Giáo án Lớp 3 Tuần 13 - Trường Tiểu học Hải Phú

Giáo án Lớp 3 Tuần 13 - Trường Tiểu học Hải Phú

TOÁN:

SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN

 I.MỤC TIÊU :

 KT :-Biết so sánh một số bé bằng một phần mấy số lớn.

 KN :- Biết vận dụng KT vừa học để làm đúng các BT:1,2,3(cột a,b).

 TĐ :- GDHS tính chính xác trong quá trình làm tính và giải toán .

 II.CHUẨN BỊ: Tranh vẽ minh họa bài toán như sách giáo khoa.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

 

doc 27 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 659Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 13 - Trường Tiểu học Hải Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 13:
Thứ hai ngày 21 tháng 11 năm 2011
TOÁN:
SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN
 I.MỤC TIÊU :
 KT :-Biết so sánh một số bé bằng một phần mấy số lớn.
 KN :- Biết vận dụng KT vừa học để làm đúng các BT:1,2,3(cột a,b).
 TĐ :- GDHS tính chính xác trong quá trình làm tính và giải toán .
 II.CHUẨN BỊ: Tranh vẽ minh họa bài toán như sách giáo khoa.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Bài cũ :
- KT 2 em:
a) 15cm gấp mấy lần 3cm?
b) 48kg gấp mấy lần 8kg?
- Nhận xét đánh giá.
 2.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: 
 b) Khai thác bài :
* GV nêu bài toán 1 và vẽ sơ đồ.
 A 2cm B
 C 6cm D
+ Độ dài đoạn thẳng CD gấp mấy độ dài đoạn thẳng AB?
- KL: Độ dài đoạn thẳng CD gấp độ dài đoạn thẳng AB. Ta nói rằng: Độ dài đoạn thẳng AB bằng độ dài đoạn thẳng CD.
+ Vậy muốn biết đoạn thẳng AB bằng 1 phần mấy độ dài đoạn thẳng CD ta làm thế nào? 
* GV nêu bài toán 2.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết tuổi con bằng 1 phần mấy tuổi Mẹ ta làm thế nào?
c) Luyện tập:
Bài 1: - Gọi 1HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Mời 1 số em nêu miệng kết quả. 
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
Bài 2 : -Yêu cầu đọc bài tập.
+ Bài toán cho biết ?
+ Bài toán hỏi gì? 
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
Bài 3: - Gọi một em nêu bài tập 3.
- Yêu cầu HS làm nhẩm.
- Goii HS trả lời miệng.
- Nhận xét chữa bài.
 d) Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu hai em nêu về cách so sánh.
- Dặn HS về nhà xem lại các BT đã làm
- 2 em lên bảng làm bài, mỗi em làm 1 câu..
- Lớp theo dõi nhận xét .
- Lớp lắmg nghe giới thiệu bài
- Phân tích và vẽ sơ đồ minh họa theo gợi ý của giáo viên .
- Đo bằng cách lấy đoạn thẳng ngắn AB đặt lên đoạn dài CD lần lượt từ trái sang phải.
Đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn AB.
Ta thực hiện phép chia 6 : 2 = 3 ( lần )
+ Cần phải tìm độ dài đoạn thẳng CD gấp mấy lần độ dài đoạn thẳng AB ta lấy 6 : 2 = 3 (lần). Sau đó trả lời: Độ dài đoạn thẳng AB bằng độ dài đoạn thẳng CD. 
- 1HS nhắc lại bài toán.
- Thực hiện vẽ sơ đồ.
+ Mẹ 30 tuổi, con 6 tuổi.
+ Tuổi con bằng 1 phần mấy tuổi Mẹ?
+ Tìm tuổi Mẹ gấp mấy lần tuổi con, sau đó trả lời.
- HS tự làm bài.
- 1HS lên bảng giải, cả lớp bổ sung.
Giải:
Tuổi mẹ gấp tuổi con số lần là :
30 : 6 = 5 ( lần )
Vậy tuổi con bằng tuổi mẹ.
 ĐS: 
- Nêu yêu cầu bài tập 2.
- Cả lớp tự làm bài.
