Giáo án Lớp 3 - Tuần 11 - Năm học 2008-2009 (Bản đẹp)

Giáo án Lớp 3 - Tuần 11 - Năm học 2008-2009 (Bản đẹp)

I. Mục tiêu:

*Tập đọc.

1. Đọc thành tiếng.

- Đọc đúng các từ: Ê-ti-ô-pi-a, đường xá, chăn nuôi, thiêng liêng, lời nói, tấm lòng

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng cho phù hợp với diễn biến của bài.

2. Hiểu: Ê-ti-ô-pi-a , cung điện, khâm phục.

- Hiểu được nội dung bài: Câu chuỵên kể về phong tục độc đáo của người Ê-ti-ô-pi-a, qua đó cho ta thấy đất thiêng liêng cao quý nhất.

* Kể chuyện:

- Sắp xếp thứ tự các bức tranh theo nội dung câu chuyện.

- Biết tập trung theo dõi lời kể của bạn và nhận xét được lời kể của bạn.

II. Đồ dùng dạy học.

1. GV: Tranh minh họa, bảng phụ viết sẵn nội dung cần hướng dẫn, hệ thống câu hỏi cần hỏi.

2. HS: Đọc trước bài, SGK, vở ghi.

III. Phương pháp Dạy-Học:

 - Trực quan, quan sát, phân tích,giảng giải, luyện tập.

 

