kết hợp sửa sai cho HS về lỗi phát âm.
-Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn.
Yêu cầu HS dừng lại giải nghĩa từ mới có trong đoạn vừa đọc.
-Yêu cầu HS Đọc theo nhóm.Nhóm trưởng theo dõi sửa sai cho các bạn.
 c- Tìm hiểu bài :
-1 HS đọc đoạn 1.
-1 HS khác đọc đoạn 2.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3.
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.
? Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài ?
? Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua ?
- Gọi 1 HS đọc đoạn 2
- Yêu cầu HS các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả.
- Cậu bé phải làm cách nào để nhà vua thấy được lệnh của ngài là vô lí ?
- Cả lớp đọc thầm đoạn 3.
? Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì ?
? Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy ?
? Câu chuyện này nói lên điều gì ?
 d- Luyện đọc lại :
- GV đọc mẫu 1 đoạn. 
- Yêu cầu từng nhóm phân vai và đọc bài.
 KỂ CHUYỆN :
- Yêu cầu HS dựa vào trí nhớ và các tranh minh họa để kể lại từng đoạn của câu chuyện.
- 3 HS kể nối tiếp 3 đoạn chuyện.
- GV gợi ý để HS khỏi lúng túng.
 Tranh 1 : Quân lính đang làm gì ?
- Thái độ của dân làng ra sao khi nghe lệnh này ?
 Tranh 2 :Trước mặt vua cậu bé đang làm gì ?
- Thái độ của vua thế nào ?
 Tranh 3 : Cậu bé yêu cầu sứ giả điều gì ?
- Thái độ nhà vua thay đổi thế nào ?
- Gọi HS lần lượt kể từng đoạn.
Cả lớp theo dõi nhận xét lời kể của bạn.
- GV nhận xét, đánh giá .
.3/ Củng cố – dặn dò :
- Trong câu chuyện, em thích ai ? Vì sao ?
- GV tuyên dương một số em tích cực trong học tập .
- Dặn HS chuẩn bị bài tiếp theo .
2’
1’
30’
17’
10’
20’
3’
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lần lượt đọc từng câu nối tiếp nhau
-3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn chuyện
Kinh đô :Nơi vua và triều đình đóng.
Om sòm : Ầm ĩ gây náo động.
Trọng thưởng : Tặng cho phần thưởng lớn.
- HS đọc nối tiếp đoạn theo nhóm.
-1 HS đứng tại chỗ đọc bài.
-1 HS khác đọc bài.
-Cả lớp đọc đồng thanh.
- HS đọc thầm đoạn 1.
- Nhà vua lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng.
- Vì gà trống không đẻ trứng được.
-1 HS đọc đoạn 2.
- . . . cậu nói : bố đẻ em bé từ đó nhà vua thấy lệnh của ngài là vô lí.
- Cả lớp đọc thầm.
- . . . cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu với nàh vua rèn chiếc kim thành con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
- . . . yêu cầu một việc vua không làm nổi để khỏi phải thực hiện lệnh của vua.
- . . . ca ngợi tài trí của cậu bé.
- HS lắng nghe.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- HS quan sát tranh tập kể nháp.
- 3 HS kể chuyện.
- . . . lính đọc lệnh của vua : Mỗi làng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng.
- . . . dân làng lo sợ.
- . . . cậu khóc ầm ĩ và bảo : Bố cậu mới đẻ em bé, bắt cậu đi xin sữa cho em. Cậu xin không được nên bị Bố đuổi đi. 
- . . . vua giận dữ quát vì cho là cậu bé láo, dám đùa với vua.
- . . . về tâu với vua rèn chiếc kim khâu thành con dao để xẻ thịt chim.
-. . . vua biết đã tìm được người tài nên trọng thưởng cho cậu bé, gửi cậu bé vào trường học để rèn luyện.
- HS lần lượt kể từng đoạn chuyện.
- HS lắng nghe, nhận xét. Chọn ra bạn kể hay nhất.
-. . . thích cậu bé vì cậu tài trí, thông minh ; thích vua vì vua biếât quý trọng người tài.
- HS lắng nghe và thực hiện .
* RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG : 
Tiết 5 : Toán :
Bài : ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (Tiết1)
	I/ MỤC TIÊU :
Giúp HS : Ôn tập củng cố cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
Rèn luyện cho HS kỹ năng đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
Giáo dục HS lòng say mê học toán, cẩn thận, sáng tạo trong toán học.
