Giáo án Lớp 3 Tuần 10 - Trường TH & THCS Húc Nghì

Giáo án Lớp 3 Tuần 10 - Trường TH & THCS Húc Nghì

Tiết 1+2-TĐ - KC : GIỌNG QUÊ HƯƠNG

I. Mục tiêu :

* Tập đọc

- Giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.

- Hiểu ý nghĩa: Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói thân quen(TLCH 1,2,3,4).

* Kể chuyện :

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

II. Chuẩn bị :

+ Tranh minh họa trong bài .

+ Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc .

 

doc 24 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 719Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 10 - Trường TH & THCS Húc Nghì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10 
Thứ hai.	Ngày soạn : 23/10/2010
	Ngày dạy : 25/10/2010
Tiết 1+2-TĐ - KC : GIỌNG QUÊ HƯƠNG 
I. Mục tiêu : 
* Tập đọc 
- Giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa: Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói thân quen(TLCH 1,2,3,4).
* Kể chuyện : 
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
II. Chuẩn bị :
+ Tranh minh họa trong bài .
+ Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc .
III. Lên lớp :	Tiết 1 :
1. Mở đầu : 
GV nhận xét bài kiểm tra giữa học kì của HS về kĩ năng đọc .
2. Bài mới :
a. Giới thiệu : 
+ GV giới thiệu tên chủ điểm mới Quê hương . HS quan sát tranh chủ điểm .
+ GV treo tranh cho HS phân tích những hình ảnh trong tranh .
b. Luyện đọc :
- GV đọc mẫu với giọng kể diễn cảm, chậm rãi, nhẹ nhàng. 
- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ .
+ Đọc từng câu tiếp nối nhau từ đầu đến hết bài . 
+ Đọc từng đoạn. 
+ Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp .
+ HS đọc chú giải để hiểu nghĩa từ khó .
+ 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp .
+ HS luyện đọc theo nhóm .
+ Thi đua đọc giữa các nhóm .
+ HS đọc đồng thanh từng đoạn.
- GV gọi 1 HS đọc cả bài trước lớp .
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài : 
* Đoạn 1 : 1 HS đọc , lớp đọc thầm .
+ Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai ?
* Đoạn 2 : 1 HS đọc , lớp đọc thầm .
+ Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên ?
* Đoạn 3 : 1 HS đọc , lớp đọc thầm .
+ Những chi tiết nào nói lên tình cảm tha thiết của nhân vật với quê hương ?
- Ba HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài, sau đó cả lớp trao đổi nhóm, phát biểu trước lớp : 
+ Qua câu chuyện em nghĩ gì về giọng quê hương ?
+ Vì giọng quê hương rất tha thiết, gần gủi .
Tiết 2 : 
d. Luyện đọc lại bài :
- GV đọc mẫu bài .
- HS luyện đọc theo vai ( người dẫn chuyện, anh thanh niên, Thuyên ) .
- 2 Nhóm thi đọc diễn cảm, phân vai .
- GV tuyên dương nhóm đọc tốt .
e. Kể chuyện :
- HS đọc yêu cầu .
* GV giao nhiệm vụ : Dựa vào 3 tranh minh hoạ ứng với 3 đoạn của câu chuyện, HS kể lại câu chuyện . 
* GV hướng dẫn kể lại câu chuyện theo tranh .
( Tranh 1 : Thuyên và Đồng bước vào quán ăn . Trong quán có ba thanh niên đang ăn ) .
Tranh 2 : Một trong 3 thanh niên ( anh áo xanh ) xin được trả tiền bữa ăn cho Thuyên, Đồng và muốn làm quen . 