doc 31 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1140Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 11 - Năm học 2008-2009 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 15 / 11 Giảng thứ 2 / 17 / 11 / 11 / 2008
Tuần 11
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2+3: Tập đọc – Kể Chuyện
Chủ điểm quê hương
Đất quý - đất yêu
 I. Mục tiêu: 
*Tập đọc.
1. Đọc thành tiếng.
- Đọc đúng các từ: Ê-ti-ô-pi-a, đường xá, chăn nuôi, thiêng liêng, lời nói, tấm lòng
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng cho phù hợp với diễn biến của bài.
2. Hiểu: Ê-ti-ô-pi-a , cung điện, khâm phục.
- Hiểu được nội dung bài: Câu chuỵên kể về phong tục độc đáo của người Ê-ti-ô-pi-a, qua đó cho ta thấy đất thiêng liêng cao quý nhất.
* Kể chuyện:
- Sắp xếp thứ tự các bức tranh theo nội dung câu chuyện.
- Biết tập trung theo dõi lời kể của bạn và nhận xét được lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học.
1. GV: Tranh minh họa, bảng phụ viết sẵn nội dung cần hướng dẫn, hệ thống câu hỏi cần hỏi.
2. HS: Đọc trước bài, SGK, vở ghi.
III. Phương pháp Dạy-Học:
 - Trực quan, quan sát, phân tích,giảng giải, luyện tập. 
B. Hoạt động dạy học. 
I. ổn định tổ chức : ( 1').
II. Kiểm tra bài cũ : ( 3').
- Gọi 2 h/s lên bảng đọc thư gửi bà và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- GV: Nhận xét, ghi điểm. 
III. Dạy bài mới : ( 76 '). 
* Tập đọc : ( 37'). 
a. Giới thiệu bài:
- Để hiểu được phong tục độc đáo của người dân đất nước Ê-ti-ô-pi-a bài hôm nay cô cùng các em tìm hiểu bài: Đất quý- Đất yêu.
b. Đọc mẫu.
- GV: Đọc mẫu một lượt toàn bài giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hướng dẫn đọc nối tiếp câu , đọc từ khó ở phần mục tiêu.
- Hướng dẫn đọc nối tiếp đoạn.
? Bài chia làm mấy đoạn.
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp đoạn và giải nghĩa từ.
- Yêu cầu HS đọc toàn bài theo nhóm.
c. Tìm hiểu bài : ( 18 '). 
? Hai người khách du lịch đến thăm đất nước nào.
-Ê-ti-ô-pi-a là 1 nước ở phía đông bắc Châu Phi.
? Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp như thế nào.
? Chuyện gì sảy ra khi họ chuẩn bị lên tàu.
? Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để người khách mang đi dù chỉ là 1 hạt cát.
? Theo em phong tục của người Ê-ti-ô-pi-a nói lên điều gì.
d. Luyện đọc lại .
- - Yêu cầu học sinh đọc bài theo nhóm 3.
- GV: Mời 3 nhóm thi đọc, nhận xét và ghi điểm.
* Kể chuyện : (20'). 
1. Xác định yêu cầu:
- Gọi h/s đọc yêu cầu của bài.
2. Hướng dẫn kể chuyện.
a. Kể mẫu đoạn 1.
- Gọi 2 học sinh kể nội dung tranh 3, tranh 1 trước lớp.
b. Kể theo nhóm.
- Chia nhóm 3.
- Yêu cầu học sinh kể chuyện theo nhóm 3
3. Kể toàn bộ câu chuyện.
- Yêu cầu 2 nhóm kể chuyện trước lớp.
- GV: Nhận xét .
IV. Củng cố dặn dò : ( 3 '). 
- ? Câu chuyện “ Đất quý- Đất yêu” muốn nói với chúng ta điều gì.
- Nhận xét tiết học.
* Học bài , chuẩn bị bài sau.
2 học sinh đọc bài trả lời câu hỏi.
Nghe lời giới thiệu.
Nghe giáo viên đọc mẫu.
Học sinh nêu 3 đoạn.
