Giáo án Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2019-2020

Giáo án Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2019-2020

THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước, biết đo và đọc kết quả.

Biết dùng mắt để ước lượng độ dài một cách tương đối chính xác.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vẽ hình và đo đoạn thẳng

3. Thái độ: Thấy được ích lợi của việc đo độ dài trong thực tế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

1. Giáo viên: Thước mét.

2. Học sinh : Thước kẻ có chia xăng-ti-mét.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

doc 26 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 287Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 10 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 10
Ngày soạn: Thứ bảy ngày 03/11/2018
Ngày giảng: Thứ hai ngày 05/11/2018
Chào cờ:
Tiết TKB: 1
TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG 
Môn: Tập đọc – Kể chuyện
Tiết TKB: 2+3; PPCT:28+29
GIỌNG QUÊ HƯƠNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu nghĩa các từ được chú giải cuối bài. Hiểu nội dung bài: Tình cảm thắm thiết gắn bó của các nhân vật với quê hương và người thân qua giọng nói thân quen của quê hương. Kể lại được câu chuyện qua tranh bằng trí nhớ.
2. Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu, biết thay đổi giọng kể phù hợp với nôi. dung bài. Nghe và nhận xét được lời kể của bạn.
3. Thái độ: GD học sinh tình cảm gắn bó với quê hương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. Giáo viên: Bảng phụ viết câu luyện đọc, nội dung bài.
2. Học sinh: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
- Không kiểm tra.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a, Luyện đọc
- GV đọc mẫu, tóm tắt nội dung bài, hướng dẫn giọng đọc chung (Bài đọc với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm).
* Đọc từng câu:
- Cho HS đọc nối tiếp từng câu trong bài và sửa lỗi phát âm.
* Đọc từng đoạn:
- Yêu cầu HS chia đoạn.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc đoạn trong bài
- Hướng dẫn HS luyện đọc ngắt nghỉ câu văn dài trên BP.
- Yêu cầu HS đọc đoạn trong nhóm.
- Gọi 2 nhóm đọc bài trước lớp.
- Cho 1HS đọc toàn bài.
b. Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, hỏi:
+ Thuyên và Đồng vào quán gần đường làm gì?
+ Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai?
+ Không khí trong quán ăn có gì đặc biệt?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, hỏi:
+ Chuyện gì sảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên? 
+ Lúc đó Thuyên bối rối vì điều gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3, hỏi:
+ Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng?
+ Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương? 
+ Qua câu chuyện em nghĩ gì về giọng quê hương? (GV giảng thêm: Giọng quê hương là đặc trưng cho mỗi miền quê và rất gần gũi thân thiết đối với con người.)
- Gọi HS nêu nội dung của bài.
* Luyện đọc lại
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn.
- Hướng dẫn đọc phân vai.
- Tổ chức cho HS đọc phân vai trước lớp.
- Nhận xét
- Hướng dẫn HS đọc đoạn 1.
- Gọi 2 HS đọc 
- Cho HS chọn đoạn yêu thích.
d. Kể chuyện
- Gọi HS nêu nhiệm vụ. 
- Yêu cầu HS quan sát từng tranh, nêu nội dung từng bức tranh. 
- Yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm. 
- Gọi HS kể chuyện trước lớp.
- Cùng HS nhận xét.
4. Củng cố
- Em có yêu quê hương mình không?
Em đã làm gì để góp phần xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp?
- Hệ thống bài, nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Kể lại câu chuyện cho người thân nghe, chuẩn bị bài sau.
- Báo cái sĩ số. 
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp câu.
- Bài chia làm 3 đoạn.
- Nối tiếp nhau đọc đoạn, giải nghĩa từ.
- HS nêu cách ngắt nghỉ; 2 HS đọc trên bảng phụ:
+ Xin lỗi. // Tôi quả thật chưa nhớ ra/ anh là // (giọng ngạc nhiên, hơi kéo dài ở cuối câu)
+ Dạ không!// Bây giờ tôi mới được biết hai anh. // Tôi muốn làm quen // (giọng nhẹ nhàng, tha thiết)
+ Hai anh đã cho tôi nghe lại giọng nói của mẹ tôi xưa.// (giọng xúc động)
- HS đọc đoạn theo nhóm 3.
- 2 nhóm đọc bài trước lớp, các nhóm khác lắng nghe và nhận xét.
- 1HS đọc bài.
- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời:
+ Thuyên và Đồng vào quán để hỏi đường và để ăn cho đỡ đói.
+ Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với ba thanh niên.
+ Bầu không khí trong quán ăn vui vẻ lạ thường.
- HS đọc thầm đoạn 2, trả lời:
+ Lúc hai người đang lúng túng vì không mang theo tiền thì một trong ba thanh niên cùng với họ đến gần xin được trả tiền giúp hai người.
+ Thuyên bối rối vì không nhớ được người thanh niên này là ai.
- HS đọc thầm đoạn 3, trả lời:
+ Vì Thuyên và Đồng có giọng nói gợi cho anh thanh niên nhớ đến giọng nói của người mẹ yêu quý của anh. Quê bà ở miền Trung và bà qua đời đã 8 năm nay.
+ Người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu, đôi môi mím chặt lộ vẻ đau thương. Còn Thuyên và Đồng bùi ngùi nhớ đến quê hương, yên lặng nhìn nhau mắt rớm lệ.
+ HS suy nghĩ đưa ra ý kiến của mình.
* Nội dung: Giọng quê hương rất gần gũi thân thiết. Giọng quê hương gắn bó với những người cùng quê hương. 
- 3HS đọc nối tiếp đoạn.
- Đọc trong nhóm 4 theo các vai: người dẫn chuyện, Thuyên, người thanh niên.
- Các nhóm đóng vai trước lớp.
- HS đọc đoạn 1, theo nhóm đôi.
- 2HS đọc bài.
- 2 HS nêu.
- Quan sát tranh, nêu.
- Nêu nội dung từng bức tranh.
- Kể chuyện theo nhóm 3.
- 3 nhóm kể trước lớp.
- Nhận xét bạn.
- HS suy nghĩ trả lời.
- Lắng nghe.
Môn: Toán
Tiết TKB:4 ; PPCT:46
THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước, biết đo và đọc kết quả. 
Biết dùng mắt để ước lượng độ dài một cách tương đối chính xác.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng vẽ hình và đo đoạn thẳng
3. Thái độ: Thấy được ích lợi của việc đo độ dài trong thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. Giáo viên: Thước mét.
2. Học sinh : Thước kẻ có chia xăng-ti-mét. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1HS lên bảng lớp làm 
- Cả lớp làm bảng con.
- Nhận xét
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Hướng dẫn làm bài tập
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi HS nhắc lại cách vẽ.
- GV hướng dẫn HS đổi số đo của đoạn thẳng EG 1dm2cm = 12cm.
- Yêu cầu HS vẽ ra nháp, 3 HS lên bảng.
- Quan sát giúp đỡ HS.
- Nhận xét bài, củng cố nội dung bài tập.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS thực hành theo nhóm 2 sau đó trình bày kết quả.
- Gọi Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét.
- Nhận xét, biểu dương những em đo chính xác, củng cố nội dung bài tập.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS quan sát chiếc thước kẻ dài 1m, để HS ước lượng cho chính xác.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả.
- Nhận xét, biểu dương những em biết ước lượng chính xác.
- Củng cố nội dung bài tập
4. Củng cố: Hệ thống bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn HS chuẩn bị bài sau
- Hát
- 1 em làm bài trên bảng:
 12 km x 4 = 48 km 
Và cả lớp làm bài ra bảng con.
36 mm : 4 = 9 mm
- Lắng nghe
Bài 1: (Tr.47) Vẽ đoạn thẳng có tên và độ dài như sau:
Đoạn thẳng
Độ dài
AB
CD
EG
7 cm
12 cm
1dm 2cm
- 1HS nhắc lại cách vẽ:Chấm một điểm đầu đoạn thẳng đặt điểm 0 của thước trùng với điểm vừa chọn, sau đó tìm vạch chỉ số đo của đoạn thẳng trên thước, chấm điểm thứ hai, nối hai điểm ta được đoạn thẳng có độ dài cần vẽ.
- Lắng nghe.
- Cả lớp vẽ vào nháp, 3 em lên bảng vẽ.
A	B
C	D
E	G
* Củng cố vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
Bài 2: (Tr.47) Thực hành đo độ dài rồi cho biết kết quả đo
- Thực hành theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét.
 a. Chiều dài cái bút của em.
 b. Chiều dài mép bàn học của em.
 c. Chiều cao chân bàn học của em.
- Củng cố thực hành đo độ dài
Bài 3: (Tr.47) Ước lượng 
- Quan sát thước kẻ dài 1m sau đó thực hành ước lượng
- Trình bày kết quả, cả lớp nhận xét 
a, Bức tường lớp em cao bao nhiêu mét ?
