Giáo án Lớp 3 Tuần 12 - Chu Thị Tuyết – Trường tiểu học Lại Thượng

Giáo án Lớp 3 Tuần 12 - Chu Thị Tuyết – Trường tiểu học Lại Thượng

TOÁN

Tiết 56: Luyện tập

I. Mục tiêu: Giúp học sinh:

1. Kiến thức: Biết tiến hành nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số

2. Kỹ năng: - Áp dụng phép nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số để giải toán có liên quan.

 - Củng cố bài toán về gấp 1 số lên nhiều lần, giảm 1 số đi nhiều lần

 - Củng cố về tìm số bị chia chưa biết.

3. Giáo dục: Có ý thức tự giác khi làm bài.

 

doc 33 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1232Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 12 - Chu Thị Tuyết – Trường tiểu học Lại Thượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Thứ hai ngày 22 tháng 11 năm 2010
Toán
Tiết 56: Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
1. Kiến thức: Biết tiến hành nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số
2. Kỹ năng: - áp dụng phép nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số để giải toán có liên quan.
 - Củng cố bài toán về gấp 1 số lên nhiều lần, giảm 1 số đi nhiều lần
 - Củng cố về tìm số bị chia chưa biết.
3. Giáo dục: Có ý thức tự giác khi làm bài.
 II. Đồ dùng dạy - học:
	- Phấn màu, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 2 của tiết 55
- 2 học sinh lên bảng
- Nhận xét và cho điểm học sinh
B. Bài mới:
1. Giới thiệu: GV giới thiệu.
2. Luyện tập:
- Nghe giới thiệu , ghi bài
* Bài 1:
- Kẻ bảng nội dung bài tập 1
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- Tính tích
- Muốn tính tích ta làm thế nào?
- Thực hiện phép nhân các thừa số
- Yêu cầu học sinh làm bài
- 2 học sinh lên bảng làm bài
- Chữa bài và cho điểm học sinh
* Bài 2:
- Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài
a. x : 3 = 212 b. x : 5 = 141
 x = 212 x 3 x = 141 x 5
 x = 636 x = 705
- Vì sao khi tìm x trong phần a con lại tính tích 212 x 3 = ?
- Vì muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm 
* Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- 1 học sinh đọc
- Yêu cầu HS tự làm bài
Giải
 Cả 4 hộp có số gói mì là:
 120 x 4 = 480 (gói mì)
 Đáp số: 480 gói mì
- Chữa bài và cho điểm HS
* Bài 4:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu tính số dầu còn lại
- Muốn biết sau khi lấy ra 185l dầu từ 3 thùng thì còn lại bao nhiêu lít dầu ta phải biết điều gì trước?
- Phải biết lúc đầu có tất cả bao nhiêu lít?
- Yêu cầu HS tự làm tiếp bài
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở. 
Giải
 Số lít dầu trong 3 thùng là:
 125 x 3 = 375 (lít)
 Số lít dầu còn lại là:
 375 – 185 = 190 (lít)
 Đáp số: 190 lít
- Chữa bài và cho điểm HS
* Bài 5:
- Yêu cầu HS cả lớp đọc bài mẫu và cho biết cách làm bài của bài toán.
- Bài toán này phải thực hiện gấp 1 số lên 3 lần và giảm 1 số đi 3 lần
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Tự làm bài
- Chữa bài và cho điểm HS
C. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu về nhà luyện tập thêm về bài toán có liên quan đến nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số
- Nhận xét tiết học
- Làm bài tập về nhà
Thứ ba ngày 23 tháng 11 năm 2010
Toán
Tiết 57: So sánh số lớn gấp mấy lần số bé 
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 1. Kiến thức: Biết thực hiện so sánh lớn gấp mấy lần số bé
 2. Kỹ năng: áp dụng để giải bài toán có lời văn.
 3. Giáo dục: Chăm chỉ, tự giác.
II. Chuẩn bị:
	Ví dụ minh hoạ cho bài dạy
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài tập 3 của tiết 56
- 3 học sinh lên bảng.
