Môn: Âm nhạc
Tiết 12 Bài: HỌC HÁT BÀI: CON CHIM NON. ( Dân ca Pháp )
I – MỤC TIÊU
- Học sinh :
- Biết hát theo giai điệu và lời ca
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Biết đây là bài dân ca của nước Pháp.
- Biết gõ đệm theo nhịp.
- Cảm nhận về tính chất nhịp nhàng của nhịp với phách 1 là phách mạnh, phách 2,3 là phách nhẹ.
- Học sinh yêu thích ca hát.
Ngày soạn : 2 / 11 / 2009 Ngày dạy: Thứ tư, 4 / 11 / 2009 TUẦN 12 + TIẾT TRONG NGÀY MÔN BÀI 1 Âm nhạc Học hát bài: Con chim non. ( Dân ca Pháp ) 2 Luyện từ và câu Ôn tập về từ chỉ hoạt động - Trạng thái- So sánh. 3 Tập viết Ôn chữ hoa H. 4 Toán Luyện tập. 5 Mĩ thuật Vẽ tranh : Đề tài: Ngày nhà giáo Việt Nam. Môn: Âm nhạc Tiết 12 Bài: HỌC HÁT BÀI: CON CHIM NON. ( Dân ca Pháp ) TUẦN 12 I – MỤC TIÊU Học sinh : Biết hát theo giai điệu và lời ca Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. Biết đây là bài dân ca của nước Pháp. Biết gõ đệm theo nhịp. Cảm nhận về tính chất nhịp nhàng của nhịp với phách 1 là phách mạnh, phách 2,3 là phách nhẹ. Học sinh yêu thích ca hát. II - GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ Thuộc bài hát Con chim non. Vài hình ảnh về nước Pháp, bản đồ thế giới. Chép lời ca vào bảng phụ. Dịch giọng bản nhạc cho phù hợp với giọng hát của học sinh. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định: Hát + điểm danh. 2. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh lên hát và vỗ tay theo tiết tấu bài Lớp chúng ta đoàn Kết. 3. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Dạy hát bài Con chim non. Cho học sinh xem tranh về nước Pháp. Xác định vị trí nước Pháp trên bản đồ thế giới. Giáo viên hát mẫu. Dạy hát từng câu. Hoạt động 2: Tập gõ đệm theo nhịp Yêu cầu học sinh đọc 1 – 2 - 3. ( Số 1 nhấn mạnh hơn số 2, 3.) Giáo viên chia nhóm học sinh tập hát và gõ đệm. Chú ý : Để tránh nhầm lẫn khi gõ đệm theo nhịp 3 tay gõ vào phách mạnh , miệng có thể đếm nhẩm theo. Đếm 1 2 3 1 2 3 Gõ x x Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi Vỗ tay đệm theo nhịp Học sinh xem tranh. Học sinh lắng nghe. Học sinh đọc lời ca. Học sinh tập hát từng câu, hát 2,3 câu hát liên kết các câu đến hết bài. Học sinh tập hát theo nhóm. Học sinh đọc nhịp 1 – 2 - 3. Học sinh hát và gõ đệm theo nhóm. Nhóm 1 hát: Bình minh lên có con Nhóm 2 gõ x . . chim non hòa tiếng hót x x Học sinh chơi theo hướng dẫn của giáo viên. Phách 1: Vỗ 2 tay xuống bàn. Phách 2,3: Vỗ 2 tay vào nhau. 4. Củng cố: 1 học sinh lên hát và vỗ tay theo nhịp bài Con chim non. 5. Dặn dò: Về ôn bài hát. Nhận xét tiết học: Tuyên dương - nhắc nhở --------------------------------0-------------------------- Môn: Luyện từ và câu. Tiết 12 Bài: ÔN TẬP VỀ TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG – TRẠNG THÁI - SO SÁNH. TUẦN 12 I – MỤC TIÊU Nhận biết được các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong khổ thơ (BT1) Biết thêm được một kiểu so sánh : so sánh hoạt động với hoạt động (BT2). Chọn được những từ ngữ thích hợp để ghép thành câu (BT3). Rèn kỹ năng tìm từ, ghép câu cho học sinh. Học sinh yêu thích học Tiếng Việt. II - GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ Bảng lớp viết sẵn khổ thơ trong bài tập 1. Giấy khổ to viết lời giải của bài tập 2. 