- 1 số em nêu miệng kết quả, cả lớp bổ sung. 
 8 : 2 = 4 (lần ) ; 8 gấp 2 là 4 lần .
Số 2 bằng số 8, rồi điền số 4 vào cột số lớn gấp và điền số 2 vào cột số bé ...
- Một học sinh nêu bài toán.
+ ngăn trên có 6 quyển sách, ngăn dưới có 24 quyển sách.
+ Số sách ngăn trên bằng 1 phần mấy số sách ngăn dưới.
- Cả lớp thực hiện vào vở .
- Một học sinh lên bảng làm, lớp bổ sung. 
Giải :
Số sách ngăn dưới gấp số sách ngăn trên số lần là : 24 : 6 = 4 (lần )
Vậy số sách ngăn trên bằng số sách ngăn dưới.
- 1HS đọc yêu cầu bài, cả lớp đọc thầm.
- Tự làm nhẩm sau đó trả lời miệng.
a) 5 : 1 = 5 (lần) : Số ô vuông màu xanh bằng số ô vuông màu trắng.
b) 6 : 2 = 3 (lần) : ... bằng ... màu trắng.
TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN :
NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN
 I. MỤC TIÊU : 
KN :-Bước đầu biết thể hiện tình cảm,thái đô của nhân vật qua lời đối thoại.
KT :-Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp.(trả lời được các câu hỏi trong SGK).
-Kể lại được một đoạn của câu chuyện(HS khá giỏi kể lại một đoạn câu chuyện bằng lời của một nhân vật).
TĐ :GDHS lòng kính trọng và biết ơn các anh hùng của Đất nước.
 II. CHUẨN BỊ : Ảnh anh hùng Núp trong sách giáo khoa (phóng to). 
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 em đọc thuộc lòng bài: Cảnh đẹp quê hương?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2.Bài mới 
a) Phần giới thiệu :
b) Luyện dọc kết hợp giải nghĩa từ 
* Đọc diễn cảm toàn bài.
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Viết các từ khó: bok pa, hướng dẫn HS đọc . 
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu trước lớp, GV sửa sai cho HS. 
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Lắng nghe nhắc nhớ ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp.
- Kết hợp giải thích các từ khó trong sách giáo khoa (bok , Núp , càn quét , lũ làng , sao Rua , mạnh hung , người thượng ).
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
- + Mời 1HS đocï đoạn 1.
 + Cả lớp đọc đồng thanh phần đầu đoạn 2.
 + Một học sinh đọc đoạn còn lại . 
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài : 
- Yêu cầu đọc thầm đoạn 1 của bài và TLCH: 
+ Anh Núp được tỉnh cử đi đâu?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và TLCH:
+ Ở đại hội về, anh Núp kể cho dân làng biết những gì?
+ Chi tiết nào cho thấy đại hội rất khâm phục thành tích của làng Kông Hoa ?
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm phần cuối đoạn 2.
+ Những chi tiết nào cho thấy người dân làng Kông Hoa rất vui và tự hào với thành tích của mình?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và TLCH: 
+ Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì?
+ Khi xem những vật đó, thái độ của mọi người ra sao ?
 d) Luyện đọc lại : 
- Đọc diễn cảm đoạn 3.
- Hướng dẫn HS đọc đúng đoạn 3: giọng chậm rãi, trang trọng, cảm động.
- Mời 2 em thi đọc đoạn 3.
- Mời 3 HS nối tiếp thi đọc 3 đoạn của bài. 
- Theo dõi nhận ghi điểm.
­) Kể chuyện : 
1 .Giáo viên nêu yêu cầu: Hãy chọn và kể một đoạn câu chuyện “ người con Tây Nguyên“ theo lời một nhân vật trong truyện.
2 Hướng dẫn học sinh kể bằng lời nhân vật:
- Gọi một em đọc yêu cầu của bài và đoạn văn mẫu.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại đoạn văn mẫu.
+ Trong đoạn văn mẫu (SGK) người kể nhập vai nhân vật nào để kể đoạn 1?
- Yêu cầu từng cặp học sinh tập kể .
- Gọi 3 em tiếp nối nhau thi kể trước lớp.