Hai người khách đến thăm đất nước Ê-ti-ô-pi-a.
Nhà vua mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi, tặng cho họ nhiều sản vật quý để tỏ lòng hiếu khách.
Khi 2 người khách chuẩn bị lên tàu viên quan bảo họ dừng lại sai người cạo sạch đất ở đôi giày của người khách rồi mới để họ lên tàu.
Vì đó là mảnh đất yêu quý của họ, họ coi đất là cha, là mẹ là anh em ruột thịt của họ, là thứ thiêng liêng nhất của họ. 
Họ rất trân trọng, yêu quý mảnh đất quê hương của mình. Với họ đất đai là thứ quý giá, thiêng liêng nhất.
Luyện đọc theo nhóm 3.
Các nhóm thi đọc.
Xắp xếp lại các tranh dưới đây theo đúng thứ tự trong câu chuyện “ Đất quý- Đất yêu”.
2 học sinh kể chuyện.
Học sinh kể chuyện theo nhóm 4.
Mỗi học sinh kể 1 bức tranh trong nhóm.
Học sinh theo dõi, chỉnh sửa.
2 nhóm kể trước lớp, cả lớp theo dõi, chỉnh sửa, bình chọn nhóm kể hay nhất.
Tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc của họ.
=========================
Tiết:3 Toán:
Bài 51: Bài toán giải bằng hai phép tính (Tiếp theo )
I. Mục tiêu. 
- Biết giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính.
- Củng cố gấp một số lên nhiều lần, giảm một số đi nhiều lần.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: SGK, giáo án.
2. HS: Vở bài tập, vở ghi, SGK.
III. Hoạt động dạy học. 
1. ổn định tổ chức: (1’).
2. Kiểm tra bài cũ: (4’).
- Yêu cầu 1 h/s nêu bài toán theo yêu cầu của bài 3, 1 h/s giải bài.
3. Bài mới: (30’).
3.1. Giới thiệu bài.
Trong tiết học hôm nay, cô cùng các em tiếp tục thực hành giải bài toán bằng 2 phép tính.
Bài 1:
Gọi h/s đọc bài toán.
- ? Bài toán cho biết gì.
- ? Bài toán hỏi ta điều gì.
- ? Ngày thứ 7 bán được bao nhiêu xe..
- ? Ngày chủ nhật bán được như thế nào.
- ? Muốn tìm ngày chủ nhật bán được bao nhiêu xe thì phải làm như thế nào. 
3.2. Thực hành.
Bài 1:
Gọi h/s đọc bài toán.
- Yêu cầu h/s tóm tắt bài và làm bài.
Bài 2:
Gọi h/s đọc bài toán.
- Yêu cầu h/s tóm tắt bài và làm bài.
Bài 3: 
Yêu cầu 4 h/s lên bảng thực hiện.
4. Củng cố, dặn dò: (5’).
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
Bài giải:
Bao ngô nặng là:
27 + 5 = 32 (kg)
Cả hai bao nặng là:
32 + 27 = 59 ( kg )
 Đáp số: 59 kg
1 học sinh đọc 
- Thứ bảy 6 xe 
-Chủnhật ?xe
6 xe
Gấp đôi thứ bảy.
 Bài giải:
Số xe bán trong ngày chủ nhật là:
6 x 2 = 12 ( xe)
Cả hai ngày bán được là:
6 + 12 = 18 ( xe )
Đáp số : 18 xe
Nhà 5 km c. huyện Bưu điện tỉnh
 ? km
Bài giải:
Quãng đường từ chợ đến bưu điện là:
5 x 3 = 15 (km)
Quãng đường từ nhà đến bưu điện là:
5 + 15 = 20 (km)
Đáp số : 20 km 
 Lấy ra ? l
Bài giải:
Số lít mật ong lấy ra là: 24l
24 : 3 = 8 ( lít ) 
Số lít mật ong còn lại là:
24 – 8 = 16lít)
Đáp số : 16 lít
5 gấp 3 lần 15 thêm 3 - > 18
7 gấp 6 lần 42 bớt 6 - > 36
6 gấp 2 lần 12 bớt 6 - > 6
56 giảm 7 lần 8 thêm 7 - > 15
 Tiết 5: Tự nhiên xã hội
Bài 21: Thực hành
Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng
I- Mục tiêu:	
Sau bài học, học sinh có khả năng:
- Phân tích mối quan hệ họ hàng trong tình huống cụ thể.
