Giáo án Lớp 3 - Tuần 17 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Kiều Ninh

Giáo án Lớp 3 - Tuần 17 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Kiều Ninh

I/ Mục đích, yêu cầu:

1.Tập đọc:- Đọc đúng: quê nọ, nông dân, rán, cơm nắm, giãy nảy, lạch cạch, Đọc đúng trôi chảy toàn bài. Hiểu nghĩa các từ: công đường, giãy nảy, ấm ức Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện

-Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt các câu kể với lời nhân vật.

- Học tập Mồ Côi, biết bảo vệ sự công bằng cho những người nông dân thật thà, đả kích thói tham lam.

2. Kể chuyện:

- Dựa vào tranh minh hoạ kể lại được toàn bộ câu chuyện.

-Kể lại câu chuyện tự nhiên. Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.

II/ Đồ dùng dạy- học:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc (SGK)

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

III/ Hoạt động dạy- học:

1/.Kiểm tra bài cũ:

Gọi 2 HS lên đọc thuộc bài Về quê ngoại và trả lời câu hỏi:

- Bạn nhỏ thấy quê ngoại có gì lạ?

- Chuyến về thăm quê đã làm bạn nhỏ có gì thay đổi?

 

doc 19 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1009Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 17 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Kiều Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 17 
 Ngµy so¹n: 7/12/2009
 Ngµy d¹y:Thø hai ngµy 14 th¸ng 12 n¨m 2009 
TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN
MỒ CÔI XỬ KIỆN
I/ Mục đích, yêu cầu:
1.Tập đọc:- Đọc đúng: quê nọ, nông dân, rán, cơm nắm, giãy nảy, lạch cạch, Đọc đúng trôi chảy toàn bài. Hiểu nghĩa các từ: công đường, giãy nảy, ấm ức Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện
-Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Biết đọc phân biệt các câu kể với lời nhân vật.
- Học tập Mồ Côi, biết bảo vệ sự công bằng cho những người nông dân thật thà, đả kích thói tham lam.
2. Kể chuyện:
- Dựa vào tranh minh hoạ kể lại được toàn bộ câu chuyện.
-Kể lại câu chuyện tự nhiên. Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
II/ Đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc (SGK)
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. 
III/ Hoạt động dạy- học:
1/.Kiểm tra bài cũ: 
Gọi 2 HS lên đọc thuộc bài Về quê ngoại và trả lời câu hỏi:
Bạn nhỏ thấy quê ngoại có gì lạ?
 Chuyến về thăm quê đã làm bạn nhỏ có gì thay đổi? 
2/.Dạy- học bài mới: 
Giới thiệu bài
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Luyện đọc
- GV nêu cách đọc, đọc mẫu. 
 -Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
-Đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó;
-Đọc đoạn theo nhóm.
 Thi đọc giữa các nhóm. 
-1 HS đọc cả bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- GV gọi 1 HS đọc đoạn 1.
H: Câu chuyện có những nhân vật nào ?
H:Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì?
-GV: Vụ án thật khó xử.
-Y/c HS đọc đoạn 2.
H:Bác nông dân đưa ra lí lẽ như thế nào khi tên chủ quán đòi tiền?
H: Chàng Mồ Côi phán quyết thế nào khi bác nông dân thừa nhận là mình đã hít mùi thơm của thức ăn trong quán?
- Thái độ của bác nông dân như thế nào khi nghe
lời phán xử? 
H: Tại sao Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần?
- Vì sao tên chủ quán không được cầm 20 đồng của bác nông dân mà vẫn phải tâm phục, khẩu phục?