- Nhận xé tuyên dương em kể hay nhất.
 Củng cố dặn dò : 
+ Truyện có ý nghĩa gì?
- Nhận xét đánh giá tiết học .
- Dặn về nhà tập kể lại câu chuyện và xem trước bài Cửa Tùng. 
- 3HS đọc thuộc lòng các câu ca dao và TLCH
- Cả lớp theo dõi bạn đọc bài.
- Lớp lắng nghe đọc mẫu. 
- Nối tiếp nhau đọc từng câu, kết hợp luyện đọc các từ ở mục A.
- Nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp, kết hợp tìm hiểu nghĩa của các từ ở mục chú giải SGK. 
- Luyện đọc từng đoạn trong nhóm.
+ 1 em đọc đoạn 1
+ Cả lớp đọc đồng thanh phần đầu đoạn 2.
+ Một học sinh đọc lại đoạn 3.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 câu chuyện. 
+ Anh Núp được tỉnh cử đi dự đại hội thi đua toàn quốc.
- Học sinh đọc thầm đoạn 2.
+ Đất nước mình giờ mạnh lắm, mọi người Kinh, Thượng, gái, trai, già trẻ đều đoàn kết đánh giặc giỏi. 
+ Núp được mời lên kể chuyện làng Kông Hoa. Sau khi nghe Núp kể về thành tích chiến đấu của dân làng, nhiều người chạy lên, đặt Núp trên vai, công Kênh đi khắp nhà.
- Đọc thầm phần cuối đoạn. 
+ Lũ làng rất vui đứng dậy nói: Đúng đấy ! Đúng đấy!.
- Lớp đọc thầm đoạn 3.
+ Gửi tặng ảnh bok Hồ và cuốc để làm rẫy , lá cờ , huân chương, một bộ quần áo của Bok Hồ
+ Mọi người xem những mòn quà ấy là những tặng vật thiêng liêng nên “ rửa tay thật sạch” trước khi xem, họ cầm lên từng thứ, coi đi, coi lại, coi đến mãi nửa đêm.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu. 
- 2 em thi đọc đoạn 3.
- 3 em nối tiếp thi đọc diễn cảm 3 đoạn. 
- Lớp lắng nghe bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Lắng nghe nhiệm vụ của tiết học .
- 1HS đọc yêu cầu của bài và đoạn văn mẫu. 
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn mẫu .
+ Nhập vai anh Núp kể lại câu chuyện.
- HS tập kể theo cặp.
- Lần lượt 3 em thi kể trước lớp.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất. 
+ Truyện ca ngợi anh hùng Đinh Núp và dân làng Kông Hoa đã lập được nhiều thành tích trong kháng chiến chống pháp.
CHÍNH TẢ :
NGHE - VIẾT :ĐÊM TRĂNG TRÊN HỒ TÂY
 I.MỤC TIÊU :
KN :-Nghe-viết đúng bài chính tả;trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
-Làm đúng BT3a .
KT :Nắm được ND của bài chính tả nghe viết : Đêm trăng trên Hồ Tây .
TĐ : Yêu cảnh đẹp của Đát nước .
 II.CHUẨN BỊ : : Bảng lớpï viết 2 lần các từ ngữ bài tập 2.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu yêu cầu viết một số tiếng dễ sai ở bài trước. 
- Nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn nghe viết :
* Hướng dẫn chuẩn bị :
- Giáo viên đọc mẫu bài một lượt. 
+ Đêm trăng trên Hồ Tây đẹp như thế nào?
+Em hãy liên hệ kể tênä ở quê em có những cảnh thiên nhiên đẹp nào?và cách bảo vệ những cảnh quan đó?
+ Bài viết có mấy câu?
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ?
- Yêu cầu đọc thầm lại bài chính tả và lấùy bảng con và viết các tiếng khó 
* Đọc cho học sinh viết vào vở. 
- Đọc lại để học sinh dò bài, tự bắt lỗi lỗi.
* Chấm, chữa bài.
 c/ Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2 : - Nêu yêu cầu của bài tập 2.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập .
- Gọi 2 em đại diện cho hai dãy lên bảng làm. 
