Giáo án Lớp 3 Tuần 17 đến 20

Giáo án Lớp 3 Tuần 17 đến 20

TOÁN

TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC ( tiếp )

I- Mục tiêu

- HS biết thực hiện tính giá trị biểu thức đơn giản có dấu ngoặc

- Rèn Kn tính GTBT có dấu ngoặc đơn.

- GD HS chăm học toán.

II - Các hoạt động dạy học chủ yếu

1/ Tổ chức:

2/ Bài mới:

a) HĐ 1: HD tính GTBT có dấu ngoặc đơn.

- Ghi bảng 30 + 5 : 5 và ( 30 + 5) : 5

- Yêu cầu HS tính GT hai biểu thức trên?

( 30 + 5) : 5 = 35 : 5

 = 7

 

doc 80 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 520Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 17 đến 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Ngày soạn : 9 tháng 12 năm 2011
Ngày dạy : 12 tháng 12 năm 2011
Thứ hai ngày 12 tháng 12 năm 2011
Toán
Tính giá trị của biểu thức ( tiếp )
I- Mục tiêu
- HS biết thực hiện tính giá trị biểu thức đơn giản có dấu ngoặc
- Rèn Kn tính GTBT có dấu ngoặc đơn.
- GD HS chăm học toán.
II - Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Tổ chức:
2/ Bài mới:
a) HĐ 1: HD tính GTBT có dấu ngoặc đơn.
- Ghi bảng 30 + 5 : 5 và ( 30 + 5) : 5
- Yêu cầu HS tính GT hai biểu thức trên?
( 30 + 5) : 5 = 35 : 5
 	 = 7 
- GV KL: Khi tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc thì ta thực hiện các phép tính trong ngoặc đơn trước, ngoài ngoặc đơn sau.
- Ghi bảng biểu thức 3 x ( 20 - 10)
- Yêu cầu HS áp dụng quy tắc để tính GTBT
- Nhận xét, chữa bài.
3 x ( 20 - 10) = 3 x 10
 	 = 30
b) HĐ 2: Luyện tập
* Bài / 82
- Nêu yêu cầu BT ? 
 - Nêu cách tính?
- Chấm, chữa bài.
80 - ( 30 + 25) = 80 - 55
 = 25
125 + ( 13 + 7) = 125 + 20
 = 145
* Bài 2 / 82
- GV HD HS làm tương tự bài 1
( 65 + 15) x 2 = 80 x 2
 = 160
81( 3 x 3) = 81 : 9
 = 9 
* Bài 3 / 82
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Chấm, chữa bài( Y/C HS tìm cách giải khác)
Bài giải
Mỗi chiếc tủ có số sách là:
240 : 2 = 120( quyển)
Mỗi ngăn có số sách là:
120 : 4 = 30( quyển)
 Đáp số: 30 quyển
3/ Củng cố:
- Nêu quy tắc tính GTBT có dấu ngoặc đơn?
* Dặn dò: Ôn lại bài.
Tập đọc – kể chuyện
Mồ côi xử kiện
I. Mục tiêu
* Tập đọc
+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
	- Chú ý các từ ngữ : vùng quê nọ, nông dân, công trường, vịt rán.....
	- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời các nhân vật ( chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi ), đọc đúng lời thoại giữa ba nhân vật.
+ Rèn kĩ năng đọc hiểu :
	- Hiểu nghĩa các từ khó được chú giải cuối bài ( công đường, bồi thường )
	- Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi sự thông minh của mồ côi. Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà bằng cách sử kiện rất thông minh, tài trí và công bằng.
* Kể chuyện 
	- Rèn kĩ năng nói : dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, HS kể lại được toàn bộ câu chuyện Mồ Côi sử kiện - kể tự nhiên, phân biệt lời các nhân vật.
	- Rèn kĩ năng nghe.
II Kỹ năng sống :
	Kỹ năng tư duy, sáng tạo.
	Kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề.
	Kỹ năng lắng nghe tích cực.
III/Đồ dùng GV : Tranh minh hoạ chuyện trong SGK