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu: Ghi đầu bài
2. Giới thiệu bài toán:
- Nghe giới thiệu , ghi bài
- GV nêu bài toán: đoạn thẳng AB dài 6 cm, đoạn thẳng CD dài 2 cm. Hỏi đoạn thẳng AB dài gấp mấy lần đoạn thẳng CD? 
- Nhắc lại đề bài
- Yêu cầu mỗi HS lấy 1 sợi dây dài 6 cm quy định 2 đầu A, B. Căng dây trên thước, lấy đoạn thẳng bằng 2 cm tính từ đầu A. Cắt đoạn dây AB thành các đoạn nhỏ dài 2 cm, thấy cắt được3 đoạn. Vậy 6 cm gấp 3 lần so với 2 cm.
- Yêu cầu HS suy nghĩ để tìm phép tính, tính số đoạn dây dài 2 cm cắt 
được từ đoạn dây dài 6 cm.
- Phép tính 6 : 2 = 3 (đoạn)
- Số đoạn dây cắt ra được cũng chính là số lần mà đoạn thẳng AB gấp đoạn thẳng CD. Vậy muốn tính xem độ dài đoạn thẳng AB gấp mấy lần độ dài đoạn thẳng CD ta làm thế nào?
- Ta thực hiện phép chia: 
6 : 2 = 3 (lần)
- Hướng dẫn HS trình bày bài giải
 - HS theo dõi GV làm bài. 
- Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm thế nào?
- Ta lấy số lớn chia cho số bé.
3. Luyện tập:
* Bài 1: - Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS quan sát hình a và nêu số hình tròn màu xanh, trắng.
- Có 6 hình tròn màu xanh và 2 hình tròn màu trắng.
- Muốn biết số số hình tròn màu xanh gấp mấy lần số hình tròn màu trắng ta làm thế nào?
- Lấy số hình tròn màu xanh chia cho số hình tròn màu trắng.
- Vậy trong hình a, số hình tròn màu xanh gấp mấy lần số hình tròn màu trắng?
- 6 : 2 = 3 (lần)
- YC HS tự làm các phần còn lại.
- Làm bài vào vở.
- Chữa bài và cho điểm HS.
* Bài 2: - Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- So sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
- Yêu cầu HS làm bài.
- 1HS lên bảng làm bài, lớp làm vở 
Giải
 Số cây cam gấp số cây cau số lần là:
 20 : 5 = 4 (lần)
 Đáp số: 4 lần.
- Chữa bài và cho điểm HS
* Bài 3: 
- Tiến hành hướng dẫn như bài tập 2
 Giải
Con lợn nặng gấp con ngỗng số lần là:
 42 : 6 = 7 (lần)
 Đáp số: 7 lần.
* Bài 4:
- Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của hình rồi tự làm bài
- GV nhận xét, đánh giá.
- HS tự làm bài
- HS nêu miệng kết quả.
C. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay học bài gì?
-So sánh số lớn gấp mấy lần số bé.
- Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm thế nào?
- Ta lấy số lớn chia cho số bé.
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về phép trừ các số có 3 chữ số
- Nhận xét tiết học.
Thứ tư ngày 24 tháng 11 năm 2010
Toán
Tiết 58: Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về:
	- Bài toán so sánh số lớn gấp mấy lần số bé
	- Phân biệt giữa so sánh số lớn gấp mấy lần số bé và so sánh số lớn hơn và số bé hơn bao nhiêu đơn vị.
	- Có ý thức tự giác làm bài.
