Giáo án Lớp 3 - Tuần 14 (Buổi chiều) - Trần Thị Tuyết

Giáo án Lớp 3 - Tuần 14 (Buổi chiều) - Trần Thị Tuyết

2. Dạy bài mới: 28

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết chính tả

a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:

- GV đọc đoạn chính tả, HS theo dõi trong SGK. Sau đó mời 1 HS đọc lại.

- Hướng dẫn HS nhận xét:

+ Trong đoạn vừa đọc có những tên riêng nào viết hoa?

+ Câu nào trong đoạn văn là lời của nhân vật? Lời đó được viết thế nào?

- HS đọc thầm lại đoạn chính tả, tự viết ra nháp những chữ các em dễ mắc lỗi khi viết bài.

b. GV đọc cho HS viết bài vào vở.

c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở, chấm 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài.

Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả

 

doc 8 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 450Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 14 (Buổi chiều) - Trần Thị Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Thứ ba ngày 04 tháng 12 năm 2012
Luyện tiếng việt
Luyện tập về từ chỉ đặc điểm. Câu “Ai thế nào”. 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ năng nhận biết, mở rộng vốn từ ngữ chỉ đặc điểm. Xác định được các sự vật so sánh với nhau về những đặc điểm nào.Tìm đúng bộ phận trong câu TLCH Ai (cái gì, con gì)? Thế nào?
- HS làm cả bài 1,2,3.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài. 2’
 GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn luyện đọc. 28’
Bài 1: trang 76-77 : Gạch dưới những từ ngữ chỉ đặc điểm trong đoạn thơ dưới đây:
- Hs nêu yêu cầu bài tập. GV hướng dẫn mẫu. 
- HS trao đổi theo cặp làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.
- GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Lạng Sơn mận trắng
Hà Nội đào phai
Huế mai vàng thăm
Sài Gòn nắng tươi
Tàu như con thoi
Chở đấy mong nhớ.
Bài 2. trang 77 . Trong các câu dưới đây, các sự vật so sánh với nhau về những đặc điểm nào? Gạch dưới các từ chỉ đặc điểm đó..
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.
GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng.
Trăng tròn như quả bóng
Bạn nào đá lên trời.
 c. Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc.
Bài 3. trang 77. Đọc các câu sau rồi gạch một gách dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi “Ai (cái gì, con gì)?, hai gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi “Thế nào”?:
a. Nước hồ mùa thu trong vắt.
b. Trời cuối đông lạnh buốt.
c. Dân tộc Việt Nam rất cần cù và dũng cảm.
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - GV nêu một số lỗi HS thường mắc trong bài làm.
 - Dặn về nhà luyện tập thêm.
Thể dục
Cô Vân soạn và dạy
Luyện toán
Luyện tập bảng chia 9 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ năng thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong tính toán, giải toán (có một phép chia 9).
 - HS trung bình, yếu làm bài 1, bài 2, bài 3, bài 4. HS khá giỏi làm cả
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ. 5’
 GV yêu cầu 3 học sinh đọc thuộc bảng chia 9.
 GV nhận xét, ghi điểm.
2. Hướng dẫn luyện tập. 25’
Bài 1: Một HS đọc yêu cầu của bài ( Viết bảng nhân 9 để lập bảng chia 9)
 - GV hướng dẫn mẫu
- Cho HS làm và chữa bài theo mẫu.
 VD: Bảng nhân 9 Bảng chia 9
