Giáo án Lớp 3 Tuần 13 - Chu Thị Tuyết – Trường tiểu học Lại Thượng

Giáo án Lớp 3 Tuần 13 - Chu Thị Tuyết – Trường tiểu học Lại Thượng

TOÁN

Tiết 61: So sánh số bé bằng

một phần mấy số lớn

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: giúp học sinh biết thực hiện so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.

 2. Kỹ năng: Áp dụng để giải toán có lời văn.

 3. Giáo dục: Đọc kỹ đề khi làm bài.

II. Đồ dùng dạy - học:

 - Thước kẻ, phấn màu

 - Vở ghi Toán

 

doc 36 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1244Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 13 - Chu Thị Tuyết – Trường tiểu học Lại Thượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2010
Toán
Tiết 61: So sánh số bé bằng
một phần mấy số lớn
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: giúp học sinh biết thực hiện so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
 2. Kỹ năng: áp dụng để giải toán có lời văn.
 3. Giáo dục: Đọc kỹ đề khi làm bài.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Thước kẻ, phấn màu
	- Vở ghi Toán
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài giao về nhà của tiết trước
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài 
- Nghe giới thiệu , ghi bài
2. Hướng dẫn thực hiện so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. 
 a. Ví dụ:
- Học sinh đọc bài toán 
 - Độ dài đoạn CD dài gấp mấy lần độ dài đoạn AB?
- Dài gấp: 6 : 2 = 3 ( lần)
 * Giáo viên: Khi có độ dài đoạn CD dài gấp 3 lần độ dài đoạn AB ta nói; Độ dài đoan thẳng AB bằng độ dài đoạn CD.
b. Bài toán: 
 - Học sinh đọc bài toán
 - Mẹ bao nhiêu tuổi?
 - Con bao nhiêu tuổi?
 - Mẹ 30 tuổi.
 - Con 6 tuổi.
 - Vậy tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con?
 - Học sinh nêu
 - Vậy tuổi con bằng 1 phần mấy tuổi mẹ?
- Tuổi con bằng tuổi mẹ.
- Hướng dẫn học sinh trình bày bài giải.
* Đây là bài toán so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
- Nêu các bước thực hiện
 Tuổi mẹ gấp tuổi con số lần là:
30 : 6 = 5 (lần)
 Vậy tuổi con bằng tuổi mẹ.
 Đáp số : 
3. Luyện tập - Thực hành:
 Bài 1: - yêu cầu HS đọc dòng đầu của bảng
- 8 gấp mấy lần 2? 
- Vậy 2 bằng 1 phần mấy của 8?
- 1 học sinh đọc 
- 8 gấp 4 lần 2
- Vậy 2 bằng 1 phần tư của 8.
- Học sinh làm tiếp các phần còn lại. 
 Bài 2: Giáo viên yêu cầu
- Học sinh đọc đề
- Học sinh giải 
- Học sinh khác nhận xét
 - Nhận xét, cho điểm.
 Bài 3: 
- Học sinh đọc đề
 - Giáo viên hướng dẫn làm mẫu phần a
- Đếm số ô vuông màu xanh, màu trắng
- Tìm số ô vuông màu trắng gấp mấy lần số ô vuông màu xanh.
- Rút ra số ô màu xanh bằng 1 phần mấy số ô màu trắng.
- Học sinh tiếp tục làm bài 
 - Nhận xét, cho điểm.
 C.Củng cố , dặn dò:
 - Nhắc lại các bước thực hiện bài toán.
 - Làm lại các bài tập .
 - Chuẩn bị bài tiết sau: Luyện tập
Thứ ba ngày 30 tháng 11 năm 2010
Toán
Tiết 62: Luyện tập
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: giúp học sinh củng cố về: biết thực hiện so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
- Tìm 1 trong các phần bằng nhau của một số.
- Giải bài toán bằng hai phép tính.
