Giáo án Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Quảng Sơn

Giáo án Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Quảng Sơn

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

1. Khởi động:

- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi. Kiểm tra bài cũ.

- GV giới thiệu bài học mới.

- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở.

- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe và chia sẻ với bạn về ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó.

2. Hình thành kiến thức:

* Bài toán:

Việc 1: Các em hãy đọc yêu cầu và nội dung bài toán trong SGK trang 33.

- Nhóm trưởng tổ chức cho cả nhóm tìm hiểu bài toán:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Để biết đoạn thẳng CD dài bao nhiêu xăng - ti - mét ta làm phép tính gì?

Việc 2: Lắng nghe GV hướng dẫn cách làm. Suy nghĩ tự làm bài vào phiếu.

Việc 3: BHT tổ chức cho cả lớp thống nhất kết quả.

- BHT tổ chức cho cả lớp đọc thuộc ghi nhớ.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

* Bài tập 1: Giải bài toán có lời văn

Việc 1: Các em hãy đọc yêu cầu và nội dung BT 1 trong SGK trang 33.

Việc 2: Suy nghĩ tự làm bài vào phiếu. Sau đó rao đổi với bạn bên cạnh để thống nhất kết quả đúng.

Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho cả nhóm trình bày kết quả, thống nhất kết quả.

* Bài tập 2: Giải bài toán có lời văn

Việc 1: Đọc yêu cầu BT2 trong SGK trang 33.

Việc 2: Nhóm trưởng tổ chức cho các thành viên nêu kết quả của mình.

- Thống nhất kết quả, làm vào bảng phụ.

Việc 3: BHT tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả.

- Nhận xét, tuyên dương nhóm làm đúng và nhanh nhất.

* Bài tập 3: Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu)

Việc 1: Các em hãy đọc yêu cầu và nội dung BT 3 trong SGK trang 33.

Việc 2: Lắng nghe GV hướng dẫn cách làm.

- Suy nghĩ tự làm bài vào nháp.

Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn trình bày kết quả và nhận xét.

 