	 HS : SGK
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài : về quê ngoại
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu )
2. Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm toàn bài
b. HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng đoạn trước lớp
- GV HD HS nghỉ hơi rõ sau các dấu câu
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ chú giải.
* Đọc từng đoạn trong nhóm
* Đọc đồng thanh
3. HD HS tìm hiểu bài
- Câu chuyện có những nhân vật nào ?(Chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi)
- Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì ?(Về tội bác vào quán hít mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền)
- Tìm câu nêu rõ lí lẽ của bác nông dân.(Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả)
- Khi bác nông dân nhận có hít hương thơm của thức ăn trong quán, Mồ Côi phán thế nào ?(Bác nông dân phải bồi thường, đưa 20 đồng để quan toà phân sử)
- Thái độ của bác nông dân thế nào khi nghe lời phán xử ?(Bác dãy nảy lên : Tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đâu mà phải trả tiền)
- Tại sao Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng tiền bạc đủ 10 lần (Xóc 2 đồng bạc 10 lần mới đủ 20 đồng)
- Mồ côi đã nói gì để kết thúc phiên toà ?(ác này đã bồi thường đủ số tiền cho chủ quán. Một bên hít mùi thịt, một bên nghe tiếng bạc thế là công bằng)
- Em hãy thử đặt tên khác cho chuyện
4. Luyện đọc lại
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ
- Dựa theo 4 tranh minh hoạ, kể lại toàn bộ câu chuyện Mồ Côi sử kiện.
2. HD kể toàn bộ câu chuyện theo tranh.
- GV nhận xét
- GV và HS nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất
IV. Củng cố, dặn dò
	- Nêu nội dung chuyện ? ( Ca ngợi chàng Mồ Côi thông minh, xử kiên giỏi, bảo vệ được người lương thiện )
	- GV nhận xét chung tiết học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài
Tự nhiên và xã hội
An toàn khi đi xe đạp
I/ Mục tiêu:
 - Giúp HS hiểu quy định chung khi đi xe đạp:
+ Đi bên phải, đi đúng phần đường dành cho đi xe đạp
+ Không đi vào đường ngược chiều
+ Nêu được các trường hợp đi xe đạp đúng luật và sai luật giao thông
+ Thực hành đi xe đạp đúng quy định
+ Có ý thức tham gia giao thông an toàn
II/ Kỹ năng sống:
Kỹ năng tìm kiếm xử lý thông tin: Quan sát, phân tích, về các tình huống chấp hành đúng quy định khi đi xe đạp.
	Kỹ năng kiên định thực hiện đúng quy định khi tham gia giao thông.
	Kỹ năng làm chủ bản thân : ứng phó với những tình huống không an toàn khi đi xe đạp.	
III/ Đồ dùng dạy học:
	- Hình minh hoạ trong SGK phóng to
	- Giấy A4 cho HS vẽ và phiếu thảo luận
IV/ Hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Làng quê và đô thị khác nhau ở điểm nào?
- Đánh giá, nhận xét 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng 
* Khởi động:
+ Hàng ngày các em đến trường bằng phương tiện gì?
 - Để giúp các em an toàn chúng ta học bài tìm hiểu luật giao thông nói chung và an toàn khi đi xe đạp nói riêng
b) Hoạt động 1: Đi đúng, sai luật giao thông
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4