- Xếp hình theo mẫu
 2. Kỹ năng: áp dụng để giải toán có lời văn.
 3. Giáo dục: đọc kỹ đề khi làm bài.
II. Đồ dùng dạy - học:
 - GV chuẩn bị sẵn trên bảng BT 1
 - Vở ghi Toán
- Thước kẻ, phấn màu.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài giao về nhà của tiết trước
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu - Ghi đầu bài 
- Nghe giới thiệu , ghi bài
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
- HS đọc đề và dòng đầu tiên của bài
- Giáo viên hướng dẫn
- Học sinh làm bài
- Học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét, bổ sung.
Bài 2: GV gọi 1 HS đọc đề 
- Học sinh đọc đề bài
- Muốn biết số trâu bằng 1 phần mấy số bò ta phải biết gì?
- Phải biết số bò gấp mấy lần số trâu.
- Muốn biết số bò gấp mấy lần số trâu ta phải biết gì?
- Phải biết có bao nhiêu con bò.
- Giáo viên hướng dẫn
- Học sinh làm bài
- Học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét, bổ sung.
Bài 3: Giáo viên gọi 1 học sinh đọc đề 
- Học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- 1 học sinh làm bảng, lớp làm vở.
Bài 4: Giáo viên gọi 1 học sinh đọc đề 
- Học sinh đọc đề bài
- Bài toán yêu cầu gì?
- Học sinh nêu.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi làm bài.
- Đại diện các nhóm lên xếp trên bảng lớp dưới hình thức trò chơi.
- Nhận xét, chốt đáp án đúng.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung chính của bài
- Chuẩn bị bài sau: Bảng nhân 9.
Thứ tư ngày 1 tháng 12 năm 2010
Toán
Tiết 63:Bảng nhân 9
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Giúp học sinh:
Thành lập bảng nhân 9 (9 nhân với 1; 2; 3; ... ; 10) và học thuộc lòng bảng nhân này.
 2. Kỹ năng:
 - áp dụng bảng nhân 9 để giải toán có lời văn bằng 1 phép tính nhân.
 - Thực hành đếm thêm 9.
 3. Giáo dục: Có ý thức học thuộc lòng bảng nhân.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Giáo viên: + Các tấm bìa có 9 chấm tròn.
 + Chép đề bài của bài 1 và 3 ra 2 tờ giấy (mỗi bài 2 tờ), phấn màu.
 - Học sinh: Vở ghi toán.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
 - Giáo viên ghi bảng các phép tính.
 - Giáo viên yêu cầu.
 - 1 học sinh lên bảng thực hiện : 
 9 + 9 = ...
 9 + 9 + 9 =
 - 1 học sinh đọc bảng nhân 8 rồi trả lời.
 - Nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu, ghi đầu bài.
- Nghe giới thiệu , ghi bài
2. Hướng dẫn lập bảng nhân 9
* Yêu cầu học sinh lấy 1 tấm bìa có 9 chấm tròn.
- Học sinh lấy 1 tấm bìa.
 - Trên bảng giáo viên cũng gắn 1 tấm bìa có 9 chấm tròn. 
 + 9 được lấy mấy lần?
- 9 được lấy 1 lần
 + 9 được lấy 1 lần ta được phép nhân là gì?
- 9 x 1
 + 9 nhân 1 bằng mấy?
- 9 x 1 = 9
 - Giáo viên: 9 x 1 = 9 là phép tính đầu tiên trong bảng nhân 9.
- 2 học sinh đọc 9 x 1 = 9
* Yêu cầu học sinh lấy 2 tấm bìa có 9 chấm tròn.
 - Trên bảng giáo viên cũng gắn 2 tấm bìa có 9 chấm tròn. 
 - Có 2 tấm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn. Vậy 9 chấm tròn được lấy mấy lần?
 - 9 chấm tròn được lấy 2 lần.
 - 9 được lấy 2 lần ta đợc phép nhân là gì?
 - 9 x 2 = 18 . Học sinh nhắc lại.
 - Giáo viên ghi tiếp: (cạnh 2 tấm bìa dán)
 9 x 2 =
 9 x 2 = 9 + 9 = 18
 - Làm thế nào biết 9 x 2 = 18.
 - Giáo viên ghi tiếp: Vậy 9 x 2 = 18
 - Lấy 9 x 2 = 9 + 9 = 18. vậy 9 x 2 = 18.
 - Vài học sinh đọc.