- Biết cách xưng hô với những người họ hàng nội ngoại, vẽ được sơ đồ họ hàng nội ngoại.
- Dùng sơ đồ giới thiệu cho người khác về họ hàng nội, ngoại của mình
II- Đồ dùng Dạy - Học:
1- Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, các hình như trong SGK trang 42, 43, 4 tờ giấy khổ lớn, hồ dán, bút màu.
2- Học sinh: 	- Sách , vở , dụng cụ, ảnh chụp họ hàng nội, ngoại đến lớp.
IV- Các hoạt động dạy-học:
 1- ổn định tổ chức: 	
2- Kiểm tra bài cũ: 	
- 2 học sinh nêu bài học trước.
+ Hãy kể những người thân thuộc họ nội, họ ngoại của em.
3- Bài mới:
3.1- Giới thiệu bài: 
- Giáo viên giới thiệu bài: Tiết học hôm nay chúng ta thực hành phân tích và vẽ sơ đồ: Mối quan hệ họ hàng.
3.2. Khởi động: 
- Chơi trò chơi đi chợ mua gì? cho ai?
- Giáo viên hướng dẫn cách chơi.
+ Trưởng trò: Đi chợ, đi chợ.
+ Trưởng trò: Mua 2 cái áo.
( Nếu lớp chật quá, chỉ cần đứng lên nói rồi ngồi xuống)
- Trò chơi cứ tiếp tục như vậy( Mua quà cho ông, bà, cô, chú, bác) Trưởng trò nói đến số nào, em đó chạy ra (đứng lên trả lời câu hỏi).
- Cuối cùng cho trưởng trò nói: Tan chợ.
3.3. Hoạt động 1: Làm việc với phiếu bài tập.
a. Bước 1:
- Làm việc theo nhóm:
- Giáo viên giao phiếu bài tập cho nhóm.
+ Ai là con trai, ai là con gái của ông, bà?
+ Ai là con dâu? ai là con rể của ông, bà?
+ Những ai thuộc họ nội của Quang?
+ Những ai thuộc họ ngoại của Hương?
b. Bước 2:
- Giáo viên cho các nhóm đổi chéo phiếu bài tập để chữa bài.
c. Bước 3: Làm việc với cả lớp.
- GV cho các nhóm trình bày trước lớp.
- Giáo viên khẳng định các ý đúng.
Cả lớp: Mua gì? mua gì?
Em số 2 đứng dậy, chạy vòng quanh lớp.
Cả lớp: Cho ai? Cho ai?
Em số 2 vừa chạy vừa nói: “Cho mẹ, cho mẹ” rồi chạy về chỗ.
Các nhóm quan sát H 42- SGK để trả lời câu hỏi.
Bố của Quang là con trai, mẹ của Hương là con gái của ông, bà.
Mẹ của Quang là con dâu, Bố của Hương là con rể.
Quang và Thủy là cháu nội, Hương và Hồng là cháu ngoại.
Bố mẹ của Quang và anh em Quang.
Các nhóm chữa bài.
Các nhóm trình bày.
Nhận xét.
- Giáo viên vẽ mẫu và giới thiệu sơ đồ gia đình.
 Ông X Bà
Mẹ của Bố của Mẹ của Bố của
Quang và ThủyX Quang và Thủy Hương và Hồng X Hương và Hồng
 Quang Thủy Hương Hồng
4- Củng cố, dặn dò:
- GV cho học sinh nhắc lại nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh ôn lại bài ở nhà.
 Ngày soạn 16 / 11 Giảng thứ 3 / 18 / 11 / 2008
 Tiết 1: Thể dục
Bài 21: Học động tác bụng của bài thể dục phát triển chung
I. Mục tiêu:
- Ôn 4 động tác thể dục đã học, học động tác bụng, yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Chơi trò chơi: Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau.
II. Địa điểm- Phương tiện.
1.Địa điểm:
- Sân trường đủ điều kiện để tập luyện.
2. Phương tiện:
- Còi, kẻ vạch sân chơi trò chơi.
III. Hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu:
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu buổi tập.
- Yêu cầu h/s giậm chân tại chỗ, đứng thành vòng tròn khởi động các khớp.
- Cho h/s chơi trò chơi: Bịt mắt bắt dê.
2. Phần cơ bản:
a. Ôn bốn động tác thể dục đã học.