3 tờ giấy khổ to viết nội dung của bài tập 3. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: 1 học sinh làm miệng bài tập 2. 2 học sinh làm bài tập 4. Mỗi em đặt một câu với từ ngữ cho trước. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài tập 1:Yêu cầu học sinh đọc đề bài-Làm bài. Đây là cách so sánh mới: so sánh hoạt động với hoạt động. Cách so sánh này giúp em cảm nhận điều gì? Giáo viên nhận xét-chốt lại lời giải đúng. Bài tập 2: Cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập. Lớp đọc thầm. Suy nghĩ làm bài vào vở. Học sinh đọc bài làm. Lớp nhận xét. Bài 3: Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập. Giáo viên treo bảng phụ, gọi 1 học sinh lên bảng nối các từ ngữ ở cột A với cột B để ghép thành câu. Cho học sinh nhận xét và sửa bài trong vở. Giáo viên nhận xét Bài tập 1: 2 học sinh đọc yêu cầu của bài trong SGK. Lớp theo dõi. Học sinh làm bài vào vở. 1 học sinh lên bảng làm bài. Lớp nhận xét. Giải: Các từ chỉ hoạt động là: chạy, lăn. Hoạt động chạy của những chú gà con được so sánh với hoạt động lăn tròn của những hòn tơ nhỏ. Em cảm nhận được hoạt động của những chú gà con thật ngộ nghĩnh, đáng yêu. Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập. Lớp đọc thầm. Suy nghĩ làm bài vào vở. Học sinh đọc bài làm. Lớp nhận xét. Lời giải: Sự vật, con vật Hoạt động Từ so sánh Hoạt động a) Con trâu đen b) Tàu cau c) Xuồng con ( chân) đi vươn đậu (quanh) thuyền lớn húc húc (vào mạn thuyền mẹ) như như như như đập đất (tay)vẫy nằm (quanh bụng mẹ) đòi (bú tí). Bài 3: Học sinh làm bài vào vở -1 học sinh làm bài trên bảng phụ- đọc kết quả. Lớp nhận xét. Giải: Những ruộng lúa cấy sớm đã trổ bông. Những chú voi thắng cuộc huơ vòi chào khán giả. Cây cầu làm bằng thân dừa bắc ngang dòng kênh. Con thuyền cắm cờ đỏ lao băng băng trên sông. 3. Củng cố: Giáo viên hệ thống lại kiến thức. 4. Dặn dò: Về nhà làm bài trong vở bài tập. Nhận xét tiết học: Tuyên dương - nhắc nhở -----------------------------0------------------------ Môn: Tập viết Tiết 12 Bài: ÔN CHỮ HOA H. TUẦN 12 I – MỤC TIÊU Củng cố cách viết chữ viết hoa H thông qua bài tập ứng dụng. Viết đúng chữ hoa H (1 dòng ), N, V 1 dòng) , viết đúng tên riêng Hàm Nghi ( 1 dòng) và câu ứng dụng Hải Vân bát ngát nghìn trùng/ Hòn Hồng sừng sững đứng trong vịnh Hàn ( 1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. Ở tất cả các bài tập viết học sinh khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong trang vở tập viết 3. Giáo dục học sinh viết nắn nót, cẩn thận. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Mẫu chữ viết hoa H, N, V. Các chữ Hàm Nghi và câu lục bát viết trên dòng kẻ ô li. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: Chấm vở tập viết ở nhà tổ 2. 1 học sinh nhắc lại từ và câu ứng dụng bài học trước. Ghềnh Ráng. Ai về đến huyện Đông Anh Ghé xem phong cảnh LoaThành Thục Vương. học sinh lên viết bảng lớp, lớp viết bảng con: Ghềnh Ráng, Ghé. 2.Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hướng dẫn viết trên bảng con. Luyện viết chữ hoa. Tìm các chữ hoa có trong bài. Giáo viên viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. Luyện viết từ ứng dụng, tên riêng. Giảng: Hàm Nghi (1872-1943) làm vua năm 12 tuổi, có tinh thần yêu nước, chống thực dân Pháp, bị thực dân Pháp bắt và đưa đi đày ở An-giê-ri rồi mất ở đó. Luyện viết câu ứng dụng. Em hiểu gì về câu ứng dụng? Cho học sinh nhận xét về độ cao, khoảng cách của các chữ cái; cách đặt dấu thanh và nét nối các chữ cái. Cho học sinh viết bảng con các chữ : H ải Vân , H òn H ồng, H àn. Giáo viên nhận xét, sửa sai. Hướng dẫn viết vào vở tập viết. Viết chữ H: 1 dòng. Viết chữ N, V : 1 dòng. Viết tên riêng: 1 dòng. Viết câu ca dao: 1 lần. Học sinh khá giỏi Viết tên riêng: 2 dòng. Viết câu ca dao: 2 lần. Chấm - chữa bài. Chữ H, N, V. Học sinh luyện viết trên bảng con. Học sinh đọc từ ứng dụng: Hàm Nghi. Học sinh tập viết trên bảng con. Học sinh đọc câu ứng dụng. Tả cảnh thiên niên đẹp và hùng vĩ ở miền Trung nước ta. Đèo Hải Vân là dãy núi cao nằm giữa Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng. Vịnh Hàn là vịnh Đà Nẵng. Còn Hòn Hồng chưa rõ là hòn đảo hay ngọn núi nào. Học sinh tập viết chữ Hải Vân- H òn H ồng, H àn. Học sinh viết bài vào vở. 3. Củng cố: Học sinh nhắc lại quy trình viết chữ H. 4. Dặn dò: Về luyện viết thêm. Nhận xét tiết học: Tuyên dương - nhắc nhở ---------------------------------0----------------------------- Môn: Toán Tiết 58 Bài: LUYỆN TẬP TUẦN 12 I – MỤC TIÊU Củng cố cho học sinh về so sánh số lớn gấp mấy lần số bé và giải bài toán bằng 2 phép tính. Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và vận dụng giải bài toán có lời văn. Rèn cho học sinh kỹ năng thực hành “gấp một số lên nhiều lần”. Học sinh cẩn thận khi giải toán. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ ghi bài tập 4. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: Muốn biết số lớn gấp mấy lần số bé ta làm thế nào? - Muốn tìm số lớn gấp mấy lần số bé ta lấy số lớn chia cho số bé. Giáo viên gọi 1 học sinh lên bảng giải bài toán sau: Giải bài toán theo tóm tắt sau : 8cm AB gấp mấy lần CD ? A B C D 2cm Bài giải : Độ dài đoạn thằng AB gấp độ dài đoạn thẳng CD số lần là : 8 : 2 = 4 (lần) Đáp số : 4 lần. Giáo viên nhận xét đánh giá. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Bài tập 1/58: Bài này yêu cầu các em làm gì? Muốn trả lời được câu hỏi em làm thế nào? Bài tập 2/58: Yêu cầu học sinh đọc đề bài Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Bài toán thuộc dạng toán nào? Yêu cầu học sinh ghi phép tính và đáp số vào bảng con. Nêu lời giải miệng. Bài 3/58 : Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Bài toán thuộc dạng toán nào? Bạn nào còn cách làm khác? Bài 4/ 58 : Muốn so sánh số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị ta làm thế nào? Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm thế nào? Bài tập 1/58: Học sinh đọc đề bài. Bài này yêu cầu các em trả lời câu hỏi. Học sinh làm miệng - Nêu cách làm. Em lấy sợi dây dài 18m chia cho s ... u bài. Ghi đề. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hướng dẫn làm bài tập. Bài tập 1: Giáo viên kiểm tra việc học sinh chuẩn bị cho tiết học. Yêu cầu học sinh đặt trước mặt một bức tranh đã chuẩn bị. + Các em có thể nói về bức tranh Phan Thiết trong SGK. + Có thể nói theo cách trả lời các câu hỏi gợi ý hoặc nói tự do, không hoàn toàn phụ thuộc vào các câu hỏi gợi ý. Giáo viên nhận xét. Em đang cầm trên tay bức tranh hay tấm ảnh? Bức tranh ( hoặc ảnh) vẽ ( Chụp cảnh ) cảnh gì? Cảnh đó ở đâu? Màu sắc của tranh (ảnh) như thế nào? Cảnh trong tranh (ảnh) Có gì đẹp ? Cảnh trong tranh (ảnh) gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì? Bài tập 2: Giáo viên theo dõi uốn nắn sai sót cho học sinh. Giáo viên nhận xét ghi điểm. Bài tập 1: Học sinh đọc bài và các câu hỏi gợi ý trong SGK. Học sinh đặt tranh trước mặt - Quan sát, nói về cảnh đẹp bức tranh của mình trước lớp. Lớp nhận xét bổ sung. 1 học sinh nói về cảnh đẹp trong tấm ảnh biển Phan Thiết. Học sinh nói theo cặp Một số học sinh thi nói trước lớp. Học sinh nhận xét. Em đang cầm trên tay Tấm ảnh . + Tấm ảnh chụp cảnh một bãi biển tuyệt đẹp của Mũi Né - đó là bãi biển ở tỉnh Phan Thiết màu xanh biếc của nước biển, màu xanh tươi của cây cối, xanh lam của núi và xanh lơ của bầu trời. Giữa màu xanh ấy, nổi bật lên màu trắng tinh của một cồn cát. + Bao trùm lên cả bức tranh là màu xanh của biển, của cây cối, núi non và bầu trời. Giữa màu xanh ấy, nổi bật lên màu trắng tinh của một cồn cát, màu vàng ngà của bãi cát ven bờ và màu vôi vàng sậm quét trên những ngôi nhà lô nhô ven biển. + Núi và biển kề bên nhau thật là đẹp. + Đất nước ta có rất nhiều cảnh đẹp, ước mơ được đến đó nghỉ ngơi, tham quan. Cảnh trong tranh làm em ngạc nhiên và tự hào vì đất nước mình có những phong cảnh đẹp như thế. Bài tập 2: Viết những điều vừa nói thành một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu. Học sinh Khá giỏi có thể viết thành một đoạn văn từ 5-7 câu. Học sinh viết bài vào vở. 5 học sinh đọc bài viết. Lớp nhận xét. 3. Củng cố: Đọc mẫu một bài văn hay trước lớp. 4. Dặn dò: Về nhà viết lại cho hay hơn. Nhận xét tiết học: Tuyên dương - nhắc nhở --------------------------------0------------------------------ Môn: Luyện tập toán Tiết 12. Bài: ÔN TẬP TUẦN 12 I – MỤC TIÊU Giúp HS củng cố về: So sánh số lớn gấp mấy lần số bé và giải bài toán bằng 2 phép tính. Biết vận dụng bảng chia 8 vào giải toán. Rèn giải toán nhanh, chính xác. Giáo dục tính cẩn thận, trình bày bài rõ ràng , sạch đẹp. II - GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ Bảng phụ, các dạng bài tập. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Kiểm tra: Tiết luyện tập toán hôm trước các em học bài gì ? Kiểm tra Có 5 bạn đạt điểm 9,10. Có 6 bạn đạt điểm 5,6. Có 3 bạn đạt điểm yếu Các em đã chữa bài Kiểm tra. Chúng ta nên học tập các bạn học giỏi đạt điểm 9, 10 làm bài cẩn thận, tính toán chính xác, trình bày bài sạch, đẹp. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Giáo viên ra bài tập hướng dẫn học sinh làm. Bài 1: - Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài. Cho học sinh làm miệng. Giáo viên nhận xét. Bài 2 : Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn đề bài. Cho học sinh nêu yêu cầu . Cho học sinh làm bài và chữa bài. Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? Bài toán thuộc dạng toán nào ? Bài 3: Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? Bài toán thuộc dạng toán nào ? Nêu cách giải: Bài 1: - Học sinh nêu yêu cầu của bài. Học sinh làm miệng. Nhận xét. Tính nhẩm : 24 : 8 = 3 32 : 8 = 4 8 : 8 = 1 16 : 8 = 2 40 : 8 = 5 48 : 8 = 6 72 : 8 = 9 80 : 8 = 10 56 : 8 = 7 64 : 8 = 8 Bài 2: 2 học sinh lên bảng làm. Lớp làm vở . Nhận xét – Chữa bài. Trong vườn có 8 cây mít và 32 cây sầu riêng . Hỏi số cây sầu riêng gấp mấy lần số cây mít ? Bài toán thuộc dạng toán : So sánh số lớn gấp mấy lần số bé. Bài giải Số lần cây sầu riêng gấp cây mít là : 32 : 8 = 4 (lần). Đáp số : 4 lần Bài 3: 1 học sinh đọc đề bài. Lớp đọc thầm và gạch chân phần cho biết, hỏi. Thu hoạch ở mảnh vườn thứ nhất được 238 kg cà phê. Ở mảnh vườn thứ hai nhiều gấp 3 lần số cà phê ở mảnh vườn thứ nhất. Thu hoạch ở cả hai mảnh vườn được bao nhiêu kg cà phê ? Dạng toán giải bằng hai phép tính Học sinh nêu cách giải: Bước 1: Tìm số kg cà phê thu ở mảnh vườn thứ hai. Bước 2 : Tìm số kg cà phê thu hoạch được ở cả hai mảnh vườn. 2 học sinh lên bảng tóm tắt và giải Lớp làm vở . Nhận xét – Chữa bài. Giải : Mảnh vườn thứ hai thu hoạch được số ki lô gam cà phê là : 238 x 3 = 714 (kg) Số kg cà phê thu được ở hai mảnh vườn là : 238 + 714 = 952 (kg) Đáp số : 952 kg cà phê. 3. Củng cố: - Học sinh nhắc lại nội dung bài. Cô có bài tập em nào làm nhanh được cho cô Viết số thích hợp vào ô trống theo mẫu. Số lớn 24 48 72 Số bé 8 6 8 Số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị ? 16 42 64 Số lớn gấp mấy lần số bé ? 3 8 9 Dành cho hs khá giỏi. Gọi học sinh đọc đề bài . Nêu yêu cầu của đề. Cho 2 học sinh thi làm bài. 4. Dặn dò: Về xem lại bài. Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở. ---------------------------0---------------- Môn: Hoạt động tập thể Tiết 12 Bài: PHÁT ĐỘNG THÁNG HỌC TỐT DÂNG THẦY CÔ - SƠ KẾT TUẦN 12 TUẦN 12 I – MỤC TIÊU Giúp học sinh : Hiểu được mục đích, ý nghĩa và nắm vững nội dung thi đua, chỉ tiêu thi đua của “Tháng học tốt, tuần học tốt”. Tự giác và quyết tâm học tập tốt để đền đáp công ơn các thầy giáo, cô giáo. Học sinh nhận thấy những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phấn đấu ở tuần sau. Học sinh nắm được nội dung công việc tuần tới. Học sinh sinh hoạt nghiêm túc, tự giác. II - CHUẨN BỊ Các tiết mục văn nghệ để tập dượt. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên nhận xét. Chúng ta đã tổng kết chủ điểm Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 20 tháng 10 ( 79 năm ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam ( 1930 ) Nề nếp tương đối tốt, duy trì sĩ số 100% . Thi giữa kì đạt kết quả tương đối tốt. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Phát động tháng học tốt dâng thầy cô. Tháng 11 có ngày lễ nào lớn? Ngày 20 tháng 11 là ngày gì? Em cần làm những gì để dâng tặng thầy cô nhân ngày 20-11? Lớp trưởng trình bày chương trình hành động của lớp để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Sau đó nêu lại các chỉ tiêu, biện pháp cho cả lớp thảo luận để nhất trí (Nếu không nhất trí thì phải điều chiûnh chỉ tiêu nào? Biện pháp nào?... Lớp trưởng phát động thi đua, đề nghị các cá nhân và các tổ hưởng ứng nhiệt liệt. Giáo viên CN phát biểu ý kiến, ghi nhận quyết tâm thi đua và động viên cả lớp thực hiện tốt chương trình hành động của lớp. Các em thi đua học tập theo tổ, cá nhân, bình chọn tổ, cá nhân có nhiều điểm 10 dâng tặng thầy cô. Cần nói rõ việc thực hiện nề nếp học tập, các biện pháp thực hiện, kết quả (chỉ tiêu) về Học tập- Hạnh kiểm, về các hoạt động tập thể(lớp, đội ). SƠ KẾT TUẦN 12 Nhận xét ưu khuyết điểm tuần 12 Giáo viên nhận xét chốt lại. Nề nếp: Các em duy trì tốt nề nếp, đi học chuyên cần, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, khẩn trương. Học sinh có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. + Bên cạnh đó vẫn còn một số em thực hiện chưa nghiêm túc . Học tập : Đa số các em học và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi tới lớp, hầu hết các em chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. Bên cạnh đó vẫn còn một số em chuẩn bị sách vở chưa tốt. Một số học sinh chữ viết còn xấu, ẩu, bẩn. Phương hướng tuần 13 Tiếp tục duy trì tốt nề nếp. Đi học chuyên cần, đúng giờ. Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp. Thi đua học tốt giành nhiều hoa điểm 10 chào mừng ngày 20/11. Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp. Bao bọc, dán nhãn, tên, gạch dưới môn, bài, gạch hết ngày. Thi viết chữ đẹp chọn viết bài thi trên giấy. Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp. Tham gia tốt các hoạt động của trường. Tham gia các khoản đóng góp. Tập luyện 2 tiết mục văn nghệ. Ngày 20 tháng 11 Ngày Nhà giáo Việt Nam Học tập tốt giành nhiều điểm 10 dâng tặng thầy cô Học sinh nghe. Cả lớp thảo luận để nhất trí (Nếu không nhất trí thì phải điều chỉnh chỉ tiêu nào? Biện pháp nào?... Nghe phát động thi đua. Một số cá nhân nêu đăng kí thi đua của mình. Từng tổ trưởng lên đọc bảng đăng kí thi đua của tổ. Nghe giáo viên CN phát biểu. Từng tổ nhận xét tổ mình. Lớp trưởng nhận xét chung. Học sinh nhận xét . Ý kiến cá nhân. Học sinh lắng nghe. Tuyên dương: Cá nhân : Nhi, Trâm, Lộc Linh, Trang, điệp, Quang Anh, Cường. Phê bình: Vinh, Quyền Linh, Tín, Khoa: viết ẩu, Đăng hay làm bài chậm. Xếp loại tổ: Tổ 3: Xếp thứ nhất. Tổ 2: Xếp thứ nhì. Tổ 1 : Xếp thứ ba. Học sinh lắng nghe. 3. Củng cố : - Gọi 1 số học sinh nhắc lại công việc tuần tới. - Giáo viên nhận xét. 4.Dặn dò: Thực hiện tốt công tác trong tuần tới. Nhận xét tiết học: Tuyên dương-Nhắc nhở. --------------------------0-------------------------
Tài liệu đính kèm: