Giáo án Lớp 3 - Tuần 13 - Chủ đề: Thương người như thể thương thân - Năm học 2019-2020

Giáo án Lớp 3 - Tuần 13 - Chủ đề: Thương người như thể thương thân - Năm học 2019-2020

TOÁN

BẢNG NHÂN 9

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Bước đầu thuộc bảng nhân 9 và vận dụng được phép nhân trong giải toán, biết đếm thêm 9.

- HS làm được các bài tập: 1,2,3,4.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng nhân nhẩm.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận,chính xác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. giao viên:

2. Học sinh:

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Các hoạt động dạy Các hoạt động học

1. Hoạt động 1: Khởi động

* Mục tiêu: tạo không khí lớp học và ôn lại kiến thức cũ

* Cách tiến hành

- Hát

- GV gọi HS đọc bảng nhân, chia 8

- GV nhận xét

Giới thiệu bài

- Tiết học hôm nay các em sẽ được học bảng nhân tiếp theo của bảng nhân 8 là bảng nhân 9 và vận dụng vào giải bài toán có lời văn, qua bài: “Bảng nhân 9”

- GV gọi HS nhắc lại tựa bài.

2. Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới

*Mục tiêu: Học thuộc bảng nhân 9 và vận dụng được phép nhân trong giải toán, biết đếm thêm 9.

*Cách tiến hành:

* Lập bảng nhân 9:

- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi:

-Tìm trong các bảng nhân đã học xem có những phép nhân nào có thừa số 9?

- Mời các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

+ Khi ta thay đổi thứ tự các thừa số trong một tích thì tích như thế nào?

- Yêu cầu các nhóm trở lại thảo luận: Dựa vào kiến thức đó, hãy thay đổi thứ tự các thừa số trong một tích của các phép nhân vừa tìm được.

- Mời HS nêu kết quả.

- Yêu cầu HS tính: 9 x 1 = ?

+ Vì sao em tính được kết quả bằng 9.

- GV ghi bảng: 9 x 1 = 9

 9 x 2 = 18

 .

 9 x 8 = 72

+ Em có nhận xét gì về tích của 2 phép tính liền nhau?

+ Muốn tính tích liền sau ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS làm việc cá nhân: Lập tiếp các phép tính còn lại.

 9 x 9 = 81

9 x 10 = 90

- Gọi HS nêu kết quả, GV ghi bảng để được bảng nhân 9.

- Tổ chức cho HS đọc và ghi nhớ bảng nhân 9 vừa lập được.

3.Hoạt động 3: thực hành

*Mục tiêu:Vận dụng bảng nhân 9 vào giải các bài tập

*Cách tiến hành:

Bài 1.Tính nhẩm:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán

- GV hướng dẫn HS làm bài, cho HS nhẩm sau đó nối tiếp sửa bài

- GV nhận xét

Bài 2. Tính:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán

- GV hướng dẫn HS thực hiện tính

- Yêu cầu HS làm bài vào vở, gọi 4 HS lên bảng sửa bài.

- GV nhận xét

Bài 3.

Goi HS đọc yêu cầu bài toán

- GV hướng dẫn HS phân tích, tóm tắt bài toán

+ Có mấy tổ?

+ Mỗi tổ có mấy học sinh?

+ Cái gì được lấy mấy lần?

+ Vậy để biết lớp 3B có bao nhiêu học sinh ta làm thế nào?

- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng sửa bài

- GV nhận xét

Bài 4. Đếm thêm 9 rồi viết số thích hợp vào ô trống:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán

- GV hướng dẫn HS làm bài:

+ Số đầu tiên trong dãy số là số nào?

+ Tiếp theo số 9 là số nào?

+ 9 cộng thêm mấy thì bằng 18?

+ Em đoán tiếp theo số 18 sẽ là số nào? Vì sao?

- Trong dãy số này, mỗi số đều bằng số đứng trước cộng thêm 9.

- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng sửa bài

- GV nhận xét

4. Hoạt động 4: Vận dụng nối tiếp

*Mục tiêu: Củng cố nội dung đã học

*Cách tiến hành:

- HS thi đua học thuộc bảng nhân 9

- Nhận xét, dặn dò : Học thuộc bảng nhân 9. Làm BT vào vở BT Toán.Chuẩn bị bài: Luyện tập

- Cả lớp hát

- 4 HS lên bảng thực hiện, cả lớp theo dõi, nhận xét

- HS nhắc lại

- Các bảng nhân đã học: 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.

- Từng cặp thảo luận theo yêu cầu của GV.

- Đại diện từng nhóm nêu kết quả thảo luận. Cả lớp nhận xét bổ sung.

+ . tích của nó không đổi.

- Các nhóm trở lại làm việc.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung:

-HS trả lời

+ Tích của 2 phép tính liền nhau hơn kém nhau 9 đơn vị.

+ . lấy tích liền trước cộng thêm 9.

- Tương tự hình thành các công thức còn lại của bảng nhân 9.

- 1 số em nêu kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung:

- HS đọc và ghi nhớ bảng nhân 9.

- HS đọc bảng nhân 9 xuôi , ngược

- HS đọc

- HS nhẩm, nối tiếp nêu kết quả:

a) 9 × 4 = 36 9 × 2 = 18 9 × 5= 45 9 × 10= 90

 9 × 1 = 9 9 × 7 = 63 9 × 8= 72 0 × 9 =0

 9 × 3 = 27 9 × 6 = 54 9 × 9= 81 9 × 0 =0

- HS nhận xét

- HS đọc

- HS theo dõi

- HS làm bài vào vở, 4 HS lên bảng sửa bài

9 6 + 17 = 54+17 9 7 - 25 = 63 - 25

 = 71 = 38

9 3 2 = 27 2 9 9 : 9 = 81 : 9

 = 54 = 9

- HS nhận xét

 - HS đọc

- HS nêu

+ Có 3 tổ

+ Mỗi tổ có 9 học sinh

+ 9 học sinh được lấy 3 lần

+ Ta thực hiện tính 9× 3

- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng sửa bài

Bài giải

Lớp 3B có số học sinh là:

9 × 3 = 27 (học sinh)

 Đáp số: 27 học sinh

- HS nhận xét

- HS đọc

- HS nêu:

+ Số 9

+ Số 18

+ Cộng thêm 9

+ 27, vì 18+=27

- HS làm bài vào vở - 1 HS lên bảng sửa bài

9 18 27 36 45 54 63 72 81 90

- HS nhận xét

 

