Giáo án Lớp 3 Tuần 14 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Giáo án Lớp 3 Tuần 14 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Môn: Âm nhạc.

Tiết 14 Bài: Học hát: NGÀY MÙA VUI (Lời 1)

( Dân ca Thái- Lời mới: Hoàng Lân. )

I – MỤC TIÊU

Biết hát theo giai điệu và lời 1.

Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.

Biết đây là bài dân ca của dân tộc Thái ở Tây Bắc.

Biết gõ đệm theo phách, theo nhịp và theo tiết tấu.

Giáo dục tình yêu quê hương đất nước.

II - GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ.

- Bản đồ Việt Nam (để giới thiệu vị trí miền Tây Bắc nước ta)

- Một vài tranh ảnh về thiên nhiên Tây Bắc, cảnh sinh hoạt và trang phục của đồng bào Thái.

- Chép lời ca vào bảng phụ.

 Nhạc cụ, máy nghe, băng nhạc và một số nhạc cụ gõ.

 

doc 41 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1069Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 14 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 16 / 11 / 2009
 Ngày dạy: Thứ tư, 18 / 11 / 2009
TUẦN 14
+
TIẾT TRONG NGÀY
MÔN
BÀI
1
Âm nhạc
Học hát : Ngày mùa vui (Lời 1)
( Dân ca Thái- Lời mới: Hoàng Lân. )
2
Thủ công
Cắt dán chữ H, U. ( Tiết 2). 
( Cô Thủy dạy)
3
Luyện từ và câu
Ôn về từ chỉ đặc điểm
- Ôn tập câu ai thế nào?
4
Toán
Luyện tập.
5
Tập viết
Ôn chữ hoa K.
Môn: Âm nhạc.
Tiết 14 Bài: Học hát: NGÀY MÙA VUI (Lời 1)
( Dân ca Thái- Lời mới: Hoàng Lân. )
TUẦN 14
I – MỤC TIÊU
Biết hát theo giai điệu và lời 1.
Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
Biết đây là bài dân ca của dân tộc Thái ở Tây Bắc.
Biết gõ đệm theo phách, theo nhịp và theo tiết tấu.
Giáo dục tình yêu quê hương đất nước.
II - GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ.
Bản đồ Việt Nam (để giới thiệu vị trí miền Tây Bắc nước ta)
Một vài tranh ảnh về thiên nhiên Tây Bắc, cảnh sinh hoạt và trang phục của đồng bào Thái.
Chép lời ca vào bảng phụ.
Nhạc cụ, máy nghe, băng nhạc và một số nhạc cụ gõ.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định: Hát + điểm danh.
2. Kiểm tra bài cũ:
2 học sinh lên hát bài Con chim non và vỗ tay theo phách.
Giáo viên nhận xét - đánh giá.
3. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Dạy hát bài Ngày mùa vui (lời 1).
Giáo viên giới thiệu tranh.
Giáo viên hát mẫu.
Dạy hát từng câu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh hát đúng 5 tiếng có luyến 2 âm là: bõ công, ấm no, có.
Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.
Hát kết hợp gõ đệm theo phách.
Hướng dẫn học sinh hát và gõ đệm theo nhịp 2.
Hướng dẫn học sinh hát và gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
Học sinh xem tranh - xem bản đồ để biết vị trí vùng Tây Bắc.
Học sinh lắng nghe - Nhẩm theo.
Đọc lời ca.
Học sinh tập hát từng câu.
Tập nối tiếp các câu đến hết bài.
Tập theo nhóm, theo dãy bàn.
Học sinh tập hát và gõ đệm theo phách.
Ngoài đồng lúa chín thơm con chim hót
 x x x x x x 
trong vườn 
 x x
Học sinh tập hát và gõ đệm theo nhịp 2.
Ngoài đồng lúa chín thơm con chim hót trong
 x x x 
 vườn .
 x
Học sinh tập hát và gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
Ngoài đồng lúa chín thơm con chim hót 
 x x x x x x x x 
 trong vườn.
 x x
