Giáo án Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2009-2010 - Trường Tiểu học Hòa Bình C

Giáo án Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2009-2010 - Trường Tiểu học Hòa Bình C

I. MỤC TIÊU

-Giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm ,thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong cấu chuyện.

-Hiểu ý nghĩa :Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương ,với người thân qua giọng nói quê hương thân quen

TLCH 1,2,3,4.

Hs khá giỏi TL được câu hỏi 5

-Kể lại được từng đoạn Câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

Hs khá giỏi kể lại được cả câu chguyện

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

· Tranh minh hoạ bài tập đọc .

· Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

· Tranh minh hoạ nội dung từng đoạn truyện.

 

doc 69 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 910Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2009-2010 - Trường Tiểu học Hòa Bình C", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Hai
1
Tập đọc
Giọïng quê hương
2
Kể chuyện
Giọïng quê hương
3
Aâm nhạc
Lớp chúng ta đoàn kết
4
Toán
Thực hành đo độ dài
5
Sinh hoạt
Chào cờ
Ba
1
Chính tả
NV Quê hương ruột thịt
2
Tập đọc
Thư gửi bà
3
Toán
Thực hành đo độ dài (TT)
4
AV
5
Thể dục
Đt vươn thở,tay,chân,lườn TC nhanh lên bạn ơi
Tư
1
LT&C
So sánh.Dấu chấm
2
Toán
Luyện tập chung
3
TNXH
Các thế hệ trong một gia đình
4
Mĩ Thuật
TTMT Xem tranh tĩnh vật
5
Đạo đức
Chia sẻ vui buồn cùng bạn ( T2)
Năm
1
Chính tả
NV Quê hương
2
AV
3
Toán
Kiểm tra định kỳ ( GHK I)
4
Thủ công
Ôn tập chủ đề phối hợp Gấp ,cắt,dán hình
5
Thể dục
Đt vươn thở,tay,chân,lườn TC nhanh lên bạn ơi
Sáu
1
Tập làm văn
Tập viết thư và phong bì thư
2
TNXH
Họ nội,họ ngoại
3
Toán
Bài toán giải bằng hai phép tính
4
Tập viết
Ôn chữ hoa G (TT)
5
SH
Tuần 10
Thứ hai ngày tháng năm 2009
TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
GIỌNG QUÊ HƯƠNG
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
-Giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm ,thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong cấu chuyện.
-Hiểu ý nghĩa :Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương ,với người thân qua giọng nói quê hương thân quen
TLCH 1,2,3,4.
Hs khá giỏi TL được câu hỏi 5
-Kể lại được từng đoạn Câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
Hs khá giỏi kể lại được cả câu chguyện
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh hoạ bài tập đọc .
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
Tranh minh hoạ nội dung từng đoạn truyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1 . Ổn định tổ chức (1’)
2 . Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu chủ điểm (1’)
* Giới thiệu bài ( 1 phút )
Hoạt động 1 : Luyện đọc (30’)
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm.
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
* Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp. 
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó.
* Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
* Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài (8’)
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1.
- Thuyên và Đồng vào quán gần đường làm gì ?
- Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai ?
- Không khí trong quán ăn có gì đặc biệt ?
- Vì lạc đường và đóùi nên Thuyên và Đồng đã vào quán ăn. Trong quán có 3 thanh niên đang ăn cơm rất vui vẻ. Chuyện gì đãõ xảy ra trong quán ăn ven đường đó ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2.
- Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên ?
- Lúc đó Thuyên bối rối vì điều gì ?
- Anh thanh niên trả lời Thuyên và Đồng như thế nào ?
- Vì sao anh thanh niên lại muốn làm quen với Thuyên và Đồng ? Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn cuối bài để biết được điều đó.
- Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng ?
- Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương ?
- Qua câu chuyện em nghĩ gì về giọng quê hương ?
 Kết luận : Câu chuyện cho ta thấy tình cảm gắn bó, thân thiết của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân thuộc.
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại (5’)
 Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại
Cách tiến hành : 
- GV (hoặc HS đọc tốt) đọc mẫu bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo vai.
- Tổ chức cho HS thi đọc.
- Tuyên dương nhóm đọc tốt.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
* Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
* Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV.
- Mỗi HS đọc 1 đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và thể hiện tình cảm khi đọc các lời thoại.
- Xin lỗi.// Tôi quả thật chưa nhớ ra/ anh là...// (giọng ngạc nhiên hơi kéo dài ở cuối câu)
- Dạ, không !// Bây giờ tôi mới được biết hai anh.// Tôi muốn làm quen...// (giọng nhẹ nhàng, tha thiết)
- Thực hiện yêu cầu của GV.
* Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc từng đoạn trong nhóm.
* 3 nhóm thi đọc tiếp nối.
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- 1 HS đọc trước lớp.
- Thuyên và Đồng vào quán để hỏi đường và để ăn cho đỡ đói.
- Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với ba thanh niên.
- Bầu không khí trong quán ăn vui vẻ lạ thường.
- 1 HS đọc đoạn 2 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.
- Lúc hai người đang lúng túng vì không mang theo tiền thì một trong ba thanh niên cùng quán ăn với họ đến gần xin được trả tiền giúp hai người.
- Thuyên bối rối vì không nhớ được người thanh niên này là ai.
- Anh thanh niên nói bây giờ anh mới được biết Thuyên và Đồng, anh muốn làm quen với hai người.
- 1 HS đọc đoạn 3 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.
- Vì Thuyên và Đồng có giọng nói gợi cho anh thanh niên nhớ đến giọng nói của người mẹ yêu quý của anh. Quê bà ở miền Trung và bà đã qua đời hơn tám năm nay.
- Người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu, đôi môi mím chặt lộ vẻ đau thương. Còn Thuyên và Đồng bùi ngùi nhớ đến quê hương, yên lặng nhìn nhau, mắt rớn lệ.
- HS thảo luận cặp đôi và trả lời :
- Theo dõi bài đọc mẫu.
- 3 HS tạo thành một nhóm và luyện đọc bài theo vai : người dẫn chuyện, Thuyên, anh thanh niên.
- 2 đến 3 nhóm thi đọc.
KỂ CHUYỆN
Hoạt động 4 : GV nêu nhiệm vụ (1’)
Hoạt động 5 : Hướng dẫn HS kể chuyện (19’)
- Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện, trang 78, SGK.
- Yêu cầu HS xác định nội dung của từng bức tranh minh hoạ.
Kể mẫu
- GV gọi 3 HS khá cho các em tiếp nối nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện trước lớp.
Kể theo nhóm
- Yêu cầu HS kể theo nhóm.
Kể trước lớp
- Tuyên dương HS kể tốt.
- Dựa vào tranh minh hoạ hãy kể lại câu chuyện Giọng quê hương.
- 3 HS trả lời :
+ Tranh 1 : Thuyên và Đồng vào quán ăn. Trong quán ăn có ba thanh niên đang ăn uống vui vẻ.
+ Tranh 2 : Anh thanh niên xin phép được làm quen và trả tiền cho Thuyên và Đồng.
+ Tranh 3 : Ba người trò chuyện. Anh thanh niên nói rõ lí do mình muốn làm quen với Thuyên và Đồng. Ba người xúc động nhớ về quê hương.
- HS 1 kể đoạn 1, 2 ; HS 2 kể đoạn 3 ; HS 3 kể đoạn 4, 5.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Mỗi nhóm 3 HS. Lần lượt từng HS kể 1 đoạn trong nhóm, các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- 2 nhóm HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất.
Củng cố, dặn dò (1’)
- Quê hương em có giọng đặc trưng không ? Khi nghe giọng nói quê hương mình, em cảm thấy thế nào ?
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
- 2 HS phát biểu ý kiến.
Môn Aâm nhạc
Bài: LỚP CHÚNG TA ĐOÀN KẾT
(Gv chuyên)
Toán
THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI
Tiết : 46
I. Mục tiêu
-Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước.
-Biết cách đo và đọc kết quả độ dài những vật gần gũi với Hs như độ dài cái bút,chiều dài mép bàn,chiều cao bàn học.
-Biết dùng măt ước lượng độ dài(tương đối chính xác)
BT 1;2;3a,b.
II. Đồ dùng dạy học 
- Thước mét
III. Hoạt động dạy học 
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Gọi HS lên bảng làm bài
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS 
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Luyện tập - Thực hành (25’)
Cách tiến hành :
Bài 1
- Gọi 1 HS đọc đề bài 
- Hãy vẽ các đoạn thẳng có độ dài đựơc nêu ở bảng sau : đoạn thẳng AB dài 7cm; đoạn thẳng CD dài 12cm; đoạn thẳng EG dài 1dm 2cm 
- Y/c HS nhắc lại cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước 
- Chấm 1 điểm đầu đoạn thẳng đặt điểm O của thước trùng với điểm vừa chọn, sau đó tìm vạch chỉ số đo của đoạn thẳng trên thước, chấm điểm thứ hai, nối 2 điểm ta được đoạn thẳng có độ dài cần vẽ
- Y/c HS cả lớp thực hành vẽ đoạn thẳng 
- Vẽ hình, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
Bài 2
- Bài tập 2 y/c chúng ta làm gì ?
- Đo độ dài của 1 số vật
- Đưa ra chiếc bút chì và y/c HS nêu cách đo chiếc bút chì này 
- Đặt 1 đầu của bút chì trùng với điểm O của thước. Cạnh bút chì thẳng với cạnh của thước. Tìm đỉêm cuối của bút chì xem ứng với điểm nào trên thước. Đọc số đo tương ứng với điểm cuối của bút chì
- Y/c HS tự làm còn phần còn lại
- Thực hành đo và báo cáo kết quả trước lớp 
Bài 3
- Cho HS quan sát lại thước mét để có biểu tượng vững chắc về độ dài 1m
- Y/c HS ước lượng độ cao của bức tường lớp
- HS ước lượng và trả lời
- Ghi tất cả các kết quả mà HS báo cáo lên bảng, sau đó thực hiện phép đo để kiểm tra kết quả
- Làm tương tự với các phần còn lại
- Tuyên dương những HS ước lượng tốt
* Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (5’)
- Cô vừa dạy bài gì ?
- Về nhà làm bài
- Nhận xét tiết học 
Hs trả lời
Thứ ba ngày tháng năm 2009
CHÍNH TẢ
QUÊ HƯƠNG RUỘT THỊT
I. MỤC TIÊU
-Nghe Viết đúng bài CT;trình bày đúng hình thức văn xuôi .
-Tìmvà viết được tiếng có vần oai/oay(BT2).
-Làm được Bt 3b
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Giấy khổ to và bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
HS viết bản ... ì về anh ta.
- Nghe và nhận xét bài kể chuyện của bạn.
TÔI CÓ ĐỌC ĐÂU!
 Một người ngồi viết thư cho bạn ngay trong bưu điện. Bỗng anh ta thấy người ngồi cạnh ghé mắt đọc trộm thư của mình. Bực mình, anh ta bèn viết thêm vào bức thư: “Xin lỗi. Mình không viết tiếp được nữa, vì hiện có người đang đọc trộm thư.” Người ngồi bên cạnh bèn kêu lên:
 - Không đúng! Tôi có đọc trộm thư của anh đâu!
2.3. Nói về quê hương em
- GV Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- GV gọi 1 đến 2 HS dựa vào gợi ý để nói trước lớp, nhắc HS nói phải thành câu.
- Nhận xét và cho điểm HS kể tốt, động viên những HS chưa kể tốt cố gắng hơn.
3. Hoạt động 2: CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà nhớ kể câu chuyện cho người thân nghe, tập kể về quê hương mình, chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc yêu cầu, 2 HS đọc gợi ý.
- Một số HS kể về quê hương trước lớp. Các HS khác nghe, nhận xét phần kể của bạn.
 Ví dụ về đoạn văn: KỂ VỀ QUÊ HƯƠNG
 Ví dụ 1:
 Em thích nhất là mỗi lần hè đến lại được về thăm quê. Quê em là một làng chài ven biển. Vào mỗi buổi bình minh, mặt trời hồng từ từ nhô lên trên mặt biển xanh mênh mông. Từng đoàn thuyền nặng cá dong buồm trở về sau một đêm lao động giữa biển khơi. Các bạn nhỏ quê em nhanh nhẹn và vui tính lắm, mỗi lần về chơi, các bạn lại bắt cho em bao nhiêu là còng còng, sao biển. Em rất yêu quê, vì đó là nơi đã ghi dấu những kỉ niệm ngọt ngào của tuổi thơ em.
 Ví dụ 2:
 Em sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Đó là một thành phố đẹp nằm bên bờ sông Hồng. Hà nội có rất nhiều thắng cảnh nổi tiếng như Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hồ Tây, Lăng Bác Hồ, đền Quan Thánh, chùa Trấn Quốc, Nếu đến Hà Nội, các bạn không chỉ được xem nhiều phong cảnh đẹp mà còn được thưởng thức nhiều món ăn ngon như cốm làng Vòng, ô mai Hàng Đường, kem Tràng Tiền, Hiện nay, cả Hà Nội trong đó có cả thiếu nhi chúng em đang náo nức thi đua chào mừng kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Chúng em làm theo lời cô giáo dạy, cố gắng học tốt để trở thành chủ nhân tương lai của Thăng Long ngàn năm văn hiến.
 Ví dụ 3:
 Quê em là một làng nhỏ ở tỉnh Hà Nam. Từ nhỏ em đã gắn bó với cây đa, giếng nước, với cánh đồng thẳng cánh cò bay, với những chiều thả diều trên con đê đầu làng. Ở làng em vui lắm, nhưng vui nhất là những ngày mùa. Trong những ngày ấy, từ sáng sớm tinh mơ đã thấy đường làng rộn rã tiếng cười, tiếng nói rủ nhau ra đồng để đón những hạt lúa vàng về làng. Em mong lớn lên sẽ được giống như bố em, trở thành một kĩ sư nông nghiệp giúp bà con nông dân quê em gặt những mùa bội thu.
Toán 
Bài dạy : NHÂN SỐ CÓ BA CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
A. MỤC TIÊU.
- Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số .
-Vận dụng trong giải toán có phép nhân.
-Bài tập :1 , 2 a, 3 , 4.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐÔÏNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ : 
+ Gọi học sinh lên bảng làm bài
+ Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh.
2.Bài mới
* Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số. 
Mục tiêu: 
+ Học sinh biết cách thực hiện phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số
Cách tiếùn hành:
* Phép nhân 123 x 2
+ Viết lên bảng 123 x 2
+ Y/c học sinh đặt tính theo cột dọc
+ Khi thực hiện phép nhân này ta phải thực hiện tính từ đâu?
+ Yêu cầu học sinh suy nghĩ để thực hiện phép tính trên. Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh yếu
* Phép nhân 326 x 3
 Tiến hành tương tự như với phép nhân 123 x 2 = 246
Kết luận : 
+ Khi thực hiện phép nhân ta phải thực hiện tính từ hàng đơn vị sau mới đến hàng chục
* Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành 
Mục tiêu: 
+ HS biết cách thực hiện phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số
Cách tiếùn hành:
* Bài 1:
+ Yêu cầu 1 học sinh nêu y/c của bài
+ Y/c học sinh tự làm bài 
+ Y/c học sinh lên bảng trình bày cách tính
+ Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh.
* Bài 2:
+ 1 học sinh nêu y/c của bài
+ Y/c học sinh tự làm bài 
+ Nhận xét chữa bài và cho điểm học sinh.
* Bài 3:
+ Gọi 1 học sinh đọc đề bài toán
+ Y/c học sinh làm bài
+ Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh.
* Bài 4:
+ 1 học sinh nêu yêu cầu của bài
+ Y/c học sinh cả lớp tự làm bài
+ Gọi 1 học sinh nêu cách tìm số bị chia chưa biết 
+ Nhận xét chữa bài và cho điểm 
Kết luận: Muốn tìm số bị chia chưa biết, ta lấy thương nhân với số chia.
* Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò 
+ Về nhà làm bài
+ Nhận xét tiết học
+ Học sinh lên bảng làm bài
+ Học sinh đọc phép nhân
+ Cả lớp đặt tính vào bảng con, 1 học sinh lên bảng đặt tính
+ Ta bắt đầu tính từ hàng đơn vị sau mới đến hàng chục
123 + 2 nhân 3 bằng 6, x 2 viết 6
246 + 2 nhân 2 bằng 4, 
 viết 4
 + 2 nhân 1 bằng 2, 
 viết 2
+ Học sinh cả lớp làm vào vở, 2 học sinh lên bảng làm bài.
+ Học sinh làm vào vở, 2 học sinh lên bảng làm bài
+ Học sinh cả lớp làm vào vở, 1 học sinh lên bảng làm
 Tóm tắt:
 1 chuyến : 116 người.
 3 chuyến :  người ?
 Giải:
Cả 3 chuyến máy bay chở được số người là:
 116 x 3 = 348 (người)
 Đáp số: 348 người.
- Hs cả lớp làm vào vở, 2 hs lên bảng làm bài
 a) x : 7 = 101
 x = 101 x 7
 x = 707
 b) x : 6 = 107
 x = 107 x 6
 x = 642
TẬP VIẾT
I. MỤC TIÊU