Tranh 3 : Ba người trò chuyện . Anh thanh niên xúc động giải thích lí do vì sao muốn làm quen với Thuyên và Đồng ) .
- HS nhìn tranh luyện kể trong nhóm . 
- 2 Nhóm HS thi kể .
- Lớp bình chọn bạn kể hay nhất .
- GV tuyên dương HS kể tốt .
3. Củng cố dặn dò : 
- Qua câu chuyện này em rút ra bài học gì ?
- Nhận xét tiết học .
IV. Rót kinh nghiÖm:
š› --- o0o --- œ
Tiết 3-Toán: 	THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI .
I. Mục tiêu :
- Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước .
- Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gủi với hs như: cây bút; mép bàn .
- Biết dùng mắt ước lượng độ dài một cách tương đối chính xác .
II. Chuẩn bị :
Thước thẳng HS và thước mét .
III. Lên lớp : 
1. Bài cũ :
- 2 HS đọc bảng đơn vị đo độ dài . 
- GV kiểm tra vở BTVN của HS cả lớp .
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu : Nêu mục tiêu .
b. Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 1 :
- HS tự làm, lưu ý các em tự nhớ bài học để làm chứ không nhìn vào 
bảng đã lập sẵn . Sau đó GV chữa bài . Chẳng hạn : 
	1m = 100 cm
	1m = 1000 mm
Bài 2 : 
- GV cho HS lần lượt làm từng câu của bài, ở mỗi câu có thể làm theo thứ tự :
+ Nêu sự liên hệ giữa hai đơn vị đo ( chẳng hạn : 1hm = 100m ) .
+ Từ sự lên hệ trên suy ra kết quả ( 8hm = 800m ) .
Bài 3 : 
- HS tự làm bài vào vở . 
3. Củng cố dặn dò :
- Bài tập về nhà : VBT .
- Nhận xét tiết học .
IV. Rót kinh nghiÖm:
š› --- o0o --- œ
Tiết 4 - Đạo đức : 	CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN .
	( Tiết 2 ) 
I. Mục tiêu : 
- Biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui, buồn.
- Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn.
- Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hàng ngày.
 II.Chuẩn bị :
- Phiếu học tập cho hoạt động 1. 
- Sưu tầm tranh ảnh, bài thơ, bài hát nói về tình bạn, về sự cảm thông chia sẻ vui buồn cùng bạn .
III. Lên lớp :
1. Bài cũ :
- Tại sao chúng ta phải chúc mừng khi bạn có chuyện vui, an ủi, động viên, giúp đỡ khi bạn có chuyện buồn ?
2. Bài mới :
a. Giới thiệu : Nêu mục tiêu .
b. Nội dung :
* Hoạt động 1 : Phân biệt hành vi đúng, sai .
1) GV phát phiếu học tập và yêu cầu HS làm bài tập cá nhân .
Nội dung tình huống :
Em hãy viết vào ô trống chữ Đ trước các việc làm đúng và chữ S trước các việc làm sai đối với bạn :
	 a) Hỏi thăm, an ủi khi bạn có chuyện buồn .	
	 b) Động viên, giúp đỡ khi bạn bị điểm kém .	
	 c) Chúc mừng khi bạn được điểm 10 .	
	 d) Vui vẽ nhận khi được phân công giúp đỡ bạn kém .	
	 đ) Tham gia cùng các bạn quyên góp sách vở, quần áo cũ để giúp đỡ các bạn nghèo trong lớp . 	
	 e) Thờ ơ cười nói khi bạn đang có chuyện buồn .	
	 g) Kết bạn với các bạn bị khuyết tật, các bạn nghèo .	
	 h) Ghen tức khi thấy bạn học giỏi hơn mình .
2) Thảo luận cả lớp :
3) GV kết luận :
- Các việc làm đúng : a, b, c, d, đ, g .
* Hoạt động 2 : Liên hệ và tự liên hệ .
1) GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm HS liên hệ, tự liên hệ trong nhóm theo các nội dung sau :
- Em đã biết chia sẽ vui buồn với bạn bè trong lớp, trong trường chưa ? Chia sẽ như thế nào ?