 ( 4 m )
b, Chân tường lớp em dài khoảng bao nhiêu mét ? (8 m)
c, Mép bảng lớp em dài khoảng bao nhiêu dm ? (30 dm)
* Củng cố về ước lượng độ dài
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Môn: Mĩ thuật 
Tiết TKB: 5
(GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY)
Môn: Thể dục
Tiết TKB: 6
(GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY)
Môn: Tiếng Anh
Tiết TKB:7;
(GIÁO VIÊN BỘ MÔN DẠY)
Ngày soạn:Thứ bảy ngày 03/11/2018
Ngày giảng: Thứ ba ngày 06/11/2018
Môn: Tập đọc
Tiết TKB: 1;PPPCT:30
THƯ GỬI BÀ
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu được thông tin qua bức thư thăm hỏi và cách viết thư. Hiểu 
tình cảm gắn bó với quê hương, quý mến bà của người cháu.
2. Kĩ năng: Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu, thể hiện 
được tình cảm qua giọng đọc.
3. Thái độ: Giáo dục HS tình yêu quê hương và tình cảm đối với bà.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
1. Giáo viên: bảng phụ câu văn dài, nội dung.
2. Học sinh : 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
+ Gọi HS đọc bài “ Giọng quê hương”. Trả lời câu hỏi về nội dung bài.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài 
3.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
- Đọc mẫu, tóm tắt nội dung bài, hướng dẫn giọng đọc chung. (Bài đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm).
* Đọc từng câu:
+ Cho HS đọc nối tiếp từng câu trong bài và sửa lỗi phát âm.
* Đọc từng đoạn:
- Yêu cầu HS chia từng phần của bức thư.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn trong bài
- Hướng dẫn HS luyện đọc ngắt nghỉ câu văn dài trên BP.
- Yêu cầu HS đọc đoạn trong nhóm.
- Gọi 2 nhóm đọc bài trước lớp.
- Cho 1HS đọc toàn bài.
b. Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm phần 1.
+ Đức viết thư cho ai ? Dòng đâu thư bạn ghi thế nào ? 
- Yêu cầu HS đọc thầm phần 2.
+ Đức hỏi thăm bà điều gì, Đức kể với bà những gì ? 
- Yêu cầu HS đọc thầm phần 3.
+ Đoạn cuối bức thư cho thấy tình cảm của Đức với bà như thế nào ? 
+ Bức thư cho em biết điều gì ?
- Gắn bảng phụ nội dung, Yêu cầu HS đọc nội dung.
c. Luyện đọc lại
- Cho HS đọc nối tiếp 3 phần của bức thư.
- Hướng dẫn đọc theo nhóm 3.
- Gọi 2 nhóm đọc bài.
- Nhận xét.
- Hướng dẫn HS đọc phần 3 của bức thư.
- Gọi 2 HS đọc. 
- Cho HS chọn đoạn yêu thích.
4. Củng cố: Yêu cầu HS liên hệ thực tế, giáo dục HS, hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: Nhắc HS về đọc lại bức thư
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số. 
- 2 em đọc bài, trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét.
- Quan sát, nêu nội dung tranh.
- Lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp câu.
- Bức thư chia thành 3 phần:
+ Phần 1: Hải Phòng  nhớ bà lắm.
+ Phần 2: Dạo này dưới ánh trăng.
+ Phần 3: Còn lại.
- Nối tiếp nhau đọc đoạn, giải nghĩa từ.
- HS nêu cách ngắt nghỉ; 2 HS đọc trên bảng phụ:
+ Dạo này bà có khỏe không ạ ?// (giọng nhẹ nhàng, ân cần)
+ Cháu vẫn nhớ năm ngoái được v ... iểu cách viết chữ G thông qua bài tập ứng dụng. Viết tên riêng 
Ông Gióng và câu ứng dụng 
2. Kĩ năng: Viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ và viết đẹp
3. Thái độ: Có ý thức rèn chữ viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. Giáo viên: Mẫu chữ G
 2. Học sinh: Bảng con 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
	Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới; Giới thiệu bài
- Hát.
a. Luyện viết chữ hoa: 
- Y/c HS tìm các chữ hoa có trong bài
- Chữ G, Ô, T, V, X
- Quan sát chữ mẫu trên màn hình
- Y/C HS nhắc lại cách viết 
- HS viết chữ G, Ô, T, V, X trên bảng con.
b. Luyện viết từ ứng dụng. 