doc 18 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 08/07/2022 Lượt xem 254Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Quảng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN ĐĂKGLONG
TRƯỜNG TH QUẢNG SƠN
LỊCH BÁO GIẢNG - TUẦN 7
Thứ/ngày
Tiết
Môn
Tên bài dạy
 Thứ hai 
 15/10/2018
13
Tập đọc
Trận bóng dưới lòng đường
7
Kể chuyện
Trận bóng dưới lòng đường
31
Toán
Bảng nhân 7
7
Chào cờ
Tuần 7
Thứ ba
16/10/2018
32
Toán
Luyện tập
13
Chính tả
Trận bóng dưới lòng đường
13
TN – XH 
Hoạt động thần kinh
7
Đạo đức 
Quan tâm,chăm sóc ông bà,cha mẹ,anh ...
Thứ tư
17/10/2018
33
Toán
Gấp một số lên nhiều lần
14
Tập đọc
Bận
7
LTVC
Ôn về từ chỉ hoạt động,trạng thái.So sánh
Thứ năm 
18/10/2018
34
Toán
Luyện tập
14
Chính tả
(N-V) Bận
7
Tập viết
Ôn chữ hoa E , Ê
14
TN - XH
Hoạt động thần kinh (TT)
Thứ sáu 
19/10/2018
35
Toán 
Bảng chia 7
7
TLV
Nghe kể :Không nỡ nhìn.Tập tổ chức ...
 7
SHL
HĐTNST
Tuần 7
Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2018
 Môn :TẬP ĐỌC
Tiết 13 : Bài : TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu được lời khuyên từ câu chuyện: Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng (trả lời được các câu hỏi SGK).
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi; kiểm tra bài cũ.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. 
- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe và chia sẻ với bạn về ý hiểu của mình để đạt được mục tiêu đó.
2. Hình thành kiến thức:
* Hoạt động 1: Luyện đọc
Việc 1: Các em mở SGK trang 54, 55 nghe GV đọc mẫu, hướng dẫn giọng đọc.
- Nhóm trưởng tổ chức cho HS đọc nối tiếp từng câu trước lớp.
- BHT tổ chức cho HS đọc nối tiếp từng câu trước lớp.
- Cả lớp theo dõi nhận xét, chia sẻ cách đọc với bạn.
Việc 2: Nhóm trưởng tổ chức cho HS đọc từ khó trên bảng lớp. Sau đó nhận xét, sửa sai.
- Nhóm trưởng tổ chức cho HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp.
- BHT tổ chức cho các bạn đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp.
- Các em thảo luận nhóm đọc và giải nghĩa các từ mới trong SGK trang 55.
Việc 3: BHT tổ chức cho các nhóm thi đọc.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Việc 1: Em đọc thầm các câu hỏi trong SGK trang 55. Suy nghĩ, tự trả lời.
Việc 2: Nhóm trưởng lần lượt nêu các câu hỏi cho các bạn trong nhóm trả lời.
Việc 3: Nhận xét, bổ sung và rút ra nội dung của bài.
- BHT tổ chức cho các nhóm chia sẻ câu trả lời.
- Lắng nghe GV chốt nội dung.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Việc 1: Các em lắng nghe GV đọc mẫu hướng dẫn đọc phân vai.
Việc 2: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia vai và luyện đọc.
+ Nhận xét, chia sẻ cách đọc với bạn.
Việc 3: BHT tổ chức cho các nhóm thi đọc.
- Nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Qua câu chuyện em hiểu được điều gì?
-----------------------------------------------------------
 Môn :KỂ CHUYỆN
Tiết 7 : Bài : TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG
I. Mục tiêu:
- Kể lại được một đoạn của câu chuyện.
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- BHT tổ chức cho các bạn chơi trò chơi kết hợp kiểm tra bài cũ.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. 
- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe và chia sẻ với bạn về ý hiểu của mình đạt được mục tiêu đó.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
* Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu BT
Việc 1: Các em đọc yêu cầu, quan sát tranh trong SGK trang 55.
Việc 2: Nhóm trưởng nêu câu hỏi cho các thành viên trả lời:
+ Câu chuyện vốn được kể theo lời của ai?
+ Có thể kể lại đoạn 1 câu chuyện theo lời của những nhân vật nào?
+ Có thể kể lại đoạn 2 câu chuyện theo lời của những nhân vật nào?
+ Có thể kể lại đoạn 3 câu chuyện theo lời của những nhân vật nào?
Việc 3: BHT tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả, nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 2: Kể lại một đoạn của câu chuyện Trận bóng dưới lòng đường theo lời một nhân vật
Việc 1: Các em tập kể theo lời nhân vật tự chọn.
Việc 2: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn kể trong nhóm.
Việc 3: BHT tổ chức cho cả lớp thi kể nối tiếp từng đoạn theo từng nhân vật.
