Giáo án Lớp 3 Tuần 14 đến tuần 18

Giáo án Lớp 3 Tuần 14 đến tuần 18

Toán ( tiết 66 )

Luyện tập

A. Mục tiêu

Giúp học sinh

- Biết so sánh các khối lượng

- Biết làm các phép tính với số đo khối lượng, vận dụng để so sánh khối lượng và giải các bài toán có lời văn

- Biết sử dụng cân đồng hồ để cân một vài đồ dùng học tập

B. Đồ dùng dạy và học

Cân đồng hồ loại nhỏ ( 2kg – 5 kg )

C. Hoạt động dạy – học

I. Ổn định

II. Kiểm tra bài cũ : Bài “ Gam “

 

doc 100 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1035Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 14 đến tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Thứ hai, ngày 16 tháng 11 năm 2009
Toán ( tiết 66 )
Luyện tập
A. Mục tiêu
Giúp học sinh
- Biết so sánh các khối lượng
- Biết làm các phép tính với số đo khối lượng, vận dụng để so sánh khối lượng và giải các bài toán có lời văn
- Biết sử dụng cân đồng hồ để cân một vài đồ dùng học tập 
B. Đồ dùng dạy và học
Cân đồng hồ loại nhỏ ( 2kg – 5 kg )
C. Hoạt động dạy – học
I. Ổn định
II. Kiểm tra bài cũ : Bài “ Gam “
III. Bài mới
Hoạt động dạy
1/ Giới thiệu bài: Giáo viên ghi tựa
2/ Luyện tập – thực hành
a/ Bài 1: Điền dấu > , < , = vào chỗ chấm
( dành cho HS TB yếu)
b/ Bài 2: Bài toán
c/ Bài 3: Bài toán
GV hướng dẫn giải 
Đổi 1Kg ra gam 
Tìm số đường còn lại 
Tìm số đường 1 gói cân nặng
d/ Bài 4: Thực hành
3/ Củng cố dặn dò
Nhận xét 
Hoạt động học
- Học sinh lên lớp
- Điền dấu vào chổ chấm
 Bài giải
 Cả 4 gói kẹo cân nặng là :
 130 x 4 = 520 ( kg )
 Cả kẹo và bánh cân nặng là :
 520 + 175 = 695 ( kg )
 Đáp số : 695 kg
 Bài giải
 Đổi 1 kg = 1000 g
 Số đường còn lại cân nặng là :
 1000 - 400 = 600 ( g )
 Mỗi túi đường nhỏ cân nặng là :
 600 : 3 = 200 ( g )
 Đáp số : 200 g
- Cả lớp thực hành cân các vật
Tập đọc – kể chuyện ( tiết 27 )
Người liên lạc nhỏ
A. Mục đích – yêu cầu
*. Tập đọc:
1/ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc rõ ràng rành mạch cả bài, 
- Biết đọc , phân biệt lời dẫn truyện và lời nhân vật
2/ Rèn kĩ năng đọc – hiểu
- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Kim Đồng là một liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng
*. Kể chuyện
1/ Rèn kĩ năng nói
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa 4 đoạn của câu chuyện, học sinh kể lại được 1 đoạn của câu chuyện. 
- Giọng kể linh hoạt , phù hợp với diễn biến của câu chuyện
B. Hoạt động dạy – học
I. Ổn định
II. Kiểm tra bài cũ: Bài “ Cửa Tùng “ và trả lời câu hỏi 
III. Bài mới
Hoạt động dạy 
1/ Giới thiệu bài: Giáo viên ghi tựa
2/ Luyện đọc
a. Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu
+ Rút từ khó – luyện đọc thản nhiên, thong manh,
- Đọc từng đoạn trước lớp
+Đoạn 1: Giọng kể chậm rãi, nhấn giọng các từ ngữ tả dáng đi nhanh nhẹn của Kim Đồng, phong thái ung dung của ông ké 
+ Đoạn 2 : ( Hai bác cháu gặp địch ) : giọng hồi hộp
+ Đoạn 3 : Giọng bọn lính hóng hách, giọng Kim Đồng tự nhiên bình thản
+ Đoạn 4: Giọng vui, phấn khởi, nhấn giọng các từ ngữ thể hiện sự ngu ngốc của bọn lính
+ Hiểu từ mới SGK - Đọc từng đoạn trong nhóm
3/ Hướng tìm hiểu bài
- Yêu cầu đọc thầm đoạn 1, trả lời
+ Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì ?
( dành cho HS TB yếu)
+ Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng?
+ Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào ?
- Yêu cầu đọc thầm đoạn 2, 3, 4 trả lời
+ Tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch ?
- Yêu cầu đọc thầm đoạn 3 , trao đổi nhóm trả lời 
+ Đại hội tặng dân làng Kông hoa những gì ?
*. Giáo viên : Sự nhanh trí, thông minh của Kim Đồng khiến bọn giặc không hề nghi ngờ nên đã để hai bác cháu đi qua. Kim Đồng dũng cảm vì còn rất nhỏ đã là một chiến sĩ liên lạc của cách mạng, dám làm những công việc rất quan trọng, nguy hiểm, khi gặp địch vẫn bình thản tìm cách đối phó, bảo vệ cán bộ 
4/ Luyện đọc lại
- Chọn đọc mẫu đoạn 3
- Hướng dẫn đọc phân vai 
Hoạt động học
- Học sinh lên lớp
- Đọc tiếp nối
- Luyện đọc
- Đọc tiếp nối
- Quan sát các tranh minh hoạ
- Đọc theo nhóm
- Cả lớp đọc ĐT đoạn 1 và 2
- 1 học sinh đọc đoạn 3
- Cả lớp đọc tiếp đoạn 4 
+ Bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới
+ Vì vùng này là vùng người Nùng ở. Đóng vai ông già Nùng để dễ hoà đồng với mọi người, dễ dàng che mắt địch, làm chúng tưởng ông cụ là người địa phương
+ Đi rất cẩn thận, Kim Đồng đeo túi nhanh nhẹn đi trước một quãng. Ông ké lửng thững đằng sau. Gặp điều gì đáng ngờ,Kim Đồng sẽ huýt sáo làm hiệu để ông ké kịp tránh vào ven đường
+ Kim Đồng nhanh trí
*. Gặp địch không hề tỏ ra bối rối, sợ sệt, bình tỉnh huýt sáo báo hiệu
*. Địch hỏi, Kim Đồng trả lời rất nhanh trí: đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm 
*. Trả lời xong, thản nhiên gọi ông ké đi tiếp: Già ơi ta đi thôi!
- Học sinh đọc phân vai theo nhóm
- Thi đọc phân vai theo nhóm
- 1 học sinh đọc cả bài
Kể chuyện
1/ Giáo viên nêu nhiệm vụ
Dựa theo 4 tranh minh hoạ nội dung 4 đoạn truyện, học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện 
2/ Hướng dẫn kể toàn bộ câu chuyện theo tranh
- Hướng dẫn quan sát 4 tranh minh hoạ
- Nhận xét
3/ Củng cố dặn dò
- Qua câu chuyện này, các em thấy anh Kim Đồng là một thiếu nhi như thế nào?
Yêu cầu về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe 
- Một học sinh đọc yêu cầu
- Quan sát 4 tranh minh hoạ
- 1 học sinh khá, giỏi kể mẫu đoạn 1 theo tranh 1
- Từng cặp học sinh tập kể
- 4 học sinh nối tiếp nhau thi kể trước lớp từng đoạn của câu chuyện theo tranh
- 2 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện
- Nêu lại ý nghĩa của câu chuyện 
Thể dục ( tiết 27 )
Ôn bài thể dục phát triển chung
Thứ ba, ngày 17 tháng 11 năm 2009
Chính tả ( tiết 27)
Người liên lạc nhỏ
A. Mục đích – yêu cầu
Rèn kĩ năng viết chính tả
- Nghe – viết chính xác, trình bày đúng một đoạn của bài.Trình bày bài viết rõ ràng, sạch sẽ. Sai không quá 5 lỗi 
- Làm đúng các bài tập phân biệt các cặp vần dễ lẫn ( ay/ ây )BT2, BT3b
B. Đồ dùng dạy học
Viết sẵún bài tập 1; bảng con 
C. Hoạt động dạy – học
I. Ổn định 
II. Kiểm tra bài cũ: Bài “ Vàm Cỏ Đông “
 Viết lại các từ: huýt sáo, hít thở, suýt ngã, nghỉ ngơi, vẻ mặt
 Xem vở bài tập
III. Bài mới
Hoạt động dạy
1/ Giới thiệu bài: Giáo viên ghi tựa
2/ Hướng dẫn nghe viết
a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