- Lần đầu GV hô cho h/s tập.
- Lần 2 và 3 cử cán sự lớp hô. 
- GV quan sát, sửa sai các động tác cho h/s. tập động tác 2 lần 8 nhịp ).
- Yêu cầu các tổ thi đua dưới sự điều khiển của GV.
b. Học động tác bụng.
- Nhịp 1 và 5 hai tay duỗi thẳng, vỗ vào nhau, cánh tay ngang vai.
- Nhịp 2 và 6 gập thân sâu.
- Cho h/s chơi trò chơi: Đổi chỗ vỗ vào nhau. Khi gặp nhau các em vỗ tay vào nhau.
3. Kết thúc.
- Giáo viên cùng h/s hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà tiếp tục ôn lại các động tác đã học.
6’
25’
4’
Lớp trưởng tập hợp, điểm danh, báo cáo sĩ số.
Khởi động.
H/s chơi trò chơi.
Ôn bốn động tác thể dục đã học: Vươn thở, tay, chân, lườn của bài thể dục phát triển chung.
Tập lần 1 dưới sự điều khiển của giáo viên.
Tập lần 2 và 3 do cán sự lớp điều khiển.
Các tổ thi đua.
H/s quan sát và tập động tác bụng.
Chơi trò chơi: Chạy đổi chỗ vỗ tay vào nhau.
==============================
Tiết:2 Toán:
Bài 52: Luyện tập
I. Mục tiêu. 
Giúp học sinh củng cố kỹ năng giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính.
II. Đồ dùng dạy học.
1. GV: SGK, giáo án.
2. HS: Vở bài tập, vở ghi, SGK. 
III. Hoạt động dạy học. 
1. ổn định tổ chức: (1'). 
2. Kiểm tra bài cũ:(4'). 
- Yêu cầu học sinh giải bài 2.
3. Bài mới: (30'). 
3.1. Giới thiệu bài. 
 Để khắc sâu hơn về giải bài toán bằng hai phép tính, bài hôm nay chúng ta đi luyện tập thực hành.
3.2. Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1:
Gọi h/s đọc bài toán.
- ? Bài toán cho biết gì.
- ? Bài toán hỏi ta điều gì ... ài kiểm tra.
3. Đánh giá: Giáo viên thu bài của cả lớp, đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh theo 2 mức độ:
+ Hoàn thành: A.
- Nếp gấp thẳng, phẳng.
- Đường cắt thẳng, đều không bị mấp mô, răng cưa.
- Thực hiện đúng kĩ thuật, đúng quy trình và hoàn thành sản phẩm tại lớp.
+ Những em đã hoàn thành và có sản phẩm đẹp có sáng tạo, được đánh giá là hoàn thành tốt: A+.
+Chưa hoàn thành: B.
Thực hiện chưa đúng quy trình kĩ thuật.
- Không hoàn thành sản phẩm.
IV.Nhận xét - Dặn dò: (3’).
- GV: Nhận xét, sự chuẩn bị, tinh thần học tập, kết quả kiểm tra của học sinh.
- Dặn dò học sinh giờ sau mang giấy thủ công, nháp, chì, thước, kéo, hồ dán để “ Cắt, dán chữ I, T”.
Học sinh hát.
Học sinh để kéo, giấy thủ công lên bàn.
Học sinh lắng nghe.
( Bọc vở).
- Gấp tàu thủy 2 ống khói.
- Gấp con ếch.
Gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng.
Gấp cắt dán bông hoa.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh thực hành làm bài kiểm tra.
 Ngày soạn 19 / 11 Giảng thứ 6 / 21 / 11 / 2008
 Tiết 1: Thể dục
Bài 22: Động tác toàn thân của bải thể dụng phát triển chung
I. Mục tiêu:
- Ôn 5 động tác thể dục đã học, học động tác toàn thân, yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Chơi trò chơi: Nhóm 3 nhóm 7.
II. Địa điểm- Phương tiện.
1.Địa điểm:
- Sân trường đủ điều kiện để tập luyện.
2. Phương tiện:
- Còi, kẻ vạch sân chơi trò chơi.
III. Hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu:
Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu buổi tập:
- Ôn các động tác thể dục đã học.
- Học động tác toàn thân.
- Chơi trò chơi: Nhóm 3 nhóm 7.
Cho h/s khởi động quanh sân.
- Cho h/s chơi trò chơi: Chui qua hầm.
2. Phần cơ bản:
a. Yêu cầu h/s ôn năm động tác thể dục đã học.
- GV chia tổ, yêu cầu luyện tập theo tổ
 ( mỗi động tác 2 lần 8 nhịp ).
- GV điều khiển một lần cho các tổ thi đua.
b. Hướng dẫn tập động tác toàn thân, ( 2 lần 8 nhịp ).
- Nhịp 1: Bước chân trái ra trước một bước, trọng tâm dồn vào chân trước, chân sau thẳng kiễng gót, hai tay đưa ra trước lên cao lòng bàn tay hướng vào nhau, mắt nhìn theo tay.
- Nhịp 2: Đưa chân trái về với chân phải, đồng thời gập thân trên về trước xuống thấp, hai chân và tay thẳng, hai bàn tay chạm mu bàn chân, mắt nhìn theo tay.
- Nhịp 3: Khụy gối, hai đầu gối sát nhau, lưng thẳng hai tay dang ngang, lòng bàn tay ngửa, mắt nhìn phía trước.
- Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
- Nhịp 5, 6, 7, 8 như nhịp 1, 2, 3, 4 nhưng đổi bên.
- Yêu cầu h/s tập.
- Cho h/s chơi trò chơi: Nhóm 3 nhóm 7.
3. Kết thúc.
- Yêu cầu h/s thả lỏng các khớp.
- Giáo viên cùng h/s hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà tiếp tục ôn lại 6 động tác thể dục đã học.
5’
25’
5’
Lớp trưởng tập hợp, điểm danh, báo cáo sĩ số.
Nghe phổ biến.
H/s khởi động, chơi trò chơi.
H/s thi đua luyện tập theo tổ.
H/s quan sát, GV làm mẫu.
H/s tập theo yêu cầu của GV.
Chơi trò chơi, thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn.
=================================
Tiết 2: Toán
Bài 55: Nhân số có ba chữ số với số có một chữ số
I. Mục tiêu. 	
Giúp học sinh biết:
- Thực hành nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
- áp dụng phép nhân số có ba chữ số với số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan.
- Củng cố bài toán tìm số bị chia chưa biết.
II. Đồ dùng dạy học.
1. GV: SGK, giáo án, phấn màu, bảng phụ.
2. HS: Vở bài tập, vở ghi, SGK. 
III. Hoạt động dạy học. 
1. ổn định tổ chức: (1'). 
2. Kiểm tra bài cũ:(4'). 
- Tiếp tục đọc thuộc bảng nhân 8.
3. Bài mới: (30'). 
3.1. Giới thiệu bài. 
Trong giờ học này, các em sẽ học về nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
3.2. Hướng dẫn thực hiện.
Ví dụ 1:
Phép nhân: 123 x 2 = ?
- Yêu cầu h/s đặt phép tính theo cột dọc.
- ? Khi ta thực hiện phép tính này ta phải tính từ đầu.
Ví dụ 2:
Tính: 326 x 3 = ?
Đây là phép nhân có nhớ từ hàng đơn vị sang hàng chục.
3.3. Luyện tập.
Bài 1:
Tính:
- Yêu cầu h/s lên bảng làm bài.
Bài 2:
Đặt tính rồi tính.
- Yêu cầu 4 h/s thực hiện.
Bài 3:
Gọi h/s đọc bài toán.
- ? Bài tập cho biết gì.
- ? Bài toán hỏi gì.
- Yêu cầu h/s làm bài.
Bài 4: Tìm x.
- 2 h/s lên bảng làm bài.
- GV chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò: (5’).
- GV nhận xét tiết học. 
- Về nhà làm bài tập.
4 Học sinh đọc bảng nhân 8
123
x
2
246
Ta phải tính từ hàng đơn vị rồi tính đến hàng chục, hàng trăm. 
123
 x
2
246
326
 x
3
971
2 nhân 3 bằng 6 viết 6
2 nhân 2 bằng 4 viết 4
2 nhân 1 bằng 2 viết 2