II.Chuẩn bị: Bài tập luyện tập
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài tập về nhà của tiết 57
- 3 học sinh làm bài trên bảng
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh
B. Bài mới:
1. Giới thiệu: Nêu mục tiêu giờ học. 
2. Luyện tập:
- Nghe giới thiệu , ghi bài
* Bài 1:
- Yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh số lớn gấp mấy lần số bé
- Đọc từng câu hỏi cho HS trả lời 
a. Sợi dây 18 m dài gấp sợi dây 6m số lần là:
 18 : 6 = 3 (lần)
b. Bao gạo 35 kg cân nặng gấp bao gạo 5 kg số lần là:
 35 : 5 = 7(lần)
* Bài 2:
- HS nêu miệng
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS tự làm bài
Giải
Số con bò gấp số con trâu số lần là:
20 : 4 = 5 (lần)
 Đáp số: 5 lần
- Chữa bài và cho điểm HS
* Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Muốn biết cả 2 thửa ruộng thu hoạch được bao nhiêu kg cà chua ta phải biết gì?
- Cần biết số kg cà chua ở mỗi thửa ruộng
- Vậy ta phải đi tìm số kg cà chua của thửa ruộng thứ hai trước
- Yêu cầu HS bài làm bài
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở 
- HS tóm tắt rồi giải 
Giải
Thửa ruộng thứ hai thu hoạch được là:
27 x 3 = 81 (kg)
Cả 2 thửa ruộng thu được là:
 27 + 81 = 109 (kg)
 Đáp số: 109 kg
* Bài 4:
- Yêu cầu đọc cột đầu tiên của bảng.
- Muốn tính số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị ta làm như thế nào?
- Lấy số lớn trừ đi số bé
- Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm như thế nào?
- Lấy số lớn : số bé
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- Làm bài vào vở
- Chữa bài và cho điểm HS
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung ôn tập
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm dạng toán vừa học
- Nhận xét tiết học
Thứ năm ngày 25 tháng 11 năm 2010
Toán
Tiết 59: Bảng chia 8
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
1. Kiến thức: - Học sinh lập được bảng chia 8 
	 - Tiến hành chia cho 8 thông qua các bài tập.
2. Kỹ năng: áp dụng bảng chia 8 để giải bài toán có liên quan.
3. Giáo dục: Có ý thức học thuộc các bảng nhân, bảng chia.
II.Chuẩn bị: Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 8 chấm tròn
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 8
- 3 HS đọc bảng nhân 8
B. Bài mới:
1. Giới thiệu: Ghi đầu bài
2. Lập bảng chia 8:
- Nghe giới thiệu , ghi bài
- Gắn lên bảng 1 tấm bìa có 8 chấm tròn và hỏi: Lấy 1 tấm bìa có 8 chấm tròn. Vậy 8 lấy 1 lần được mấy?
- 8 lấy 1 lần được 8
+ Hãy viết phép tính tương ứng với 8 được lấy 1 lần với 8 bằng 8
+ Viết phép tính 8 x 1 = 8
- Trên tất cả các tấm bìa có 8 chấm tròn, biết có mỗi tấm có 8 chấm tròn. Hỏi có bao nhiêu tấm bìa?
+ Có 1 tấm bìa
+ Hãy nêu phép tính để tìm số tấm bìa?
+ 8 : 8 = 1 (tấm bìa)
+ Viết lên bảng 8: 8 = 1 và yêu cầu học sinh đọc phép nhân và phép chia vừa lập được
+ Đọc : + 8 nhân 1 bằng 8
 + 8 chia 8 bằng 1
- Gắn lên bảng 2 tấm bìa và tiếp tục thành lập phép chia 16 : 8 = 2
- Nhận xét: Số bị chia của 2 phép chia này là gì của bảng nhân 8 ?
-> Lâý tích chia cho 1 thừa số thì được thừa số kia.
- Là tích của bảng nhân 8.
- Tương tự với các phép tính còn lại
* Học thuộc bảng chia 8:
- Yêu cầu cả lớp nhìn bảng đọc thuộc bảng chia 8 vừa xây dựng được.
- Yêu cầu HS tìm điểm giống nhau của các phép tính chia trong bảng chia 8
- Đều có dạng 1 số chia cho 8
- Có nhận xét gì về các số bị chia trong bảng chia 8?