 9 x 1 = 9	 9 : 9 = 1
 9 x 2 = 18 18 : 9 = 2
 9 x 3 = 27 27 : 9 = 3 
Bài 2 (Tính nhẩm):
	- HS tính nhẩm theo từng phép tính, trước hết dựa vào bảng nhân 9 để tìm kết quả phép nhân, rồi suy ra kết quả 2 phép chia tương ứng.
 Ví dụ : a. 18 : 9 = 2	c. 63 : 9 = 7
 b. 27 : 9 = 3	 72 : 9 = 8
 36 : 9 = 4 81 : 9 = 9
 45 : 9 = 5	90 : 9 = 10
Bài 3: Tính (theo mẫu).
- GV hướng dẫn mẫu.
- HS tự làm rồi nêu kết quả chữa bài
a. 54 : 9 x 7 = 6 x 7 = 42 d. 81 : 9 + 32 = 9 + 32 = 42
b. 63 : 9 x 8 = 7 x 8 = 56 e. 45 : 9 + 49 = 5 + 49 = 54
c. 72 : 9 x 6 = 8 x 6 = 48 g. 90 : 9 – 7 = 10 – 7 = 3
Bài 4: Tìm x: HS nêu yêu cầu bài tập.
 - HS nhắc lại cách tìm các thành phần chưa biết trong phép tính.
- HS tự làm bài rồi chữa bài.
- GV chấm, nhận xét.
Bài 5: HSKG nêu yêu cầu bài tập.
 - HS nêu cách làm. Hai HS lên bảng làm, chữa bài.
a. 9 x 7 = 63 63 : 9 = 7
 7 x 9 = 63 63 : 7 = 9
 b. Thùng dầu đó có số lít dầu là: 9 x 4 = 36 (l)
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - GV nêu một số lỗi HS thường sai.
 - Dặn về nhà luyện tập thêm.
Thứ tư ngày 05 tháng 12 năm 2012
Toán
Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt:
- Thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong tính toán, giải toán (có phép chia 9).
- Các bài tập cần làm:Bài 1,2,3,4.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ. 5’
	- Kiểm tra 4 – 5 HS đọc thuộc bảng chia 9. 
- Hai HS lên bảng làm bài 3, 4 (SGK).
2. Luyện tập. 28’
Bài 1 (Tính nhẩm):
	- Ôn tập bảng nhân 9 và bảng chia 9. Dựa vào bảng nhân 9 và bảng chia 9 để làm từng cặp 2 phép tính.
	- Gọi 1 vài HS trình bày miệng kết quả bài làm của mình.
Ví dụ : 9 x 6 = 54
 54 : 9 = 6
Bài 2 (Số?):
	Ôn tập cách tìm thương, số bị chia, số chia. Khuyến khích HS tính nhẩm: 3 nhân mấy bằng 27? :
- Cho HS đọc yêu cầu bài. Số?
- Củng cố cách tìm số chia, số bị chia và thương trong bảng chia 9
- Gọi HS lên bảng điền kết quả và giải thích cách làm.
Số bị chia 
 27
 27
 63
 63
Số chia
 9
 9
 9
 9
 Thương
 3
 3
 7
 7
- GV cùng cả lớp nhận xét.
Bài 3: - GV hướng dẫn HS thực hiện theo 2 bước:
	+ Tìm số ngôi nhà đã xây được. HS nêu phép tính: 36 : 9 = 4 (ngôi nhà)
	+ Tìm số ngôi nhà phải xây tiếp. HS nêu phép tính: 36 – 4 = 32 (ngôi nhà)
	- HS tự trình bày bài giải vào vở rồi chữa bài.
Bài 4 (Tìm 1/9 số ô vuông của mỗi hình): HS thực hiện theo 2 bước:
	+ Đếm số ô vuông của hình.
	+ Tìm 1/9 số đó.
3. Chấm bài – Nhận xét, dặn dò. 5’
	- GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS
	- Dặn HS về ôn lại các bảng nhân, chia đã học.
Chính tả
Nghe - viết: Người liên lạc nhỏ
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ay/ây (BT2); Làm đúng BT(3) a.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: 5’
- GV đọc cho HS viết các từ ngữ: huýt sáo, hít thở, suýt ngã, nghỉ ngơi.
2. Dạy bài mới: 28’
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết chính tả
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc đoạn chính tả, HS theo dõi trong SGK. Sau đó mời 1 HS đọc lại.
- Hướng dẫn HS nhận xét: 
+ Trong đoạn vừa đọc có những tên riêng nào viết hoa?
+ Câu nào trong đoạn văn là lời của nhân vật? Lời đó được viết thế nào?
- HS đọc thầm lại đoạn chính tả, tự viết ra nháp những chữ các em dễ mắc lỗi khi viết bài.