 - Giáo viên: 9 x 2 = 18 là phép tính thứ hai trong bảng nhân 9.
 * Giáo viên gắn 3 tấm, mỗi tấm 9 chấm tròn
 - Học sinh lấy 3 tấm như thế.
 - Có 3 tấm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn. Vậy 9 chấm tròn được lấy mấy lần?
 - 9 chấm tròn được lấy 3 lần.
 - 9 được lấy 3 lần ta được phép nhân là gì?
 - 9 x 3 = . Học sinh nhắc lại.
 - Giáo viên ghi: (cạnh 3 tấm bìa)
 9 được lấy 3 lần
 9 x 3 =
 - 9 x 3 bằng mấy?
 - 9 x 3 = 27
 - Vì sao con biết 9 x 3 = 27?
 - Vì 9 x 3 = 9 + 9 + 9 = 27. vậy 9 x 3 = 27.
 - Ghi tiếp: 9 x 3 = 9 + 9 + 9 = 27
 Vậy 9 x 3 = 27
 - Giáo viên: 9 x 3 =27 là phép tính thứ ba trong bảng nhân 9.
 * Cô và các con đã lập các phép tính nào trong bảng nhân 9?
 - Giáo viên ghi: Bảng nhân 9:
 9 x 1 = 9
 9 x 2 = 18
 - Học sinh nêu: 9 x 1 = 9
 9 x 2 = 18
 9 x 3 = 27
 9 x 3 = 27
* Giáo viên chỉ vào phép tính và nói:
 - 9 x 1 là 9 được lấy 1 lần
 - 9 x 2 là 9 được lấy 2 lần
 - Vậy 9 x 2 hơn 9 x 1 mấy lần 9?
 - 9 x 2 hơn 9 x 1 là 1 lần 9
 - Biết 9 x 1 = 9, muốn tính kết quả của 9 x2 ta làm thế nào?
 - 9 x 2 là 9 lấy 2 lần. 9 x 3 là 9 lấy 3 lần. Vậy 9 x 3 hơn 9 x 2 mấy lần 9?
 - Lấy kết quả của 9 x 1 là 9 cộng thêm 9 sẽ được 18.
 - 9 x 3 hơn 9 x 2 là 1 lần 9.
 - Biết 9 x 2 = 18. Muốn tính kết quả 9 x 3 ta làm thế nào?
 - Lấy kết quả 9 x 2 cộng với 9.
 - Giáo viên yêu cầu học sinh lập tiếp bảng nhân 9.
 - 1 học sinh lập trên bảng. Lớp làm vở.
 - Học sinh nhận xét.
 * Luyện nhớ bảng nhân 9:
 - Gọi học sinh lần lượt đọc bảng nhân 9 mỗi em đọc 1phép tính.
- 10 học sinh , mỗi học sinh đọc 1 phép tính trong bảng nhân 9. 
- 2 học sinh đọc xuôi bảng nhân 9.
* Trong bảng nhân 9: 
 - Con có nhận xét gì về cột thừa số đầu tiên trong bảng nhân 9?
- Đều là 9
 - Cột thừa số thứ 2 là số như thế nào?
- Là các số tự nhiên liên tiếp từ 1 đến 10.
 - Con có nhận xét gì về các số ở cột tích?
- Tích liền sau hơn tích liền trước 9 đơn vị.( Hoặc là dãy số đếm thêm 9 từ 9 đến 90)
 - Giáo viên che bớt bảng cho học sinh luyện đọc thuộc bảng nhân 9
 3. Luyện tập:
* Bài 1: 
- 1học sinh đọc yêu cầu
 - Bài yêu cầu chúng ta làm gì?
- Tính nhẩm
 - Giáo viên tổ chức cho thi tính nhẩm nhanh
+ Phổ biến luật chơi: mỗi đội cử 4 bạn tham gia chơi tiếp sức, mỗi bạn làm 1 cột xong chuyển phấn cho bạn khác.
- 2 đội lên chơi
 - Nhận xét cho điểm
 - Trong bài tập 1 có những phép tính nào không có trong bảng nhân9?