docx 55 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 09/07/2022 Lượt xem 377Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 13 - Chủ đề: Thương người như thể thương thân - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
CHỦ ĐỀ: THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN
Thứ hai, ngày 18 tháng 11 năm 2019
Tập Đọc – Kể Chuyện
NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN
I. MỤC TIÊU
A. TẬP ĐỌC
1. Kiến thức
- Bước đầu biết thể hiện tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
2. Kỹ năng
- Đọc đúng các từ, tiếng khó
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ
- Đọc trôi trảy toàn bài
3. Thái độ
- Chủ đề: Bác Hồ luôn chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ.
- Nội dung: Sự quan tâm và tình cảm của Bác Hồ đối với anh Núp-người con của Tây Nguyên, một anh hùng quân đội
B. KỂ CHUYỆN
- Rèn kĩ năng nói: Biết kể một đoạn của câu chuyện theo lời một nhân vật.
- Rèn kĩ năng nghe.
 GDQPAN: Kể chuyện ca ngợi tinh thần chiến đấu mưu trí, sáng tạo của các dân tộc Việt Nam rong kháng chiến bảo vệ Tổ quốc
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, anh anh hùng Núp trong SGK, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Các hoạt động dạy
Các hoạt động học
1. Hoạt động 1: Khởi động
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học và ôn lại kiến thức bài “ Cảnh đẹp non sông”
* Cách tiến hành:
- Hát
 - 2 HS lên bảng đọc thuộc bài Cảnh đẹp non sông, trả lời câu hỏi trong bài.
 - Lớp trả lời câu hỏi: Theo em ai đã giữ gìn tô điểm cho non sông ngày càng đẹp hơn ?
- GV nhận xét, tuyên dương
¯ Giới thiệu bài mới
- Trong tiết học hôm nay các em sẽ được học truyện Người con của Tây Nguyên. Câu chuyện kể về Anh hùng Quân đội Đinh Núp (Người dân tộc Ba – Na) ở vùng núi rừng Tây Nguyên. Trong kháng chiến chống Thực dân Pháp, anh Núp đã lãnh đạo dân làng Kông Hoa chiến đấu rất giỏi, lập được nhiều chiến công.
- Gọi HS nhắc tựa bài
2. Hoạt động 2: Luyện đọc: 
*Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ: bok Pa, vây quanh, sao Rua, Kông Hoa, Bok Hồ
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: lũ làng, sao Rua, người Thượng, càn quét,...
*Cách tiến hành:
GV đọc mẫu. Tóm tắt nội dung 
- Hướng dẫn giọng đọc của bài 
b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
+ Đọc câu: Cho HS đọc nối tiếp từng câu, kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS.
- Cho HS đọc từ khó: bok Pa, càn quét, hạt ngọc, làm rẫy giỏi lắm, huân chương...
+ Đọc đoạn trước lớp: Cho HS chia đoạn 
- Cho HS đọc 
- GV nhận xét
- GV gắn bảng phụ hướng dẫn HS đọc nhấn giọng, nghỉ hơi đúng
 - GV đọc – Gọi HS đọc
- Gọi HS đọc phần giải nghĩa từ: Núp, Bok, càn quét, lũ làng, Sao Rua, mạnh hung, Người Thượng
- GV giải nghĩa thêm từ: kêu, coi
+Đọc đoạn trong nhóm:
- GV chia nhóm 3, cho HS luyện đọc theo nhóm
- Theo dõi, giúp đỡ các nhóm đọc bài.
+ Thi đọc giữa các nhóm: Cho HS thi đọc nối tiếp đoạn
- GV nhận xét, khen ngợi các nhóm đọc tốt.
- Gọi 1 HS đọc cả bài
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Mục tiêu: Hiểu được nội dung của truyện Người con của Tây Nguyên
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi:
+ Anh Núp được tỉnh cử đi đâu?
+ Ở đại hội về, anh Núp kể cho dân làng biết những gì?
+ Chi tiết nào cho thấy đại hội rất khâm phục thành tích của làng Kông Hoa ?