b. GV đọc cho HS viết bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài: GV đọc cho HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở, chấm 5 – 7 bài, nhận xét về nội dung, chữ viết và cách trình bày bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2: - 1 HS đọc yêu cầu của bài (Điền vào chỗ trống ay hay ây).
- HS làm bài cá nhân. Sau đó mời 2 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh rồi đọc kết quả. GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
	- GV giải nghĩa từ: đòn bẩy, sậy.
	- Một số HS đọc lại từng cặp từ theo lời giải đúng. Cả lớp chữa bài vào VBT.
+ cây sậy ; chày giã gạo
+ dạy học ; ngủ dậy.
+ số bảy ; đòn bẩy.
Bài tập 3 (lựa chọn): Điền vào chỗ trống.
- GV cho HS làm bài 3a; HS khá, giỏi làm thêm bài 3b.
- Mời 3 nhóm (mỗi nhóm 5 em) thi tiếp sức, sau đó đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
	- Một số HS đọc lại khổ thơ, đoạn truyện đã hoàn chỉnh.
3. Củng cố, dặn dò. 5’
 	GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả và sửa lỗi đã mắc trong bài. Khuyến khích học thuộc khổ thơ ở BT 2a.
Luyện viết
Luyện viết : cửa tùng. Vàm cỏ đông
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết cách trình bày hai trang luyện viết dạng bài văn “ Cửa Tùng”, dạng bài thơ “ Vàm Cỏ Đông”.
- Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài. 2’
 GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học, yêu cầu bài viết.
2. Hướng dẫn luyện viết. 28’
a. Bài “Cửa Tùng”
- GV đọc bài viết. Gọi 2 HS đọc lại
- HS luyện viết từ dễ mắc lỗi chính tả vào vở nháp:
 Bến Hải, dấu ấn, Hiền Lương, Bà Chúa, đồi mồi, bạch kim
- GV hướng dẫn HS cách trình bày bài văn. 
- GV đọc , HS luyện viết bài vào vở.
b. Bài “ Vàm Cỏ Đông”.
- GV đọc bài viết. Gọi 2 HS đọc lại
- HS luyện viết từ dễ mắc lỗi chính tả vào vở nháp:
 Vàm Cỏ Đông, phe phẩy, ăm ắp, trang trải 
- GV hướng dẫn cách trình bày năm câu thơ lục bát, 1 câu thơ thể 7 chữ. Nhắc HS viết hoa các chữ đầu câu và các tên riêng trong bài 
- GV đọc , HS luyện viết bài vào vở.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - GV nêu một số lỗi HS thường mắc trong bài viết.
 - Dặn về nhà luyện viết thêm.
Thứ năm ngày 06 tháng 12 năm 2012
Lớp học môn đặc thù
Thứ sáu ngày 07 tháng 12 năm 2012
Luyện tiếng việt
Luyện tập Giới thiệu hoạt động
I. Yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ năng giới thiệu 1 cách đơn giản (theo gợi ý) về lớp em và những hoạt động của lớp em trong tháng qua cho ông bà hoặc bố mẹ nghe theo gợi ý thông qua làm bài tập trang 78,79 vở LTTV lớp 3 tập 1.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài. 2’
 GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn luyện tập. 28’
- Một HS đọc yêu cầu bài tập.
	- GV chỉ các gợi ý đã viết trên bảng lớp, nhắc HS:
	+ Các em phải tưởng tượng mình đang giới thiệu về lớp của mình và các hoạt động của lớp trong tháng qua với ông bà hoặc bố mẹ.
	+ Nói năng đúng nghi thức với người trên.
	+ Em cần giới thiệu về các bạn trong tổ theo đầy đủ các gợi ý a, b, c...
* Tên của lớp em là gì?
* Thầy cô giáo nào phụ trách lớp em?
* Lớp em có bao nhiêu bạn?
* Các bạn trong lớp học tập thế nào?
* Tháng vừa qua các bạn đã làm được những việc gì tốt?
* Thầy (cô) giáo biểu dương bạn nào?
	- GV mời 1 HS khá, giỏi làm mẫu.