- HS đọc từ ứng dụng: 
Ông Gióng 
- GV giới thiệu
- Quan sát chữ mẫu, nhắc lại cách viết
- HS viết trên bảng con
- Theo dõi, sửa sai
c. Luyện viết câu ứng dụng
- HS đọc câu ứng dụng
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
- HS nêu ý nghĩa của câu ca dao
- GV giảng thêm.
+ Câu ca dao tả cảnh đẹp và cuộc sống thanh bình trên đất nước ta
- Viết bảng con các chữ: Gió, Tiếng, TrấnVũ, Thọ Xương
3. Hướng dẫn viết bài vào vở.
- Nêu yêu cầu 
- Nhắc nhở HS ngồi viết đúng tư thế, chú ý các nét, độ cao.... 
Viết chữ Gi: 1 dòng
Viết chữ Ô, T: 1 dòng
Viết tên riêng Ông Gióng: 2 dòng
Viết câu ứng dụng: 2 lần
- Chữa bài.
- Viết bài vào vở
- Thu bài, nhận xét
4. Củng cố: Hệ thống lại toàn bài. 
5. Dặn dò: Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
Ngày soạn: Thứ năm ngày 08/11/2018
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 09 /11/2018
Môn: Toán
Tiết TKB: 1; PPCT:50
GIẢI BÀI TOÁN BẰNG HAI PHÉP TÍNH
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu được các bước giải bài toán bằng hai phép tính.
2 .Kĩ năng: Biết vận dụng vào làm bài tập.
3. Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
1. Giáo viên: Bảng phụ BT2,3
2. Học sinh : Bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu cả lớp làm bảng con.
- Nhận xét
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài 
3.2. HD giải bài toán bằng 2 phép tính
- HS thực hiện bảng con
- Lắng nghe
Bài toán1
- Nêu bài toán và quan sát sơ đồ trên bảng.
- Phân tích đề toán, nêu tóm tắt
- Y/c HS giải bài toán
- Giải ra nháp, 1 HS nêu miệng, nhận xét
- Ghi bảng bài giải
Bài giải
a, Số kèn ở hàng dưới là:
3 + 2 = 5 ( cái)
b, Số kèn ở cả hai hàng là:
3 + 5 = 8 (cái)
Đáp số : a, 5 cái kèn
 b, 8 cái kèn
Bài toán 2
- Vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán trên bảng
- Nhìn tóm tắt, nêu bài toán
- Y/c HS giải bài toán
- Giải ra nháp, 1 HS làm bảng lớp
- Nhận xét, chữa bài
Bài giải
Số cá ở bể thứ hai là:
4 + 3 = 7 (con)
Số cá ở cả hai bể là:
4 + 7 = 11 (con)
 Đáp số: 11 con cá
+ Bài toán vừa làm thực hiện bằng mấy phép tính ?
- Thực hiện bằng 2 phép tính
3.3. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: (Tr.50) 
- Cho HS đọc bài toán
- Đọc bài toán, phân tích bài toán
- Y/c HS làm bài vào vở
- Lớp làm vào vở, 1 HS làm bảng lớp, chữa bài. Đổi vở kiểm tra chéo
Bài giải
Số tấm bưu ảnh của em là:
15 - 7 = 8 (tấm)
Cả hai anh em có số bưu ảnh là:
15 + 8 = 23(tấm)
 Đáp số: 23 tấm bưu ảnh
- GV nhận xét
- Nhận xét
Bài 2: (Tr.50)
 - Cho HS đọc bài toán
- Đọc bài toán, phân tích bài toán
- Y/c HS làm bài vào vở nháp, 1HS làm BP.
- Lớp làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ, chữa bài. Đổi vở kiểm tra chéo
- GV nhận xét
Bài giải
Số lít dầu ở thùng thứ 2 là
18 + 6 = 24 (l)
Số lít dầu ở cả 2 thùng là:
18 + 24 = 42 (l) 
 Đáp số: 42 l dầu
Bài 3: (Tr.50)
- Cho HS đọc bài toán
- Đọc bài toán, phân tích bài toán
- Y/c HS làm bài
- Lớp làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ, chữa bài
- Nhận xét
4. Củng cố: Hệ thống ND bài
5. Dặn dò: Về nhà chuẩn bị bài sau
Bài giải
Bao ngô cân nặng là:
27 + 5 = 32 (kg)
Cả hai bao cân nặng là:
27 + 32 = 59 (kg)
 Đáp số: 59 kg
- Nhận xét
Môn: Chính tả
Tiết TKB: 2; PPCT:20
QUÊ HƯƠNG 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Viết đúng 3 khổ thơ đầu bài Quê hương. Làm đúng các bài tập chính tả.