 * Đây là 2 phép tính đặc biệt đã làm quen ở lớp 2: 0 nhân với số nào cũng bằng 0, số nào nhân với 0 cũng bằng 0.
- 0 x 9 = 0 và 9 x 0 = 0
* Bài 2: ( làm vở)
- 1học sinh đọc yêu cầu
 - Bài yêu cầu chúng ta làm gì?
- Tính 
- 4 học sinh lên bảng, lớp làm vở
 - Nhận xét cho điểm.
* Bài 3: 
- 1học sinh đọc yêu cầu
 + bài toán cho biết gì?
+ Có 3 tổ, mỗi tổ có 9 bạn
 + Bài tập yêu cầu ta làm gì?
+ Lớp 3B có bao nhiêu ban
 + Yêu cầu học sinh tóm tắt và giải.
+ Học sinh làm bài
 - Nhận xét cho điểm.
C. Củng cố, dặn dò 
 - Hôm nay học bài gì?
- Về học thuộc bảng nhân 9.
- Hôm nay học bài bảng nhân 9.
- 1 học sinh đọc thuộc bảng nhân 9
Thứ năm ngày 2 tháng 12 năm 2010
Toán
Tiết 64: Luyện tập
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: giúp học sinh củng cố về kỹ năng thực hành tính trong bảng nhân 9
 - Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân qua ví dụ cụ thể.
 2. Kỹ năng: áp dụng để bảng nhân 9 để giải toán .
 3. Giáo dục: đọc kỹ đề khi làm bài.
II. Đồ dùng dạy - học: Viết sẵn bài 4 lên bảng.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài giao về nhà của tiết trước
B. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài: Ghi đầu bài 
- Nghe giới thiệu , ghi bài
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Bài toán yêu cầu gì?
 - Tính nhẩm
- Học sinh làm bài
- Học sinh nhận xét
- Chốt: Khi ta thay đổi thứ tự các thừa số trong 1 tích thì tích không thay đổi.
Bài 2: Giáo viên gọi 1 học sinh đọc đề 
- Học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện
- Thực hiện phép nhân trước rồi làm phép cộng.
- Giáo viên hướng dẫn
- Học sinh làm bài
- Học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét, bổ sung.
Bài 3: Giáo viên gọi 1 học sinh đọc đề 
- Học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- 1 học sinh làm bảng, lớp làm vở.
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 4: 
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc đề 
- Học sinh đọc đề bài
- Bài toán yêu cầu gì?
- Học sinh nêu.
- Học sinh thảo luận nhóm đôi làm bài.
- Đại diện các nhóm lên viết kết quả phép nhân thích hợp vào chỗ trống
- Nhận xét, chốt đáp án đúng.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung chính của bài
- Chuẩn bị bài sau: Gam.
Thứ sáu ngày 3 tháng 12 năm 2010
Toán
Tiết 65: gam
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nhận biết về đơn vị đo khối lượng gam và sự liên hệ giữa gam ... ách giáo khoa. Biết trình bày đúng hình thức như bài tập đọc “Thư gửi bà”
2. Kỹ năng: Viết thành câu, dùng từ đúng, trình bày đẹp. 
3. Giáo dục: ham học môn học.
II. Đồ dùng dạy - học:
 - Giáo viên: Viết sẵn các nội dung gợi ý của bài lên bảng.
 - Học sinh: Vở ghi tập làm văn.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: 
hai học sinh lên bảng đọc bài văn tiết trước.
- 2 học sinh lên bảng thực hiện bài của tiết trước.
- Nhận xét và cho điểm học sinh
B. Bài mới:
1. Giới thiệu: Ghi đầu bài
2. Hướng dẫn viết thư
- Nghe giới thiệu , ghi bài
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- 1 học sinh đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm
- Em sẽ viết thư cho ai?
- Học sinh nêu
- Em sẽ viết thư để làm gì?
- Em sẽ viết thư để làm quen và để hẹn bạn cùng thi đua học tốt.
- Hãy nhắc lại quy trình trình bày 1 bức thư
- Học sinh nêu
* Giáo viên bổ sung cho đủ các nội dung chính thường có trong 1 bức thư sau đó hướng dẫn viết từng phần.