- Cho HS quan sát tranh và trả lời nội dung
 + H1: Người đi xe máy đi đúng luật giao thông vì đèn xanh, còn ngừơi đi xe máy và em bé đi sai luật giao thông vì sang đường lúc không đèn báo hiệu
 + H2: Ngừơi đi xe đạp sai luật giao thông vì họ đã đi vào đường ngược chiều
 + H3: Người đi xe đạp phía trước là sai luật vì đó là bên trái đường
 + H4: Các bạn HS đi sai luật vì đi trên vỉa hè dành cho người đi bộ
 + H5: Anh thanh niên đi xe đạp là sai luật vì chở hàng cồng kềnh vướng vào người khác dễ gây tai nạn
 + H6: Các bạn HS đi đúng luật hàng một và đi bên tay phải
 + H7: Các bạn sai luật chở 3,lại còn đùa nhau giữa đường, bỏ tay ra khi đi xe đạp
- Đại diện các nhóm đưa ra ý kiến
- Nhận xét các ý kiến của HS, đưa ra đánh giá đúng
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi
- GV giao nhiệm vụ:
 + Đi xe đạp thế nào là đúng luật? Thế nào là sai luật?
HS thảo luận nhóm đôi và đưa ra ý kiến đúng trình bày trước lớp
Đi xe đạp
Đúng luật
Sai luật
- Đi về phía tay phải
- Đi hàng một
- Đi đúng phần đường dành cho xe đạp mình đi
- Không đi vào đường ngược chiều
- Đi vào đường ngược chiều
- Đèo quá số người quy định từ 3 trở lên
- Chở hàng quá cồng kềnh
- Nhận xét, đưa ra ý kiến
c) Hoạt động 2: Trò chơi: “ Em tham gia giao thông”
- GV hướng dẫn trò chơi
Xếp hàng đi theo biển báo mà GV đưa ra: Đèn xanh, đèn đỏ. Từng cặp HS làm động tác quan sát đèn đỏ, xanh và thực hiện:
 + Đèn xanh được qua
 + Đèn đỏ dừng lại
- Bạn quản trò hô, theo dõi, HS sai thì phải hát một bài
- Nhận xét trò chơi
- Cho HS quan sát một số biển báo giao thông
- Gọi HS đọc điều cần biết trong SGK
4. Củng cố, dặn dò:
	- Về nhà tập quan sát biển báo và tự tìm hiểu luật giao thông
	- Thực hiện chấp hành luật giao thông
Thứ ba ngày 13 tháng 12 năm 2011
Toán
Luyện tập
I- Mục tiêu
- Củng cố kỹ năng thực hiện tính giá trị của biểu thức. Xếp hình theo mẫu. So sánh giá trị biểu thức với một số.
- Rèn kỹ năng tính giá trị biểu thức và so sánh số tự nhiên.
- Giáo dục học sinh chăm học.
B- Đồ dùng
GV : Bảng phụ- Phiếu HT
HS : SGK.
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra:
- Nêu quy tắc tính GTBT có dấu ngoặc đơn?
- Nhận xét, cho điểm.
3/ Bài mới:
* Bài 1 / 82
- Nêu yêu cầu BT
- Biểu thức có dạng nào? Cách tính?
- Chấm bài, nhận xét.
84 : ( 4 : 2) = 84 : 2
 = 42
175 - ( 30 + 20) = 175 - 50
 = 125
* Bài 2 / 82
- Tương tự bài 1
- Chữa bài, nhận xét.
( 421 - 200) x 2 = 221 x 2
 = 442
421 - 200 x 2 = 421 - 400
 = 21 
* Bài 3 / 82
- Nêu yêu cầu BT
- Để điền được dấu ta cần làm gì?
- Chấm bài, nhận xét.
( 12 + 11) x 3 > 45
11 +( 52 - 22) = 41
30 < ( 70 + 23) : 3
120 < 484: ( 2 + 2)
* Bài 4: Y/ C HS tự xếp hình.
- Chữa bài.
4/ Củng cố:
- Thi tính nhanh: 3 x ( 6 + 4)
 12 + ( 5 x2)
- Dặn dò: Ôn lại bài 
Chính tả ( Nghe viết )
Vằng trăng quê em 
I. Mục tiêu
+ Rèn kĩ năng viết chính tả : 
	- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng, đẹp đoạn văn Vầng trăng quê em.
	- Làm đúng bài tập điền các tiếng chứa âm, vần dễ lẫn ( d/gi/r hoặc ăc/ăt ) 
II. Đồ dùng GV : Bảng phụ viết ND BT2