- Như vậy nhờ sự thông minh, tài trí chàng Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà.
H:Em hãy thử đặt một tên khác cho truyện.
Nội dung: Ca ngợi chàng Mồ Côi thông minh, xử kiện giỏi bảo vệ được người lương thiện.
 Tiết 2
Hoạt động 3: Luyện đọc lại bài
- GV đọc mẫu một đoạn.
- Chia nhóm yêu cầu HS luyện đọc phân vai trong nhóm.
- Gọi 2 nhóm lên đọc phân vai trước lớp .
-NX, bình chọn.
Hoạt động 4: Kể chuyện
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Gọi HS kể mẫu nội dung tranh 1. 
- Yêu cầu HS tập kể.
-Thi kể từng đoạn, cả bài.
-Tuyên dương HS kể tốải
 3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- HS nghe, 1 HS đọc bài+ chú giải.
-HS đọc nối tiếp câu, luyện phát âm.
-3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn
-HS đọc, chỉnh sửa cho nhau.
 HS thi đọc, NX- bình chọn.
-1 HS đọc cả bài, cả lớp cùng theo dõi SGK.
-HS đọc, tìm hiểu bài.
- Mồ Côi, bác nông dân và chủ quán.
- đã vào quán ngửi hết mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà lại không trả tiền. 
- “Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả.” 
- Chàng yêu cầu bác phải trả đủ 20 đồng cho chủ quán.
- Bác nông dân giãy nảy lên khi nghe Mồ Côi yêu cầu bác trả 20 đồng.
- bác chỉ có 2 đồng nên phải xóc 10 lần thì mới thành 20 đồng.
- Vì Mồ Côi đưa ra lí le õmột bên “hít mùi thơm”, một bên “nghe tiếng bạc”, thế là công bằng.
- Vị quan toà thông minh.Phiên toà đặc biệt
- Theo dõi đọc mẫu.
- Chia thành 4 nhóm, luyện đọc phân vai trong nhóm.
- 2 nhóm (mỗi nhóm 3 em) thi đọc phân vai trước lớp .
-2 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét:
- Kể chuyện theo cặp
- HS thi kể, cả lớp theo dõi và nhận xét.
TOÁN
TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC (TIẾP)
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
Biết thực hiện tính giá trị của biểu thức đơn giản có dấu ngoặc.
HS thực hiện tương đối thành thạo các biểu thức đơn giản có chứa dấu ngoặc đơn.
Có ý thức cẩn thận, chính xác trong làm bài. 
II/ Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu
II/ Hoạt động dạy- học:
1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập sau :
Tính giá trị của biểu thức:
32 – 9 : 3 ; 56 + 32 : 8 ; 75 – 6 x 8 
2/ Dạy – học bài mới: Giới thiệu bài.
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài.
- Viết lên bảng hai biểu thức (30 + 5) : 5=
 3 x(20-10) =
- Y/c HS thảo luận nhóm:NX 2 VD, cách tính.
- Yêu cầu HS tìm điểm khác nhau giữa 2 biểu thức.
-HS làm ra bảng con, 2 HS lên bảng.(NX, sửa)
H: Dựa vào 2 ví dụ, em rút ra ghi nhớ.
*“Khi tính giá trị của biểu thức có chứa dấu ngoặc thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc.”
Hoạt động 2: Luyện tập thực hành
Bài 1: Gọi HS nêu y/c.
-2 HS lên bảng, lớp làm bảng con.(NX, chữa bài)
Bài 2: Gọi HS nêu y/c.
-Chia 2 dãy, mỗi dãy làm 1 phần vào vở.( GV và HS nhận xét, chữa bài)
Bài 3: Gọi 1 HS đọc, phân tích đề bài.
-1HS lên tóm tắt, nêu hướng giải và giải.Lớp giải vào vở.
-GV gợi ý cách 2.
Cách 2: Bài giải
Số ngăn sách cả hai tủ có là:
4 x 2 = 8 (ngăn)
Số sách mỗi ngăn có lá:
240 : 8 = 30(quyển)
 Đáp số: 30 quyển sách.
3.Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về phép chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số.
- Nhận xét tiết học.
-HS đọc lại VD.
- đều có dấu ngoặc đơn, thực hiện phép tính trong ngoặc đơn trước.