2. Kĩ năng: Viết đúng chính tả, đúng cỡ chữ.
3. Thái độ: Có ý thức rèn chữ viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
1. Giáo viên: Bảng phụ BT2.
 	2. Học sinh: Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
- Nhận xét
3. Bài mới: Giới thiệu bài
* Hướng dẫn viết chính tả
- GV đọc bài chính tả
- Gọi HS đọc lại bài
+ Nêu những hình ảnh gắn liền với quê hương.
+ Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa?
- HDHS viết tiếng khó vào bảng con 
- Hướng dẫn viết vào vở
- Đọc cho HS viết bài
- Đọc lại bài cho HS soát lỗi
- Thu bài, nhận xét 
* Hướng dẫn làm bài tập chính tả
- Gọi HS đọc yêu cầu BT và ND bài
- Cho lớp làm bài vào VBT, 1HS làm BP
- Nhận xét chữa bài
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Cho HS làm bài theo cặp đôi
- Gọi 2 nhóm trình bày trước lớp
- Nhận xét chốt lời giải đúng
4. Củng cố: Nhận xét giờ học. 
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài sau
- Hát
- 2HS lên bảng, lớp viết ra bảng con
quả xoài, nước xoáy, đứng lên, thanh niên
- Lắng nghe
- Theo dõi trong SGK
- 2HS đọc lại đoạn bài viết.
- Chùm khế ngọt, đường đi học con đò nhỏ
- Những chữ cái đầu mỗi dòng thơ.
trèo hái, rợp, cầu tre, nghiêng che.
- Lắng nghe
- HS nghe đọc viết bài vào vở
- HS đổi bài soát lỗi
- Lắng nghe
Bài 2: Điền vào chỗ chấm ét hay oét
* Đáp án: Em bé toét miệng cười, Mùi khét, cưa xoèn xoẹt, xem xét.
Bài 3: Viết lời giải câu đố (SGK)
Đáp án: nặng - nắng ; lá- là (quần áo)
- Lắng nghe
- Thực hiện
Môn: HĐNG (Tự học Tiếng việt)
Tiết TKB: 3
ÔN CHỮ HOA G (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu cách viết chữ G thông qua bài tập ứng dụng. Viết tên riêng 
Ông Gióng và câu ứng dụng 
2. Kĩ năng: Viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ và viết đẹp
3. Thái độ: Có ý thức rèn chữ viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1. Giáo viên: Mẫu chữ G
 2. Học sinh: Bảng con 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
	Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
2. Giới thiệu bài ôn
* HD HS viết trên bảng con
- Hát.
- Lắng nghe.
a. Luyện viết chữ hoa: 
- Y/c HS tìm các chữ hoa có trong bài
- Chữ G, Ô, T, V, X
- Quan sát chữ mẫu trên màn hình
- Y/C HS nhắc lại cách viết 
- HS viết chữ G, Ô, T, V, X trên bảng con.
b. Luyện viết từ ứng dụng. 
- HS đọc từ ứng dụng: 
Ông Gióng 
- GV giới thiệu
- Quan sát chữ mẫu, nhắc lại cách viết
- HS viết trên bảng con
- Theo dõi, sửa sai
c. Luyện viết câu ứng dụng
- HS đọc câu ứng dụng
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
- HS nêu ý nghĩa của câu ca dao
- GV giảng thêm.
+ Câu ca dao tả cảnh đẹp và cuộc sống thanh bình trên đất nước ta
- Viết bảng con các chữ: Gió, Tiếng, TrấnVũ, Thọ Xương
* Hướng dẫn viết bài vào vở.
- Nêu yêu cầu 
- Nhắc nhở HS ngồi viết đúng tư thế, chú ý các nét, độ cao.... 
Viết chữ Gi: 1 dòng
Viết chữ Ô, T: 1 dòng
Viết tên riêng Ông Gióng: 2 dòng
Viết câu ứng dụng: 2 lần
- Chữa bài.
- Viết bài vào vở
- Thu bài, nhận xét
3. Củng cố: Hệ thống lại toàn bài. 
4. Dặn dò: Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
Sinh hoạt
Tiết TKB: 4
NHẬN XÉT TUẦN 10
I. MỤC TIÊU
- Giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần qua.