- Đọc lần 1 đoạn văn viết
+ Trong đoạn vừa có những tên riêng nào viết hoa?
+ Câu nào trong đoạn văn là lời của nhân vật? Lời đó được viết như thế nào ?
b. Viết từ khó 
- Phân tích chính tả các từ khó 
c. Hướng dẫn viết bài
- Hướng dẫn cách viết , cách trình bày
- Đọc lần 2
- Đọc lần 3
d. Chấm chữa bài
3/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập
a. bài tập 2
- Giúp học sinh nắm yêu cầu của bài tập
b. Bài tập 3 b
- Giúp học sinh nắm yêu cầu của bài tập
4/ Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học 
Hoạt động học
- Học sinh lên lớp
- 2 học sinh đọc lại
+ Đức Thanh, Kim Đồng – tên người; Nùng – tên một dân tộc; Hà Quãng – tên một huyện
+ Nào , bác cháu ta lên đường! Là lời ông ké được viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng
- Viết bảng con
- Viết bài vào vở
- Soát bài
- Đổi vở bắt lỗi
Lời giải: cây sậy / chày giã gạo ; dạy học / ngủ dậy ; số bảy / đòn bảy 
b. Tìm nước – dìm chết – chim gáy – thoát hiểm 
Tập đọc ( tiết 37 )
Nhớ Việt Bắc
A. Mục đích – yêu cầu
*. Tập đọc:
1/ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc rõ ràng mạch cả bài, chú ý đọc đúng các từ khó trong bài : đỏ tươi, chuốt, rừng phách, đỏ vàng 
- Biết ngắt nhịp thơ : nhịp 2/4 , 2/2/4 ở câu 1; nhịp 2/4, 4/4 ở câu 2. biết nhấn giọng các từ gợi tả, gợi cảm (đỏ tươi, giăng luỹ sắt, che , vây )
2/ Rèn kĩ năng đọc – hiểu
- Nắm được nghĩa các từ mới
- Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi đất và người Việt Bắc đẹp và đánh giặc giỏi
3/ Học thuộc lòng 10 dòng bài thơ đầu 
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK
B. đồ dùng dạy học
Tranh sách giáo khoa
C. Hoạt động dạy – học
I. Ổn định
II. Kiểm tra bài cũ: Bài “ Người liên lạc nhỏ “ và trả lời câu hỏi 
III. Bài mới
Hoạt động dạy 
1/ Giới thiệu bài: Giáo viên ghi tựa
2/ Luyện đọc
a. Giáo viên đọc bài thơ
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Đọc từng câu ( 2 dòng thơ )
+ Rút từ khó – ghi bảng : đỏ tươi, chuốt, rừng phách, đỏ vàng 
- Đọc từng khổ thơ trước lớp
+ Hướng dẫn đọc
 Ta về / mình có nhớ ta /
 Ta về / ta nhớ / những hoa cùng người //
 Rừng xanh / hoa chuối đỏ tươi /
 Đèo cao nắng ánh / dao gài thắt lưng. //
 Ngày xuân/ mơ nở trắng rừng /
 Nhớ ngừơi đan nón / chuốt từng sợi dang .//
 Nhớ khi giặc đến / giặc lùng /
 Rừng cây / núi đá / ta cùng đánh Tây .// 
+ Hiểu từ mới SGK 
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm
3/ Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Yêu cầu đọc thầm 2 dòng thơ đầu, trả lời
+ Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc? ( Dành cho hs tb yếu )
*. Nói thêm: ta chỉ người về xuôi, mình chỉ người Việt Bắc, thể hiện tình cảm thân thiết. Trong 4 câu lục bát tiếp theo ( từ câu 2 đến câu 5 ) cứ dòng 6 nói về cảnh thì dòng 8 nói về người .
- Yêu cầu đọc thầm từ câu 2 đến hết bài thơ, trả lời:
+ Tìm những câu thơ cho thấy: 
a/ Việt Bắc rất đẹp ? ( Dành cho TB,TB yếu )
b/ Việt Bắc đánh giặc giỏi ?
- Yêu cầu học sinh đọc thầm bài thơ , trả lời 
+Tìm những câu thơ thể hiện vẻ đẹp của người Việt Bắc.
4/ Học thuộc lòng bài thơ
- Đọc diễn cảm bài thơ
- Hướng dẫn đọc thuộc 10 dòng thơ