 (30 + 5) : 5 = 35 : 5 3 x(20-10) = 3 x 10
 = 7 = 30
- HS nhắc lại.
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức.
25-(20-10)= 125+(13+7)=
80-(30+25)= 416-(25-11)=
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức.
Bài 3: Tóm tắt.
Có 2 tủ( 1tủ: 4 ngăn) : 240 quyển sách
 1 ngăn :  quyển sách?
Cách 1: Bài giải
Mỗi chiếc tủ có số sách là:
240 : 2 = 120(quyển)
Mỗi ngăn có số sách là:
120 : 4 = 30(quyển)
 Đáp số : 30 quyển
 ____________________________
ĐẠO ĐỨC
BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ(tiết2)
I/ Mục tiêu: - HS biết thêm về các tấm gương chiến đấu, hi sinh của các anh hùng liệt sĩ thiếu niên .Biết điều tra tìm hiểu về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương .	
-HS biết làm những công việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
- HS có thái độ tôn trọng, biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
II/ Tài liệu và phương tiện:
- Vở bài tập Đạo đức 3 (nếu có).
- Một số bài hát về chủ đề bài học
II/ Hoạt động dạy học:
Khởi động : HS hát tập tập thể bài hát Em nhớ các anh , nhạc và lời của Trần Ngọc Thành.
 Giáo viên
Hoạt động 1: Xem tranh
-GV chia lớp thành 5 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tranh( ảnh).Y/c HS thảo luận.
+Người trong tranh (ảnh) là ai?
+Em biết gì về tấm gương chiến đấu của người anh hùng,liệt sĩ đó ?
+Hãy hát hoặc đọc 1bài thơ về người liệt sĩ đó?
GVkết luận: tắt tóm lại gương chiến đấu,hi sinh của, liệt sĩ đó,nhắc nhở hs học tập.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu thực tế 
- GV chia nhóm cho các nhóm thảo luận về các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương...
-Khen các hs tích cực ủng hộ ,tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa ở địa phương.
Hoạt động 3: Múa, hát, đọc thơ,k/cvề chủ đề bài học.
-Tổ chức trò chơi giữa 2 dãy( NX, bình chọn dãy thắng cuộc)
*Kết luận:TB LS là người đã hi sinh sương máu vì Tổ quốc. Chúng ta cần ghi nhớ và đền đáp công ơn to lớn đó bằng những việc làm thiết thực của mình.
3/ Củng cố dặn dò:
HS về nhà sưu tầm các truyện , thơ,  về các anh hùng, liệt sĩ, gương giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ.
 Học sinh
-HS thảo luận+ QS tranh. Sau cử đại diện lên trình bày.
-VD: Kim Đồng tên là Nông Văn Dền, là 1 liên lạc dũng cảm, gan dạ, hi sinh lúc 15 tuổi
-Bài thơ Anh Kim Đồng, bài hát Kim Đồng, Biết ơn chị Võ Thị Sáu,
-VD: Xây tặng nhà tình nghĩa, động viên thăm hỏi, tặng quà vào ngày 27-7.Thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ; xây đài tưởng niệm; nhận phụng dưỡng mẹ VN anh hùng, miễn –giảm các khoản đóng góp.
-VD: Bài hát Màu áo chú bộ đội,Cháu yêu chú thương binh, Nguyễn Bá Ngọc cảm.
-Thơ: Võ Thị Sáu, Chú bé liên lạc,
Thø ba ngµy 15 th¸ng 12 n¨m 2009
TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
Kĩ năng thực hiện tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc.
Aùp dụng tính giá trị của biể thức vào việc điền dấu >, <, =. Xếp hình theo mẫu.
II/ Chuẩn bị:
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng :Tính giá trị của biểu thức:
15 x ( 30 – 12) ; 24 : (3 x 2) ; (26 + 16) : 4
2/ Dạy- học bài mới: Giới thiệu bài
Giáo viên
Học sinh
 Hoạt động 1:. «n tính giá trị của biểu thức.
Bài 1: Gọi HS nêu y/c bài
-2HS lên bảng, lớp làm bảng con.(NX, chữa bài, củng cố bài.)
Bài 2:Gọi HS nêu y/c.
- Chia 2 dãy, mỗi dãy làm 2 phần. Sau lên thi tiếp sức.
H: So sánh giá trị của biểu thức (421 – 200) x 2 với biểu thức 421 – 200 x 2.
Hoạt động 2: Oân so sánh biểu thức số-Xếp hình.
Bài 3: Gọi HS nêu y/c.
- Yêu cầu HS làm vào vở, 2HS lên bảng.(GV chấm 1 số bài, NX, chữa bài)
Bài 4: Gọi HS nêu y/c.
- Tổ chức cho HS thi xếp hình theo nhóm. GV nhận xét tuyên dương nhóm thắng cuộc.
3/ Củng cố dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về tính giá trị của biểu thức.
- Nhận xét tiết học.
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức.
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức.
-giá trị khác nhau vì có dấu ngoặc đơn.
Bài 3: Điền >, <, =?
11 + ( ... ịa phương nơi đang sống để kể về những hoạt động nông nghiệp, công nghiệp,  mà em biết.
Bước 2: Từng nhóm dán tranh, ảnh về các hoạt động mà các em đã sưu tầm được theo cách trình bày của tùng nhóm, GV có thể cho các nhóm bình luận chéo nhau. 
Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân.
Từng em vẽ sơ đồ và giới thiệu về gia đình của mình.
Khi HS giới thiệu, GV theo dõi và nhận xét xem HS vẽ và giới thiệu có đúng không để làm căn cứ đánh giá HS.
Lưu ý: Đánh giá kết quả học tập của HS
 Căn cứ vào hướng dẫn đánh giá, GV có thể theo dõi và nhận xét về kết quả học tập của HS, về những nội dung đã học ở HKI để khẳng định việc đánh giá HS cuối HK đảm bảo chính xác.
 Thø s¸u ngµy 18th¸ng 12 n¨m 2009
TẬP LÀM VĂN.
VIẾT VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN.
I/ Mục đích, yêu cầu:
-Dựa vào nội dung bài tập làm văn ở tuần 16, HS viết được một bức thư ngắn khoảng 10 câu kể cho bạn nghe về thành thị hoặc nông thôn. 
- Trình bày đúng hình thức bức thư như bài tập đọc Thư gửi bà. Viết thành câu, dùng từ đúng .
- Có ý thức tôn trọng bạn bè thể hiện qua nội dung và hình thức chữ viết của bức thư.
II/ Đồ dùng- học:
- Mẫu trình bày của một bức thư.
III/ Hoạt động dạy – học:
1/ Kiểm tra bài cũ:
Gọi 1 HS lên bảng Kể lại câu chuyện Kéo cây lúa lên, Kiểm tra bài viết về thành thị hoặc nông thôn của tiết trước giao về nhà.
2/ Dạy – học bài mới: Giới thiệu bài
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết thư
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu của bài.
- Em cần viết thư cho ai?
- Em viết thư để kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.
- Hướng dẫn: Mục đích chính viết thư là để kể cho bạn về những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn nhưng cần viết đúng hình thức bức thư và cần hỏi thăm tình hình của bạn, tuy nhiên những nội dung này cần ngắn gọn, chân thành.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách trình bày một bức thư. GV treo bảng phụ có viết sẵn hình thức viết một bức thư và cho HS yếu đọc.
- Gọi 1 HS làm miệng trước lớp.
Hoạt động 2:Viết
- Yêu cầu HS cả lớp viết thư.
- Gọi 5 HS đọc bài trước lớp.
- Nhận xét và chấm điểm HS.
3/ Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành bức thư và chuẩn bị ôn tập cuối HKI.
- 2 HS đọc yêu cầu của bài.
- Viết thư cho bạn.
- Nghe GV hướng dẫn cách làm bài.
- 1 HS nêu, cả lớp theo dõi và bổ sung.
- 1 HS khá trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét bài của bạn.
- Thực hành viết thư.
- 5 HS đọc thư của mình, cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến cho thư của từng bạn.