- Đọc dãy các số bị chia 8, 16, 24, và rút ra kết luận đây là dãy số đếm thêm 8 bắt đầu từ 8 đến 80.
- Có nhận xét gì về kết quả của các phép chia trong bảng chia 8?
- Các kết quả lần lượt là: 1, 2, 3, 4,  10.
- Yêu cầu HS tự học thuộc lòng bảng chia 8
- Tự học thuộc lòng
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bảng chia 8
- Lớp đọc đồng thanh
3. Luyện tập:
* Bài 1: - Bài tập yêu cầu làm gì?
- Tính nhẩm
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài
- Làm bài vào vở .
* Bài 2: - Xác định yêu cầu của bài, sau đó yêu cầu HS tự làm bài
- 4 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở .
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng
- Lớp nhận xét
- Khi đã biết 8 x 5 = 40 có thể ghi ngay kết quả của 40 : 8 và 40 : 5 không? Vì sao?
- Có thể ghi ngay vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì được thừa số kia.
- Yêu cầu HS giải thích tương tự các trường hợp còn lại
* Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Bài toán cho biết gì?
- HS nêu 
- Bài toán hỏi gì?
- Mỗi mảnh vải dài bao nhiêu m
- Yêu cầu HS suy nghĩ và giải .
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng
- 1 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vở .
* Bài 4: - Gọi HS đọc đề bài
- 1 học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu học sinh tự làm bài 
C. Củng cố, dặn dò:
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở 
- Gọi 1 vài HS đọc thuộc lòng bảng chia 8
- Dặn HS về nhà đọc thuộc lòng
- học sinh đọc
bảng chia 8
Thứ sáu ngày 26 tháng 11 năm 2010
Toán
Tiết 60: Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Củng cố về phép chia trong bảng chia 8
	- Tìm của một số
	- áp dụng để giải bài toán có lời văn bằng 1 phép chia.
	- Tích cực luyện tập	
II.Chu ... ự phân công của giáo viên:
+ Nhóm 1: Toán + Hát nhạc
+ Nhóm 2: Tiếng Việt + Mỹ thuật
+ Nhóm 3: Tự nhiên -Xã hội + Thể dục
+ Nhóm 4: Đạo đức + Thủ công
- Các nhóm ghi kết quả và trình bày trước lớp
- GV kết luận
3. Tìm hiểu các hoạt động trong sách giáo khoa:
* Bước 1: Thảo luận nhóm:
- Học sinh chia nhóm
- Yêu cầu: Quan sát hình trong sách giáo khoa và nói về các hoạt động đang diễn ra của các bạn học sinh trong ảnh. 
- Các nhóm thảo luận, quan sát bức ảnh tương ứng của nhóm mình được quan sát và ghi kết quả ra giấy:
Ví dụ:
+ Nhóm1(ảnh 1) 
+Nhóm 4(ảnh 4) 
+Nhóm 2(ảnh 2)
+Nhóm 5(ảnh 5)
+Nhóm 3(ảnh 3) 
+Nhóm 6(ảnh 6)
- GV nhận xét các nhóm.
- GV kết luận 
* Bước 2: Hoạt động cả lớp:
- Trong các môn học ở trường, em thích nhất môn học nào? Vì sao?
- 5 - 6 học sinh trả lời
- Em có thích đi học không? Vì sao?
- HS nêu.
- Em cần làm gì để học tập tốt?
- Ngoài các hoạt động trong giờ học, chúng ta cần làm những việc gì để góp phần bảo vệ môi trường?
- HS nêu
- HS nêu: Làm vệ sinh, trồng cây, tưới cây
- Giáo viên nhận xét kết luận
4. Trò chơi “ Đoán tên môn học”: - GV phổ biến luật chơi:
	+ Có 10 học sinh tham gia, 2 HS đứng quay lưng vào nhau, 1 học sinh quay mặt lên bảng, 1 HS quay mặt xuống lớp.