- Em đã bao giờ được bạn bè chia sẻ vui buồn chưa ? 
2) HS liên hệ, tự liên hệ trong nhóm .
3) GV mời một số HS liên hệ trước lớp .
4) GV kết luận :
* Hoạt động 3 : Trò chơi phóng viên . 
HS trong lớp lần lượt đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp có liên quan chủ đề bài học . Ví dụ : 
- Vì sao bạn bè cần quan tâm chia sẻ vui buồn cùng nhau ?
- Cần làm gì khi bạn bè có niềm vui hoặc khi bạn có nỗi buồn ?
Kết luận chung : Khi bạn bè có chuyện vui buồn, em cần chia sẻ cùng bạn để niềm vui được nhân lên, nỗi buồn được vơi đi . Mọi người đều có quyền được đối xử bình đẳng .
 3. Hướng dẫn thực hành :
- Cần chúc mừng khi bạn có chuyện vui, an ủi, động viên, giúp đỡ khi 
bạn có chuyện buồn .
- Chuẩn bị bài sau .
IV. Rót kinh nghiÖm:
š› --- o0o --- œ
Thứ ba.	Ngày soạn : 24/10/2010
	Ngày dạy : 26/10/2010
Tiết 1-Toán:	THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI (Tiếp theo) 
I. Mục tiêu :
 - Biết cách đo, cách ghi và đọc được kết quả đo độ dài.
- Biết so sánh các độ dài.
II. Chuẩn bị :
Thước thẳng HS, ê ke cỡ to và thước mét .
Phiếu lớn để HS làm bài tập 4 .
III. Lên lớp : 
1. Bài cũ :
- 2 HS đọc bảng đơn vị đo độ dài . 
- GV kiểm tra vở BTVN của HS cả lớp .
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu : Nêu mục tiêu .
b. Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 1 :
a) HS tự làm, lưu ý các em tự nhớ bài học để làm chứ không nhìn vào bảng đã lập sẵn . Sau đó GV chữa bài . 
b) GV hướng dẫn HS phát biểu cách tìm ra bạn cao nhất và bạn thấp nhất căn cứ vào số đo chiều cao của các bạn .
- GV cho HS thảo luận rồi nêu cách làm .
- GV nhận xét chốt lại cách làm đúng rồi cho HS làm bài vào vở .
Bài 2 : 
 GV cho HS làm bài theo từng nhóm 5, 6 em .
Trước tiên các bạn dự đoán thứ tự cao thấp trong nhóm, rồi thực hành kiểm tra dự đoán của mình .
- Cho HS nêu cách đo chiều cao từng bạn .
- Sau khi đo xong, mỗi nhóm chụm lại thảo luận để sắp xếp các bạn có chiều cao từ thấp đến cao . Sau đó mỗi HS ghi lại kết quả đo vào phần bài làm của mình .
- GV lần lượt xem xét, uốn nắn cách làm của mỗi nhóm . Động viên khen ngợi những nhóm làm tốt .
3. Củng cố dặn dò :
- Bài tập về nhà : VBT .
- Nhận xét tiết học .
IV. Rót kinh nghiÖm:
š› --- o0o --- œ
Tiết 2-Tự nhiên xã hội : CÁC THẾ HỆ TRONG MỘT GIA ĐÌNH 
I. Mục tiêu : 
- Nêu được các thế hệ trong một gia đình.
- Phân biệt các thế hệ trong gia đình.
II. Chuẩn bị : 
- Một số ảnh chụp chân dung gia đình 1, 2, 3 thế hệ .
III. Lên lớp : 
1. Giới thiệu: Nêu mục tiêu .
2. Nội dung :
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu về gia đình.
Bước 1 : Hoạt động cả lớp .
- Trong gia đình em, ai là người lớn tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất ? 
- 5, 6 HS trả lời .
- GV kết luận : Trong mỗi gia đình chúng ta có nhiều người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống – ví dụ như ông, bà, bố, mẹ, anh chị em và em .
Những người ở các lứa tuổi khác nhau đó được gọi là các thế hệ trong một gia đình .
Bước 2 : Thảo luận nhóm .
+ GV chia nhóm ( mỗi nhóm 4 HS ) và phát ảnh, tranh về gia đình cho các nhóm .
+ Yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau :
1) Ảnh ( tranh vẽ ) có những ai ? Em hãy kể tên những người đó .
2) Ai là người nhiều tuổi nhất ít tuổi nhất trong ảnh ( tranh vẽ ) đó ? 
3) Gia đình trong ảnh ( tranh vẽ ) đó có mấy thế hệ ? Mỗi thế hệ có bao nhiêu người ?
+ Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung .
* Kết luận : SGK .
* Hoạt động 2 : Gia đình các thế hệ .
 Bước 1 : Thảo luận cặp đôi .
+ GV yêu cầu HS cả lớp quan sát các tranh vẽ trang 38, 39, thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi sau :
- Trang 38 nói về gia đình ai ? Có bao nhiêu người, bao nhiêu thế hệ ?
- Trang 39 nói về gia đình ai ? Có bao nhiêu người, bao nhiêu thế hệ ?
+ Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung .
+ GV tổng hợp lại các ý kiến của HS .
Bước 2 : Hoạt động cả lớp .
- Theo em, trong mỗi gia đình có thể có bao nhiêu thế hệ ?
GV kết luận : Như vậy, mỗi một gia đình có thể có 1, 2 hoặc nhiều thế hệ cung sinh sống . Gia đình một thế hệ là gia đình chỉ có một vợ chồng, chưa có con . Gia đình 2 thế hệ là gia đình có bố, mẹ, con cái .Gia đình nhiều thế hệ là gia đình ngoài bố mẹ, con cái, còn có thêm ông, bà, cụ ... 
* Hoạt động 3 : Giới thiệu gia đình mình .
- GV yêu cầu HS lên giới thiệu về gia đình minh theo cách sau :
+ Giới thiệu các thành viên trong gia đình .
+ Nói xem gia đình mình có mấy thế hệ .
+ Giới thiệu thêm một số thông tin về gia đình mình.
+ GV khen những HS cóa giới thiệu về gia đình đầy đủ thông tin, có nhiều sáng tạo.
3. Củng cố dặn dò :
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Về nhà vẽ một bức tranh về gia đình mình .
- Nhận xét tiết học .
IV. Rót kinh nghiÖm:
š› --- o0o --- œ
Tiết 3- Âm nhạc:	Học hát: LỚP CHÚNG TA ĐOÀN KẾT
I. Mục tiêu :
- Biết hat theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
II. Chuẩn bị :
	- Hát chuẩn xác c ...  3: Thái độ, tình cảm với họ hàng nội, ngoại .
Bước 1 : Làm việc cá nhân .
- GV phát phiếu BT cho HS .
- Yêu cầu HS tự làm phiếu cá nhân trong vòng 2 phút .
Bước 2 : Làm việc cả lớp . 
- HS nối tiếp trình bày kết quả .
- HS cả lớp nhận xét bổ sung .
- Khi trình bày, GV yêu cầu HS nói rõ lí do lựa chọn của mình .
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng .
3. Củng cố dặn dò :
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Về nhà vẽ một bức tranh về gia đình mình .
- Nhận xét tiết học .
IV. Rót kinh nghiÖm:
š› --- o0o --- œ
Tiết 4-Chính tả ( nhớ - viết ) QUÊ HƯƠNG 
I. Mục tiêu:
- Nhớ – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài thơ.
- Làm đúng BT điền tiếng có vần et/oet.
- Làm đúng BT 3a/b hoặc BT phương ngữ do GV soạn.
II. Chuẩn bị : 
- Phiếu lớn viết 2 lần các từ ngữ của BT 2 để HS làm bài .
- Tranh minh hoạ giải đố ở BT3 .
III. Lên lớp :
1. Bài cũ :
- 3 HS lên bảng viết các từ : Quả xoài, nước xoáy, vẻ mặt, buồn bã, đứng lên.
- GV nhận xét ghi điểm .
2. Bài mới :
a. Giới thiệu : Nêu mục tiêu .
b. Hướng dẫn HS nghe - viết :
* Trao đổi về nội dung bài viết :
- GV đọc thuộc lòng 3 khổ thơ , 1 HS đọc lại .
+ Nêu hình ảnh gắn liền với quê hương ? 