- Cả lớp nhận xét, tuyên dương và bình chọn người kể tốt.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Em hãy kể lại câu chuyện này cho bạn bè hoặc người thân nghe ở nhà.
-----------------------------------------------------------
 Môn :TOÁN
Tiết 31 : Bài : BẢNG NHÂN 7
I. Mục tiêu:
- Bước đầu thuộc bảng nhân 7.
- Vận dụng phép nhân 7 trong giải toán.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi; kiểm tra bài cũ.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. 
- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe và chia sẻ với bạn về ý hiểu của mình v để đạt được mục tiêu đó.
Hình thành kiến thức:
* Thành lập bảng nhân 7
Việc 1: Các em hãy quan sát tấm bìa có các chấm tròn trong SGK trang 31.
- Đọc và thực hiện các phép nhân tương ứng.
Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh để xác định phép nhân.
- Thực hiện tương tự và viết phép nhân vào nháp.
Việc 3: BHT tổ chức cho cả lớp đọc và học thuộc bảng nhân 7.
B. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
* Bài tập 1: Tính nhẩm
Việc 1: Các em hãy đọc yêu cầu và nội dung BT1 trong SGK trang 31.
- Nhẩm lại bảng nhân 7, tự làm bài vào phiếu.
Việc 2: Trao đổi, nêu cách làm với bạn bên cạnh để thống nhất kết quả đúng.
Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho cả nhóm chia sẻ, đưa ra kết quả đúng.
* Bài tập 2: Giải bài toán có lời văn
Việc 1: Đọc yêu cầu BT2 và bài toán trong SGK trang 31.
Việc 2: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn trả lời câu hỏi:
+ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
+ Để biết 4 tuần lễ có tất cả bao nhiêu ngày ta làm phép tính gì?
Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho cả nhóm thảo luận làm bài vào bảng phụ.
Việc 3: BHT tổ chức cho cả lớp nhận xét kết quả của các nhóm và tuyên dương.
* Bài tập 3: Đếm thêm 7 rồi viết số thích hợp vào ô trống
Việc 1: Các em hãy đọc yêu cầu ở BT3 trong SGK trang 31. 
Việc 2: Suy nghĩ tự làm bài vào nháp.
Việc 3: Nhóm trưởng yêu cầu từng bạn nêu bài làm của mình.
- Nhận xét, chia sẻ ý kiến với nhau để thống nhất kết quả đúng.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Em hãy đọc thuộc bảng nhân 7 cho người thân nghe.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
	Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2018
 Môn :TOÁN
Tiết 32 : Bài : LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Thuộc bảng nhân 7 và vận dụng vào trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán.
- Nhận xét được về tính chất giao hoán của phép nhân thông qua ví dụ cụ thể.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi kết hợp KTBC.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. 
- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe và chia sẻ với bạn về ý hiểu của mình
để đạt được mục tiêu đó.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
* Bài tập 1: Tính nhẩm
Việc 1: Các em hãy đọc yêu cầu ở BT1 trong SGK trang 32.
Việc 2: Nhẩm lại bảng nhân 7 và và tự làm bài vào phiếu.
Việc 3: Trao đổi, nêu cách làm với bạn bên cạnh để thống nhất kết quả đúng.
* Bài tập 2: Tính
Việc 1: Các em hãy đọc nội dung BT2 trong SGK trang 32. 
Việc 2: Trao đổi, nêu cách làm với bạn bên cạnh để thống nhất kết quả đúng.
Việc 3: Nhóm trưởng yêu cầu từng bạn nêu cách thực hiện phép tính.
- Nhận xét, chia sẻ với nhau trong nhóm.
* Bài tập 3 :Giải bài toán có lời văn
Việc 1: Đọc nội dung BT3 trong SGK trang 32.
- Nhóm trưởng nêu câu hỏi cho các thành viên trả lời:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Để biết 5 lọ hoa như thế có bao nhiêu bông hoa ta thực hiện phép tính gì?
Việc 2: Nhóm trưởng tổ chức cho các thành viên nêu cách làm của mình.
- Nhận xét, thống nhất kết quả làm vào bảng phụ.
Việc 3: BHT tổ chức cho các nhóm thi trình bày kết quả trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, tuyên dương nhóm có kết quả đúng và nhanh nhất.
* Bài tập 4: Viết phép nhân thích hợp vào chỗ trống
Việc 1: Đọc nội dung BT4 trong SGK trang 32.
- Nhóm trưởng hướng dẫn cả nhóm tìm hiểu nội dung bài toán.
Việc 2: Nhóm trưởng tổ chức cho các thành viên nêu cách làm của mình.
Việc 3: Nhận xét, tuyên dương bạn làm bài đúng.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Em hãy thực hiện BT5 trong SGK trang 32 để chia sẻ với bạn trong tiết học sau.
--------------------------------------------
 Môn :CHÍNH TẢ