 - Giáo viên treo câu hỏi gợi ý theo các phần của bức thư
- Học sinh thực hiện theo nhóm 
- Đại diện các nhóm học sinh trình bày trước lớp
 - Nhận xét, bổ sung
* Học sinh viết bài
 - Giáo viên yêu cầu
 - Thu bài 3 - 4 em chấm bài
- Học sinh viết bài
C. Củng cố, dặn dò:
- Cho học sinh đọc bài mẫu hay
- Nghe đọc
- Yêu cầu học sinh về nhà ôn lại bài .
- Dặn chuẩn bị bài sau: Giới thiệu hoạt động.
Chính tả (nghe viết)
Tiết 26: Vàm cỏ đông
I. Mục tiêu
 - Kiến thức: 
 + Nghe và viết lại chính xác hai khổ thơ đầu trong bài thơ Vàm Cỏ Đông. 
 + Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt it /uyt.
 - Kỹ năng: Viết đúng, trình bày đẹp.
 - Giáo dục: Có ý thức rèn chữ viết.
 II. Chuẩn bị: 
 - Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn bài tập chính tả.
 - Học sinh:Vở chính tả, vở ghi Tiếng Việt.
 III.Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
 - Hát
 - Gọi 3 học sinh lên bảng viết từ giáo viên đọc. 
 - Học sinh viết: khúc khuỷu, khẳng khiu, khuỷu tay, tiu nghỉu.
 - Nhận xét, chữa bài và cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Giáo viên nêu yêu cầu, ghi tên đầu bài.
- Nghe giới thiệu , ghi bài
2. Hướng dẫn chính tả:
 a. Trao đổi về nội dung bài viết:
 - Giáo viên đọc bài viết.
 - 2 học sinh đọc lại.
 - Tình cảm của tác giả với dòng sông như thế nào? 
 - Tác giả gọi mãi dòng sông với lòng tha thiết. 
- Dòng sông Vàm Cỏ Đông có nét gì đẹp? 
* Sông Vàm Cỏ rất gắn bó với người dân nơi đây, chúng ta thêm yêu qú môi trường xung quanh và có ý thức bảo vệ môi trường.
 - Học sinh nêu. 
 b. Hướng dẫn viết từ khó:
 - Yêu cầu học sinh tìm từ khó.	
 - Dòng sông, xuôi dòng, nước chảy, soi, lồng.
 - Yêu cầu học sinh đọc và viết các từ tìm được.
 - 3 học sinh lên bảng viết, lớp viết nháp.
 c. Hướng dẫn cách trình bày
 - Mỗi câu thơ trong bài viết có mấy chữ? Mỗi khổ thơ có mấy câu?	
 - Mỗi câu thơ trong bài viết có 7 chữ. Mỗi khổ thơ có 4 câu. 
 - Trong bài viết có những chữ nào phải viết hoa, vì sao?
 - Học sinh nêu và giải thích.
 d. Viết chính tả:
 - Giáo viên đọc.
 - Học sinh viết.
 e. Soát lỗi
 - Đọc lại bài
 - Học sinh soát lỗi.
 g. Chấm bài
 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
 Bài 2:
 - Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu 
 - 1 học sinh đọc.
 - 3 học sinh làm bảng, lớp làm nháp.
 - Nhận xét, chốt ý đúng.
 - Đáp án: huýt sáo, hít thở, suýt ngã, đứng sít vào nhau.
 Bài 3a:
 - Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu 
 - 1 học sinh đọc.
 - Giáo viên hướng dẫn.
 - Học sinh làm bài theo nhóm ra bảng phoóc.
 - Đại diện các nhóm trình bày.
 - Nhận xét, chốt ý đúng.
C. Củng cố, dặn dò 
 - Nhận xét tiết học.
 - Đọc lại các từ tìm được ở bài 2.
Thủ công
Bài 7 : Cắt, dán chữ H, U (Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết kẻ, cắt, dán đúng chữ H, U 
- Kẻ cắt được chữ H, U đúng qui trình kỹ thuật
II. Đồ dùng:
- Mẫu chữ H, U đã cắt, dán. Mẫu chữ H, U đã cắt từ một tờ giấy màu có kích thước đủ lớn chưa dán.
- Tranh qui trình kỹ thuật kẻ cắt, dán chữ H, U
- Đồ dùng học tập.
III. Các Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A- Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra đồ dùng của học sinh
B- Bài mới
1) Giới thiệu bài
- Giáo viên nêu yêu cầu và ghi đầu bàI lên bảng
2. Hướng dẫn quan sát và nhận xét
- Giới thiệu mẫu chữ H, U và hướng dẫn học sinh quan sát
- Yêu cầu hs quan sát.
H: Nét chữ rộng mấy ô?
Chữ H, U có nửa bên trái và nửa bên phải ntn?
GV: + Nếu gấp đôi chữ H, U theo chiều dọc thì hai nửa trùng khít nhau. Vậy muốn cắt được chữ H, U thì chỉ cần kẻ chữ H, U rồi gấp theo hiều dọc và cắt theo đường kẻ.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- Nét chữ rộng 1 ô
- Nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau
3. Giáo viên hướng dẫn mẫu.
Bước 1:Kẻ chữ H, U
- Hướng dẫn kẻ chữ H, U theo thứ tự sau:
+ Lật mặt sau tờ giấy cắt 2 hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, chiều rộng 3 ô. 
+ Chấm các điểm đánh dấu hình chữ H, U vào hcn sau đó kẻ chữ H, U theo các điểm đã đánh dấu.
Bước 2: Cắt chữ H, U
- Hướng dẫn HS gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ H, U theo đường dấu giữa, cắt theo đường kẻ nửa chữ H, U, bỏ phần gạch chéo, mở ra được chữ U, T
- Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp chữ cho cân đối trên đường chuẩn.
Bước 3: Dán chữ H, U
- Bôi hồ đều vào mặt kẻ ô và dán vào vị trí đã định.
- Đặt tờ giấy nháp lên chữ vừa dán để miết phẳng.
C.Củng cố- Dặn dò:
- Hướng dẫn HS thực hành bằng giây nháp
- Giáo viên uốn nắn, giúp đỡ HS còn lúng túng
- 1 - 2 HS lên thao tác.
- Cả lớp thực hành
- HS cả lớp thực hành cắt, dán chữ H, U theo các bước
đạo đức
Bài 6 :Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (tiết 2)
I. Mục tiêu:
 - Học sinh hiểu: trẻ em có quyền được tham gia những việc có liên quan đến trẻ em.
 - Học sinh tích cực tham gia các công việc của lớp, của trường.
 - Học sinh biết quý trọng các bạn tích cực làm việc lớp, việc trường.
 - HS biết tích cực và nhắc nhở các bạn tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường do nhà trường, lớp tổ chức.
II. Đồ dùng dạy - học:
	Các bài hát về chủ đề nhà trường.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
Con đã tham gia làm tốt 1 việc trường 1 số việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng nào?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Xử lí tình huống:
HS trả lời
- Nghe giới thiệu , ghi bài
- Gv chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận, xử lí một tình huống
- Yêu cầu các nhóm thảo luận
+ Tình huống 1 : Nhóm 1
+ Tình huống 2: Nhóm 2
+ Tình huống 3: Nhóm 3
+ Tình huống 4: Nhóm 4
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện từng nhóm lên trình bày
- Lớp nhận xét, góp ý 
- Kết luận các ý kiến phát biểu của học sinh: (các phần a, b, c, d.)
a. Là bạn Tuấn, em nên khuyên bạn Tuấn đừng từ chối
b. Em nên xung phong giúp các bạn học 
c. Em nên nhắc nhở các bạn không được làm ồn ảnh hưởng đến lớp bên cạnh
d. Em có thể nhờ với mọi người trong gia đình với bạn bạn bè mang hoa đến hộ em
3. Đăng kí tham gia làm việc lớp, việc trường:
- Suy nghĩ và ghi ra giấy những việc lớp, việc trường mà các em có khả năng tham gia và mong muốn được tham gia?
- Học sinh xác định những việc lớp, việc trường các em có khả năng và mong muốn tham gia, ghi ra giấy.
- Mỗi tổ cử 1 đại diện đọc to các phiếu cho cả lớp cùng nghe
- GV xếp thành các nhóm công việc giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện theo các nhóm công việc đó. 