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng
5/ Củng cố dặn dò
- Yêu cầu nhắc lại nội dung chính của bài
Nhận xét – yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục học thuộc lòng cả bài thơ 
Hoạt động học
- Học sinh l ...  lấy điểm học thuộc lòng: 
2/ Luyện tập viết đơn Đơn xin cấp thẻ đọc sách
B. Đồ dùng dạy học
Phiếu học tập , ghi các bài học thuộc lòng 
C. Hoạt động dạy – học
I. Ổn định
II. Bài mới
Hoạt động dạy 
1/ Giới thiệu bài: Giáo viên ghi tựa
2/ Kiểm tra tập đọc ( Khoảng 1/3 học sinh trong lớp )
- yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm đọc bài
- Đặt câu hỏi để học sinh trả lời ứng với nội dung bài đọc
- Giáo viên nhận xét và chấm điểm
3/ Bài tập 2
- Yêu cầu cả lớp đọc bài mở SGK/11 đọc mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách 
- Nhắc học sinh: so với mẫu đơn, lá đơn này cần thể hiện nội dung xin cấp thẻ đọc sách đã mất 
- Yêu cầu học sinh làm miệng. Chú ý ( thay đổi cách thực hiện (SGK/331 )
- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân
- Giáo viên cùng học sinh chấm , chữa bài 
3/ Củng cố dặn dò
Yêu cầu về nhà ghi nhớ mẫu đơn 
Nhận xét 
Hoạt động dạy
- Học sinh lên lớp
- Bốc thăm đọc bài
- Trả lời câu hỏi 
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 
- Một học sinh làm miệng
- Học sinh làm bài cá nhân ở vở bài tập
- Vài học sinh đọc đơn 
Tập viết ( tiết 18 )
Ôn tập – kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng ( tiết 6 )
A. Mục tiêu
1/ Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng : 
2/ Rèn kĩ năng viết: viết được 1 lá thư đúng thể thức, thể hiện đúng nội dung thăm hỏi người thân ( hoặc người màø em yêu quý ). Câu văn rõ ràng, sáng sủa.
B. Đồ dùng dạy học
Phiếu học tập , ghi các bài học thuộc lòng 
C. Hoạt động dạy – học
I. Ổn định
II. Bài mới
Hoạt động dạy 
1/ Giới thiệu bài: Giáo viên ghi tựa
2/ Kiểm tra tập đọc ( Khoảng 1/3 học sinh trong lớp )
- yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm đọc bài
- Đặc câu hỏi để học sinh trả lời ứng với nội dung bài đọc
- Giáo viên nhận xét và chấm điểm
3/ Bài tập 2
- Giúp các em xác định đúng
+ Đối tượng viết thư: một ngừơi thân ( hoặc một người mình quý mến) như : Ông, bà , cô, bác, cô giáo củ..
+ nội dung thư: thăm hỏi về sức khoẻ, về tình hình ăn ở , học tập, làm việc .
- Yêu cầu học sinh trả lời: các em chọn viết thư cho ai? Các em muốn thăm hỏi người đó về những điều gì? 
- Yêu cầu học sinh mở SGK /81 đọc lại bài thư gửi bà để nhớ lại hình thức một lá thư 
- Yêu cầu học sinh viết thư 
- Giáo viên cùng học sinh chấm , chữa bài 
3/ Củng cố dặn dò
Yêu cầu về nhà đọc lại bài viết của mình 
Nhận xét 
Hoạt động dạy
- Học sinh lên lớp
- Bốc thăm đọc bài
- Trả lời câu hỏi 
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 
+ Học sinh trả lời theo suy nghĩ của các em
+ Mở SGK/ 81 đọc lại bài 
+ Học sinh làm vở bài tập, phát biểu ý kiến 
+ Vài học sinh đọc bài viết 
Toán ( tiết 88 )
Luyện tập
A. Mục tiêu
- Giúp học sinh rèn kĩ năng tính chu vi hình chữa nhật và tính chu vi hình vuông qua việc giải các bài toán có nội dung hình học
- Giảm bài 1b
B. Hoạt động dạy – học
I. Ổn định