	- HS làm việc theo tổ, từng em tiép nối nhau đóng vai người giới thiệu. Sau đó đại diện các tổ thi giới thiệu trước lớp.
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - GV nêu một số lỗi HS thường mắc trong bài làm.
 - Dặn về nhà luyện tập thêm.
Luyện toán
Luyện tập: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (tt) 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ năng chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (có dư ở các lượt chia) và vận dụng vào giải toán giải toán. 
 - HS trung bình, yếu làm bài 1, bài 2, bài 4. HS khá giỏi làm cả
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ. 5’
 GV yêu cầu 3 học sinh lên bảng thực hiện: 846 : 3 ; 8 49 : 7 ; 459 : 9
 GV nhận xét, ghi điểm.
2. Hướng dẫn luyện tập. 25’
Bài 1: Tính (thương có thể tận cùng là 0 ở hàng đơn vị, theo mẫu):
GV hướng dẫn mẫu. HS nêu cách thực hiện tính các phép tính còn lại. 
HS tự làm rồi lên bảng chữa bài.
 425 6 647 8 817 9 bhbm
 42 70 64 80 81 90 
 05 07 07 
 0 	 0 0
 5	 7 7
Viết 425 : 6 = 70 (dư 5) 647 : 8 = 80 (dư 7) 817 : 9 = 90 (dư 7)
Bài 2: Gọi 1 số HS nêu yêu cầu bài tập: Số?
 - HS nêu cách làm.
 - HS tự làm rồi nêu kết quả chữa bài.
Số bị chia
355
636
816
725
646
565
Số chia
 7
 7
 9
 9
 8
 8
Thương
50
90
90
80
80
70
Số dư
5
6
6
5
6
5
Bài 3: HSKG nêu yêu cầu và trả lời kết quả.
 - HS giải thích đúng vì sao, sai vì sao.
 - Kết quả: theo thứ tự: Đ , S, S
Bài 4: 1 HS đọc đề bài, GV nêu câu hỏi để HS tìm cách giải bài toán. 
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Cả lớp làm vào vở . Gọi 1 HS lên bảng giải, GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng.
 Giải: Ta có: 366 : 7 = 52 (dư 2) 
 Vậy năm 2004 có 52 tuần và 2 ngày
 Đáp số: 52 tuần và 2 ngày
Bài 5: 1 HS đọc đề bài, GV nêu câu hỏi để HS tìm cách giải bài toán. 
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Cả lớp làm vào vở . Gọi 1 HS lên bảng giải, GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng.
 Giải: Ta có: 353 : 5 = 70 (dư 3) 
 Vậy xếp được nhiều nhất là 71 hàng và có 3 em không ở hàng 5 
 Đáp số: 71 hàng và 3 em
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - HS nhắc lại cách thực hiện chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
 - Dặn về nhà luyện tập thêm.
Hoạt đông tập thể :
Vscn- Bài 3: Phòng bệnh giun.
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: - Mụ tả được một số dấu hiệu của người mắc bệnh giun .Xỏc định được nơi sống của một số loại giun kớ sinh trong cơ thờ người. Nờu được tỏc hại của bệnh giun, đường lõy truyền bệnh giun .Kể ra được cỏc biện phỏp phũng trỏnh giun
2. Kỹ năng: Thực hiện 3 điều vệ sinh: Ăn sạch, uống sạch, ở sạch để đề phũng bệnh giun .
3. Thỏi độ: Cú ý thức rửa tay khi ăn và sau khi đi đại tiện , thường xuyờn đi dộp , ăn chớn uống sụi giũ vệ sinh nhà ở và mụi trường xung quanh đi đại tiện đỳng nơi qui định và sử dụng nhà tiờu hợp vệ sinh. 
II. Đồ dùng dạy học: - Bộ tranh VSCN . Giấy Ao, bỳt dạ, băng keo 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: 10’. Tìm hiểu bệnh giun.
- Cỏch tiến hành 
 + Cỏc em đó bao giờ bị đau bụng , ỉa chảy ra giun , buồn nụn và chúng mặt khụng ? 
 + Nếu em nào trong lớp đó bị những triệu chứng đú như vậy chứng tỏ em đó bị nhiễm giun 