+ Những chi tiết nào cho thấy người dân làng Kông Hoa rất vui và tự hào với thành tích của mình?
+ Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì?
+ Khi xem những vật đó, thái độ của mọi người ra sao ?
4. Hoạt động 4: Luyện đọc lại 
* Mục tiêu: Giúp Hs đọc trôi chảy và đọc diễn cảm.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên đọc lại đoạn 2
Học sinh luyện đọc cá nhân (1p)
Tổ chức HS thi đọc đoạn 2
- HS bình chọn bạn đọc hay nhất.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3 học sinh đọc nối tiếp 3 đoạn của bài.
Lớp nhận xét. GV nhận xét
5. Hoạt động 5: Hướng dẫn HS kể chuyện 
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng nói, kỹ năng nghe. 
* Cách tiến hành:
- GV nêu nhiệm vụ
 - Hướng dẫn HS kể bằng lời của nhân vật
- 1 HS đọc yêu cầu của bài và đoạn văn mẫu.
- HS đọc thầm đoạn mẫu
- GV hỏi: Trong đoạn văn mẫu, người kể nhập vai nhân vật nào để kể đoạn 1 (Nhập vai anh Núp, kể lại câu chuyện theo lời của anh Núp)
- GV nhắc nhở HS: Người kể xưng “tôi” nói lời nhân vật từ đầu đến cuối. Kể đúng chi tiết trong câu chuyện.
- HS chọn vai suy nghĩ về lời kể.
- Từng cặp HS tập kể.
- Thi kể trước lớp
- GV nhận xét, tuyên dương.
6. Hoạt động 6: Vận dụng nối tiếp
* Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học, chuẩn bị bài sau
* Cách tiến hành: 
GDQP&AN: GV kể câu chuyện mưu trí, sáng tạo của các dân tộc Việt Nam trong kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
- Qua câu chuyện chúng ta thấy rằng anh Núp, làng Kông Hoa và tất cả mọi người trên đất nước ta đều tham gia kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, ban ngày thì mọi người chống giặc, ban đêm thì cùng nhau nghe chuyện Đại hội, người già, trẻ em cùng nhau góp sức làm rẫy tạo ra nguồn lương thực để giúp các đồng chí chiến đấu. Vì vậy, chúng ta phải biết noi gương các anh hùng và học tập các tấm gương tốt.
- GV nhẫn xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Cửa Tùng
- Cả lớp hát
- 2 HS lên bảng.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại tên bài
- HS nghe.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài; Kết hợp luyện đọc tiếng, từ khó
- HS chia đoạn : 3 đoạn
+ Đoạn 1:Tháng 3...đi để học mà
+ Đoạn 2:Núp đi đại hội về...đúng đấy.
+ Đoạn 3:Còn lại
- 3 HS tiếp nối đọc từng đoạn trong bài (lần 1) 
- HS nhận xét
- HS luyện đọc bài trên bảng:
- Pháp đánh một trăm năm/ cũng không thắng nổi đồng chí Núp và làng Kông Hoa đâu!//
Lũ làng nghe tới đó vui quá,/ đúng hết dậy://
- Đúng đấy!// Đúng đấy!//
- HS nối tiếp đọc từng đoạn (1 lần)
- HS đọc
- HS đọc theo nhóm 
- Đại diện các nhóm thi đọc đoạn.
- HS nhận xét
- HS đọc
HS đọc và trả lời các câu hỏi
+ Anh Núp được tỉnh cử đi dự đại hội thi đua toàn quốc.
+ Đất nước mình giờ mạnh lắm, mọi người Kinh, Thượng, gái, trai, già trẻ đều đoàn kết đánh giặc giỏi. 
+ Núp được mời lên kể chuyện làng Kông Hoa. Sau khi nghe Núp kể về thành tích chiến đấu của dân làng, nhiều người chạy lên, đặt Núp trên vai, công Kênh đi khắp nhà. 
+ Lũ làng rất vui đứng dậy nói: Đúng đấy ! Đúng đấy!.
+ Gửi tặng ảnh bok Hồ và cuốc để làm rẫy, lá cờ, huân chương, một bộ quần áo của Bok Hồ
+ Mọi người xem những mòn quà ấy là những tặng vật thiêng liêng nên “ rửa tay thật sạch” trước khi xem, họ cầm lên từng thứ, coi đi, coi lại, coi đến mãi nửa đêm.
- HS lắng nghe
- HS đọc 
- HS thi
- 3 HS đọc
- 1HS đọc yêu cầu của bài và đoạn văn mẫu. 