+ Đoạn thơ khuyên chúng ta làm gì ?
* Hướng dẫn cách trình bày :
- Đoạn thơ viết theo thể thơ nào ?
- Đoạn thơ có mấy khổ thơ ? Mỗi khổ thơ có mấy dòng thơ ?
- Trong đoạn thơ những chữ nào phải viết hoa ? 
- Tên bài và chữ đầu dòng phải viết như thế nào ? 
- Dòng thơ nào có dấu phẩy ?
- Dòng thơ nào có dấu chấm ?
* Hướng dẫn viết từ khó :
- HS nêu các từ khó dễ lẫn khi viết chính tả .
- HS viết vào giấy nháp các từ vừa tìm được .
* GV đọc cho HS viết .
* Soát lỗi .
* GV chấm chữa bài .
c. Bài tập :
Bài 2 :
 Điền vào chỗ trống et hay oet :
- GV nêu yêu cầu bài .
- Cả lớp làm bài vào vở .
- GV phát giấy và bút dạ cho 2 HS .
- 2 HS lên bảng dán phiếu trình bày .
- HS theo dõi , nhận xét bổ sung .
Bài 3a : 
- HS nắm yêu cầu bài .
- 2 HS làm bài trên phiếu , cả lớp làm vào vở .
- HS làm phiếu xong dán bảng trình bày .
- Lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng . Lời giải : 
Câu a) nặng - nắng ; lá - là .
Câu b) cổ - cỗ ; co - cò - cỏ . 
3. Củng cố dặn dò :
- Nhấn mạnh nội dung bài .
- Nhận xét tiết học .
 IV. Rót kinh nghiÖm:
š› --- o0o --- œ
Thứ sáu.	 	Ngày soạn : 27/10/2010
	 	 Ngày dạy : 29/10/2010
 Tiết 1-Tập làm văn : TẬP VIẾT THƯ VÀ PHONG BÌ THƯ 
I. Mục tiêu : 
- Biết viết một bức thư ngắn(nội dung khoảng 4 câu)để thăm hỏi, báo tin cho người thân dựa theo mẫu(SGK), biết cách ghi phong bì thư.
II. Chuẩn bị : 
- Một bức thư và phong bì thư đã viết mẫu .
- Giấy rời và phong bì thư để HS thực hành ở lớp .
III. Lên lớp :
1. Bài cũ : 
- Một HS đọc bài Thư gửi bà, nêu nhận xét về cách trình bày một bức thư :
+ Dòng đầu bức thư ghi những gì ? 
+ Nội dung thư ?
2. Bài mới :
a. Giới thiệu : Nêu mục tiêu .
b. Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1 : 
- HS đọc thầm nội dung BT1 .
- GV yêu cầu HS đọc lại phần gợi ý trên bảng phụ .
- Cho 4 - 5 HS nói mình sẽ viết thư cho ai ?
+ Em sẽ viết thư cho ai ? 
+ Dòng đầu thư em sẽ viết như thế nào ? 
+ Em sẽ viết lời xưng hô với ông như thế nào để thể hiện sự kính trọng?
+ Trong phần nội dung, em sẽ hỏi thăm ông điều gì, báo tin gì cho ông?
+ Ở phần cuối bức thư, em chúc ông điều gì, hứa hẹn điều gì?
+ Kết thúc lá thư, em viết những gì ? 
- GV nhắc nhở HS chú ý trước khi viết thư : 
+ Trình bày thư đúng thể thức. 
- HS thực hành viết thư trên giấy rời . GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu, phát hiện những HS viết thư hay .
- HS viết bài xong, GV mời một số em đọc thư trước lớp . GV nhận xét chấm điểm những lá thư hay, rút kinh nghiệm chung ...
Bài 2 : 
- HS đọc yêu cầu BT, quan sát phong bì viết mẫu trong SGK, trao đổi về cách viết mặt trước phong bì :
+ Góc bên trái ( phía trên ) : viết rõ tên và địa chỉ người viết thư .
+ Góc bên phải ( phía dưới ) : viết rõ tên và địa chỉ người nhận thư .
+ Góc bên phải ( phía trên phong bì ) : dán tem thư của bưu điện .
- HS ghi nội dung cụ thể trên phong bì thư . GV quan sát và giúp đỡ thêm .
3. Củng cố dặn dò : 
- HS nêu lại trình tự viết một bức thư .
- Nhận xét tiết học .
IV. Rót kinh nghiÖm:
š› --- o0o --- œ
Tiết 2-Toán : 	BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH .	