Tiết 13 : Bài : TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết, trình bày đúng bài chính tả.
- Làm đúng bài tập (BT 2a). Điền đúng 11 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng.
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi, kiểm tra bài cũ.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở.
- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe và chia sẻ với bạn về ý hiểu của mình để đạt được mục tiêu đó.
2. Hình thành kiến thức:
* HS chuẩn bị
Việc 1: Các em mở SGK trang 55 lắng nghe GV giới thiệu và đọc đoạn chính tả.
Việc 2: BHT tổ chức cho một vài bạn đọc lại đoạn văn trước lớp, các bạn khác đọc thầm lại đoạn văn.
Việc 3: BHT tổ chức cho cả lớp nhận xét bạn đọc.
* HS nhận xét
Việc 1: Nhóm trưởng nêu câu hỏi cho các thành viên nghe và suy nghĩ:
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa?
+Lời nhân vật đặt sau những dấu gì?
Việc 2: Đại diện nhóm nêu câu hỏi cho các thành viên trả lời và nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, bổ sung các câu trả lời đó.
Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho cả lớp viết một số từ khó vào bảng con: xích lô, dìu, quá quắt, ...
- Nhận xét chữ viết của các bạn trong nhóm.
* HS viết bài 
Việc 1: Các em lấy đồ dùng và chuẩn bị viết bài.
Việc 2: Nghe GV đọc và viết vào vở, chú ý lỗi chính tả.
Việc 3: Trao đổi vở cho nhau để soát lỗi.
- BHT tổ chức cho cả lớp chia sẻ, nhận xét bài viết của bạn.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
* Bài tập 2: Điền vào chỗ trống và giải câu đố
Việc 1: Các em hãy đọc yêu cầu và nội dung BT 2a trong SGK trang 56.
Việc 2: Suy nghĩ và tự làm bài điền vào chỗ trống âm tr hay ch sau đó giải câu đố.
Việc 3: Trao đổi với bạn bên cạnh để thống nhất kết quả đúng.
* Bài tập 3: Viết vào vở những chữ và tên chữ còn thiếu trong bảng sau
Việc 1: Các em đọc yêu cầu và nội dung BT 3 trong SGK trang 56.
- Suy nghĩ tự làm bài vào phiếu.
Việc 2: Đọc kết quả của mình cho bạn bên cạnh nghe, chia sẻ, nhận xét kết quả.
Việc 3: Nhóm trưởng điều khiển các thành viên chia sẻ kết quả cho cả nhóm.
- Cá ... 
- BHT các bạn chia sẻ.
- Các bạn nhận xét, bổ sung sửa chữa cho bạn.
* Bài tập 3 : Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau
Việc 1: Các em đọc yêu cầu và nội dung BT 3b trong SGK trang 61.
Việc 2: Nhóm trưởng điều khiển các thành viên chia sẻ kết quả cho cả nhóm. Ghi lại vào bảng phụ.
Việc 3: BHT tổ chức cho các bạn chia sẻ.
- Các bạn nhận xét, bổ sung.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Hãy chia sẻ với người thân những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng trong BT3a.
-----------------------------------------------------
 Môn : TẬP VIẾT
Tiết 7: Bài : ÔN CHỮ HOA E, Ê
I. Mục tiêu:
- Viết đúng chữ hoa E (1 dòng), Ê (1 dòng). Viết đúng tên riêng (Ê - đê ) (1 dòng). Và câu ứng dụng (Em thuận anh hòa là nhà có phúc) (1 lần) bằng cỡ nhỏ.
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi; kiểm tra bài cũ.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. 
- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe và chia sẻ với bạn về ý hiểu của mình để đạt được mục tiêu đó.
Hình thành kiến thức:
* Hoạt động 1: Luyện viết chữ hoa và câu ứng dụng
Việc 1: Các em đọc tên riêng và câu ứng dụng trong SGK trang 59. Suy nghĩ và tìm các chữ hoa trong bài.
Việc 2: Quan sát chữ mẫu của GV và nghe quy trình viết. Lắng nghe GV giới thiệu về Ê – đê và câu ứng dụng.
Việc 3: BHT tổ chức cho cả lớp viết lần lượt các chữ hoa Ê, E và từ ứng dụng Ê – đê, Em.
- BHT tổ chức cho cả lớp nhận xét, tuyên dương những bạn viết chữ đẹp.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
* Hoạt động 2: Viết bài vào vở
Việc 1: Em mở vở Tập Viết 3 tập 1 trang 15, quan sát nội dung cần viết.
Việc 2: Các em lắng nghe GV nêu yêu cầu viết.
- Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ trong nhóm tư thế ngồi viết đúng.
Việc 3: Tự viết vào vở, chú ý viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
* Hoạt động 3: Nhận xét bài viết
Việc 1: Em hoàn thành bài viết và chia sẻ với bạn bên cạnh để kiểm tra lỗi chính tả, độ cao con chữ, khoảng cách giữa các chữ.
Việc 2: BHT tổ chức cho các nhóm thi đua chọn ra bài viết đúng và đẹp nhất.
- Tuyên dương, khen ngợi và động viên các bạn.