 Vậy 123 nhân 2 bằng 246.
3 nhân 6 bằng 18 viết 8 nhớ 1
3 nhân 2 bằng 6 nhớ 1 bằng 7 
3 nhân 3 bằng 9 viết 9
241
x
2
682
213
x
3
639
212
x
4
848
437
x
2
874
205
x
4
820
319
x
3
957
1 chuyến : 116 người.
3 chuyến : ? người.
Bài giải:
3 chuyến máy bay có số người là:
116 x 3 = 348 ( người )
Đáp số : 348 người.
 x : 7 = 101 x : 6 = 107
 x = 107 x 7 x = 107 x 6 
 x = 749 x = 642
Tiết 3: Chính tả
(nhớ - viết) vẽ Quê hương
I- Mục tiêu:	
- Nhớ viết lại chính xác từ bút xanh - đỏ, em tô thắm trong bài: Vẽ quê hương.
- Làm đúng các bài tập chính tả.
 II- Đồ dùng Dạy - Học:
1- Giáo viên: Giáo án, Sách giáo khoa. 
2- Học sinh: 	 Sách giáo khoa , vở bài tập, vở ghi.
III. hoạt động dạy học:
1- ổn định tổ chức (1').	
2- Kiểm tra bài cũ:(4').	
- GV: nhận xét, ghi điểm.
3- Bài mới: (30').
3.1- Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta viết một đoạn trong bài: Vẽ quê hương và làm một số bài tập chính tả.
3.2- Trao đổi về đoạn viết.
a- Tìm hiểu nội dung:
GV đọc bài thơ.
- ? Bạn nhỏ đang vẽ gì.
b- Hướng dẫn trình bày:
- ? Đoạn thơ có mấy khổ thơ, cuối khổ mỗi khổ thơ có dấu gì.
- ? Giữa các khổ thơ viết như thế nào.
- ? Các chữ đầu dòng thơ viết như thế nào.
c- Hướng dẫn viết từ khó.
d- Viết chính tả, soát lỗi.
- GV đọc cho h/s viết bài.
- GV đọc lại bài cho h/s soát lỗi.
e- Chấm bài:GV thu bài, chấm.
3.3- Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2/a: Điền vào chỗ trống S/X.
- Yêu cầu h/s làm bài theo nhóm.
- Các nhóm đính bài.
GV cùng h/s nhận xét.
Viết bảng: Sương sớm, chông chênh, long lanh.
Nghe giới thiệu.
1 h/s đọc bài.
Bạn nhỏ đang vẽ làng xóm, tre, lúa, sông máng, trời mây, nhà ở, trường học.
Đoạn thơ có 2 khổ thơ, 4 dòng thơ, khổ thứ 3 cuối mỗi dòng có dấu chấm.
Viết cách một dòng.
Viết hoa.
Viết bảng.
Học sinh viết bài.
H/s soát lỗi.
Một nhà sàn đơn sơ vách nứa
Bốn bề suối chẩy cá bơi vui
Đêm đêm cháy hồng bên bếp lửa
ánh đèn khuya còn sáng lưng đồi.
IV- Củng cố, dặn dò: (5').
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu học sinh học về làm bài tập 2b.
Tiết 4: Tự nhiên xã hội
Bài 22: Thực hành
Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng
I- Mục tiêu:	
Sau bài học, học sinh có khả năng:
- Phân tích mối quan hệ họ hàng trong tình huống cụ thể.
- Biết cách xưng hô với những người họ hàng nội ngoại, vẽ được sơ đồ họ hàng nội ngoại.
- Dùng sơ đồ giới thiệu cho người khác về họ hàng nội, ngoại của mình
II- Đồ dùng Dạy - Học:
1- Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, các hình như trong SGK trang 42, 43, 4 tờ giấy khổ lớn, hồ dán, bút màu.
2- Học sinh: 	- Sách , vở , dụng cụ, ảnh chụp họ hàng nội, ngoại đến lớp.
iii- phương pháp
- Trò chơi, thảo luận nhóm, luyện tập, thực hành.
IV- Các hoạt động dạy-học:
 1- ổn định tổ chức: 	
2- Kiểm tra bài cũ: 	
- 2 học sinh nêu bài học trước.
+ Hãy kể những người thân thuộc họ nội, họ ngoại của em.
3- Bài mới:
3.1- Giới thiệu bài: 
- Giáo viên giới thiệu bài: Tiết học hôm nay chúng ta thực hành phân tích và vẽ sơ đồ: Mối quan hệ họ hàng.