-Viết đúng chữ hoa G ( một dòng chữ Gh), R, Đ (một dòng); viíet đúng tên riêng Ghềnh Ráng ( một dòng) vàg câu ứng dụng: Aivề  Loa Thành Thục Vương ( một lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Mẫu chữ viết hoa H, N, V.
Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp. 
Vở Tập viết 3, tập một.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Thu vở của một số HS để chấm bài về nhà.
- Gọi 1 HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước.
- Gọi 1 HS lên bảng viết từ : Ghềnh Ráng, Ghé, Đông Anh, Loa Thành, Thục Vương.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài 
- Trong tiết tập viết hôm nay các em sẽ ôn lại cách viết chữ viết hoa H, N, V có trong từ và câu ứng dụng.
2.2. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ viết hoa
Mục tiêu: HS viết được các chữ hoa H, N, V.
Cách tiến hành:
a) Quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa H, N, V.
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
- Treo bảng các chữ viết hoa và gọi HS nhắc lại quy trình viết đã học ở lớp 2.
- Viết mẫu các chữ trên cho HS quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết.
b) Viết bảng 
- Yêu cầu HS viết các chữ hoa. GV đi chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
2.3. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ ứng dụng
Mục tiêu: HS đọc, hiểu và viết đúng các từ ứng dụng.
Cách tiến hành:
a) Giới thiệu từ ứng dụng
- Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng.
- Giới thiệu: đây là tên một ông vua nước ta, ông làm vua khi 12 tuổi, ông có tinh thần yêu nước, chống thực dân Pháp và bị đưa đi đày ở An-giê-ri rồi mất ở đó.
b) Quan sát và nhận xét
- Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
c) Viết bảng
- Yêu cầu HS viết từ ứng dụng: Hàm Nghi. GV theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
2.4. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng
Mục tiêu: HS đọc, hiểu và viết đúng các câu ứng dụng.
Cách tiến hành:
a) Giới thiệu câu ứng dụng
- Gọi HS đọc câu ứng dụng
- GV giới thiệu: Câu ca dao tả cảnh thiên nhiên hùng vĩ ở đèo Hải Vân và vịnh Sơn Trà.
b) Quan sát và nhận xét
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
c) Viết bảng 
- Yêu cầu HS viết: Hải Vân, Hòn Hồng, Hàn. GV theo dõi và chỉnh sửa cho từng HS.
2.5. Hoạt động 4: Hướng dẫn viết vào vở tập viết
Mục tiêu: như mục tiêu bài học.
Cách tiến hành:
- GV chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
- Thu và chấm 5 à 7 bài.
3. Hoạt động 5: CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- Dặn HS về nhà luyện viết, học thuộc câu ứng dụng và chuẩn bị bài Ôn chữ hoa: I.
- 1 HS đọc: Ghềng Ráng
Ai về đến huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương.
- 4 HS lên bảng, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- Có các chữ hoa: H, N, V.
- 3 HS nhắc lại quy trình viết. Cả lớp theo dõi.
- 4 HS lên bảng viết , HS dưới lớp viết vào bảng con.
- 2 HS đọc: Hàm Nghi.
- Chữ H, N, g, h có chiều cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- Bằng một con chữ o.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- 2 HS đọc:
Hải Vân bát ngát nghìn trùng
Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn. 
- Các chữ H, V, b, g, h cao 2 li rưỡi, chữ t, s cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
- HS viết.
+ 1 dòng chữ H cỡ nhỏ
+ 1 dòng chữ V, N cỡ nhỏ.
+ 2 dòng Hàm Nghi cỡ nhỏ.
+ 4 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ.
SINH HOẠT TẬP THỂ
 A.Mục tiêu : 
 -Đánh giá các hoạt đôïng trong tuần qua .
 -Đưa ra phương hướng tuần tới.
 B. Nội dung đánh giá:
 1.GV đánh giá tuần qua 
 -Thực hiện nội qui 
 -Học tập
 2.Gv đưa ra kếh hoạch tuần tới :
 - Đi học đều đúng giờ
 - Giúp đỡ học sịnh yếu tiến bộ 
 - Giữ vệ sinh chung 
 - Lễ phép với thầy cô giáo .
 - Chuẩn bị các phong trào cho 20/11
 Duyệt của Tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 3(160).doc