	II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bảng phụ : bài tập 1 và 2 ; Vở bài tập toán.
	III/ LÊN LỚP :
Hoạt động của GV
TL
Hoạt động của HS
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ :
- GV nhắc nhở HS cách ghi bài, chuẩn bị bài ở nhà, cách kiểm tra bài trên lớp . . . về môn học
3/ Bài mới :
 a-Giới thiệu và ghi bài
b-Luyện tập :
§ Bài 1 : GV treo bảng phụ bài tập 1 lên bảng
- GV đọc và viết mẫu : dòng đầu.
- Lần lượt gọi HS làm ở bảng, các em khác làm ở vở.
§ Bài 2 : GV treo bảng phụ bài tập 2 lên bảng 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 HS điền ở bảng, các em khác làm vào vở.
- Cả lớp nhận xét, sửa bài.
§ Bài 3 : 
- GV ghi lần lượt từng phép tính lên bảng, gọi HS thực hiện : Với phép tính : 30 + 100 . . . 131
? Làm thế nào để so sánh và điền được dấu thích hợp vào ô trống đó ? 
- 1 HS điền ở bảng.
- GV nhận xét, đánh giá.
§ Bài tập 4 : Tìm số lớn nhất, số nhỏ nhất trong các số : 375 ; 421 ; 537 ; 241 ; 735 ; 142
- GV ghi bảng, yêu cầu các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả.
- GV nhận xét, đánh giá.
§ Bài tập 5 : Viết lại các số theo thứ tự : Từ lớn đến bé hoặc từ bé đến lớn.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập, GV ghi bảng :
 537 ; 162 ; 830 ; 241 ; 519 ; 425
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Đổi vở cho nhau và tự kiểm tra.
- GV nhận xét, sửa bài.
4/ Củng cố :
? Muốn so sánh các số có ba chữ số ta so sánh thế nào ?
5/ Nhận xét – dặn dò :
- Dặn HS làm bài tập ở vở.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
1’
2’
1’
22’
3’
1’
- Lớp hát
§ Bài tập 1 : - HS theo dõi ở bảng.
- HS quan sát GV làm mẫu.
- Lần lượt từng HS lên bảng, HS khác làm bài tập 1 vào vở.
§ Bài tập 2 :
- HS đọc yêu cầu bài tập
310
311
312
313
314
315
316
317
318
400
399
398
397
396
395
394
393
392
§ Bài tập 3 :
- Ta thực hiện tính cộng 3 + 100 trước rồi so sánh tổng đó với 131.
 30 + 100 . . . 131 
 130 < . 131
 410–10 . . . 400 + 1 243 . . . 200 + 40 + 3 
 400 < . 401 243 = . 243
§ Bài tập 4 :
Kết quả :
- Thảo luận nhóm : Số lớn nhất : 735
 Số nhỏ nhất : 142
- HS đọc bài tập 5
* Từ bé đến lớn : 
162 ; 241 ; 425 ; 519 ; 537 ; 830
* Từ lớn đến bé :
830 ; 537 ; 519 ; 425 ; 241 ; 162
- . . . so sánh hàng lớn nhất (trăm) trước, sau đó đến hàng chục, hàng đơn vị.
	* RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
	 Thứ 3 ngày 9-9-2008
Tiết 1 : Toán :
 Bài : CỘNG, TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (KHÔNG NHỚ) (Tiết2)
	I/ MỤC TIÊU :
Giúp HS :
Ôn tập, củng cố cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số.
Củng cố giải bài toán (có lời văn) về nhiều hơn, ít hơn.
Rèn cho HS kĩ năng thực hiện tính cộng, trừ ; kỹ năng giải toán có lời văn ; kỹ năng trình bày bài giải.
Giáo dục HS tính cẩn thận, sáng tạo trong học toán.
	II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Phiếu học tập dành cho trò chơi ( Ghi sẵn bài tập 5 ) 
	III/ LÊN LỚP :
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
4’
1’
32’
3’
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ :
 - Gọi 2 HS thực hiện 2 bài tập :
 Điền dấu thích hợp vào chỗ trống :
 a) 462. . . 426 b) 139. . . 201
 - GV nhận xét, ghi điểm cho từng em.
3/ Bài mới :
a- Giới thiệu và ghi đề bài.
b- Hướng dẫn HS làm bài tập : 
 § Bài 1 :Tính nhẩm :
- GV ghi từng phép tính lên bảng gọi HS nêu kết quả.
- Gọi HS khác nhận xét, sau đó GV nhận xét, đánh giá.