4. Củng cố: 3 học sinh lên hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu.
5. Dặn dò: Về tập thêm (Hát + gõ đệm).
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
------------------------------0-----------------------------
Môn: Luyện từ và câu.
Tiết 14 Bài: ÔN VỀ TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM
- ÔN TẬP CÂU AI THẾ NÀO?
TUẦN 14
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
Ôn về từ chỉ đặc điểm: Tìm được các từ chỉ đặc điểm trong các câu thơ ( BT1).
Xác định được các sự vật so sánh với nhau về về những đặc điểm nào (BT2).
Ôn tập kiểu câu Ai thế nào? Tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? Thế nào? (BT3).
Rèn cho học sinh kỹ năng dùng từ và đặt câu.
Học sinh có ý thức học tập tốt. 
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Bảng lớp viết những câu thơ ở bài tập 1; 3 câu văn ở bài tập 3.
Bảng phụ viết bài tập 2.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ:
học sinh lên làm bài tập 2;
1 học sinh làm bài tập 3 (Tiết Luyện từ và câu tuần 13)
Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1: Gọi học sinh đọc nội dung bài tập - nêu yêu cầu của bài.
Em hiểu thế nào là từ chỉ đặc điểm?
Tre và lúa ở dòng thơ 2 có đặc điểm gì?
Sông máng ở dòng thơ 3 và 4 có đặc điểm gì?
Trời mây và mùa thu ở dòng thơ 5 và 6 có đặc điểm gì?
Vậy các từ chỉ đặc điểm của từng sự vật trong đoạn thơ là những từ nào?
Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
Học sinh đọc câu a.
Các em phải đọc lần lượt từng dòng, từng câu thơ, tìm xem trong mỗi dòng, mỗi câu thơ, tác giả muốn so sánh các sự vật với nhau về những đặc điểm gì ?
Trong câu a tác giả so sánh những sự vật nào với nhau ?
Tiếng suối và tiếng hát được so sánh với nhau về đặc điểm gì?
Giáo viên treo bảng đã kẻ cột điền lời giải.
Bài tập 3: C ho cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài.
Em thấy các câu trên đều viết theo mẫu câu gì?
Nhiệm vụ của các em là gì?
Các em hãy gạch một gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai?
Gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi thế nào?
Giáo viên nhận xét sửa bài, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 1: 1 học sinh đọc nội dung bài tập-nêu yêu cầu của bài.
Là từ chỉ màu sắc, tính chất của một vật. 
Xanh.
Xanh mát.
Bát ngát, xanh ngắt.
Xanh, xanh mát, bát ngát, xanh ngắt.
Học sinh làm bài vào vở, gạch chân các từ chỉ đặc điểm trong bài.
Lời giải: 
Tre xanh, lúa xanh.
Sông máng lượn quanh
Một dòng xanh mát.
Trời mây bát ngát
Xanh ngắt mùa thu.
Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
Học sinh đọc câu a.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
So sánh tiếng suối với tiếng hát.
Đặc điểm trongàTiếng suối trong như tiếng hát xa.
Học sinh làm các câu b, c còn lại tương tự
Sự vật A
So sánh về đặc điểm gì?
Sự vật B
a)Tiếng suối
b) Ông
bà
c)Giọt nước
(cam xã Đoài)
trong
hiền
hiền
vàng
tiếng hát
hạt gạo
suối trong
mật ong.
Bài tập 3: Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài.
Mẫu câu Ai (cái gì, con gì)? Thế nào?
- Tìm đúng bộ phận chính trong mỗi câu trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? Và bộ phận trả lời thế nào?
Học sinh làm bài vào vở - Đọc bài.
a) Anh Kim Đồng nhanh trí và dũng cảm
b) Những hạt sương sớm long lanh như những bóng đèn pha lê.
c) Chợ hoa đông nghịt người.
3. Củng cố: Em hiểu thế nào là từ chỉ đặc điểm? - Là từ chỉ màu sắc, tính chất của một vật. 
4. Dặn dò: Về học thuộc lòng câu thơ có hình ảnh so sánh ở bài tập 2.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở..
-----------------------------0----------------------------
Môn: Toán
Tiết 68 Bài: LUYỆN TẬP.
TUẦN 14
I – MỤC TIÊU
Thuộc bảng chia 9 và vận dụng trong tính toán , giải bài toán (có một phép chia 9).
Rèn cho học sinh kỹ năng tính nhẩm và giải toán.
Học sinh cẩn thận khi làm toán. 
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ: 
Giáo viên gọi 1 số học sinh đọc bảng chia 9 
Gọi 1 học sinh lên bảng giải bài toán theo tóm tắt sau :
 Tóm tắt : 45 kg gạo : 	9 túi.	 Bài giải : 
 ? kg : 1 túi .	 Số ki-lô-gam gạo trong mỗi túi là :
 45 : 9 = 5 (kg).
 Đáp số : 5kg gạo.
- Giáo viên nhận xét – Ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài 1:
Muốn tính nhẩm nhanh ta dựa vào đâu?
 Bài 2:
Muốn điền số đúng ta làm thế nào?
Nêu cách tìm số bị chia, số chia?
Bài 3:
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Bài toán thuộc dạng toán nào?
Cho học sinh nêu các bước giải bài toán.
Cho học sinh giải bài toán vào vở, một học sinh lên bảng làm bài.
Giáo viên nhận xét, sửa bài.
Bài 4: 
Muốn tìm số ô vuông của mỗi hình ta làm thế nào?
Bài 1: Tính nhẩm
Ta dựa vào các bảng nhân, chia đã học.
a) 9 x 6 = 54 9 x 7 = 63 9 x 8 = 72
 54 : 9 = 6 63 : 9 = 7 72 : 9 = 8
b) 18 : 9 = 2 27 : 9 = 3 36 : 9 = 4
 18 : 2 = 9 27 : 3 = 9 36 : 4 = 9
Bài 2: Số ?
Ta tìm thương, số bị chia, số chia.
Học sinh nêu cách tìm số bị chia, số chia.
Số bị chia
27
27
27
63
63
63
Số chia
9
9
9
9
9
9
Thương
3
3
3
7
7
7
Bài 3: Học sinh đọc đề bài - Nêu dữ kiện bài toán. Bài toán cho biết: Một công ty định xây 36 ngôi nhà, đến nay đã xây được số nhà đó.
Hỏi công ty còn phải xây tiếp bao nhiêu ngôi nhà nữa?
Bài toán thuộc dạng toán giải bằng hai phép tính.
Bước 1: Tìm số nhà đã xây.
Bước 2: Tìm số nhà còn phải xây tiếp.
Học sinh giải bài toán vào vở, một học sinh lên bảng làm bài.
 Tóm tắt 
 36 ngôi nhà. 
Đã xây Còn phải xây 
Giải
Số ngôi nhà đã xây là :
36 : 9 = 4 (ngôi nhà)
Số ngôi nhà còn phải xây tiếp là :
36 - 4 = 32 (ngôi nhà)
 Đáp số : 32 ngôi nhà.
Bài 4:
a) Trước tiên đã đếm số ô vuông của hình. Sau đó lấy số ô vuông vừa đếm được chia cho 9.
- Có 18 ô vuông, vậy của 18 ô vuông là:
 18 : 9 = 2 (ô vuông)
b) - Đếm số ô vuông của hình (có 18 ô vuông).
- Tìm số đó : 18 : 9 = 2 (ô vuông).
3. Củng cố: Học sinh đọc lại bảng chia 9.
Nhận xét bài làm của học sinh.
4. Dặn dò: Về làm bài trong vở bài tập.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở..
------------------------------0---------------------------
Môn: Tập viết
Tiết 14 Bài: ÔN CHỮ HOA K
TUẦN 14
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 
Củng cố cách viết chữ viết hoa K 
Viết đúng chữ hoa K (1 dòng ), Kh, Y( 1 dòng) , viết đúng tên riêng Yết Kiêu ( 1 dòng) và câu ứng dụng Khi đói cùng chung một dạ, khi rét cùng chung một lòng ( 1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