- Có hướng sửa chữa khắc phục kịp thời.
- Giáo dục HS tinh thần phê bình và tự phê bình.
II. NỘI DUNG SINH HOẠT
- Từng tổ kiểm điểm tìm ra những HS ngoan, học tập tốt. Chỉ ra những HS cần
 phải giúp đỡ.
- Các tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ mình trước lớp.
- Các tổ khác theo dõi nhận xét, bổ sung.
- Lớp trưởng nhận xét chung về tình hình của lớp, các mặt hoạt động.
- GV đánh giá chung
* Ưu điểm.
- Duy trì tốt nề nếp; thực hiện tốt kế hoạch của lớp, trường và của Đội.
- Đi học đúng giờ; trong lớp chú ý nghe giảng. 
- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ.
 - Chăm chỉ học tập, tích cực tham gia các hoạt động học tập 
- Trang phục đúng quy định.
- Vệ sinh lớp, vệ sinh cá nhân gọn gàng sạch sẽ.
* Hạn chế còn tồn tại: Một số HS tính toán, đọc chậm: Bách, Phát, Đức.
III. KẾ HOẠCH TUẦN TỚI
- Duy trì tốt nề nếp học tập, đi học chuyên cần đúng giờ, trong lớp chú ý nghe giảng. 
- Có đủ đồ dùng học tập trước khi đến lớp.
- Thực hiện tốt vệ sinh lớp, vệ sinh cá nhân.
- Rèn chữ viết cho HS tham gia giao lưu “Nét chữ, nết người”
- Tích cực học tập chào mừng ngày 20/11.
HĐNG (Tự học Toán)
Tiết TKB: 5
BÀI TẬP CUỐI TUẦN
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu được các bước giải bài toán bằng hai phép tính.
2 .Kĩ năng: Biết vận dụng vào làm bài tập.
3. Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
1. Giáo viên: Bảng phụ BT2,3,4
2. Học sinh : Bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
2. Giới thiệu bài ôn.
3. Hướng dẫn làm bài tập
- Nêu bài toán va quan sát sơ đồ trên bảng 
Bài 1 (46)
- Y/c HS giải bài toán
- Giải ra nháp, 1 HS nêu miệng, nhận xét
- Ghi bảng bài giải.
- Nhận xét, củng cố
Bài giải
Bạn Hường cao số xăng – ti – mét là:
120 + 10 = 130 (cm)
Bạn Linh cao số xăng – ti – mét là:
130 + 5 = 135 (cm)
Đáp số: Bạn Hường: 130 cm
 Bạn Linh: 135 cm
+ Củng cố giải bài toán bằng hai phép tính
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Lớp làm bài ra bảng con, gắn bài làm của HS lên bảng.
- Nhận xét, củng cố
Bài 2 (46)
a, 7 x 9 – 47 = 63 - 47
 = 16
b, 7 x 8 + 49 = 56 + 49
 = 105
- Cho HS đọc bài toán
Bài 3 (46)
- Gọi HS phân tích bài toán.
- Đọc bài toán, phân tích bài toán
- Y/c HS làm bài, tóm tắt và làm bài vào VBT. 
- Lớp làm vào VBT, 1HS lên bảng.
Bài giải
Lớp 3A có số học sinh nữ là:
18 + 6 = 24 (học sinh)
Lớp 3A có số học sinh là:
18 + 24 = 42 (học sinh)
 Đáp số: 42 học sinh.
- Nhận xét, củng cố
+ Củng cố giải bài toán bằng hai phép tính
- Cho HS đọc bài toán
- Gọi HS phân tích bài toán.
- Y/c HS làm bài, tóm tắt và làm bài vào VBT.
- Nhận xét, củng cố
4. Củng cố: Hệ thống ND bài
5. Dặn dò: Về nhà chuẩn bị bài sau
Bài 4 (46)
- Đọc bài toán, phân tích bài toán
- Lớp làm vào VBT, 1HS lên bảng.
Bài giải
Số cây phượng vĩ là:
7 x 6 = 42 (cây)
Có tất cả số cây là:
42 + 7 = 49 (cây)
 Đáp số: 49 cây.
+ Củng cố giải bài toán bằng hai phép tính, gấp 1 số lên nhiều lần.
- 2 HS nêu lại
- Thực hiện
HĐNG
Tiết TKB: 6
CHỦ ĐỀ: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_10_nam_hoc_2019_2020.doc