 § Bài 2 : Đặt tính rồi tính :
 - GV ghi lần lượt 2 phép tính lên bảng, gọi 2 HS thực hiện.
 - Các HS khác làm ra nháp.
 ( Chia lớp thành 2 dãy thực hiện 2 phép tính ở bảng ).
 § Bài 3 : Giải toán có lời văn :
 - Gọi 1 HS đọc đề toán, GV tóm tắt ở bảng :
?
32 HS
245 HS
- Tóm tắt :
 Khối lớp 1
 Khối lớp 2
- Gọi 1 HS giải ở bảng, các em khác làm ở vở
- GV nhận xét, đánh giá.
 § Bài 4 : Giải toán có lời văn :
- Gọi một HS đọc đề toán
- GV gợi ý cho HS : 
? Bài toán cho biết gì ?
? Bài toán hỏi gì ?
? Muốn biết giá tiền 1 tem thư ta làm thế nào? 
- Gọi 1 HS giải ở bảng, các em khác làm ở vở
§ Bài 5 : Trò chơi : “ Lập phép tính đúng với các số đa ... ?
 - Yêu cầu các nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
? Thở không khí trong lành có lợi gì ?
? Thở không khí có nhiều khói, bụi có hại gì ?
§ KL : Không khí trong lành là không khí có nhiều oxy, ít khí cacbonic và khói, bụi. . . oxy cần cho hoạt động sống của cơ thể. Vì vậy thở không khí trong lành giúp ta khỏe mạnh. Thở không khí bị nhiễm bẩn sẽ có hại cho sức khỏe.
4/ Củng cố –dặn dò :
 - Nhắc nhở HS nên thở bằng mũi.
 - Dặn HS chuẩn bị bài cho tiết sau .
1’
4’
1’
12’
14’
3’
- Lớp hát.
- 2 HS trả lời câu hỏi.
- HS chú ý ở bảng.
- HS quan sát lỗ mũi của mình qua gương soi.
- . . . trong lỗ mũi có lông.
-. . . có nước nhầy.
-. . . bụi đất bám vào bên trong lỗ mũi nên khăn có màu sẫm đen.
-. . . trong mũi có lông cản bớt bụi trước khi không khí vào phổi.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm thực hiện quan sát tranh.
- . . . tranh 3 thể hiện không khí trong lành ; tranh 4 -5 thể hiện không khí có nhiều khói, bụi.
-. . . thấy người khoan khoái, dễ chịu.
-. . . người cảm thấy ngột ngạt, khó thở.
- Các nhóm đại diện báo cáo kết quả.
-. . . sẽ giúp ta khỏe mạnh.
-. . . sẽ có hại cho sức khỏe.
- HS lắng nghe và áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.
- HS lắng nghe và thực hiện.
 	* RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
...................................................................................................................................................................
.
 Thứ 6 ngày 12-9-2008 
Tiết 1: Aâm nhạc (GV chuyên đảm nhiệm)
Tiết 2: Toán :
 Bài : LUYỆN TẬP (Tiết 5)
I/ MỤC TIÊU :
Giúp HS củng cố cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm).
Rèn luyện kỹ năng đặt tính và tính cộng, trừ các số có ba chữ số.
Giáo dục HS cẩn thận, sáng tạo, yêu thích môn toán.
	II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Giấy khổ lớn ghi hai phép tính đã thực hiện sai kết quả.
	III/ LÊN LỚP :
T/L
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
3’
1’
27’
3’
1/Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Ghi hai phép tính ở bài tập 1, gọi 2 HS thực hiện.
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Bài mới : 
 a- Giới thiệu và ghi đề bài :
 b-Hướng dẫn HS thực hiện :
Bài 1 : Tính :
- GV ghi 2 phép tính còn lại lên bảng, gọi 2 HS thực hiện, các em khác làm vào bảng con.
Bài 2 : Đăït tính rồi tính :
- Ghi lần lượt 2 phép tính, gọi HS thực hiện, các HS khác làm vào vở.
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 3 : Giải bài toán theo tóm tắt :
Thùng thứ nhất có : 125 l dầu.
Thùng thứ hai có : 135 l dầu.
Cả hai thùng có : x l dầu.
- Yêu cầu 1 HS đọc thành bài toán.
- 1 HS giải bài ở bảng, các em khác làm vào vở.
Bài 4 : Tính nhẩm :
- GV ghi lần lượt từng phép tính lên bảng, gọi HS nêu ngay kết quả.