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn mẫu .
- Lần lượt 3 em thi kể trước lớp.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất. 
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
IV. RÚT KINH NGHỆM
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
- HS làm được các bài tập:1,2 ; BT 3 ( cột a, b ). 
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng so ánh số bé bằng một phần mấy số lớn
3. Thái độ: 
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
II CHUẨN BỊ : 
1. Giáo viên: bảng phụ
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Các hoạt động dạy
Các hoạt động học
1. Hoạt động 1: Khởi động
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học và ôn lại kiến thức cũ
* Cách tiến hành: 
- Lớp hát
- Trò chơi: Đoán nhanh đáp số
GV đưa ra các phép tính cho học sinh nêu kết quả:
32 : 8 = ? 48 : 8= ?
24 : 8 =? 80: 8 = ?
40 : 8 = ? 72 : 8 = ?
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh trả lời nhanh và đúng.
¯ Giới thiệu bài
- Để giúp các em biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn, áp dụng vào giải bài toán có lời văn, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài học hôm nay: “So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn”
- Gọi HS nhắc tựa bài
2. Hoạt động 2: hình thành kiến thức mới
*Mục tiêu: Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
*Cách tiến hành:
a. Hướng dẫn thực hiện so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn:
- GV nêu bài toán.
 VD: Đoạn thẳng AB dài 2 cm, đoạn thẳng CD dài 6 cm. Hỏi độ dài đoạn thẳng CD dài gấp mấy lần độ dài đoạn thẳng AB?
+ Độ dài đoạn thẳng CD gấp mấy lần độ dài đoạn thẳng AB?
- KL: Độ dài đoạn thẳng CD gấp độ dài đoạn thẳng AB. Ta nói rằng: Độ dài đoạn thẳng AB bằng độ dài đoạn thẳng CD.
+ Vậy muốn biết đoạn thẳng AB bằng 1 phần mấy độ dài đoạn thẳng CD ta làm thế nào? 
* GV nêu bài toán 2.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết tuổi con bằng 1 phần mấy tuổi Mẹ ta làm thế nào?
3. Hoạt động 3: Thực hành
*Mục tiêu: HS làm được các bài tập:1,2 ; BT 3 ( cột a, b ). 
*Cách tiến hành:
Bài 1. Số
- Goi HS đọc yêu cầu bài toán
- Yêu cầu cả lớp cùng làm mẫu một cột 
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở. GV theo dõi hướng dẫn HS.
- Yêu cầu HS nối tiếp nêu miệng
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2. 
- Goi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS phân tích bài toán
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ
- HD nhận xét chữa bài.
Bài 3.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS làm bài, gọi HS lần lượt nêu miệng
- GV nhận xét
4. Hoạt động 4: Vận dụng nối tiếp
*Mục tiêu: Củng cố lại nội dung bài.
*Cách tiến hành:
Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết dạy
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Xem trước bài: Luyện tập
- Cả lớp hát
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- HS nhắc lại tên bài
- Đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn AB.
- Ta thực hiện phép chia 6 : 2 = 3 (lần )
+ Cần phải tìm độ dài đoạn thẳng CD gấp mấy lần độ dài đoạn thẳng AB ta lấy 6 : 2 = 3 (lần). Sau đó trả lời: Độ dài đoạn thẳng AB bằng độ dài đoạn thẳng CD. 
- 1HS nhắc lại bài toán.
- Thực hiện vẽ sơ đồ.
+ Mẹ 30 tuổi, con 6 tuổi.
+ Tuổi con bằng 1 phần mấy tuổi Mẹ?
+ Tìm tuổi Mẹ gấp mấy lần tuổi con, sau đó trả lời.