	 HS : Vở chính tả, SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ
- Viết 1 số từ chứa tiếng có âm đầu tr/ch.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD HS nghe - viết
a. HD HS chuẩn bị
- GV đọc đoạn văn
- Vầng trăng đang nhô lên được tả đẹp như thế nào ?(Trăng óng ánh trên hàm răng, đậu vào ánh mắt, ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già, thao thức như canh gác trong đêm.)
- Bài chính tả gồm mấy đoạn ?(Bài chính tả tách thành 2 đoạn)
- Chữ đầu mỗi đoạn được viết ntn ?(Chữ đầu mối đoạn viết hoa, lùi vào 1 ô.)
b. GV đọc cho HS viết bài
c. Chấm, chữa bài
- GV chấm bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
3. HD HS làm BT
* Bài tập 2
- Nêu yêu cầu BT2a
- GV nhận xét : 
gì, dẻo, ra, duyên. gì, ríu ran
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
Đạo đức
Biết ơn thương binh, liệt sỹ ( tiết 2 )
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết làm những công việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ
- HS có thái độ tôn trọng biết ơn các thương binh, gia đình liệt sĩ .
II/ Kỹ năng sống : 
	Kỹ năng xác định giá trị về những người đã quên mình vì Tổ quốc.
III/. Đồ dùng dạy học :
- Một số bài hát về chủ đề bài học.
IV/ Các hoạt động dạy học.
1. Bài cũ : Em hiểu thương binh, liệt sĩ kà những người như thế nào? (2HS)
	- HS + GV nhận xét.
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Xem tranh và kể về những người anh hùng.
* Mục tiêu: Giúp HS hiểu rõ hơn về gương chiến đấu, hi sinh của các anh hùng, liệt sĩ thiếu niên.
* Tiến hành :
- GV chia nhóm và phát triển mỗi nhóm 1 tranh.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo yêu cầu câu hỏi
+ Người trong tranh ảnh là ai ?
+ Em biết gì về gương chiến đấu hi sinh của anh hùng, liệt sĩ đó?
+ Hãy hát và đọc một bài thơ về anh hùng, liệt sĩ đó ?
- GV gọi các nhóm trình bày
Đại diện các nhóm trình bày.
Nhóm khác nhận xét.
GV nhận xét, tuyên duơng.
b. Hoạt động 2: Kể lại một số hoạt động đền ơn đáp nghĩa các thương binh, gia đình liệt sĩ ở địa phương.
 ...  sánh như thế nào? ( Nếu hai số có hàng nghìn bằng nhau thì ta SS đến hàng trăm. Số nào có hàng trăm lớn hơn thì lớn hơn.)
- Nếu hai số có hàng trăm bằng nhau ta so sánh như thế nào? ( Nếu hai số có hàng trăm bằng nhau thì ta SS đến hàng chục. Số nào có hàng chục lớn hơn thì lớn hơn.)
- Nếu hai số có hàng chục bằng nhau ta so sánh như thế nào ( Nếu hai số có hàng chục bằng nhau thì ta SS đến hàng đơn vị. Số nào có hàng đơn vị lớn hơn thì lớn hơn. )
- Nếu hai số có các hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị bằng nhau thì sao? ( Nếu hai số có hàng nghìn , hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.)
b) HĐ 2: Luyện tập.
* Bài 1:- đọc đề?
- Nêu cách SS só có 4 chữ số?
- Gọi 2 HS làm trên bảng?
- Lớp làm Phiếu HT
1942 > 998 	9650 < 9651
1999 6951
6742 > 6722 	6591 = 6591
- Chấm bài, nhận xét.
* Bài 2:
- Đọc đề?
- Muốn SS được hai số ta cần làm gì? ( Đổi các số đo về cùng đơn vị đo độ dài hoặc thời gian. )
- Cách so sánh? ( SS như SS số tự nhiên rồi viết thêm đơn vị đo độ dài hoặc TG )
- Gọi 2 HS làm trên bảng?