Bài 5 : Vẽ hình theo mẫu :
- Yêu cầu HS vẽ và tô màu hình con mèo như SGK.
4/ Củng cố – dặn dò :
 - Dặn HS làm bài tập ở vở bài tập và chuẩn bị bài tiếp theo. 
- Lớp hát.
- 2 HS thực hiện.
 157 183 
- HS thực hiện ở bảng, các HS khác làm ở bảng con.
 492 617 151 671 
- 1 HS đọc .
Giải :
Số lít dầu ở cả hai thùng có là :
 125 + 135 = 260 (l)
 Đáp số : 260 l dầu.
310 + 40 = 350 ; 400 + 50 = 450
150 + 250 = 400 ; 305 + 45 = 350
450 - 150 = 300 ; 315 - 15 = 300
- HS vẽ hình và tô màu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
* RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
 Tiết 3 : Tập làm văn: 
 Bài : NÓI VỀ ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH (Tiết 1)
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
§ Rèn luyện kỹ năng nói : Trình bày được những hiểu biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
§ Rèn luyện kỹ năng viết : Biết điền đúng vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
§ Giáo dục HS lòng say mê học tập môn học này.
	II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách ở vở bài tập.
	III/ LÊN LỚP :
Hoạt động của GV
T/L
Hoạt động của HS
1/Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ :
- GV nêu yêu cầu của môn học và cách học môn tập làm văn.
3/ Bài mới :
 a-Giới thiệu và ghi đề bài :
 b-Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1 : Nói về Đội.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
Þ Tổ chức Đội tập hợp trẻ em thuộc độ tuổi nhi đồng (5 à 9 tuổi) đang sinh hoật ở các sao nhi đòng và thiếu niên (9 à 14 tuổi) sinh hoạt ở các chi đội Thiếu niên Tiền phong.
- Yêu cầu HS trao đổi nhóm :
? Đội thành lập ngày, tháng, năm nào? Ở đâu?
? Những đội viên đầu tiên của Đội là ai ?
? Đội được mang tên Bác Hồ từ khi nào ?
Þ Lúc đầu Đội có tên : Đội Nhi đồng cứu quốc (15/5/1941), sau đổi thành Đội Thiếu nhi Tháng Tám (15/5/1951), sau đổi tiếp thành Đội Thiếu niên Tiền phong (2/1956) và cuối cùng là tên gọi hôm nay có từ 30/01/1970.
Bài 2 : Điền vào đơn in sẵn 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
? Dòng đầu tiên của mẫu đơn là gì ?
? Dòng tiếp theo của đơn là gì ?
? Ở giữa lá đơn ghi gì ?
? Địa chỉ các em cần gửi đơn là gì ?
? Em cần ghi những gì về mình ?
? Ở phần kí tên là người nào ?
- Yêu cầu cả lớp ghi vào mẫu đơn ở vở bài tập
- Gọi vài em đọc lại đơn của mình trước lớp.
4/ Củng cố – dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ cách trình bày một lá đơn.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
1’
2’
1’
32’
4’
- Lớp hát.
- HS đứng tại chỗ đọc.
- HS lắng nghe.
- Ngày 15/5/1941 tại Pác Bó, Cao Bằng. Tên gọi đầu tiên là Đội Nhi đồng cứu quốc.
- . . . lúc đầu Đội có 5 người với đội trưởng là : Nông Văn Dền (Kim Đồng) ; bốn đội viên khác là : Nông Văn Thàn (Cao Sơn) ; Lý Văn Tịnh (Thanh Minh) ; Lý Thị Xậu (Thanh Thủy).
- . . . Ngày 30/01/1970.
- HS nói thêm :
* Bài hát của Đội : Đội ca.
* Khăn quàng của đội viên : màu đỏ.
* Huy hiệu Đội : có búp măng màu xanh khỏe mạnh.
* Các phong trào : Công tác Trần Quốc Toản (phát động 1947) ; Kế hoạch nhỏ (1960) ; Thiếu nhi làm nghìn việc tốt (1981)
- HS đọc.
- . . . Quốc hiệu và tiêu ngữ.
 Cộng hòa . . .
- . . . địa điểm, ngày, tháng, . . .
- . . . tên đơn
- . . . Thư viện trường Tiểu học An Tân.
- . . . Họ và tên, ngày sinh, địa chỉ, . . .
- . . . tên em (người viết đơn).
- Cả lớp làm bài.
- HS đọc.
- HS lắng nghe và thực hiện.
	* RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
..