I. Mục tiêu : 
- Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính.
II. Chuẩn bị :
Các tranh vẽ tương tự như trong SGK .
III. Lên lớp : 
1. Bài cũ : 
GV nhận xét bài kiểm tra giữa kì I của HS cả lớp .
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu : Nêu mục tiêu giờ học .
b. Nội dung :
1. Bài toán 1: 
* GV giới thiệu bài toán .
Vẽ sơ đồ minh hoạ lên bảng : Hàng trên có 3 cái kèn, hàng dưới nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn .
	 3 kèn
Hàng trên : 	2 kèn
Hàng dưới : 	 ? kèn .
	 ? kèn .
Câu hỏi a) Hàng dưới có mấy kèn ?
Đây là bài toán về nhiều hơn . Tìm số lớn ( số kèn ở hàng dưới ) . Khi đó sơ đồ sẽ là : 	 3 kèn
Hàng trên : 	2 kèn
Hàng dưới : 	
	? kèn .
Chọn phép tính thích hợp : phép cộng ( 3 + 2 = 5 ) 
* Câu hỏi b) Cả hai hàng có mấy kèn ? Đây là bài toán tìm tổng hai số (số kèn ở cả hai hàng ) .
	 3 kèn
Hàng trên : 	
Hàng dưới : 	 ? kèn .
	 5 kèn .
Chọn phép tính thích hợp : phép cộng ( 3 + 5 = 8 )
Trình bày bài giải như trong SGK .
2. Bài toán 2 :
* Giới thiệu bài toán . 
Vẽ sơ đồ minh hoạ lên bảng : 
	4 con cá 	
Bể thứ nhất : 	 3 con cá 	? con cá .
Bể thứ hai : 	
* Phân tích :
- Muốn tìm số cá ở hai bể, phải biết số cá ở mỗi bể .
- Đã tìm số cá ở bể thứ nhất . Phải tìm số cá ở bể thứ hai .
	4 con cá 	
Bể thứ nhất : 	 3 con cá 	
Bể thứ hai : 	
	? con cá .
Số cá ở bể thứ hai là : 4 + 3 = 7 ( con ) 
- Tìm số cá ở cả hai bể :
	4 con cá 	
Bể thứ nhất : 	 	? con cá .
Bể thứ hai : 	
	7 con cá 
Số cá ở cả hai bể là : 4 + 7 = 11 ( con ) .
* Trình bày bài giải như trong SGK .
* GV giới thiệu : Đây là bài toán giải bằng hai phép tính .	
c. Thực hành : 
Bài 1 : 
- GV hướng dẫn ; HS tóm tắt : 
	15 tấm 
Anh : 	? tấm.
Em : 	 7 tấm
- Muốn tìm số tấm bưu ảnh của hai anh em thì phải biết số tấm bưu ảnh 
của mỗi người .
- Bài toán đã cho biết anh có 15 tấm bưu ảnh . Do đó trước hết phải tìm số tấm bưu ảnh của em . HS tự tìm số tấm bưu ảnh của em : 
 ( 15 – 7 = 8 ( tấm ) ) 
Tiếp theo HS tự tìm số tấm bưu ảnh của hai anh em : 
 ( 15 + 8 = 23 ( tấm ) )
- HS trình bày bài giải .
Giải :
 Số tấm bưu ảnh của em là :
15 – 7 = 8 ( tấm )
 Số tấm bưu ảnh của hai anh em là :
15 + 8 = 23 ( tấm )
Đáp số : 23 tấm bưu ảnh .
- Cả lớp cùng chữa bài .
Bài 2 : Tương tự bài 1 .
Bài 3 : 
- HS nêu bài toán rồi tìm cách giải theo tóm tắt .
Giải :
Bao ngô cân nặng là :
27 + 5 = 32 ( kg )
 Cả hai bao cân nặng là :
 27 + 32 = 59 ( kg )
Đáp số : 59 kg .
3. Củng cố dặn dò :
- Nhấn mạnh nội dung .
- Bài tập về nhà : VBT . 
- Nhận xét tiết học .
IV. Rót kinh nghiÖm:
š› --- o0o --- œ
Tiêt 3-Tập viết :	 ÔN CHỮ HOA: G 
	 ( Tiếp theo ) 
I. Mục tiêu :
- Viết đúng chữ hoa G (1 dòng), Ô, T (1 dòng), viết đúng tên riêng Ông Gióng (1 dòng) và câu ứng dụng: Gió đưa.Thọ Sương(1 lần) bằng chữ cở nhỏ.
II. Chuẩn bị :
- Mẫu chữ hoa G, Ô, T .
- Tên riêng Ông Gióng và câu ca dao viết sẵn trên dòng kẻ ô li .
III. Lên lớp : 
1. Bài cũ : 
- HS nhắc lại câu tục ngữ đã viết tiết trước .
- HS viết bảng : G, Gò Công .
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu : Trong tiết tập viết hôm nay các em sẽ ôn lại cách viết chữ hoa G có trong từ và câu ứng dụng .