-Yêu cầu lớp làm xong quan sát nhận xét bài bạn đổi chéo tập để kiểm tra.
- Nhận xét bài làm học sinh. 
Bài 3a  ... ït động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra “Các hoạt động ở trường “
- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung .
- Nhận xét đánh giá phần bài cũ .
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài:
 b) Khai thác: 
*Hoạt động 1 : Quan sát theo cặp 
 Bước 1 -Tổ chức cho quan sát hình trang 50 và 51 và thảo luận theo gợi ý .
+ Bạn cho biết tranh vẽ gì ?
+ Chỉ và nói tên những trò chơi nguy hiểm trong hình ? Điều gì sẽ xảy ra nếu chơi trò chơi đó ?
+ Bạn sẽ khuyên các bạn trong hình như thế nào 
 Bước 2 : 
- Yêu cầu một số cặp lên hỏi và trả lời trước lớp 
- Kết luận: Không nên chơi nhưng TC dễ gây nguy hiểm: bắn ná, ném nhau ....
*Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm 
 Bước 1 : Hướng dẫn .
- Yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý .
- Yêu cầu lần lượt trả lời các câu hỏi :- Kể tên những trò chơi mình thường chơi trong giờ ra chơi ?
Bước 2: - Mời đại diện các nhóm lên báo cáo. kết quả thảo luận trước lớp .
- Nhận xét và bổ sung .
 d) Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên cho liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
- Dặn dò về nhà học bài, xem trước bài mới .
- 2 em trả lời về nội dung bài học trong bài: “Các hoạt động ở trường “.
- Lớp theo dõi.
- HS thảo luận theo cặp: 1 em hỏi - 1 em trả lời.
- Lần lượt từng cặp lên hỏi và trả lời trước lớp .
- Lớp theo dõi và nhận xét.
- Các nhóm trao đổi thảo luận để trả lời các câu hỏi gợi ý của giáo viên. 
- Các nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp.
- Cả lớp theo dõi nhận xét trao đổi đi đến kết luận. 
- Lớp bình chọn nhóm trả lời hay nhất .
- Học sinh về nhà áp dụng những điều đã học vào cuộc sống.
GIÁO DỤC PTBM
BÀI 3: CHUYỆN CỦA ĐÔNG
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
Theo sách GV trang 19.
 II.CHUẨN BỊ:
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/Khởi động: Trò chơi:”Đùng đoàng”
+Mục tiêu:Tạo không khí vui tươi thoải mái.
+Cách tiến hành:
GV hướng dẫn cách chơi.
HS đứng thành vòng tròn quản trò hướng dẫn cách chơi.
2/Hoạt động 1:Đọc chuyện và trả lời câu hỏi.
+Mục tiêu:HS nắm được hậu quả do tai nạn bom mìn gây ra.
+Cách tiến hành:
-Hướng dẫn HS đọc thầm câu hỏi định hướng và quan sát tranh .
-Chia lớp thành nhóm và thảo luận.
-Cho các nhóm tiến hành nhận xét chung kết quả của các nhóm khác.
-GV nhận xét chung.
3/Hoạt động 2:Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi:
+Mục tiêu:HS thấy được tai nạn bom mìn đang xảy ra trên đất nước ta.
+Cách tiến hành:
-GV yêu cầu HS lắng nghe câu chuyện và chú ý trả lời các câu hỏi trong SGK.
-GV nêu câu hỏi và yêu cầu HS lần lượt trả lời.
Cho HS nhắc lại các hậu quả do tai nạn bom mìn gây ra.
-Kết luận của GV:Tai nạn bom mìn để lại hậu quả nặng nề cho nạn nhân,gia đình ,cộng đồng và toàn xã hội.
4/Hoạt động 3:Liên hệ :Kể những tác hại của bom mìn.
+Mục tiêu:HS hiểu sâu sắc tác hại của bom mìn.
+Cách tiến hành:
-GV cho HS tự phát biểu ý kiến của mình.
-GV dựa trên ý kiến của HS để đưa ra nhận định chung:Các em tận mắt chứng kiến tai nạn bom mìn đã để lại hậu quả nặng nề đối với hiện tại,tương lai của nạn nhân và gia đình.