- Chấm bài, nhận xét
1 km > 985m 60phút = 1 giờ
600cm = 6m 50phút < 1 giờ
797mm 1 giờ
* Bài 3: - BT yêu cầu gì?
- Muốn tìm được số lớn nhất, bé nhất ta làm ntn?
- Gọi 2 HS làm trên bảng
- Chữa bài, nhận xét.
a) Số lớn nhất là: 4753
b) Số nhỏ nhất là: 6091
4/ Củng cố:
- Muốn SS các số có 4 chữ số ta làm ntn?
- Dặn dò: Ôn lại bài
Thứ năm ngày 5 tháng 1 năm 2012
Toán
Luyện tập
I- Mục tiêu
- Củng cố về SS các số có bốn chữ số, về thứ tự các ố có 4 chữ số, trung điểm của đoạn thẳng.
- Rèn KN SS số có 4 chữ số và XĐ trung điểm của đoạn thẳng.
- GD HS chăm học toán.
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Tổ chức:
2/ Kiểm tra:
- Nêu quy tắc SS số có 4 chữ số?
- Nhận xét, cho điểm.
3/ Luyện tập.
* Bài 1: 
- BT yêu cầu gì?
- Muốn điền dấu đúng ta làm ntn?
- Gọi 2 HS làm trên bảng, mỗi HS làm 1 cột.
- Chữa bài, nhận xét.
7766 < 7676 	 1000g = 1kg
9102 < 9120 	 950g < 1kg
5005 > 4905 	 1km < 1200m
* Bài 2:
- Đọc đề?
- Muốn xếp được các số theo thứ tự đó ta cần làm gì?
- Chấm bài, nhận xét
a) 4082; 4208; 4280; 4808
b) 4808; 4280; 4208; 4082.
* Bài 3: 
- BT có mấy yêu cầu? Đó là những yêu cầu nào?
- Thi viết nhóm đôi
- Gọi 2 HS thi trên bảng.
- Chữa bài, nhận xét.
+ Số bé nhất có 3 chữ số là : 100
+ Số lớn nhất có 3 chữ số là : 999
+ Số bé nhất có 4 chữ số là : 1000
+ Số lớn nhất có 4 chữ số là : 9999
* Bài 4: 
- BT yêu cầu gì?
- Nêu cách xác định trung điểm của đoạn thẳng?
- Gọi 2 HS làm trên bảng
- Chữa bài, nhận xét
+ Trung điểm của đoạn thẳng AB ứng với số 300.
+ Trung điểm của đoạn thẳng CD ứng với số 200.
4/ Củng cố:
- Nêu cách SS số có 4 chữ số?
- Cách XĐ trung điểm của đoạn thẳng.
- Dặn dò: Ôn lại bài.
Luyện từ và câu
Từ ngữ về tổ quốc. dấu phẩy
I. Mục tiêu
	- Mở rộng vốn từ về tổ quốc.
	- Luyện tập về dấu phẩy ( ngăn cách bộ phận trạng ngữ chỉ thời gian với phần còn lại của câu, bổ sung cho ý kiến của HS.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ
- Nhân hoá là gì ?
- Nêu ví dụ những con vật được nhân hoá trong bài " Anh Đom Đóm "
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu )
2. HD HS làm bài tập
* Bài tập 1 / 17
- Nêu yêu cầu BT
- HS làm bài .
- GV nhận xét. và chốt baì 
+ Những từ cùng nghĩa với tổ quốc : đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn.
+ Những từ cùng nghĩa với bảo vệ : giữ gìn, gìn giữ.
+ Những từ cùng nghĩa với xây dựng : dựng xây, kiến thiết.
* Bài tập 2 / 17
- Nêu yêu cầu BT
- GV gợi ý : 1 số anh hùng : Lê Lợi, Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh, 
- GV nhận xét
* Bài tập 3 / 17
- Nêu yêu cầu BT
- GV nhận xét
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV biểu dương những HS học tốt.
	- Nhận xét chung tiết học.
Chính tả
Trên đường mòn hồ chí minh
I. Mục tiêu
+ Rèn kĩ năng viết chính tả :
	- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp 1 đoạn trong bài Trên đường mòn Hồ Chí Minh.
	- Làm đúng bài tập phân biệt và điền vào chỗ trống các âm đầu hoặc vần dễ lẫn 
(s/x, uôt/uôc) Đặt đúng câu với các từ ghi tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn s/x, uôt/uôc.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ
- GV đọc : sấm, sét, xe sợi, chia sẻ.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. HD HS nghe - viết.
a. HD HS chuẩn bị
- GV đọc đoạn văn viết chính tả.
- Đoạn văn nói lên điều gì ? ( Nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc.)
b. GV đọc bài. HS nghe, viết bài
c. Chấm, chữa bài
- GV chấm bài
- Nhận xét bài viết của HS.
3. HD HS làm BT chính tả.
* Bài tập 2 (a)/ 19
- Nêu yêu cầu BT
- GV nhận xét.
- Lời giải : sáng suốt, xao xuyến, sóng sánh, xanh xao.
* Bài tập 3 / 20
- Nêu yêu cầu BT
- GV nhận xét
- Lời giải :
+ Ông em đã già nhưng vẫn sáng suốt.
+ Lòng em xao xuyến trong giờ phút chia tay các bạn.
+ Thùng nước sóng sánh theo từng bước chân của mẹ.
	+ Bác em bị ốm nên da mặt xanh xao.
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét chung tiết học.
	- Dặn HS về nhà ôn bài.
Thứ sáu ngày 6 tháng 1 năm 2012
Tự nhiên và xã hội
Thực vật
I-Mục tiêu: 
+ Sau bài học , học sinh biết:
- Nêu được những đặc điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh.
- Nhận ra sự đa dạng của thực vật tronng tự nhiên
- Vẽ và tô mầu 1 số cây.
II/ Kỹ năng sống : 
-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh tìm đặc điểm giống và khác nhau của các loại cây.
-Kĩ năng hợp tác: Làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
III- Đồ dùng dạy học:
-Thầy: Giấy A4, hình trong sách trang 76,77,các cây ở sân trường
- Trò: Bút mầu,hồ dán.
III- Hoạt động dạy và học:
1.Tổ chức.
2.Kiểm tra:
- Kể tên các bài đã học về chủ đề xã hội?
- Nhận xét:
3.Bài mới:
Hoạt động1: QS theo nhóm ngoài trời.
*Mục tiêu:Nêu được những điểm giống và khác nhau của cây cối xung quanh.
Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên.
*Cách tiến hành:
 Bước 1:Tổ chức, hướng dẫn.
+ Chia nhóm
+ HD học sinh QS
+ Giao việc
- Bước 2: QS theo nhóm ngoài trời.
+ Các nhóm thực hành theo yêu cầu của GV
-Bước 3: Các nhóm báo cáo kết quả
-Nhận xét, bổ xung.
*Kết luận: Xung quanh ta có rất nhiều cây cối. chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ,thân , lá, hoa, quả.
- QS tranh SGK kể tên các cây có trong sách?
Hình 1: Cây khế.
- Hình 2: Cây vạn tuế
- Hình 3: Cây kơ- nia.
- Hình 4: Cây lúa ruộng bậc thang.
- Hình 5: Cây hoa hồng
- Hình 6: Cây súng.
- Kể tên 1 số cây khác mà em biết?
Hoạt động 2:Làm việc cá nhân
*Mục tiêu: Biết vẽ và tô mầu 1 số cây.
*Cách tiến hành:
-Bước1: Giao việc: vẽ 1 cây mà em quan sát được.
-Bước 2: HS thực hành theo yêu cầu của GV
-Bước 3:Trưng bày.
- Nhận xét
4.Hoạt động nối tiếp:
* Củng cố:
-Nêu đặc điểm giống và khác nhau của cây cối?
- Nêu ích lợi của cây cối?
* Dặn dò:
- Nhắc nhở h/s công việc về nhà
- VN: học bài.
Toán
Phép cộng trong phạm vi 10 000
A- Mục tiêu
- HS biết cáh thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10 000. Vận dụng để giải các bài toán có lời văn.
- Rèn KN tính tính và giải toán cho HS.
- GD tính cẩn thận cho HS.
B- Đồ dùng
GV : Phiếu HT- Bảng phụ
HS : SGK
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu
1/ Tổ chức:
2/ Bài mới:
a) HĐ 1: HD cách thực hiện phép cộng 3526 + 2759.