Việc 3: Báo cáo với GV kết quả của cuộc thi.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Em hãy viết thêm phần ứng dụng trong vở Tập viết trang 16 và chia sẻ với người thân để nhận xét chữ viết của mình.
------------------------------------
 Môn : TỰ NHIÊN & XÃ HỘI
Tiết 14 Bài : HOẠT ĐỘNG THẦN KINH (tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
Sau bài học, HS biết được
- Vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người với học sinh khá, giỏi nêu 1 số VD cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi; kiểm tra bài cũ.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. 
- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe và chia sẻ với bạn về ý hiểu của mình để đạt được mục tiêu đó.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
2.Hình thành kiến thức:
* Hoạt động 1: Vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng quan sát hình 1 trang 30 SGK và trả lời câu hỏi trang 49 SGV.
- BHT mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Mỗi nhóm chỉ trình bày một câu. Các nhóm khác bổ sung góp ý.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
* Hoạt động 2: Nêu được ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.
- BHT yêu cầu các bạn đọc ví dụ về hoạt động viết chính tả ở hình 2 trang 31 SGK, trên cơ sở đó nghĩ ra một ví dụ khác và tập phân tích ví dụ mới do mình nghĩ ra để thấy rõ vai trò của não trong việc điều khiển, phối hợp các cơ quan khác nhau cùng hoạt đôïng một lúc.
- Trao đổi cặp đôi lần lượt nói với nhau về kết quả làm việc cá nhân đồng thời góp ý cho nhau để cùng hoàn thiện những ví dụ mới của nhóm.
- Một số HS xung phong trình bày trước lớp ví dụ của cá nhân để chứng tỏ vai trò của não trong việc điều khiển, phôí hợp mọi hoạt động của cơ thể.
- GV nhận xét,tuyên dương.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Yêu cầu HS đọc nội dung bạn cần biết
------------------------------------------------------------------------------------------------ 
Thứ sáu ngày 19 tháng 10 năm 2018
Môn : TOÁN
Tiết 35: Bài : BẢNG CHIA 7
I. Mục tiêu:
- Dựa vào bảng nhân 7 để lập bảng chia 7 và học thuộc.
- Vận dụng phép chia 7 trong giải toán có lời văn.
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
1. Khởi động:
- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi; kiểm tra bài cũ.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. 
- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe và chia sẻ với bạn về ý hiểu của mình để đạt được mục tiêu đó.
2.Hình thành kiến thức:
* Thành lập bảng chia 7:
Việc 1: Các em hãy quan sát tấm bìa có các chấm tròn trong SGK trang 35.
- BHT tổ chức cho cả lớp giải lần lượt từng bài toán: 
Lấy ra 3 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu chấm tròn?
Có 21 chấm tròn, trên mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa?
Việc 2: BHT tổ chức cho cả lớp dựa vào bảng nhân 7 để thực hiện viết kết quả các phép chia.
Việc 3: BHT tổ chức cho cả lớp đọc và học thuộc bảng chia 7.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 1: Tính nhẩm
Việc 1: Các em hãy đọc yêu cầu và nội dung BT1 trong SGK trang 35.
Việc 2: Nhẩm lại bảng chia vừa học và suy nghĩ tự làm bài vào phiếu.
Việc 3: Trao đổi, nêu cách làm với bạn bên cạnh để thống nhất kết quả đúng.
Bài tập 2: Tính nhẩm
Việc 1: Các em hãy đọc yêu cầu và nội dung BT2 trong SGK trang 35.
Việc 2: Suy nghĩ và tự làm bài vào phiếu.
Việc 3: Nhóm trưởng tổ chức cho cả nhóm trao đổi, nêu cách làm để đưa ra kết quả đúng.
Bài tập 3: Giải bài toán có lời văn
Việc 1: Các em hãy đọc yêu cầu ở BT3 trong SGK trang 35. 
Việc 2: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn trả lời câu hỏi:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Để biết mỗi hàng có bao nhiêu HS ta làm phép tính gì?
- Suy nghĩ tự làm bài.
Việc 3: Nhóm trưởng yêu cầu từng bạn nêu bài làm của mình.
- Nhận xét, chia sẻ ý kiến với nhau để thống nhất kết quả đúng.
Bài tập 4: Giải bài toán có lời văn
Việc 1: Các em hãy đọc yêu cầu ở BT4 trong SGK trang 35. 
Việc 2: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn trả lời câu hỏi:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Để biết mỗi hàng có bao nhiêu HS ta làm phép tính gì?
- Cả nhóm thống nhất kết quả ghi vào bảng phụ.