- HS tự làm bài.
- 1HS lên bảng giải,  ...  Tiếng soi: gồm âm đầu là s, vần o, bán âm cuối i và thanh ngang.
- HS đặt câu
- 1 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con
- HS lắng nghe, viết bài
- HS dò lại bài
- HS hoạt động nhóm bàn, đổi vở và soát lỗi cho nhau.
- 1 HS đọc
- HS lên báo cáo
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
Đáp án: Huýt sáo, hít thở, suýt ngã, đứng sít vào nhau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2019
TOÁN
GAM
I.MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Biết gam là một đơn vị đo khối lượng và sự liên hệ giữa gam và ki - lô - gam.
- Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân 2 đĩa và cân đồng hồ.
- Biết tính cộng trừ, nhân, chia với số đo khối lượng là gam.
- HS làm được các bài tập : 1,2,3,4.
2. Kỹ năng:
-Rèn cho học sinh kĩ năng làm tính và giải toán về đơn vị đo khối lượng.
3. Thái độ: 
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận và biết vận dụng đơn vị đo gam vào thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Sách giáo khoa; Cân đĩa và cân đồng hồ cùng các quả cân và 1 gói hàng nhỏ để cân.
2. Học sinh: SGK, bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Các hoạt động dạy 
Các hoạt động học
1. Hoạt động 1: Khởi động
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học và ôn lại kiến thức cũ
* Cách tiến hành: 
 - Hát
-Trò chơi: Truyền điện
+Giáo viên tổ chứ cho học sinh TC truyền điện nêu phép tính và kết quả tương ứng của bảng nhân 9?
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh.
*Giới thiệu bài
- Để giúp các em biết gam là một đơn vị đo khối lượng và sự liên hệ giữa gam và ki-lô-gam. Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân đồng hồ.Biết tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng là gam, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài học hôm nay: “Gam”
- Gọi HS nhắc tựa bài
2. Hoạt động 2: hình thành kiến thức mới
*Mục tiêu: 
- Biết gam là một đơn vị đo khối lượng và sự liên hệ giữa gam và ki - lô - gam.
- Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân 2 đĩa và cân đồng hồ.
*Cách tiến hành:
- GV cho HS nêu lại đơn vị đo khối lượng đã học là ki-lô-gam 
- GV để đo các vật nhẹ hơn 1kg ta còn đơn vị đo nhỏ hơn kg .
- GV ghi kí hiệu,cách đọc,yêu cầu HS đọc lại
- GV giới thiệu quả các cân thường dùng....
- GV giới thiệu cân đĩa , cân đồng hồ. 
- Cân mẫu (cho HS quan sát) gói hàng nhỏ bằng hai loại cân đều ra cùng một kết quả.
- Cho học sinh nêu đơn vị đo khối lượng gam....
3. Hoạt động 3: thực hành
*Mục tiêu:
- Biết tính cộng trừ, nhân, chia với số đo khối lượng là gam.
- HS làm được các bài tập : 1,2,3,4.
*Cách tiến hành:
Bài 1:
GV cho HS quan sát tranh vẽ cân hộp đường trong bài học để trả lời : “Hộp đường nặng 200g” 
- Cho HS quan sát tranh vẽ cân 3 quả táo để nêu khối lượng ba quả táo 
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- Yêu cầu nêu cách làm một bài mẫu. 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở . 
- Gọi HS lên bảng giải.
- Chú ý HS còn lúng túng.
- Giáo viên nhận xét.
Bài 4.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- GV hướng dẫn HS phân tích, tắt bài toán
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Cho HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng sửa bài
- GV nhận xét
4. Hoạt động 4: Vận dụng nối tiếp
* Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học, chuẩn bị bài sau
* Cách tiến hành: 
- GV hỏi: Gam là đơn vị đo gì ?
+ Gam viết tắt là gì ?
- HS tính nhanh : 25g x 4 =  g
- Nhận xét, dặn dò: Làm bài ở nhà ( VBT ) Chuẩn bị tiết Luyện tập.
- Lớp hát
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- HS lắng nghe
- Học sinh nhắc lại đơn vị đo khối lượng đã học.
-Lắng nghe
g: đọc là gam
 1000g = 1 kg
- 1 số Hs lên thực hành cân
-Một số Hs nêu trọng lượng của vật được cân
- Hs làm bài cá nhân Chia sẻ
- HS tự làm bài với hai tranh vẽ tiếp theo rồi chữa bài
- 3 quả táo cân nặng 700g
- Gói mì chính nặng 210 g
- Quả lê nặng 400 g 
+Thống nhất KQ
- HS đọc
- HS nêu
- Cả lớp làm vào vào vở.
- 2 em lên bảng giải bài, lớp bổ sung:
 a 163g +28g =191g b. 50g 2 = 100g
 42g – 25g = 17g 96g : 3 = 32g 
- HS đọc
- HS nêu:
+ Cả hộp sữa cân nặng 455g, vỏ hộp cân nặng 58g
+ trong hộp có bao nhiêu gam sữa?
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ:
Bài giải
Số gam sữa trong hộp có là :
455 - 58 = 397 (g)
 Đ/S: 397g sữa 
 - HS nhận xét 
- HS trả lời 
IV. RÚT KINH NGHIỆM
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TẬP LÀM VĂN
VIẾT THƯ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết viết một bức thư ngắn theo gợi ý.
*Kĩ năng sống: Trình bày ý kiến, hoàn tất nhiệm vụ.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho học sinhkĩ năng viết thư.
- Biết dùng từ đặt câu đúng. Biết bộc lộ tình cảm với người bạn mình viết thư.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Bảng phụ, sgk
2. Học sinh: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Các hoạt động dạy 
Các hoạt động học
1. Hoạt động 1: Khởi động
*Mục tiêu: Tạo không khí lớp học và ôn lại kiến thức cũ.
*Cách tiến hành
- Hát
- GV gọi HS đọc lại bài văn tả cảnh đẹp đất nước
- GV nhận xét, tuyên dương
Giới thiệu bài:
- Để giúp các em biết viết một bức thư ngắn theo gợi ý. Rèn kĩ năng viết được một bức thư ngắn gửi cho người thân, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài: “Viết thư”
- Gọi HS nhắc tựa bài
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết thư
*Mục tiêu: 
- Biết cấu tạo của một bức thư,...
*Cách tiến hành
- 1 HS đọc yêu cầu
Phân tích đề
 Làm việc nhóm 4
- GV treo bảng phụ (ghi đề bài).
- Đề yêu cầu gì?
+ Mục đích viết thư là gì ?
+ Những nội dung cơ bản trong thư là gì?
+ Hình thức lá thư như thế nào ? 
- GV treo bảng phụ ghi sẵn hình thức của 1 bức thư
- Mời hai đến ba em lên nói tên, địa chỉ của người em muốn viết thư.
3. Hoạt động 3: thực hành
*Mục tiêu: - Biết viết một bức thư ngắn theo gợi ý.
*Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS nêu lại hình thức của 1 bức thư?
- HS viết vào vở
- GV theo dõi, giúp đỡ những HS những em còn lúng túng.
- HS đọc bức thư
4. Hoạt động : Vận dụng nối tiếp
* Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học, chuẩn bị bài sau
* Cách tiến hành: 
- HS nêu lại cách viết thư
- GDPL: Giáo dục hs biết tôn trọng thư từ và tài sản của người khác
- Dặn dò: Viết lại lá thư gửi cho bạn ấy nếu bạn em viết thư là có thật.
- Chuẩn bị bài: Giới thiệu hoạt động
- Lớp hát
- 2 HS đọc
- HS nhận xét
- 1 HS đọc đề
+ Viết cho một bạn học sinh ở một tỉnh khác với tỉnh của mình đang ở. 
+ Làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tập tốt .
+ Nêu lí do viết thư – Tự giới thiệu – Hỏi thăm bạn – Hẹn bạn cùng thi đua học tập. 
