Giáo án Lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thanh Hải

Giáo án Lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thanh Hải

 I. MỤC TIÊU:

-Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

-Hiểu ND:Kim Đồng là một liên lạc nhỏ tuổi rất nhanh trí,dũng cảm và khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng.(trả lời được các câu hỏi trong SGK).

-Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

-HS khá giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.

 II. CHUẨN BỊ :

Tranh minh họa truyện trong SGK, bản đồ VN để giới thiệu vị trí tỉnh Cao Bằng.

 

doc 27 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1266Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 14 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thanh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
 Thứ hai ngày 30 tháng 11 năm 2009
TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN:
NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ
 I. MỤC TIÊU: 
-Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
-Hiểu ND:Kim Đồng là một liên lạc nhỏ tuổi rất nhanh trí,dũng cảm và khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng.(trả lời được các câu hỏi trong SGK).
-Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
-HS khá giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.
 II. CHUẨN BỊ : 
Tranh minh họa truyện trong SGK, bản đồ VN để giới thiệu vị trí tỉnh Cao Bằng. 
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi ba em đọc bài “Cửa Tùng“.
- Nêu nội dung bài văn vừa đọc ?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu chủ điểm và bài học :
b) Luyện dọc kết hợp giải nghĩa từ 
* Đọc mẫu diễn cảm toàn bài giọng chậm rải, nhẹ nhàng. 
- Cho học sinh quan sát tranh minh họa và chỉ trên bản đồ để giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. 
- Yêu cầu HS nói những điều mình biết về anh Kim Đồng.
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ .
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu trước lớp. ddGV theo dõi sửa sai.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Nhắc nhớ ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp ,.
- Kết hợp giải thích các từ ù: Kim Đồng, ông Ké, Nùng, Thầy mo, thong manh  
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Cả lớp đọc đồng thanh 2 đoạn đầu. 
- Một học sinh đọc đoạn 3.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 4. 
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài : 
- Yêu cầu 1 em đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm theo và TLCH:
+ Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì ?
+ Vì sao bác cán bộ lại phải đóng vai một ông già Nùng?
+ Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào? 
- Yêu cầu 3HS đọc nối tiếp các đoạn 2, 3, 4, cả lớp đọc thầm lại trao đổi và TLCH:
+ Chi tiết nào cho thấy sự nhanh trí và dũng cảm của anh Kim Đồng khi gặp địch ?
-KL: Sự nhanh trí, thông minh của Kim Đồng khiến bọn giặc không hề nghi ngờ nên đã cho hai bác cháu đi qua. 
d) Luyện đọc lại : 
- Giáo viên đọc diễn cảm đoạn 3.
- Hướng dẫn đọc đúng phân vai đoạn 3.
- Mời lần lượt mỗi nhóm 3HS thi đọc đoạn 3 theo cách phân vai.
- Mời 1HS đọc lại cả bài. 
- GV nhận xét, chấm điểm, tuyên dương.
 * Kể chuyện: 
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ: 
Hãy dựa vào 4 tranh minh họa, kể lại toàn bộ câu chuyện “ Người liên lạc nhỏ “. 
2. Hướng dẫn HS kể chuyện theo tranh: 
- Cho quan sát 4 tranh minh họa. 
- Gọi 1HS khá kể mẫu đoạn 1dựa theo tranh.
- Yêu cầu từng cặp học sinh tập kể .
- Mời 4 em tiếp nối nhau thi kể 4 đoạn của câu chuyện trước lớp.
- Yêu cầu một em kể lại cả câu chuyện. 
- Nhận xét, tuyên dương những em kể hay.
 đ) Củng cố dặn dò : 
- Qua câu chuyện này, em thấy anh Kim Đồng là một thiếu niên như thế nào?
- Dặn HS về nhà tập kể lại câu chuyện. 
- 3 em lên bảng đọc tiếp nối 3 đoạn trong bài “Cửa Tùng“ .
- Cả lớp theo dõi.
- HS quan sát tranh chủ điểm.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu .
- Cả lớp quan sát tranh minh họa và bản đồ , theo dõi giới thiệu về hoàn cảnh xảy ra câu chuyện .
- Một số em nói những hiểu biết của mình về anh Kim Đồng.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu, kết hợp luyện đọc các từ ở mục A.
- 4 em nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài. 
- Lớp đọc từng đoạn trong nhóm .
- Lắng nghe để hiểu về các từ ngữ mới trong bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh 2 đoạn đầu của bài.
- Một học sinh đọc đoạn 3 
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 4 của bài.
- 1 em đọc đoạn 1 câu chuyện , cả lớp đọc thầm. 
+ Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới.
+ Vì vùng này là vùng người Nùng ở. Đóng vai ông già Nùng để địch không nghi ngờ.
+ Đi rất cẩn thận . Kim Đồng đeo túi đi trước một quãng. Ông Ké lững thững đằng sau ... 
- 3HS đọc nối tiếp các đoạn 2, 3, 4. 
+ Gặp địch không hề bối rối, bình tĩnh huýt sáo báo hiệu, địch hỏi anh trả lời rất nhanh: Đón thầy mo về cúng. Trả lời xong, thản nhiên gọi ông Ké đi tiếp: Già ơi! Ta đi thôi!
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu. 
- Ba em lên phân từng vai (dẫn chuyện , Kim Đồng, bọn giặc) thi đọc đoạn 3. 
- 1 Học sinh đọc lại cả bài.
- Lớp lắng nghe bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Cả lớp quan sát 4 tranh minh họa.
- 1 em khá nhìn tranh minh họa kể mẫu đoạn 1 câu chuyện.
- HS tập kể theo cặp. 
- 4 em nối tiếp kể 4 đoạn của câu chuyện. 
- Một em kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- Lớp theo dõi, bình chọn bạn kể hay nhất .
TOÁN LUYỆN TẬP
 I/ MỤC TIÊU:
-Biết so sánh các các khối lượng.
-Biết làm các phép tính với số đo khối lượng và vận dụng được vào giải toán.
-Biết sử dụng cân đồng hồ để cân một vài đồ dùng học tập.
- GDHS yêu thích môn học.
 II . CHUẨN BỊ:
Một cân đồng hồ loại nhỏ 2kg .
 III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1 . Ổn định 
2 . Bài cũ:
- GV nhận xét - Ghi điểm 
3 . Bài mới 
- GV Giới thiệu bài “Luyện tập” - ghi tựa 
* Hương dẫn luyện tập 
Bài 1 : 
Gọi HS đọc yêu cầu bài.
Hướng dẫn HS làm bài 
Nhận xét. 
Bài 2 : 
+ Bài toán cho biết gì ? 
+ Bài toán hỏi điều gì ? 
 Tóm tắt 
 130g 130 g 130g 130g 175g 
 ? Gam 
Bài 3 : 
GV hướng dẫn các em đổi 1kg = 1000g
+ Số đường còn lại nặng bao nhiêu gam .
+ Tìm mỗi túi nhỏ ngặng bao nhiêu gam .
GV nhận xét 
Bài 4 : GV tổ chức cho các em :
+ Cân hộp bút và can 6 hộp đồ dùng học toán .
+ GV cho HS so sánh khối lượng hai vật xem vật nào nhẹ hơn .
4 . Củng cố – Dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học 
3 HS đọc bảng nhân 9 
1 nhóm nộp vở 
-3 HS nhắc lại 
HS làm bảng con :
2 HS đọc bài toán 
Nghe GV hướng dẫn giải.
HS lên bảng giải.
Cả lớp nhận xét.
- 2 HS đọc bài toán 
- 2 nhóm HS lên cân rồi ghi lại kết quả (hai vật) . So sánh khối lượng hai vật .
Các nhóm khác kiểm tra , nhận xét 
2 HS đọc bài toán 
Nghe GV hướng dẫn giải.
HS lên bảng giải.
Cả lớp nhận xét.
BUỔI CHIỀU:
 THỦ CÔNG: 	 
 CẮT DÁN CHỮ H, U (TIẾT 2)
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
 -Biết cắt,kẻ,dán chữ H,U.
-Kẻ,cắt,dán được chữ H,U.Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau,chữ dán tương đối phẳng(không yêu cầu bắt buộc phải cắt lượn đối với chữ U).
II. CHUẨN BỊ : - Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ H, U. 
 - Giấy thủ công, bút chì , kéo thủ công, hồ dán. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
 2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác:
* Hoạt động 3: HS thực hành cắt dán chữ U,H. 
- Yêu cầu học sinh nhắc lại và thực hiện thao tác cắt dán chữ U, H đã học ở tiết 1 và nhận xét. 
- Treo tranh về quy trình cắt dán chữ U, H để cả lớp quan sát và nắm vững hơn về các bước kẻ cắt .
- Tổ chức cho học sinh thực hành cắt dán chữ U ,H theo nhóm.
- Đến các nhóm quan sát uốn nắn và giúp đỡ học sinh còn lúng túng 
- Yêu cầu các nhóm thi đua xem các của nhóm nào cắt đều, đẹp hơn. 
- Chấm một số sản phẩm của học sinh .
- Chọn một số sản phẩm đẹp cho lớp quan sát và tuyên dương những em có sản phẩm đẹp. 
c) Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung.
- Dặn về nhà tập cắt thêm .
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình .
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Vài em nhắc lại các thao tác về kẻ cắt chữ in U và H
- Lớp quan sát về các bước qui trình gấp cắt dán các chữ U và H .
- Lớp chia thành các nhóm tiến hành gấp cắt dán chữ U và H.
- Đại diện các nhóm lên trưng bày sản phẩm. 
- Lớp quan sát và bình chọn chọn sản phẩm tốt nhất .
- HS nêu nội dung bài. 
ĐẠO ĐỨC: 
QUAN TÂM GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG (TIẾT 1)
 I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm,giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
-Biết quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- GDHS biết quý trọng tình làng nghĩa xóm.
II.CHUẨN BỊ : - Tranh minh họa truyện "Chị Thủy của em".
 Vở bài tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HOC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* HĐ1: Phân tích truyện "Chị Thủy của em
- Kể chuyện "Chị Thủy của em"
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Vì sao bé Viên lại cần sự quan tâm của Thủy?
+ Thủy đã làm gì để bé Viên chơi vui ở nhà?
+ Vì sao mẹ của bé Viên lại thầm cảm ơn Thủy?
+ Em biết được điều gì qua câu chuyện trên?
+ Vì sao phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng?
- Kết luận: SGV.
* Hoạt động 2: Đặt tên tranh
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận về nội dung 1 tranh và đặt tên cho tranh.
- Mời đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- KL: Các việc làm của các bạn nhỏ trong tranh 1, 3 và 4 là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Còn ở tranh 2 là làm ồn ảnh hưởng đến hàng xóm láng giềng.
* Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến.
- Gọi HS nêu Yêu cầu BT3 - VBT.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, bày tỏ thái độ của mình đối với các quan niệm có liên quan đến bài học.
- Giải thích về ý nghĩa các câu tục ngữ.
- Mời đại diện từng nhóm trình bày kết quả.
- ... àn lượt học sinh nêu kết quả và giải thích lí do em xếp .
 d)củng cố –Dặn dò :
-Nhận xét đánh giá tiết học .
-Yêu cầu vài học sinh nêu lại nội dung bài học 
- Ba học sinh lên bảng trả lời nội dung bài “ Biển báo đường bộ “
-Học sinh khác nhận xét .
-Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu 
-Hai đến ba học sinh nhắc lại tựa bài 
-Lớp theo dõi giáo viên để trả lời câu hỏi :
-Đi trên vỉa hè , đi với người lớn nắm tay người lớn , quan sát kĩ trước khi qua đường .
- Ta phải đi sát vào bên lề đường .
- Học sinh tiến hành chia lớp thành 6 nhóm theo yêu cầu giáo viên .
-Các nhóm thảo luận rồi cử đại diện báo cáo :
-Chúng ta phải dừng lại , lắng nghe và quan sát các bên rồi đi thẳng dứt khoát qua đường .
-Học sinh độc lập suy nghĩ và xếp đúng theo trình tự các bước khi qua đường mà mình cho là đúng rồi giải thích trước lớp .
-Học sinh khác lắng nghe bình chọn bạn trả lời đúng nhất .
-Về nhà xem lại bài học và áp dụng bài học vào thực tế cuộc sống hàng ngày. 
RÈN TẬP LÀM VĂN
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
 Luyện cho học sinh thói quen mạnh dạn,khả năng diễn đạt trước chỗ đông người,biết cách giới thiệu về mình,mọi người và một số hoạt động chính của tổ.
 II.CHUẨN BỊ :
 GV ghi sẵn một số gợi ý về lớp cũng như một số hoạt động của lớp.
 (Giới thiệu về tổ mình và một số hoạt động của tổ trong đợt thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11) 
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/Hướng dẫn luyện tập:
+GV hướng dẫn quan sát những gợi ý có sẵn.
+Gợi ý về tổ chức lớp:
-Tên tổ,thuộc lớp nào,tổng số có bao nhiêu bạn,số bạn nam,nữ,được chia làm mấy nhóm.
-Một số thành tích chính của tổ trong thời gian qua về các mặt hoạt động.
+Gợi ý về một số hoạt động chào mừng ngày nhà giáo VN:
-Hoạt động về các mặt:học tập.lao động,văn nghệ,giúp đỡ những bạn học còn yếu...chú ý những hoạt động chính.
+HS chia nhóm 3 để thảo luận.
+Trình bày ý kiến và cùng bổ sung.
+HS thực hành làm bài vào vở.
2/GV thu và chấm bài tại lớp.
+Nhận xét kết quả qua bài làm.
+Tuyên dương một số bài làm tốt.
3/Tổng kết:
+Nhận xét tiết học.
+Nhắc nhở một số điều cần thiết.
+HS chú ý quan sát lắng nghe.
+Chia nhóm và thảo luận,làm nháp.
+Đại diện 3 nhóm của 3 tổ trình bày theo 3 ý:Tổ chức tổ;Thành tích của tổ;một số hoạt động chào mừng ngày 20/11.
+Làm bài.
+Nộp 7 bài chấm.
+HS lắng nghe.
---------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------
Buổi chiều
Hướng dẫn tự học Toán
 A/ Yêu cầu: - Củng cố về đơn vị đo KL gam , về bảng chia 9 và giải toán.
 - Rèn HS có ý thức tự học.
 B/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Hướng dẫn HS làm BT:
- Yêu cầu HS làm các BT sau:
Bài 1: > < = ?
585g . . . 58g 526g . . . 625g
305g . . . 300g + 50g 450g . . . 500g - 60g
1kg . . . 850g + 150g 1kg . . . 640g + 360g
Bài 2: Số ?
SBC
9
18
27
36
45
54
63
72
81
90
SC
9
9
9
9
9
9
9
9
9
9
Thương
Bài 3: Một thùng giấy vụn nặng 132kg. Lớp 3A góp được 4 thùng như thế. Hỏi lớp 3A góp được bao nhiêu kilôgam giấy vụn?
- Chấm, chữa bài.
2/ Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm.
- Cả lớp đọc kĩ yêu cầu từng bài rồi tự làm vào vở.
- Lần lượt 3HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung.
 585g > 558g 
 526g < 625g
 305g < 300g + 50g 
 450g > 500g - 60g
 1kg = 850g + 150g 
 1kg = 640g + 360g
Giải:
Số kg giấy vụn lớp 3A góp được là:
132 x 4 = 528 (kg)
 ĐS: 528 kg
Toán nâng cao
 A/ Yêu cầu: - Nâng cao kiến tức về phép nhân, phép chia, giải bài toán bằng 2 phép tính.
 - Rèn cho HS tính kiên trì, cẩn thận trong học toán.
 B/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Hướng dẫn HS làm BT:
- Yêu cầu HS làm các BT sau:
Bài 1: Tính :
 6 x 9 + 13 = 25 + 5 x 9 =
 9 x 3 + 96 = 74 + 7 x 9 =
Bài 2: Tìm x:
x : 5 = 106 x : 2 = 432 x : 4 = 431 - 200
Bài 3: Bác Toàn mua 4 gói bánh và 1 gói kẹo. Mỗi gói bánh cân nặng 150g và gói kẹo cân nặng 166g. Hỏi bác Toàn đã mua tất cả bao nhiêu gam bánh và kẹo?
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
2/ Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm.
- Cả lớp suy nghĩ tự làm bài vào vở.
- HS xung phong lên bảng chữa BT, lớp nhận xét bổ sung.
Bài 1:
6 x 9 + 13 = 54 + 13 25 + 5 x 9 = 25 + 45
 = 67 = 70
9 x 3 + 95 = 27 + 96 74 + 7 x 9 = 74 + 63
 = 123 = 137
Bài 2: 
 x : 5 = 106 x : 4 = 431 - 200
 x = 106 x 5 x = ( 431 - 200) x 4
 x = 530 x = 924
Bài 3: Giải:
4 gói bánh cân nặng là:
150 x 4 = 600 (g)
Số gam bánh và kẹo bác Toàn mua là:
600 + 166 = 766 (g)
 ĐS: 766 gam
-----------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------
 Buổi chiều
 Âm nhạc: Học hát bài: Ngày mùa vui 
 A/ Mục tiêu : - Biết thêm một giai điệu dân ca của đồng bào Thái (Tây Bắc) được đặt lời mới có tiêu đề là ngày mùa vui .
 - Học sinh hát đúng giai điệu lời ca tính chất vui tươi rộn ràng .
 - Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước.
 B/ Chuẩn bị : - Băng nhạc bài hát và máy nghe .
 - Tranh ảnh về vùng dân tộc Thái ở Tây Bắc, bản đồ Việt Nam.
 C/ Hoạt động dạy - học :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy hát bài: Con chim non.
- Bài hát Con chim non được viết nhịp mấy?
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác:
* Hoạt động : Dạy bài hát 
- Cho học sinh quan sát bản đồ nhận ra vị trí vùng Tây Bắc.
- Cho học sinh nghe băng nhạc bài hát. 
- Cho học sinh đọc đồng thanh lời bài hát .
- Dạy hát từng câu, lưu ý học sinh 3 tiếng có luyến 2 âm : bõ công , ấm no , có đâu vui .
- Luyện tập luân phiên theo nhóm .
*Hoạt động 2 : Hát kết hợp Gõ đệm 
- Dùng các nhạc cụ gõ đệm theo 3 kiểu : 
- Đệm theo phách , đệm theo nhịp 2 , đệm theo tiết tấu lời ca .
d) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà tập hát cho thuộc lời bài hát .
- 2HS hát và TLCH.
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài. 
- Quan sát bản đồ để nhận ra vùng Tây Bắc trên bản đồ Việt Nam.
- Lớp lắng nghe bài hát.
- Cả lớp đọc đồng thanh lời của bài hát .
- Tập hát từng câu theo GV. Sau đó hát cả bài
- Hát luân phiên từng nhóm.
- Học sinh hát bài hát chú ý hát kéo dài ở những từ mà giáo viên gạch chân. HS thực hiện hát và gõ đệm theo phách đệm theo nhịp 2 và đệm theo tiết tấu lời ca.
- Các nhóm thi đua, cả lớp theo dõi bình chọn nhóm hát và gõ đệm đúng, đều. 
- Cả lớp hát lại bài hát.
-------------------------------------------------------
Tiếng Việt nâng cao
 A/ Yêu cầu: - Nâng cao kiến thức về từ chỉ đặc điểm, kiểu câu Ai thế nào.
 - Giáo dục HS chăm học.
 B/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Hướng dẫn HS làm BT:
- Yêu cầu HS làm các BT sau:
Bài 1: Đọc và tìm các từ chỉ đặc điểm trong 2 đoạn thơ sau:
a) Cỏ mọc xanh chân đê
Rau xum xuê nương bãi
Cây cam vàng thêm trái
 Hoa khoe sắc nơi nơi.
 Xuân Dục
b) Cỏ giấu mầm trong đất
 Chờ một mùa đông qua
 Lá bàng như rấm lửa
 Suốt tháng ngày hanh khô
 Búp gạo nhú thập thò
 Ngại ngần nhìn gió bấc
 Cánh tay xoan khô khốc
 Tạc dáng vào đời đông.
 Lê Quang Trang
Bài 2: Tìm từ chỉ đặc điểm điền vào chỗ trống:
a) - Em bé ... b) - Con voi ...
 - Cụ già ... - Con rùa...
 - Chú bộ đội ... - Con ong ...
 - Cô tiên ... - Cây rau ...
 - Ông bụt ... - Lũy tre ...
Bài 3: Đặt 3 câu theo kiểu câu Ai - làm gì?
 - Chấm, chữa bài.
2/ Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm.
- Lần lượt 3 em làm mẫu 3 ý của 3 bài, lớp theo dõi bổ sung.
- Cả lớp đọc kĩ yêu cầu của bài và tự làm bài vào vở.
- HS xung phong chữa bài, cả lớp nhận xét bổ sung.
* Các từ chỉ đặc điểm là:
a) xanh, xum xuê, vàng, khoe sắc.
b) giấu mầm, rấm lửa, hanh khô, nhú, khô khốc.
- Em bé kháu khỉnh (dễ thương, bụ bẫm, ....)
- Ông già đẹp lão.
- Con voi to xác.
............................
 Bạn lan rất chịu khó đọc sách.
Cái tháp rất cao. ....
----------------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể
 A/ Yêu cầu: - HS ôn luyện các bài múa của Sao nhi đồng đã được học.
 - Chơi trò chơi " Bịt mắt bắt dê".
 B/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hướng dẫn HS hát - múa:
- Nhận lớp, phổ biến nội dung học tập.
- Theo dõi uốn nắn cho các em.
- Tập bài hát - múa mới: Chúng em là mầm non tương lai: Tập hát từng câu theo lối móc xích, ôn luyện cả bài. Sau đó kết hợp hát - múa.
* Tổ chức cho HS chơi TC: " Bịt mắt bắt dê "
- Nêu tên trò chơi.
- Phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Cho HS chơi thử 1 - 2 lần rồi chơi chính thức.
* Dặn dò: Về nhà ôn lại bài hát Chúng em là ...
- Lắng nghe nhận nhiệm vụ học tập.
- Lớp trưởng điều khiển lớp triển khai thành đội hình vòng tròn và ôn lại các bài múa tập thể của Sao nhi đồng đã học.
- HS hát từng câu theo GV, luyện tập hát theo nhóm, kết hợp hát múa.
- Lắng nghe cách chơi và luật chơi, tham gia chơi tích cực chủ động.
\=====================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 3 TUAN 15 2BNGAY CHUAN.doc