Việc 3: BHT tổ chức cho các nhóm thi trình bày kết quả.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm có kết quả đúng.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Em hãy đọc thuộc bảng chia 7 cho người thân nghe và để chia sẻ với bạn trong tiết học sau.
----------------------------------------------
 Môn : TẬP LÀM VĂN
Tiết 7 : Bài: NGHE KỂ: KHÔNG NỠ NHÌN
I. Mục tiêu:
- HS nghe - kể lại được câu chuyện "Không nỡ nhìn".
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Khởi động:
- BVN tổ chức cho HS chơi trò chơi, kiểm tra bài cũ.
- GV giới thiệu bài học mới.
- GV ghi đề bài trên bảng, HS ghi tên bài vào vở. 
- BHT đọc mục tiêu bài cho cả lớp nghe và chia sẻ với bạn về ý hiểu của mình và cách làm để đạt được mục tiêu đó.
2. Hình thành kiến thức:
* Nghe kể lại câu chuyện: Không nỡ nhìn
Việc 1: Các em đọc yêu cầu BT1 và quan sát tranh minh hoạ trong SGK trang 61.
Việc 2: Lắng nghe GV kể.
- BHT tổ chức cho cả lớp trả lời câu hỏi:
+ Anh thanh niên làm gì trên chuyến xe buýt?
+ Bà cụ ngồi bên cạnh hỏi anh điều gì?
+ Anh trả lời thế nào?
- GV kể lần 2.
Việc 3: BHT tổ chức cho các thành viên kể lại trước lớp. Các bạn khác lắng nghe và nhận xét.
- BHT tổ chức cho cả lớp trả lời câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về anh thanh niên?
- Lắng nghe GV chốt lại tính khôi hài của câu chuyện.
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Em hãy kể lại câu chuyện Không nỡ nhìn cho người thân nghe.
------------------------------------------------------------
	SINH HOẠT CUỐI TUẦN 7
I. MỤC TIÊU:
- Ổn định các mặt hoạt động của lớp trong tuần 7, đề ra một số biện pháp cho tuần 8.
- Củng cố việc thực hiện nề nếp, nội quy nhà trường nhất là việc đồng phục áo quần giày dép.
- Tập trung vào học chương trình học kỳ I
- Giáo dục KNS: giao tiếp, nhận thức, ...
II. NỘI DUNG:
- Ban văn nghệ cho lớp hát 1 bài tập thể.
* GV hướng dẫn hội đồng lớp điều hành sinh hoạt:
- Các ban báo cáo tình hình của ban trong tuần 7.
- Hai phó chủ tịch báo cáo tình hình của lớp trong tuần 7.
- Các thành viên trong lớp phát biểu ý kiến.
- Chủ tịch hội đồng tổng hợp đánh giá tình hình chung của lớp trong tuần.
- GV tổng hợp nhắc nhở chung tình hình lớp trong tuần 7.
=> Giáo viên tổng kết lại:
III. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TUẦN 8:
- Hội đồng TQ lớp nêu ra phương hướng hoạt động trong tuần 8.
+ Tiếp tục duy trì và phát huy những mặt mạnh, đồng thời khắc phục sửa chữa những tồn tại.
+ Đi học đều và đầy đủ. 
+ Đồng phục sạch đẹp.
+ Vệ sinh thân thể, vứt rác đúng nơi quy định.
+ Thực hiện tốt an toàn giao thông, chú ý về an toàn giao thông.
+ Chuẩn bị đồ dùng, sách vở học tập đầy đủ.
- GV bổ sung và chốt lại biện pháp và phương hướng cho tuần 8.
- Sinh hoạt văn nghệ: Ban văn nghệ tập 1 số bài hát mới cho lớp.
IV.HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
* CHỦ ĐIỂM : MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU CỦA EM
Tiết 3 : CHỦ ĐỀ 2 : ĐỨC TÍNH CẦN CÙ CỦA CON NGƯỜI 
QUÊ HƯƠNG EM
I.Mục tiêu:
- Em biết được biểu hiện và ý nghĩa đức tính cần cù của con người quê hương em.
- Biết cách rèn luyện để có được đức tính cần cù.
- Biết biết trân trọng và tự hào về đức tính cần cù của mọi người sống quanh em.
. A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.
1.Khởi động
- Việc 1: Ban tự quản cho các bạn hát và làm động tác theo lời bài hát.
- Việc 2: Cá nhân đọc mục tiêu bài (2 lần).
- Việc 3: Trao đổi mục tiêu bài trong nhóm . 
- Việc 4: Ban tự quản tổ chức cho các bạn chia sẻ mục tiêu bài trước lớp.
 Giáo viên giới thiệu bài học tiết học.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
* Hoạt động 4: Nêu cảm nhận về đức tính cần cù.
- Giáo viên yêu cầu: Học sinh viết 7 câu về sự cần cù của một người nào đó mà em ngưởng mộ.
- Giáo viên hướng dẫn. : 
+ Người mà em ngưỡng mộ là ai, 
+ Đức tính cần cù của người đó được thể hiện thế nào.
+ Đức tính cần cùa coa ý nghĩa ra sao.
+ Em có cảm xúc gì về dức tính cần cù.
- Học sinh đọc trước lớp
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giáo viên nhận xét tuyên dương.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
- Dặn HS về nhà đọc lại bài và xem nội dung tiếp theo trong bài
- Nhận xét giờ học

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_7_nam_hoc_2019_2020_truong_tieu_hoc_quang.doc