Ở tất cả các bài tập viết học sinh khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp) trong trang vở tập viết 3.
Viết chữ rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng. 
Học sinh có ý thức rèn chữ viết và giữ vở sạch đẹp.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Mẫu chữ viết hoa K.
Tên riêng Yết Kiêu và câu tục ngữ Mường (Khi đói cùng chung một dạ/ Khi rét cùng chung một lòng) viết trên dòng  ... g bài
5. Dặn dò: Về ôn luyện bài thể dục phát triển chung để chuẩn bị kiểm tra. 
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
1’
2’
2’
5’
10’
2x8 nhịp
2-3 lần
10’
2’
2’
1’
*LT
 * * * * * * *
 * TT
*****************
*****************
*****************
*LT
 Đ
 XP
 * * CB
 * *
 * *
 * *
 * *
*LT
TUẦN 14
I – MỤC TIÊU
II - TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Môn : Thủ công
Tiết 14 Bài : CẮT, DÁN CHỮ H, U (TIẾT 2)
I. Mục tiêu :
- Học sinh nắm vững cách kẻ, cắt, dán chữ H, U. Cắt dán được chữ H, U. 
- Rèn cho học sinh kỹ năng kẻ, cắt, dán chữ.
- Học sinh thích cắt, dán chữ. Có ý thức giữ vệ sinh lớp học.
	II. Chuẩn bị :
	- Giáo viên: Mẫu chữ H, U; Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ H, U.
	- Học sinh : Giấy màu, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.
	III. Các hoạt động dạy học :
1. Bài cũ : Gọi học sinh lên nêu các bước cắt, dán chữ H, U. 
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Giáo viên nhận xét. 
2. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1 : Củng cố lại cách cắt, dán chữ H, U (5 phút)
- Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu chữ H, U.
- Học sinh quan sát.
- Cho học sinh nêu lại các bước và thực hiện các bước kẻ, cắt, dán chữ H, U. 
- Học sinh nêu lại các bước và thực hiện các bước kẻ, cắt, dán chữ H, U .
Bước 1: Kẻ chữ H, U. 
Bước 2: Cắt chữ H, U. 
Bước 3: Dán chữ H, U. 
- Giáo viên nhận xét và hệ thống lại các bước theo quy trình bằng hình vẽ minh họa.
- Học sinh theo dõi.
* Hoạt động 2 : Thực hành kẻ, cắt, dán chữ H, U (20 phút).
- Giáo viên cho học sinh thực hành kẻ, cắt, dán chữ H, U.
- Học sinh thực hành kẻ, cắt, dán chữ H, U.
- Giáo viên quan sát, uốn nắn, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.
* Hoạt động 3: Đánh giá sản phẩm (5 phút)
- Giáo viên cho học sinh trưng bày sản phẩm.
- Học sinh trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- Cho học sinh đánh giá, nhận xét sản phẩm của từng cá nhân, nhóm.
- Học sinh đánh giá, nhận xét sản phẩm của từng cá nhân, nhóm.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh.
3) Củng cố : - Cho học sinh nêu lại các bước kẻ, cắt, dán chữ H, U.
4) Dặn dò : Chuẩn bị giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán để giờ sau học bài “ Cắt, dán chữ V”.
 ------------------------0----------------------------
Môn: Luyện tập tiếng việt 
 Tiết 14 Bài: Ôn Chính tả (Nghe-Viết): NHỚ VIỆT BẮC
I - MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. Củng cố lại bài Chính tả (Nghe-Viết): Nhớ Việt Bắc
Rèn kĩ năng viết chính tả:
1. Nghe-Viết đúng chính tả, trình bày đúng (thể thơ lục bát) 10 dòng đầu của bài thơ Nhớ Việt Bắc.
2. Làm đúng các bài tập phân biệt: cặp vần dễ lẫn (au / âu), âm đầu (l / n), âm giữa vần (i / iê).