=> Tham gia làm việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của mỗi học sinh. 
4. Liên hệ:
- Tích cực tham gia nhắc nhở các bạn tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường do nhà trường, lớp tổ chức.
C. Củng cố: 
- Cả lớp hát bài “ Lớp chúng ta đoàn kết
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau: Quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- HS lắng nghe nhận nhiệm vụ.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
Tập viết
Tiết13: Ôn chữ hoa I
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:Củng cố cách viết chữ hoa I 
 - Viết đúng, đẹp chữ viết hoa ễ, I, K
 - Viết đúng, đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng ễng Ích Khiờm và câu ứng dụng:
Ít chắt chiu hơn nhiều phung phớ.
 2. Kỹ năng: Học sinh viết đều nét khoảng cách giữa các chữ trong cụm từ.
 3. Giáo dục: Có ý thức luyện viết chữ đẹp.
 II. Đồ dùng dạy- học:
 - Giáo viên:
 + Mẫu chữ hoa ễ, I, K
 + Viết sẵn tên riêng và câu ứng dụng trên bảng lớp:
 - Học sinh: Vở tập viết.
 III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động dạy:
Hoạt động học:
A. Kiểm tra bài cũ:
 - Chấm bài về nhà của học sinh.
 - Giáo viên yêu cầu.
- Nhận xét, cho điểm học sinh.
 - Đọc lại từ và câu ứng dụng của tiết trước:
 + Hàm Nghi
 + Hải Vân bát ..... vịnh Hàn
- 2 học sinh lên bảng viết: Hàm Nghi, Hải Vân, Hòn Hồng. 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
 - Giáo viên nêu mục tiêu.
 - Ghi bảng đầu bài.
- Nghe giới thiệu , ghi bài
2. Tìm hiểu bài
a. Hướng dẫn viết chữ hoa:
 *. Quan sát và nêu quy trình viết chữ Ô, I, K hoa: 
 - Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
 - Có chữ ễ, I, K
 - Treo bảng các chữ mẫu.
 - Nhắc lại quy trình viết.
 - Lớp theo dõi.
 - Giáo viên vừa viết mẫu vừa nhắc lại quy trình.
 *. Viết bảng:
 - Giáo viên yêu cầu.
 - 3 học sinh viết bảng lớp.
 - Lớp viết bảng con.
b. Hướng dẫn viết từ ứng dụng:
 * Giới thiệu từ ứng dụng:
 - Học sinh đọc ễng Ích Khiờm.
 - Con biết gì về Ông ích Khiêm?
 - Giáo viên: Ông ích Khiêm là một quan nhà Nguyễn văn võ song toàn, ông quê ở Quảng Nam. Sau này con cháu ông có nhiều người là liệt sĩ chống Pháp.
 - Học sinh phát biểu ý kiến.
* Quan sát và nhận xét:
 - Từ ứng dụng có mấy chữ? Là những chữ nào?
 - Gồm 3 chữ Ông , Ich, Khiêm.
 - Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao nh thế nào?
 - Chữ ễ,g,h,I,K cao 2 ly rưỡi, còn lại cao 1 ly.
 - Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
 - Bằng 1 con chữ o. 
 * Viết bảng:
 - Giáo viên yêu cầu.
 - 2 học sinh viết bảng lớp.
 - Lớp viết bảng con.
 c.Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
 * Giới thiệu câu ứng dụng:
 - 3 học sinh đọc.
 - Giải thích ý nghĩa.
 * Quan sát và nhận xét.
 - Phân tích độ cao.
* Viết bảng:
 - 2 học sinh viết bảng: ít 
- Học sinh viết bảng con
 - Giáo viên chữa lỗi, nhận xét.
 d Viết vở tập viết:
 - Giáo viên đi lại nhận xét, bổ sung cho học sinh.
 - Giáo viên chấm 5 – 7 bài.
 - Học sinh viết bài
 - Học sinh viết bài
 C. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học
 - Về viết bài ở nhà, chuẩn bị tiết sau. 
- Nghe nhận xét
 - Làm bài viết ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 13(8).doc