CHÍNH TẢ. (NGHE- VIẾT)
ÂM THANH THÀNH PHỐ
I/ Mục đích, yêu cầu.
-Nghe – viết chính xác đoạn cuối bài Aâm thanh thành phố. Viết đúng tên người nước ngoài và các tên riêng: Cẩm Phả, Hà Nội, Bét- tô – ven,  
- Làm đúng các bài tập chính tả tìm từ chứa tiếng có vần ui/uôi, chứa tiếng bắt đầu bằng d/gi/r hoặc vần ăc/ăt theo nghĩa đã cho.
- Có ý thức giữ gìn vở sạch, viết chữ đẹp.
II/ Đồ dùng dạy – học:
 Viết sẵn nội dung bài tập trên bảng lớp, bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy – học:
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con:
dịu dàng, giản dị, gióng giả, rộn ràng, ríu rít, chặt gà..
 2/ Dạy - học bài mới: Giới thiệu bài
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1:Hướng dẫn viết chính tả
- GV đọc đoạn văn một lượt.
H :Khi nghe bản nhạc Aùnh trăng của Bét- tô- ven anh Hải có cảm giác như thế nào?
-Y/c HS thảo luận nhóm, tìm hiểu về:
H:Đoạn văn có mấy câu?
H:Những chữ như thế nào phải viết hoa ? 
H: Nêu chữ ghi từ khó viết.
-GV ghi nhanh chữ ghi từ khó, nhấn mạnh cách viết, y/c HS tập viết chữ ghi từ khó.
 - Yêu cầu HS đọc các từ vừa tìm được.
 * Viết chính tả.: GV đọc chính tả.
-GV đọc cho HS soát bài.
- Chấm bài: GV chấm 1 số bài, NX, đánh giá.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Phát giấy và bút cho HS.Yêu cầu HS tự làm.
- Gọi 2 nhóm đọc bài làm, các nhóm khác bổ sung. Bài 3: Gọi HS nêu y/c.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi hỏi –đáp để làm bài.
3/ Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- Dặn HS về nhà học thuộc các câu thơ, ca dao ở bài tập 2.
- Theo dõi GV đọc: HS đọc lại đoạn văn. 
- Anh Hải có cảm giác dễ chịu và đầu óc bớt căng thẳng.
- Đoạn văn có 3 câu.
- Các chữ đầu câu, tên riêng.
- 2 HS lên bảng, lớp viết bảng con.
- Nghe GV đọc và viết bài.
- Soát lỗi bằng bút chì.Đổi vở soát, chữa lỗi.
Bài 2: Tìm 5 từ có vần ui/ uôi.
+ ui : củi, cặm cụi, dụi mắt, dùi cui, búi hành, + uôi : chuối, buổi sáng, cuối cùng, 
Bài 3: Tìm từ chứa tiếng có r/d/gi
-Lời giải: giống, ra, dạy.
- Lời giải: bắt- ngắt- đặc
TOÁN
HÌNH VUÔNG
I/ Mục tiêu:
- Nhận dạng hình vuông qua đặc điểm về cạnh, góc của nó( có 4 góc vuông và có 4 cạnh bằng nhau.)
- Biết vẽ hình vuông trên giấy có ô vuông.
II/ Hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập:Đặt tính và tính: 
357 + 218 ; 629 + 192 ; 752 + 198 
2/ Dạy- học bài mới:
 Giới thiệu bài.
Giáo viên
Hoạt động 1: Giới thiệu hình vuông.
- Vẽ lên bảng 1 hình vuông, 1 hình tròn, 1 hình chữ nhật, 1 hình tam giác.
- Yêu cầu HS đoán về góc ở các đỉnh của hình vuông. Theo em các góc ở các đỉnh của hình vuông là góc như thế nào?
- Yêu cầu HS dùng ê ke kiểm tra kết quả ước lượng góc sau đó đưa ra kết luận: Hình vuông có 4 góc ở 4 đỉnh đều là góc vuông.
- Yêu cầu HS ước lượng và so sánh độ dài các cạnh của hình vuông, sau đó dùng thước đo để kiểm tra lại.
- Kết luận: Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau.
- Yêu cầu HS suy nghĩ, liên hệ để tìm các vật trong thực tế có dạng hình vuông.
- Yêu cầu HS tìm điểm giống nhau và khác nhau của hình vuông và hình chữ nhật.
Hoạt động 2: Luyện tập – thực hành.
Bài 1. Gọi HS nêu y/c.
- HS dùng ê ke để kiểm tra từng hình, sau đó báo cáo kết quả:
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2. Gọi HS nêu y/c.