- Rèn kỹ năng nghe - viết chính xác cho học sinh. 
- Học sinh có ý thức rèn chữ viết và giữ vở sạch đẹp.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Bảng phụ chép bài tập 2 và 3a, 4 băng giấy viết nội dung bài 3a.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ:
2 học sinh lên bảng viết, lớp viết bảng con (giày dép, dạy học, no nê, lo lắng.).
- Giáo viên nhận xét – Ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hướng dẫn nghe-viết.
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
Giáo viên đọc đoạn viết.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét.
+ Bài chính tả có mấy câu thơ?
+ Đây là thơ gì?
+ Cách trình bày các câu thơ thế nào?
+ Những chữ nào trong bài chính tả viết hoa?
- Giáo viên đọc cho học sinh viết từ khó.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai.
- Giáo viên nhắc nhở học sinh trước khi viết.
- Giáo viên đọc bài cho học sinh viết.
- Giáo viên đọc cho học sinh soát bài.
- Giáo viên treo bảng phụ, cho học sinh soát và sửa lỗi.
Chấm, chữa bài.
- Giáo viên nhận xét bài viết của học sinh, hướng dẫn sửa một số lỗi của học sinh .
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Giáo viên mời 2 nhóm, mỗi nhóm 3 em thi làm bài trên bảng.
Lớp tiếp sức.
Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài 3a.
Giáo viên chia nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh tiếp nối nhau điền vào chỗ trống trên băng giấy.
- Em hiểu tay quai là thế nào?
- Miệng trễ là thế nào?
- Học sinh nghe.
- 2 học sinh đọc lại - lớp theo dõi.
- 5 câu là 10 dòng thơ.
- Thơ 6-8 còn gọi là lục bát.
- Câu 6 viết cách lề lỗi 1 ô-Câu 8 viết sát lề lỗi.
- Các chữ đầu dòng thơ, danh từ riêng Việt Bắc.
- Học sinh viết từ khó, dễ sai: ánh nắng, thắt lưng, mơ nở, đan nón, sợi dang.
- Học sinh nghe - viết bài vào vở.
- Học sinh soát bài.
- Học sinh soát và sửa lỗi.
Bài tập 2: Học sinh đọc đề bài - Nêu yêu cầu của đề.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Học sinh nhận nhóm - lên bảng thi làm bài. mỗi em viết 1 dòng và chuyền phấn cho bạn viết dòng sau; học sinh cuối cùng đọc kết quả.
- Lớp nhận xét nhóm làm nhanh, đúng
Điền vào chỗ trống au hay âu?
Lời giải: 
- hoa mẫu đơn, mưa mau hạt.
- lá trầu, đàn trâu.
- sáu điểm, quả sấu.
Bài tập 3a:
- Học sinh lên làm tiếp sức theo nhóm
- Lớp nhận xét, chọn nhóm làm đúng, nhanh.
Điền vào chỗ trống : Lời giải
a. l hay n? 
- Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
- Nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa.
- Hai tay chống nạnh 2 bên hông như quai nồi, không chịu lao động.
- Trễ: từ cổ xưa, có nghĩa là lười biếng, trễ nãià Miệng không có gì ăn.
3. Củng cố: - Gọi học sinh đọc lại bài tập 3a. – Học sinh đọc.
4. Dặn dò: Về sửa lỗi. Đọc lại bài tập 2 . 
Ghi nhớ chính tả , Học thuộc lòng các câu tục ngữ ở bài tập 3.
Nhận xét tiết học : Tuyên dương- nhắc nhở.
----------------------------------0------------------------------
TUẦN 14
I – MỤC TIÊU
II - TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Môn: Luyện tập toán
Tiết 14. Bài: ÔN TẬP
I – MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Củng cố kĩ năng học thuộc bảng chia 9.
- Củng cố phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (có dư ở các lượt chia).
- Củng cố về giải toán. 
- Rèn giải toán nhanh, chính xác.	
- Giáo dục tính cẩn thận, trình bày bài rõ ràng , sạch đẹp.
 II - CHUẨN BỊ: 
 Giáo viên: Bảng phụ, các dạng bài tập.
 III - HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 1.Kiểm tra: Gọi 1 học sinh lên bảng trả lời: - Muốn biết số lớn gấp mấy lần số bé 
 ta làm thế nào? - Muốn tìm số lớn gấp mấy lần số bé ta lấy số lớn chia cho số bé.
 - 1 em đọc bảng chia 9. 
 - Chấm bài một số em tiết trước, nhận xét.
 - Nhận xét - Ghi điểm.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
Giáo viên ra đề hướng dẫn học sinh làm các dạng bài tập.
Bài 1: Đặt tính và thực hiện phép tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số :
27 và 2, 35 và 5 48 và 4
56 và 3, 62 và 2, 99 và 9
- Gọi học sinh đọc đề.
- Cho 2 học sinh lên bảng làm.
 – Cho lớp làm vào bảng con.
- Giáo viên nhận xét – Ghi điểm.
Bài 2: 
Có 1 bao đường 25 kg, người ta cân vào các bịch, mỗi bịch 2 kg. Hỏi có thể chia được nhiều nhất là mấy bịch đường và còn thừa bao nhiêu ki lô gam đường ?
- Cho học sinh đọc đề. Tìm hiểu đề. Phân tích đề. Phân tích cách giải. 
- Bài toán thuộc dạng toán nào ? 
- Gọi 2 học sinh lên bảng tóm tắt, giải .
– Cho lớp làm bài vào vở. 
- Giáo viên nhận xét, chữa bài.
Bài 3: 
Một ngôi trường dự định trồng 45 cây bóng mát, đến nay đã trồng được số cây đó. Hỏi nhà trường còn phải trồng tiếp bao nhiêu cây bóng mát nữa ?
- Gọi học sinh đọc đề. Nêu dữ kiện bài toán.
- Bài toán thuộc dạng toán nào ? 
- Cho học sinh nêu các bước giải bài toán.
Gọi 1 học sinh lên bảng giải. 
– Cho lớp làm vào vở. 
Giáo viên nhận xét, chữa bài.
Bài 1: - Học sinh đọc đề.
- 2 học sinh lên bảng làm.
 – Lớp làm vào bảng con.
- Lớp nhận xét.
27 2 35 5 48 4
2 13 35 7 4 12
07 0 08
 6 8 
 1 0 
27 : 2 = 13 ( dư 1) 35 : 5 = 7
 48 : 4 = 12
56 3 62 2 99 9
3 18 6 31 9 11
26 02 09
24 2 9 
 2 0 0
56 : 3 = 18 ( dư 2) 62 : 2 = 31 
 99 : 9 = 11
Bài 2: 
Học sinh đọc đề. 
Tìm hiểu đề. 
Phân tích đề. 
Phân tích cách giải.
- Bài toán thuộc dạng toán: chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (có dư ở các lượt chia).
- 2 học sinh lên bảng tóm tắt , giải 
– Lớp làm bài vào vở. 
- Nhận xét, chữa bài.
Bài giải
Ta có : 25 : 2 = 12 ( dư 1 )
Như vậy có thể chia được nhiều nhất là 12 bịch và còn thừa 1 ki lô gam
đường.
Đáp số : 12 bịch và còn thừa 1 ki lô gam đường.
Bài 3: Học sinh đọc đề. . Tìm hiểu đề. Phân tích đề. Phân tích cách giải.
2 học sinh lên bảng tóm tắt , giải 
– Lớp làm bài vào vở. 
- Nhận xét, chữa bài.
- Bài toán thuộc dạng toán: Bài toán giải bằng 2 phép tính.
Bước 1 : Tìm số cây đã trồng.
Bước 2 : Tìm còn phải trồng tiếp .
- 1 học sinh lên bảng giải .
– Lớp làm vào vở. Nhận xét, chữa bài.
Bài giải
Số cây đã trồng được là :
45 : 9 = 5 ( cây )
Số cây bóng mát còn phải trồng tiếp
45 – 5 = 40 ( cây )
Đáp số : 40 cây 
3. Củng cố: Chấm bài – Nhận xét.
Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ?- Học sinh trả lời.
4. Dặn dò: Về xem lại bài.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương, nhắc nhở.
--------------------------------0---------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 14, thu 4,5,6.doc