b. Hướng dẫn viết chữ hoa . 
+ HS quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa trong bài : G, Ô, T, V, X .
+ Treo mẫu các chữ viết hoa G, K ,C và gọi HS nhắc lại quy trình viết .
+ HS tập viết bảng con : G, Ô, T, V, X .
* Hướng dẫn viết từ ứng dụng: 
	- Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng : Ông Gióng .
+ GV : Ông Gióng ( còn gọi là Thánh Gióng hoặc Phù Đổng Thiên Vương ) quê ở làng Gióng ( Nay thuộc xã Phù Đổng, ngoại thành Hà Nội ), là người sống vào thời vua Hùng, đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm .
- HS tập viết trên bảng con .
+ Trong các từ ứng dụng , các chữ có chiều cao như thế nào ?
+ Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ?
+ GV chỉnh sửa lỗi cho HS .
* Hướng dẫn viết câu ứng dụng :
+ HS đọc câu ứng dụng : 
	Gió đưa cành trúc la đà 
 Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương 	
- Quan sát và nhận xét :
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
* Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết .
* GV chấm chữa bài .
3. Củng cố dặn dò :
- Nhấn mạnh nội dung .
- Nhận xét tiết học .
- Nhắc HS về nhà hoàn thành bài viết .
IV. Rót kinh nghiÖm:
š› --- o0o --- œ
Tiết 4-Mĩ thuật : 	THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT 
	 XEM TRANH TĨNH VẬT 
I. Mục tiêu : 
- Hiểu biết thêm cách sắp xếp hình, cách vẽ màu ở tranh tĩnh vật.
- Có cảm nhận vẽ đẹp của tranh tĩnh vật.
II. Chuẩn bị : 
- Sưu tầm tranh tĩnh vật của hoạ sĩ Đường Ngọc Cảnh và các hoạ sĩ khác .
- Tranh tĩnh vật của HS lớp trước .
III. Lên lớp : 
1. Giới thiệu : 
2. Nội dung : 
* Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét .
- GV giới thiệu tranh vẽ ở Vở Tập vẽ 3 HS quan sát suy nghĩ và trả lời :
+ Tác giả bức tranh là ai ? 
+ Tranh vẽ những loại hoa quả nào ? 
+ Màu sắc của các loại hoa quả trong tranh ?
+ Những hình ảnh chính của bức tranh được đặt ở vị trí nào ? 
+ Em thích bức tranh nào nhất ?
* Hoạt động 2 : Nhận xét – đánh giá .
- GV nhận xét chung tiết học .
- Khen ngợi động viên những HS và các nhóm có nhiều ý kiến nhận xét hay phù hợp với nội dung tranh .
3. Dặn dò : 
- Chuẩn bị bài sau : Tìm những đồ vật có trang trí cành lá cây .
- Nhận xét tiết học . 
IV. Rót kinh nghiÖm:
š› --- o0o --- œ
Tiết 5-HĐTT : 	 SINH HOẠT LỚP .
I. Mục tiêu : 
- HS nhận ra ưu khuyết điểm của mình trong tuần qua .
- HS nắm được kế hoạch tuần tới để thực hiện .
II. Lên lớp :
1. Đánh giá tình hình tuần vừa qua :
* Ưu điểm :
- HS đi học đầy đủ , đúng giờ .
- Học bài và làm bài cũ tương đối đầy đủ , tự giác .
- Vệ sinh lớp học , trường học tốt .
* Khuyết điểm :
- Ăn mặc chưa gọn gàng , sạch sẽ ( vì trời mưa kéo dài ) . 
- Chưa nghiêm túc trong giờ học : Thủy, Hiền.
2. Kế hoạch tuần tới :
- Tiếp tục phát huy những mặt mạnh, khắc phục hạn chế tuần qua .
3. Sinh hoạt lớp :
- Tổ chức cho HS hát , múa các bài trong chương trình và các bài hát của Đội - Tổ chức cho HS chơi các trò chơi đã học .
IV. Rót kinh nghiÖm:
š› --- o0o --- œ

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 10.doc