Tiết 4 : Thủ công :
 Bài : GẤP TÀU THỦY HAI ỐNG KHÓI (Tiết 2)
	I/ MỤC TIÊU :
HS biết cách gấp tàu thủy có hai ống khói.
Gấp được tàu thủy có hai ống khói đúng qui trình kĩ thuật
Giáo dục HS lòng yêu thích sản phẩm do mình làm ra và yêu thích môn học này.
	II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Một cái tàu thủy đã gấp bằng giấy khổ lớn đủ để HS quan sát.
- Giấy thủ công.
- Bút chì, kéo.
	III/ LÊN LỚP :
T/L
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
2’
1’
10’
10’
8’
3’
1/Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra đồ dùg học tạp của HS
3/ Bài mới :
 * Giới thiệu và ghi đề bài:
§ Hđ 1 : Quan sát nhận xét :
Ø Mt : HS nhận xét được hình dáng, đặc điểm của tàu thủy mẫu.
- GV giới thiệu tàu thủy mẫu.
? Em có nhận xét gì về đặc điểm, hình dáng của tàu thủy ?
Þ Đây chỉ là tàu thủy đồ chơi, trong thực tế, tàu thủy được làm bằng sắt, thép và có cấu tạo phức tạp hơn.
 Tàu thủy có tác dụng : Chở hành khách, hàng hóa từ nơi này đến nơi khác bằng đương biển . . .
- Gọi 1 HS mở tàu thủy mẫu ra.
§ Hđ 2 : GV hướng dẫn mẫu :
? Tờ giấy gấp tàu thủy có dạng hình gì ?
 Bước 1 : Gấp, cắt tờ giấy :
- Các em đã học gấp và cắt tờ giấy hình vuông rồi. Cả lớp hãy thực hiện gấp, cắt tờ giấy hình vuông.
 Bước 2 : Gấp hai đường dấu giữa :
- Gấp tờ giấy làm bốn để lấy đường dấu giữa.
 Bước 3 : Gấp tàu thủy :
- Đặt tờ giấy lên bàn, mặt kẻ ô ở trên. Gấp lần lượt 4 đỉnh của hình vuông vào sao cho 4 đỉnh tiếp giáp nhau ở giữa. Các cạnh phải trùng với đường dấu.
- Lật hình vừa gấp ra phía sau tiếp tục gấp như thế.
- Lật tiếp ra sau và gấp lần nữa.
- Đẩy hai ô vuông lên phía trên : đưa ngón tay vào trong hình vuông để hất lên.
- Kéo 2 ô vuông còn lại sang 2 bên.
 Ta đã có được tàu thủy.
- Gọi 2 HS thực hiện trước lớp.
3/ Thực hành :
- Yêu cầu HS gấp tàu thủy hai ống khói.
- GV theo dõi giúp đỡ HS.
- GV nhận xét, dánh giá một số sản phẩm của HS.
4/ Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.
- Lớp hát.
- . . . tàu thủy có hai ống khói giống nhau giữa tàu, mỗi bên thành tàu có hai hình tam giác giống nhau, mũi tàu thẳng đứng, . . .
- HS thực hiện mở tàu thủy.
- . . . hình vuông.
- . . . cả lớp thực hiện thao tác gấp và cắt tờ giấy hình vuông.
- HS thực hiện gấp hai đường dấu giữa.
- HS theo dõi các thao tác gấp tàu thủy của GV.
- 2 HS thực hiện trước lớp.
- Cả lớp thực hành gấp tàu thủy có hai ống khói.
- HS theo dõi để rút kinh nghiệm khi làm lần sau.
- HS lắng nghe và thực hiện.
	* RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :
..	
Tiết 5: SHTT:
	1. Nhận xét đánh giá hoạt động trong tuần:
	- Nhìn chung các hoạt động thật sự chưa đi vào nề nếp.
	- Học sinh còn đi học muộn nhiều.
	- Các em đi học còn quên mang dụng cụ học tập.
	- Chưa tập trung, hứng thú trong các tiết học.
	2. Nhiệm vụ tuần đến:
- Nhắc nhở các em khắc phục sai sót đã nêu, cố gắng phấn đấu học tập tốt hơn.
- Các tổ phân công trực nhật cụ thể để đảm bảo vệ sinh lớp học.
- Nhắc lại một số nội qui nhà trường.
- Chuẩn bị khảo sát chất lượng đầu năm hai môn: Toán – Tiếng Việt tháng 9 năm 2008.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 01 - V.doc