5/Hoạt động 4:Củng cố.
-GV hỏi:Qua bài học này em thu hoạch được những gì ?
-GV hệ thống lại những nội dung cơ bản cần ghi nhớ.
-GV nhắc nhở HS về nhà nói lại những điều đã học với mọi người và hỏi mọi người để biết thêm về những tai nạn bom mìn và tác hại của nó.
-Chú ý lắng nghe cách chơi.
-Tiến hành chơi trò chơi theo quản trò.
-Đọc chuyện.
-Quan sát tranh và đọc lời dưới mỗi bức tranh.
-Các nhóm tiến hành trình bày ý kiến.
-Các nhóm nhận xét kết quả của nhau.
-Lắng nghe nhận xét của GV.
-HS nghe kể chuyện.
-Tiến hành trả lời câu hỏi.
-Lắng nghe kết luận của GV.
-HS tự nêu ý kiến của bản thân mình.
-Cùng tham gia rút ra nhận xét chung.
-Trả lời câu hỏi.
-Ghi nhớ và thực hiện ở nhà.
ĐẠO ĐỨC: 
TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC TRƯỜNG VIỆC LỚP (TIẾT 2)
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
 -Biết: HS phải có bổn phận tham gia việc lớp,việc trường.
-Tự giác tham gia việc lớp,việc trường phù hợp với khả năg và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công.
Rèn KNS tự trọng và đảm nhận trách nhiệm khi nhận việc của lớp giao .
 II.CHUẨN BỊ : Các bài hát về chủ đề nhà trường; các tấm bìa xanh, đỏ, trắng. 
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Xử lí tình huống 
* Mục tiêu :HS biết thể hiện tính tích cực tham gia việc lớp ,việc trường trong các tình huống cụ thể . 
- Chia lớp thành các nhóm -Yêu cầu học sinh các nhóm thảo luận, mỗi nhóm xử lí 1 tình huống (BT 4 - VBT). 
- Yêu cầu các nhóm giải quyết các tình huống đã nêu rồi cử đại diện lên trình bày cách ứng xử.
- Yêu cầu cả lớp theo dõi và nhận xét.
- KL: a) Khuyên Tuấn đừng từ chối.
b) Xung phong giúp các bạn. 
c) Nhắc hở các bạn không được làm ồn.
d) Nhờ người trong gia đình hoặc bạn bè mang lọ hoa đến lớp.
* Hoạt động 2: Đăng kí tham gia làm việc lớp việc trường . 
* Mục tiêu :Tạo cơ hội cho HS thể hiện sự tích cực tham gia làm việc lớp việc trường .
Rèn cho HS KNS tự trọng và đảm nhận trách nhiệm khi nhận việc của lớp giao . 
- Nêu yêu cầu bài tập: Hãy suy nghĩ và ghi ra giấy những việc lớp , việc trường mà em có khả năng tham gia và mong muốn được tham gia ?
- Yêu cầu cả lớp độc lập làm bài. 
- Yêu cầu mỗi tổ cử đại diện đọc to các phiếu của các bạn trong tổ .
- Mời các tổ lên cam kết làm các công việc đã nêu .
- Giáo viên kết luận chung: Tham gia việc trường, việc lớp vừa là quyền vừa là bổn phận của mỗi HS.
*.Củng cố dặn dò 
- Giáo dục HS ghi nhớ và thực theo bài học. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Chia thành 4 nhóm để thảo luận theo yêu cầu của giáo viên .
- Các nhóm thảo luận theo từng tình huống giáo viên đưa ra. 
- Đại diện các nhóm lên trình bày cách xử lí tình huống.
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
- Đọc lập làm BT trên phiếu.
- Lần lượt lên nêu ra những công việc mà mình có khả năng làm như : giữ vệ sinh trường lớp , trồng cây cho bóng mát , bảo vệ trường lớp sạch đẹp vv
- Cả lớp theo dõi nhận xét .
- Đại diện các tổ lên kí vào bản cam kết . 
- Cả lớp hát bài : Lớp chúng ta đoàn kết.