	+ GV đưa ra 1 miếng ghép có tên môn học bất kỳ, HS quay mặt xuống dưới lớp nhìn.
	+ GV đưa ra các gợi ý có liên quan đến môn học đó để HS kia có thể đoán ra được tên môn học mà không có từ nhắc đến môn học đó.
	+ Mỗi cặp chỉ được giải thích 1 lần: Nếu cặp nào đoán đúng sẽ được thưởng. Cặp nào đoán sai phải về chỗ, nhường chỗ cho cặp khác chơi.
	- GV tập chơi mẫu cho học sinh
	- GV tổ chức cho học sinh chơi
	- GV nhận xét học sinh chơi.
 - GV hướng dẫn để HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ khung cảnh trường, lớp hàng ngày.
C. Củng cố, dặn dò:
- ở trường con học những môn học nào?
- Trong các giờ học con thường tham gia các hoạt động nào?
- Về chuẩn bị bài sau học tiếp.
Chính tả(Nghe viết)
Tiết 24: Cảnh đẹp non sông
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Nhớ viết chính xác 4 câu ca dao cuối bài “ Cảnh đẹp non sông”
	- Tìm và viết đúng các tiếng có chứa âm đầu tr/ch .
2. Kỹ năng: Viết đẹp, trình bày đúng các câu ca dao.
3. Giáo dục: Có ý thức rèn luyện chữ viết.	
II.Đồ dùng dạy - học:
	- Viết sẵn nội dung bài 2a lên bảng
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng tìm từ có tiếng bắt đầu bằng tr/ch hoặc có vần at/ac
- 3 học sinh lên bảng, lớp làm nháp
- Nhận xét, cho điểm học sinh
B. Bài mới:
1. Giới thiệu: Ghi đầu bài
2. Hướng dẫn viết chính tả:
 Nghe giới thiệu , ghi bài
a. Tìm hiểu nội dung:
- Giáo viên đọc 4 câu ca dao 1 lượt
- Các câu ca dao đều nói lên điều gì?
- Đều ca ngợi cảnh đẹp của non sông đất nước ta
b. Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu học sinh nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả
- Quanh quanh, non xanh, nghìn trùng, long lánh
- Yêu cầu học sinh đọc và viết các từ vừa tìm được
- 3 học sinh lên bảng viết, lớp viết vào vở nháp
c. Hướng dẫn cách trình bày:
- Bài chính tả có những tên riêng nào?
- Các tên riêng: Nghệ, Hải Vân, Hòn Hồng, Hàn, Nhà Bè, Gia Định. Đồng Nai, Đồng Tháp Mười.
- 5 câu ca dao đầu viết theo thể thơ nào? Trình bày như thế nào cho đẹp?
- Thể thơ lục bát. Dòng 6 chữ viết lùi vào 2 ô, dòng 8 chữ viết lùi vào 1 ô.
- Câu ca dao cuối trình bày như thế nào?
- Câu ca dao cuối, mỗi dòng có 7 chữ viết lùi vào 1 ô, dòng dưới thẳng với dòng trên.
- Trong bài chính tả, những chữ nào viết hoa?
- Các chữ đầu câu và tên riêng phải viết hoa.
- Giữa 2 câu ca dao ta viết như thế nào?
- Để cách ra 1 dòng
d. Viết chính tả
- Học sinh viết bài.
e. Soát lỗi
- Học sinh tự nhớ và viết lại bài vào vở. Nghe giáo viên đọc và soát lỗi
g. Chấm bài
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
* Bài 2a:
- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu
- 1 học sinh đọc yêu cầu SGK
- Phát giấy có viết đề bài và bút cho các nhóm
- Nhận đồ dùng học tập
- Học sinh tự làm
- Học sinh tự làm trong nhóm
- Gọi 2 nhóm lên dán lời giải. Các nhóm khác bổ sung nếu có ý kiến khác.