- Yêu cầu HS nêu lại cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước, sau đó làm bài, viết kết quả vào vở.
Bài 3. Gọi HS nêu y/c.
- HS kẻ bằng chì vào SGK, 2HS lên bảng (NX, chữa bài)
Bài 4.
- Yêu cầu HS vẽ hình như SGK vào vở ô li. 
- GV chấm 1 số bài.(Chữa bài)
3/ Củng cố dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm các hình đã học.
- Nhận xét tiết học.
Học sinh
- HS tìm và gọi tên hình vuông tròn các hình vẽ giáo viên đưa ra.
- Các góc ở các đỉnh của hình vuông đều làgóc vuông.
- HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh.
- Độ dài 4 cạnh của một hình vuông là bằng nhau.
- HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh.
- Chiếc khăn mùi xoa, viên gạch hoa lát nền nhà.
- Giống nhau: Hình vuông và hình chữ nhật đều có 4 góc ở đỉnh là góc vuông.
- Khác nhau: Hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau còn hình vuông có 4 cạnh bằng nhau.
Bài 1: Hình nào là hình vuông?
+ Hình EGHI là hình vuông vì hình này có 4 góc vuông, 4 cạnh của hình bằng nhau.
 Bài 2: Đo và cho biết độ dài cạnh của mỗi hình vuông:
+ Hình ABCD có độ dài các cạnh là 3cm.
+ Hình MNPQ có độ dài các cạnh là 4cm.
Bài 3: Kẻ 1 đường thẳng để được hình vuông.
-HS đếm số ô cạnh ngắn, đếm sang cạnh dài- kẻ.
Bài 4: Vẽ theo mẫu.
	___________________________________
THỦ CÔNG
CẮT DÁN CHỮ VUI VẺ (Tiết 1)
I/ Mục tiêu:
- HS biết cách kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ
-Kẻ cắt dán được chữ VUI VẺ đúng quy trình kĩ thuật.
- HS thích cắt, dán chữ.
II/ Chuẩn bị:Mẫu chữ VUI VẺ Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ VUI VẺ.
Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, Kéo thủ công, hồ dán. 
III/ Hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng của HS.
 Nhận xét
2. Dạy học bài mới: Giới thiệu bài
 Giáo viên
 Học sinh
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét.
- GV giới thiệu mẫu chữ VUI VẺ để HS quan sát và nêu tên các chữ cái trong chữ mẫu. 
H: Nhận xét về khoảng cách giữa các chữ trong chữ mẫu?
- Gọi HS nhắc lại cách kẻ, cắt các chữ V, U, E. I.
- GV nhận xét và củng cố cách kẻ, cắt chữ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu
Bước 1: Kẻ cắt các chữ cái của chữ VUI VẺ và dấu hỏi.
- Kích thước, cách kẻ, cắt các chữ V, U, E, I giống như đã học ở các bài trước.
- Cắt dấu hỏi: kẻ dấu hỏi trong 1 ô vuông như hình 2a. cắt theo đường kẻ, bỏ phần gạch chéo, lật sang mặt màu được dấu hỏi.
 Bước 2:Dán thành chữ VUI VẺ.
- Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp các chữ đã cắt được trên đường chuẩn như sau: Giữa các chữ cái cách nhau một ô; giữa chữ VUI và chữ VẺ cách nhau 2 ô. Dấu hỏi dán phía trên chữ E.
- Bôi hồ vào mặt kẻ ô của từng chữ và dán vào các vị trí đã ướm. Dán các chữ cái trước, dán dấu hỏi sau.
- Đặt tờ giấy nháp lên trên các chữ vừa dán, miết nhẹ cho các chữ dính phẳng vào vở.
- GV tổ chức cho HS tập kẻ, cắt các chữ cái và dấu hỏi của chữ VUI VẺ.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS giờ học sau mang giấy thủ công, kéo, hồ dán, bút chì, thước kẻ để thực hành kẻ, cắt dán chữ VUI VẺ.
- Quan sát mẫu và nhận xét.
- 2 chữ V, 1 chữ U, 1 chữ E, 1 chữ I
-Cách đều nhau 1 ô.
-HS nêu (Lớp NX)
-HS theo dõi GV làm mẫu và
 thực hiện theo trên giấy nháp.
-Bôi hồ và và dán sản phẩm
 như hướng dẫn.
-HS tập kẻ, cắt, dán chữ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 17(10).doc