+ Như mẫu trong bài Thư gửi bà, SGK (T,81).
- Hai hoặc ba em nói về địa chỉ của người mà mình sẽ viết thư. 
- 2 HS nêu
- 2 – 3 HS đọc thư
- 2 HS nêu
- HS lắng nghe
IV. RÚT KINH NGHIỆM
.
SINH HOẠT TẬP THỂ
SINH HOẠT CUỐI TUẦN 13
 I. MỤC TIÊU .
1. Kiến thức: 
-nmHS thấy được những ưu nhược điểm của bản thân mình và cả lớp trong tuần qua
2. Kỹ năng: 
- Đề ra phương hướng cho tuần 13
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS học tập có ý thức phấn đấu xây dựng tập thể vững mạnh 
II. TIẾN HÀNH SINH HOẠT.
- Lớp trưởng nhận xét ưu nhược điểm trong tuần. Các thành viên trong lớp bổ sung ý kiến
- GV nhận xét chung:
- Duy nền nếp, đảm bảo tỉ lệ đi học chuyên cần tương đối tốt, tuy nhiên vẫn còn Thảo Vy, Diễm My nghỉ học nhiều
- Nhiều em có ý thức tự giác học và làm bài tập ở nhà, chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
- Đi học đều và đúng giờ, ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
 - Có ý thức thực hiện phong trào : Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực.”
 - Vệ sinh khuôn viên, lớp học sạch sẽ, có ý thức bảo vệ của công. Chấp hành tốt khi tham gia giao thông.
- Tồn tại: đọc viết còn chậm,vận dụng bảng nhân, chia chưa nhanh, chữ viết chưa đẹp như là: Trọng khang, Đức, Nhi, Đạt, Bo.
 - Việc thực hiện vệ sinh trường, lớp đôi khi chưa được sạch sẽ. Chăm sóc cây xanh chưa được thường xuyên.
III. PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN 14
- Khắc phục những tồn tại. Duy trì mọi nền nếp. Rèn chữ giữ vở cẩn thận.
- Thi đua học tốt, giúp đỡ nhau trong học tập. 
- Tham gia nhiệt tình các hoạt động của lớp và của nhà trường.
RÚT KINH NGHIỆM:
.....................................................
NHA HỌC ĐƯỜNG
BÀI 6: THỨC ĂN TỐT VÀ KHÔNG TỐT CHO RĂNG NƯỚU
I. MỤC TIÊU : 
- Giúp các em hiểu và biết cách lựa chọn:
 -Thức ăn tốt cho răng và nướu , thức ăn không tốt cho răng và nướu 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh, vật thật
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Các hoạt động dạy
Các hoạt động học
1. Hoạt động 1: Khởi động
- Hát
Kiểm tra bài cũ
- Theo các em chải răng mặt ngoài và mặt trong các răng phải đặt bàn chải như thế nào?
2. Hoạt động 2: Bài mới
Việc 1: Quan sát
- GV yêu cầu HS xếp các mô hình thức ăn thành hai nhóm:
+ Thức ăn tốt cho rang nướu
+ Thức ăn không tốt cho răng nướu
- GV giải thích và khuyên bảo các em biết chọn nhóm thức ăn tốt cho răng và nướu. Hạn chế ăn đường và quà vặt
- Làm thế nào để răng và nướu luôn sạch đẹp?
- Giáo dục trẻ biết lựa chọn thức ăn tốt cho răng như: thịt, cá, trứng, sữa, tôm cuavì nó có nhiều canxi, ăn nhiều rau và trái cây thì có nhiều vitamin và chất xơ giúp răng khỏe và đẹp, Đồng thời cần uống nhiều nước để có hàm răng chắc khỏe và sạch sẽ. Các thức ăn không tốt cho răng và nướu như: kẹo,nên đánh răng ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò:
- Ăn những thức ăn tốt cho răng miệng – liên hệ dặn về nhà – nhận xét
- Hát
- Đặt bàn chải với lông bàn chải nghiêng so với mặt ngoài và mặt trong các răng.
- HS chọn lựa và nêu lý do vì sao các em lại chọn nhóm thức ăn vào các nhóm
- Chúng ta không nên ăn nhiều kẹo ngọt và thường xuyên phải đánh răng
 IV. RÚT KINH NGHIỆM
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2019
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_tuan_13_chu_de_thuong_nguoi_nhu_the_thuong_tha.docx