LUYỆN TIẾNG VIỆT
RÈN TẬP LÀM VĂN
 A/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
 Luyện cho học sinh kỹ năng viết thư,biết cách trình bày một bức thư sao cho đẹp,hợp lý đúng nội dung.
 Luyện cho hs khả năng dùng từ ,đặt câu đúng,hay.Qua thư nhằm giáo dục bồi dưỡng tình bạn thân thiết với người viết thư.
 B/CHUẨN BỊ :Bảng lơps viết sẵn yêu cầu của đề bài.
 C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :	
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
1/ GV cho hs đọc lại yêu cầu.
Đề bài:Viết thư cho một người bạn thân.
2/Cho HS làm bài giấy nháp
+Cho HS làm miệng bài nháp của mình
+HD HS viết thư trình vào giấy.
+Nội dung thư: Giới thiêïu bản thân .Nói qua sức khỏe của mình và hỏi han tình hình sức khỏe của bạn.Sau đó nói về tình hình học tập của bản thâ mình.Hứa hẹn cùng bạn phấn đấu thi đua trong học tập.
+HS viết xong thư bỏ vào trong bì thư.Ghi tên địa chỉ người gửi,ghi họ tên và địa chỉ người nhận.
3/Thu chấm bài cả lớp.
4/Tổng kết :Khen ngợi những bài làm tốt.
+HS đọc yêu cầu đề bài
+Thực hành làm giấy nháp.
+4 HS trình bày bài làm của mình.
+Cả lớp nhận xét và chữa lỗi sai
+HS thực hành viết bài.
+Nộp bài làm.
+Lắng nghe.
SINH HOẠT LỚP
Nội dung 
1. Lớp trưởng :Nhận xét các hoạt động của lớp trong tuần qua về các mặt :
Học tập,Lao động ,Vệ sinh ,Nề nếp ,Các hoạt động khác :
2. Giáo viên : Nhận xét chung
Tuyên dương các tổ : Tổ1, 4; cá nhân tham gia tốt học tập:Năng Nguyên,Xuân Thành,Công Tuấn, lao động vệ sinh: Các bạn tổ 2 .
Nhắc nhở các tổ 1 chưa hoàn thành tốt việc thực hiện nề nếp ,cá nhân thực hiện chưa tốt cần cố gắng thêm là bạn:Thu Sương,Quỳnh Mai,Kim Ngân..
3.Kế hoạch tuần tới :
-Thực hiệnchương trình tuần 14
-Thi đua học tốt dành nhiều điểm 10 chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam,thực hiện tốt nội qui của lớp của trường cụ thể vệ sinh lớp sạch đẹp,cắm hoa tươi,chọn hát những bài hát về thầy cô giáo,tổng kết đợt thi đua.
 - Thi đua nói lời hay làm việc tốt . Phân công trực nhật . chuẩn bị bài ở nhà thật tốt.
 - Nhắc nhở giữ gìn vệ sinh cá nhân, áo quần sạch sẽ đủ ấm trong khi đi học .Giữ gìn sách vở,đồ dùng học tập tốt 
LUYỆN TIẾNG VIỆT
RÈN CHỮ
 A/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- HS nghe viết bài chính tả Đêm trăng trên Hồ Tây.
 - Rèn HS viết đúng chính tả, đúng cỡ chữ; có ý thức giữ gìn sách vở sạch đẹp.
 B/CHUẨN BỊ:
 C/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* H/dẫn HS nghe - viết chính tả:
- GV đọc đoạn văn 1 lần.
- Gọi 2HS đọc lại đoạn văn.
- Gọi 2HS nhắc lại yêu cầu viết chính tả bài này.
- Nhắc HS viết đúng ô li, đúng chính tả và tư thế ngồi viết.
* Đọc cho HS viết bài.
* Chấm, chữa bài. Nhận xét, tuyên dương những em viết đúng đẹp và những em có tiến bộ.
* Dặn dò: Về nhà rèn viết thêm.
- Lắng nghe GV đọc bài.
- 2 em đọc lại.
- 2HS nhắc lại yêu cầu viết bài chính tả này: viết hoa các chữ đầu dòng, đầu câu và tên riêng.
- Nghe - viết bài vào vở.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 cktkn(3).doc