- Ghi bảng : 3526 + 2759 = ?
- Nêu cách đặt tính?
- Bắt đầu cộng từ đâu? 
- HS nêu như SGK 3526
 +
 2759
 6285
- Vậy 3526 + 2759 = 6285
- Nêu từng bước cộng?
b) HĐ 2: Thực hành.
* Bài 1: - BT yêu cầu gì?
- Gọi 4 HS làm trên bảng
- Nhận xét, chữa bài.( 6829; 9261; 7075;9043)
* Bài 2
 - BT yêu cầu mấy việc?
- Nêu cách đặt tính? Thứ tự thực hiện?
- Chấm bài, nhận xét.
2634 1825 5716 707
+ + + +
4848 455 1749 5857
7482 2280 7465 6564
* Bài 3:
- Đọc đề?
- BT cho biết gì? hỏi gì?
- Muốn biết cả hai đội trồng bao nhiêu cây ta làm ntn?
- Gọi 1 HS tóm tắt và giải trên bảng.
- Chấm bài, nhận xét.
Bài giải
Số cây cả hai đội trồng được là:
3680 + 4220 = 7900( câ)
 Đáp số: 7900 cây
* Bài 4: - BT yêu cầu gì?
- Gọi HS nêu miệng
- Nhận xét, cho điểm.
+ Trung điểm của cạnhAB là điểm M.
+ Trung điểm của cạnhBC là điểm N.
+ Trung điểm của cạnh CD là điểm P.
+ Trung điểm của cạnh DA là điểm Q.
3/ Củng cố:
- Nêu cách cộng số có 4 chữ số?
- Dặn dò: Ôn lại bài.
Tập làm văn
Báo cáo hoạt động
I. Mục tiêu
	- Rèn kĩ năng nói : Biết báo cáo trước các bạn về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua, lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin.
	- Rèn kĩ năng viết : Biết viết báo cáo ngắn gọn, rõ ràng gửi cô giáo ( thầy giáo ) theo mẫu đã cho.
II. Đồ dùng GV : Mẫu báo cáo để khoảng trống điền nội dung.
	 HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ
- Kể lại chuyện : Chàng trai làng Phù ủng.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu )
2. HD HS làm bài tập
* Bài tập 1
- Nêu yêu cầu BT : + Dựa theo bài tập đọc Báo cáo kết quả tháng thi đua " Noi gương chú bộ đội " hãy báo cáo kết quả học tập, lao động của tổ em trong tháng qua.
- Cả lớp đọc thầm lại bài Báo Báo cáo kết quả tháng thi đua " Noi gương chú bộ đội"
- HS làm việc theo tổ, các thành viên trong tổ trao đổi, lần lượt từng HS đóng vai tổ trưởng báo cáo
- Nhận xét – GV chốt bài 
* Bài tập 2
- Nêu yêu cầu bài tập
- GV phát bản phô tô cho từng HS
- Từng HS tưởng tượng mình là tổ trưởng viết báo cáo
- Một số HS đọc báo cáo
- GV và HS nhận xét
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài.
Thủ công
Ôn tập chương II : cắt dán chữ đơn giản ( Tiết 2 )
I. Mục tiêu: 
 - Giúp HS: Tiếp tục hoàn thành cắt, dán các chữ cái đã học.
II. Hoạt động dạy và học:
 1. GV nêu yêu cầu:
 2. HS tiếp tục cắt, dán chữ cái.
 Gv theo doĩ, hướng dẫn thêm cho HS: Hướng dẫn, gợi ý kỹ hơn cho những HS còn lúng túng.
 3. Đánh giá sản phẩm: 
 Theo 2 mức độ: + Hoàn thành (A) và hoàn thành tốt (A+).
 + Chưa hoàn thành (B).
 4. Nhận xét dặn dò:
- Gv nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kỷ năng kẻ, cắt, dán chữ của HS.
- Dặn chuẩn bị cho giờ sau: Đan nong mốt.
 Sinh hoạt lớp
I. Nhận xét các hoạt động trong tuần 20.
- Mọi hoạt động đều tiến hành nghiêm túc.
- Thực hiện chương trình tuần 2 học kì II 
- HS đi học đều , không chậm giờ.
* Tồn tại : Một số HS còn hay nói chuyện riêng trong giờ học.
II.Kế hoạch tuần 21.
 Tiếp tục thực hiện tốt các nội qui của nhà trường đề ra.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 3 THANG 12.doc