3.2. Khởi động: 
- Chơi trò chơi đi chợ mua gì? cho ai?
- Giáo viên hướng dẫn cách chơi.
+ Trưởng trò: Đi chợ, đi chợ.
+ Trưởng trò: Mua 2 cái áo.
( Nếu lớp chật quá, chỉ cần đứng lên nói rồi ngồi xuống)
- Trò chơi cứ tiếp tục như vậy( Mua quà cho ông, bà, cô, chú, bác) Trưởng trò nói đến số nào, em đó chạy ra (đứng lên trả lời câu hỏi).
- Cuối cùng cho trưởng trò nói: Tan chợ.
3.3. Hoạt động 1: Làm việc với phiếu bài tập.
a. Bước 1:
- Làm việc theo nhóm:
- Giáo viên giao phiếu bài tập cho nhóm.
+ Ai là con trai, ai là con gái của ông, bà?
+ Ai là con dâu? ai là con rể của ông, bà?
+ Những ai thuộc họ nội của Quang?
+ Những ai thuộc họ ngoại của Hương?
b. Bước 2:
- Giáo viên cho các nhóm đổi chéo phiếu bài tập để chữa bài.
c. Bước 3: Làm việc với cả lớp.
- GV cho các nhóm trình bày trước lớp.
- Giáo viên khẳng định các ý đúng.
Cả lớp: Mua gì? mua gì?
Em số 2 đứng dậy, chạy vòng quanh lớp.
Cả lớp: Cho ai? Cho ai?
Em số 2 vừa chạy vừa nói: “Cho mẹ, cho mẹ” rồi chạy về chỗ.
Các nhóm quan sát H 42- SGK để trả lời câu hỏi.
Bố của Quang là con trai, mẹ của Hương là con gái của ông, bà.
Mẹ của Quang là con dâu, Bố của Hương là con rể.
Quang và Thủy là cháu nội, Hương và Hồng là cháu ngoại.
Bố mẹ của Quang và anh em Quang.
Các nhóm chữa bài.
Các nhóm trình bày.
Nhận xét.
- Giáo viên vẽ mẫu và giới thiệu sơ đồ gia đình.
 Ông X Bà
Mẹ của Bố của Mẹ của Bố của
Quang và ThủyX Quang và Thủy Hương và Hồng X Hương và Hồng
 Quang Thủy Hương Hồng
4- Củng cố, dặn dò:
- GV cho học sinh nhắc lại nội dung bài học.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh ôn lại bài ở nhà.
Tiết 5: Sinh hoạt
Tuần 11
I/ yêu cầu
 	- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp
	- Nhận xét tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập của HS trong tuần, ý thức học của HS
II/ lên lớp
	1. Tổ chức : Hát
	2. Bài mới
 a. Nhận định tình hình chung của lớp
	- Nề nếp : 
	 + Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, đầu giờ đến sớm
	 + Đầu giờ trật tự truy bài
	- Học tập : Nề nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp trật tự chú ý lắng nghe giảngnhưng chưa sôi nổi trong học tập. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp
	- Lao động vệ sinh : Đầu giờ các em đến lớp sớm để lao động, vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ
	- Thể dục : Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác
	- Đạo đức : Các em ngoan, lễ phép hoà nhã, đoàn kết với bạn bè
b. Kết quả đạt được
	-Tuyêndương : Em Lò Thanh, Hiếu, Nghĩa, có ý thức học tập tốt, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
	-Phêbình: Em Lâm, Ngoan, Tông , Mỉ, Tiên , Tỉnh, Châu còn lười học, hay nghỉ học tự do, ý thức học tập chưa cao.
c.. Phương hướng :
 	- Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt. Lấy thành tích chào mừng nhà giáo Việt Nam 20-11
 - Phát huy những ưu điểm đã đạt tuằn vừa qua , khắc phục những nhược điểm còn tồn tại trong tuần qua. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 11.doc