 - GV cho HS quan sỏt tranh đưa ra cõu hỏi để cỏc nhúm thảo luận
 + Giun thường sống ở đõu trong cơ thể ? 
 + Giun ăn gỡ mà sống được trong cơ thể người ? 
 + Nờu tỏc hại do giun gõy ra ? 
 - GV và cả lớp nhận xột .GV giỳp HS hiểu thờm - Giun cú thể sống ở nhiều nơi trong cơ thể như : ruột , dạ dày, gan , phổi , mạch mỏu , nhưng chủ yếu ở ruột già . Giun hỳt cỏc chất bổ dưỡng cú trong cơ thể người để sống .Hậu quả người bị bệnh giun đặc biệt là trẻ em thường gầy, xanh xao hay mệt mỏi do cơ thể mất chất dinh dưỡng ..
Hoạt động 2: 10’.- Tỡm hiểu đường lõy của bệnh giun
Bước 1: GV phỏt cho mỗi nhúm 1 tờ giấy Ao , bỳt dạ băng keo và 1 bộ tranh VSCN yờu cõu quan sỏt tranh và trả lời theo gợi ý
 + Người đi đại tiện ở nhà tiờu khụng hợp vệ sinh mắc bệnh giun trỳng giun và giun từ trong ruột người bị đú ra bờn ngoài bằng cỏch nào ? 
 + Từ trong phõn người bị bệnh giun , trứng giun cú thể vào cơ thể người khỏc bằng những con đường nào ?
Bước 2: Làm việc theo nhúm: Nhúm trưởng điều khiển cỏc bạn trong nhúm thảo luận cõu hỏi trờn và cỏc bạn vừa núi vừa .
Bước 3 : Làm việc cả lớp :Cỏc nhúm treo tranh theo sơ đồ đường lõy truyền bệnh giun . GV và cỏc nhúm cũn lại nhận xột bổ sung 
GVKL : Trứng giun cú nhiều ở phõn , nếu đi đại tiện khụng đỳng nơi qui định hoặc sử dụng nhà tiờu khụng hợp vệ sinh khụng đỳng cỏch trứng giun cú thể xõm nhập vào nguồn nước vào đất hoặc theo ruồi nhặng đi khắp nơi 
Trứng giun cũn cú thể vào cơ thể người bằng cỏc cỏch sau 
Khụng rửa tay sau khi đi đại tiện, tay bẩn cầm vào thức ăn , đồ uống 
Nguồn nước bị nhiễm phõn từ hố xớ , người sử dụng nước khụng sạch để uống sinh hoạt sẽ bị nhiễm giun 
Đất trồng rau bị ụ nhiễm do cỏc hố xớ khụng hợp vệ sinh hoặc dựng phõn tươi để bún rau . Người ăn rau rửa chưa sạch trứng giun sẽ theo rau vào cơ thể .Ruồi đậu vào phõn rồi bay đi khắp nơi đậu vào thức ăn , nước uống của người lành làm họ bị nhiễm giun 
Hoạt động 3: 10’ Cỏch phũng bệnh giun 
Cỏch tiến hành : GV phỏt cho cỏc nhúm tranh và nờu nhiệm vụ 
Bước 1: GV nờu yờu cầu. Hóy tỡm một số bức tranh và đặt chỳng vào vị trớ thớch hợp trong sơ đồ lõy truyền bệnh giun để ngăn chặn sự lõy truyền bệnh ? 
Bước 2: Cỏc nhúm xõy dựng sơ đồ ngăn chặn đường lõy truyền bệnh giun 
Bước 3 : GV yờu cầu cỏc nhúm dại diện lờn trỡnh bày và giải thớch sơ đồ của nhúm mỡnh . GV cựng cỏc nhúm khỏc nhận xột bổ sung
GVKL - Để ngăn chặn cho trứng Giun khụng xõm nhập trực tiếp vào cơ thể người
Giữ vệ sinh ăn uống , ăn chớn uống sụi, khụng để ruồi đậu vào thức ăn 
Giữ vệ sinh cỏ nhõn đặc biệt nhớ rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện bằng nước sạch và xà bụng , thường xuyờn cắt ngắn múng tay khụng để cho trứng giun và cỏc mầm bệnh khỏc cú nơi ẩn nấp 
Để ngăn khụng cho phõn rơi vói hoặc ngấm vào đất hay nước 
Làm nhà tiờu đỳng qui cỏch hợp vệ sinh 
Giữ cho nhà tiờu luụn sạch sẽ khụng để ruồi đậu và sinh sụi nảy nở ở hố xớ 
Ủ phõn hoặc chụn phõn xa nơi ở , xa nguồn nước khụng bún phõn tươi cho rau màu
Khụng đi đại tiện hoặc vứt phõn bừa bói , khụng sử dụng loại nhà tiờu khụng hợp vệ sinh 
Nờn 6 thỏng tẩy Giun 1 lần theo chỉ dẫn của cỏc bộ y tế 
Hoạt động 4: Cũng cố – dặn dò: 5’
- GV nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_14_buoi_chieu_tran_thi_tuyet.doc