- Đọc lời giải và bổ sung
- Nhận xét chốt lại giải đúng
- Làm bài vào vở:
cây chuối - chữa bệnh - trông
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về nhà tìm từ chứa tiếng có âm đầu ch/tr và vần ac/at.
Luyện từ và câu
Tiết 12: Ôn về từ chỉ hoạt động, trạng thái.
So sánh
I. Mục tiêu:
	- Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái
	- Tìm hiểu về so sánh: so sánh hoạt động với hoạt động.
	- Có ý thức viết câu văn hay.	
II.Đồ dùng dạy - học:
	Viết sẵn các đoạn thơ, đoạn văn trong bài tập lên bảng.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng và yêu cầu HS làm miệng bài tập 1,4 của tiết trước.
- 2 HS lên bảng.
- Nhận xét và cho điểm học sinh
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu: Ghi đầu bài
2. Luyện tập:
- Nghe giới thiệu , ghi bài
* Bài 1:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- 1 học sinh đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm
- Gọi HS lên bảng gạch chân các từ chỉ hoạt động có trong khổ thơ. Yêu cầu học sinh cả lớp làm bài vào vở.
- Làm bài
a. Từ chỉ hoạt động : chạy, lăn tròn
- Hoạt động chạy của chú gà con được miêu tả bằng cách nào? Vì sao có thể miêu tả như thế?
- Được miêu tả giống như hoạt động lăn tròn của những hòn tơ nhỏ. Đó là miêu tả bằng cách so sánh. Có thể miêu tả bằng cách so sánh như vậy vì những chú gà, con lông thường, vàng óng như tơ, thân hình lại tròn nên trông các chú chạy giống như những hòn tơ đang lăn.
- Giáo viên nhấn mạnh: Đây là cách so sánh hoạt động với hoạt động.
- Em có cảm nhận gì về hoạt động của những chú gà con?
- Ngộ nghĩnh, đáng yêu, dễ thương
- Nhận xét và cho điểm học sinh
* Bài 2:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- 1 học sinh đọc
- Gọi 3 học sinh lên bảng thi làm bài nhanh, lớp làm vở
- Học sinh gạch chân dưới các câu thơ, câu văn.
a. (Chân) đi như đập đất
b. Tàu (cau) vươn như (tay) vẫy
c. Đậu (quanh thuyền lớn) như (nằm quanh bụng mẹ)
Húc húc ( vào mạn thuyền mẹ) như đòi (bú tí)
- Theo em, vì sao có thể so sánh trâu đen đi như đập đất?
- Vì trâu đen rất to khoẻ, đi rất mạnh, đi đến đâu đất lún đến đấy nên có thể nói đi như đập đất.
- Hỏi tương tự với các hình ảnh so sánh còn lại
- Nhận xét và cho điểm học sinh
* Bài 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài
- Tổ chức trò chơi xì điện: Chia lớp thành 2 đội, giáo viên là người châm ngòi, đọc 1 ghép cột A với cột B.
- Kết quả:
+ Những ruộng lúa cấy sớm - đã trổ bông
+ Những chú voi thắng cuộc - hươ vòi chào khán giả.
+ Cây cầu làm bằng thân dừa - bắc ngang dòng kênh
+ Con thuyền cắm cờ đỏ - lao băng băng trên sông
C. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu học sinh nêu các nội dung đã luyện tập trong tiết học.
- Nhận xét tiết học, yêu cầu học sinh về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
Tiết 12: Nói, viết về cảnh đẹp đất nước
I. Mục tiêu:
	- Dựa vào ảnh và tranh về 1 cảnh đẹp đất nước, nói được những điều đã biết về cảnh đẹp đó.
	- Viết những điều đã nói ở BT 1 thành 1 đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu). Chú ý viết thành câu, dùng từ đúng.
	- HS thể hiện tình cảm yêu mến cảnh đẹp thiên nhiên và môi trường trên đất nước ta.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Chuẩn bị tranh ảnh về một số cảnh đẹp đất nước, các cảnh đẹp của địa phương gần gũi với học sinh.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng, 1 học sinh kể lại truyện vui “ Tôi có đọc đâu!”, 1 học sinh nói về quê hương em.