II. Kiểm tra bài cũ: Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm sao ?
 Muốn tính chu vi hình vuông ta làm sao ?
III. Bài mới
Hoạt động dạy
1/ Giới thiệu bài: Giáo viên ghi tựa 
2/ Luyện tập - Thực hành
a. Bài 1 : Bài toán ( Dành cho HS yếu )
b. Bài 2: Bài toán 
HS đọc đề toán GV hướng dẫn giải 
 * Lưu ý HS yếu chỉ yêu cầu tìm ra cm
c. Bài 3 : Bài toán
HS đọc đề toán GV hướng dẫn giải 
 Muốn tính cạnh của hình vuông ta phải dựa vào chu vi hình vuông
 Cạnh = chu vi : 4
d. Bài 4 : Bài toán 
 Muốn tìm chiều dài lấy nửa chu vi trừ đi chiều rộng
* Lưu ý HS yếu Không yêu cầu làm bài 4
3/ Củng cố dặn dò
Nhận xét 
Hoạt động học
- Học sinh lên lớp
 Bài giải
 Chu vi hình chữ nhật là :
 ( 30 + 20 ) x 2 = 100 ( m )
 Đáp số : 100 m
 Bài giải 
 Chu vi của khung bức tranh hình vuông là :
 50 x 4 = 200 ( cm )
 200 cm = 2 m
 Đáp số : 2 m
 Bài giải
 Độ dài cạnh hình vuông là :
 24 : 6 = 6 ( cm )
 Đáp số : 6 cm
 Bài giải
 Chiều dài hình chữ nhật là :
 60 – 20 = 40 ( m )
 Đáp số : 40 m
Thể dục ( tiết 36 )
Oân tập học kỳ I
Thứ năm, ngày 17 tháng 12 năm 2009
Chính tả ( tiết 36 )
Kiểm tra 
Đọc – hiểu, luyện từ và câu
Toán ( tiết 89 )
Luyện tập chung 
A. Mục tiêu
- Ôn tập, hệ thống các kiến thức đã học
+ Biết làm tính nhân chia trong bảng, nhân chia số có hai ba chữ số với số có 1 chữ số 
- Củng cố cách tính chu vi hình , giải toán về tìm một phần mấy của số 
B. Hoạt động dạy – học
I. Ổn định
II. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu học sinh đọc bảng nhân , chia đã học 
III. Bài mới
Hoạt động dạy
1/ Giới thiệu bài: Giáo viên ghi tựa 
2/ Luyện tập - Thực hành
a. Bài 1 : Yêu cầu thuộc bảng nhân, chia; tính nhẩm và ghi kết quả vào mỗi phép tính ( Dành cho HS yếu )
b. Bài 2: Yêu cầu nêu miệng cách tính, 
* Lưu ý HS yếu chỉ yêu cầu tìm ra kết quả của hai phép tính nhân và chia
c. Bài 3 : Bài toán
 HS vận dụng quy tắc tính chu vi HCN làm bài
d. Bài 4 : Bài toán 
 HS tự giải và sửa bài
3/ Củng cố dặn dò
Dặn học sinh chuẩn bị tốt thi học kỳ I
Nhận xét 
Hoạt động học
- Học sinh lên lớp
- Tính nhẩm và ghi kết quả và mỗi phép tính 
- Tính và nêu cách tính
 Bài giải
 Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là :
 (100 + 60 ) x 2 = 320 ( m )
 Đáp số : 320 m
 Bài giải
 Số mét vải đã bán được là :
 81 : 3 = 27 ( m )
 Số mét vải còn lại là :
 81 - 27 = 54 ( m )
 Đáp số : 54 m
- Học sinh thực hiện tính giá trị của biểu thức và nêu cách tính
Tự nhiên và xã hội ( tiết 36 )
Vệ sinh môi trường ( tiết 1 ) 
A. Mục tiêu
Sau bài học, học sinh biết :
- Nêu tác hại của rác thải đối với sức khoẻ của con người
- Thực hiện những hành vi đổ rác đúng nơi quy định 
GDMT: GD cho HS nhận thấy đượcrác thải là nơi chúa nhiều mầm bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người từ đó các em biết cách đổ rác đúng nơi quy định.
B. Đồ dùng dạy học
Tranh SGK, phiếu học tập 
C. Hoạt động dạy – học
I. Ổn định
II. Kiểm tra bài cũ : Nhận xét bài kiểm tra của học sinh 
III. Bài mới
Hoạt động dạy
1/ Giới thiệu bài : Giáo viên ghi tựa
2/ Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 
- Giáo viên chia nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát hình 1, 2/ 68 SGK và trả lời theo gợi ý 
+ Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác. Rác có hại như thế nào ?
+ Những sinh vật nào thường sống ở đống rác, chúng có hại gì đối với sức khoẻ của con người?
*. Kết luận : Trong các loại rác, có những loại rác dễ bị thối rữa và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chuột, gián, ruồi,. Thường sống ở nơi có rác. Chúng là những con vật trung gian truyền bệnh cho người
3/ Hoạt động 2 : Làm việc theo cặp 
- Yêu cầu từng cặp quan sát các hình SGK / 69 và những tranh ảnh sưu tầm được, đồng thời trả lời theo gợi ý: chỉ và nói việc làm nào đúng, việc làm nào sai 
- Giáo viên gợi ý 
+ Cần làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng ?
+ Em đã làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng ?
+ hãy nêu cách xử lý rác ở địa phương em ?
4/ Hoạt động 3: Tập sáng tác bài hát theo nhạc có sẳn, hoặc những hoạt cảnh ngắn để đóng vai
Ví dụ: Sáng tác bài hát dựa theo nhạc của bài hát “chúng cháu yêu cô lắm “
Nội dung:
 Cô dạy chúng cháu giữ vệ sinh
 Cô dạy chúng cháu vui học hành
 Tình tang tính, tang tính tình
 Dạy chúng cháu yêu lao động
 5/ Củng cố dặn dò + GDMT
Giáo dục học sinh giữ vệ sinh nơi công cộng cũng như giữ vệ sinh chung cho tất cả mọi người 
Nhận xét 
Hoạt động học
 - Học sinh lên lớp
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả 
+ Rất gớm chân vì có nhiều dơ bẩn như rác ( vỏ đồ hộp, giấy gói thức ăn,. ) nếu vứt bừa bãi sẽ là vật trung gian truyền bệnh 
+ Xác chết súc vật vứt bừa bãi sẽ bị thối rữa sinh nhiều mầm bệnh và còn là nơi để một số sinh vật sinh sản và truyền bệnh như: ruồi, muỗi, chuột,.
- Thảo luận nhóm
- Học sinh liên hệ đến môi trường nơi các em đang sinh sống : đường phố, ngõ xóm, bản làng ..
- Học sinh trình bày bài hát 
Âm nhạc ( tiết 18 )
Kiểm tra học kỳ I
Thứ sáu, ngày 18 tháng 12 năm 2009
Đạo đức ( tiết 18 )
Ôn tập và kiểm tra định kỳ 
HS làm bài KT
Tập làm văn ( tiết 18 )
Kiểm tra 
Chính tả – tập làm văn
Toán ( tiết 90 )
Kiểm tra định kỳ 
Mĩ thuật ( tiết 18 )
Vẽ theo mẫu
Vẽ lọ hoa
Thủ công ( tiết 18 )
Cắt dán, chữ vui vẻ ( tiết 2 )
C. Hoạt động dạy – học
I. Ổn Định
II. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra dụng cụ học tập
III. Bài mới
Hoạt động dạy
1/ Giới thiệu bài : Giáo viên ghi tựa
2/ Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét 
- Cho cả lớp quan sát chữ V, U, I , E, thanh hỏi 
- yêu cầu học sinh quan sát và nêu tên các chữ cái trong mẫu chữ. Nhận xét các khoảng cách giữa các chữ trong mẫu chữ 
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách kẻ, cắt các chữ V , U, I, E 
3/ Hoạt động 2 : HS thực hành cắt dán chữ
a. Bước 1: Kẻ, cắt các chữ cái của chữ VUI VẺ và dấu hỏi
b. Bước 2: Dán thành chữ vui vẻ
- Tổ chức cho học sinh kẻ trình bày sản phẩm 
3/ Củng cố dặn dò
Mang dụng cụ học tập 
Nhận xét 
Hoạt động học
- Học sinh lên lớp
- Quan sát
- học sinh nêu tên các chữ cái: V, U, I, E . khoảng cách giữa các chữ trongmẫu chữ bằng 1 con chữ 
- Học sinh nhắc lại cách kẻ , cắt các chữ 
- Quan sát
- HS thực hành
- Hs nhận xét bài của bạn 
Sinh hoạt lớp tuần 18

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 14 tuan 18.doc