- 2 học sinh lên bảng, lớp theo dõi và nhận xét
- Nhận xét và cho điểm học sinh
Hoạt động 2: Giới thiệu: Ghi đầu bài
Hoạt động 3: Hướng dẫn kể:
- Nghe giới thiệu , ghi bài
- Kiểm tra các bức tranh, ảnh của học sinh đã chuẩn bị.
- Trình bày tranh, ảnh đã chuẩn bị
- Theo bảng phụ có viết các gợi ý và yêu cầu cả lớp quan sát bức ảnh chụp bãi biển Phan Thiết
- Quan sát hình
- Gọi 1 học sinh khá nói mẫu về bãi biển Phan Thiết theo các câu hỏi gợi ý
- VD: Đây là bãi biển Phan Thiết, 1 cảnh đẹp nổi tiếng ở nước ta. Đến Phan Thiết, bạn sẽ gặp 1 không gian xanh rộng lớn, mênh mông. Màu xanh thăm thẳm của biển, xanh ngút ngàn của núi, xanh ngăn ngắt của rặng dừa. Nổi bật lên giữa điệp trùng màu xanh ấy là bãi biển với dải cát vàng nhạt, tròn như giọt nước. Thật là một cảnh đẹp hiếm thấy.
* Yêu cầu quan sát tranh ảnh của mình và giới thiệu với bạn bên cạnh những điều em biết về cảnh đẹp đó.
- Làm việc theo cặp, sau đó 1 số học sinh lên trước lớp cho cả lớp quan sát ảnh của mình và giới thiệu về cảnh đẹp đó.
- Giáo viên nhận xét, sửa lỗi chưa thành câu, cách dùng từ và gợi ý cho học sinh phát hiện thêm những vẻ đẹp mà bức tranh, ảnh thể hiện.
- HS lắng nghe.
- Tuyên dương những học sinh nói tốt
Hoạt động 4: Viết đoạn văn:
- Gọi 2 học sinh đọc yêu cầu sách giáo khoa
- 2 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài, chú ý nhắc học sinh phải viết thành câu.
- Gọi 1 số học sinh đọc bài làm của mình trước lớp
- 3 học sinh đọc
- Nhận xét, sửa lỗi cho từng học sinh
- Cho điểm những bài viết khá
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà viết lại đoạn văn
Thủ công
Bài 6 : Cắt, dán chữ I, T (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết kẻ, cắt, dán đúng chữ I, T 
- Kẻ cắt được chữ I, T đúng qui trình kỹ thuật
II. Đồ dùng:
- Mẫu chữ I, T đã cắt, dán. Mẫu chữ I, T đã cắt từ một tờ giấy màu có kích thước đủ lớn chưa dán.
- Tranh qui trình kỹ thuật kẻ cắt, dán chữ I, T
- Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra dụng cụ của HS.
B. Bài mới:
* HS thực hành cắt dán chữ 
I, T
- Giáo viên treo tranh qui trình, HS nhắc lại các bước:
- Yêu cầu học sinh thực hành
(Giáo viên quan sát, giúp đỡ những em còn lúng túng để hoàn thành sản phẩm)
- Yêu cầu các nhóm trình bày sản phẩm
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS
C- Củng cố - Dặn dò
- 1 đến 2 hs nhắc lại và thực hiện các bước theo qui trình
+ B1: Kẻ chữ I, T
+ B2: Cắt chữ I, T
+ B3: Dán chữ I, T
- HS thực hành theo nhóm và chọn sản phẩm đẹp lên trình bày.
- Các nhóm lên trình bày sản phẩm, lớp nhận xét, chọn sản phẩm đẹp.
- GVNX sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập của học sinh.
- Dặn giờ sau mang giấy màu, đồ dùng học tập .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 12(5).doc