Giáo án Lớp 3 - Tuần 18 (Buổi chiều) - Trần Thị Tuyết

Giáo án Lớp 3 - Tuần 18 (Buổi chiều) - Trần Thị Tuyết

2. Hướng dẫn luyện đọc. 28

Bài 1: trang 95: Ghi lại những hình ảnh so sánh trong các câu sau:

- Hs nêu yêu cầu bài tập, đọc các câu.

- HS trao đổi theo cặp làm bài vào vở luyện tập sau đó chữa bài.

- GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.

a. Con sông như giải lụa đào.

b. Con đường mòn như giải kụa trắng.

Bài 2. trang 96 - HSKG . Đọc câu sau:

 - 1 HSKG đọc yêu cầu của bài

- HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.

GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.

Rừng ở đây có nghĩa là nhiều

 

doc 8 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 392Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 18 (Buổi chiều) - Trần Thị Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Thứ 3 ngày 01 tháng 1 năm 2012
(Dạy bù vào chiều thứ 5 ngày 03/1/2013)
Luyện tiếng việt
ôn tập tiết 2 + tiết 4
I. Yêu cầu cần đạt:
- Ôn tập nhận biết các hình ảnh so sánh, cách đặt dấu chấm hay dấu phẩy trong một đoạn văn.
 - HS trung bình, yếu làm bài 1 trang 95, bài tập tiết 4 trang 96; HS khá giỏi làm thêm bài tập 2 trang 96.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài. 2’
 GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn luyện đọc. 28’
Bài 1: trang 95: Ghi lại những hình ảnh so sánh trong các câu sau:
- Hs nêu yêu cầu bài tập, đọc các câu.
- HS trao đổi theo cặp làm bài vào vở luyện tập sau đó chữa bài.
- GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
a. Con sông như giải lụa đào.
b. Con đường mòn như giải kụa trắng.
Bài 2. trang 96 - HSKG . Đọc câu sau:
 - 1 HSKG đọc yêu cầu của bài 
- HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.
GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Rừng ở đây có nghĩa là nhiều
Bài tập tiết 4. trang 96. Đặt dấu chấm hay dấu phẩy vào mỗi ô trống trong đoạn văn sau:
- 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- HS suy nghĩ làm bài rồi nêu ý kiến.
GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Mùa hạ đến, tôi nhận ra mùa hạ bằng cái nắng oi nồng khó chịu. Cái nắng như vàng hơn, nhiều hơn và kéo dài hơn. Trên những tán cây lũ ve sâu đang đua nhau kêu ra rả. Trong sân trường im ắng, hoa phượng bôngc rộ lên một màu đỏ chói chang.
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - GV nêu một số lỗi HS thường mắc trong bài làm.
 - Dặn về nhà luyện tập thêm.
Thể dục
Cô Vân soạn và dạy
Luyện toán
Luyện tập chu vi hình chữ nhật 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ năng tính chu vi hình chữ nhật thông qua luyện tập làm các bài tập trang 92 vở Luyện tập Toán tập 1.
- HS trung bình, yếu làm bài 1, bài 2, bài 3a. HS khá giỏi làm cả.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ. 5’
 - GV yêu cầu 3 học sinh nêu quy tắc tính chu vi hình chữ nhật.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
2. Hướng dẫn luyện tập. 25’
Bài 1: Điền số hoặc từ thích hợp vào chỗ chấm.
- HS nêu yêu cầu và nội dung bài tập.
- GV hướng dẫn HS phân tích hình vẽ, đối chiều với các yêu cầu.
Gọi HS nêu kết quả. GV nhận xét, chốt ý.
Muốn tính chiều dài cộng chiều rộng nhân với 2
Chu vi hình chữ nhật ABCD là: (5 + 3 ) x 2 = 16 (cm)
Bài 2: Gọi 1 số HS nêu yêu cầu bài tập: Tính chu vi hình chữ nhật(theo mẫu).
 - GV giúp HS hiểu yêu cầu.
 - HS trao đổi theo cặp làm bài rồi nêu kết quả chữa bài.
Chiều dài
Chiều rộng
Chu vi hình chữ nhật
3dm
24cm
3dm = 30 cm; (30 + 24) x 2 = 108 (cm)
3m
25dm
3m = 30dm; (30 + 25) x 2 = 110 (dm)
3m
2m3dm
 3m = 30dm;
 2m3dm = 23dm; (30 + 23) x 2 = 106 (dm)
2m
1m5dm
1m5dm = 15dm;
2m = 20dm; (20 + 15) x 2 = 70 (dm)
Bài 3: HS nêu yêu cầu : Cho một hình chưa nhật có chiều dài 12m và chiều rộng 8m..
 a. HS nêu yêu cầu bài tập: Tính chu vi của hình chữ nhật đó: 
- HS suy nghĩ làm bài tập rồi nêu kết quả chữa bài.
+ Chu vi hình chữ nhật đã cho là: (12 + 8) x 2 = 40 (m)
 b. 1 HSKG đọc đề bài, GV nêu câu hỏi để HS tìm cách giải bài toán. 
- Cả lớp làm vào vở . Gọi 1 HS lên bảng giải, GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng.
+ Chiều dài hình mới là: 12 – 2 = 10(m)
+ Chiều rộng hình mới là: 8 + 2 = 10 (m)
c. Hình mới đó là hình vuông vì có chiều dài bằng chiều rộng.
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - HS nhắc lại cách thực hiện tính chu vi hình chữ nhật.
 - Dặn về nhà luyện tập thêm.
Thứ tư ngày 02 tháng 1năm 2013
(Dạy bù vào chiều thứ 6 ngày 04/1/2013)
Toán
Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông qua việc giải toán có nội dung hình học.
- Các bài tập cần làm: Bài 1(a),2,3,4.
- Dành cho HS khá,giỏi: Bài 1(b).
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ. 5’
	- Gọi 3 – 4 HS nhắc lại quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và chu vi hình vuông.
2. Luyện tập. 25’
Bài 1: a, HS tự giải bài này, sau đó 1 em lên bảng chữa bài. Cả lớp và GV nhận xét.
Bài giải
Chu vi hình chữ nhật là:
(30 + 20) x 2 = 100 (m)
Đáp số: 100m
b, HSKG: HS thực hiện tương tự bài a.
Bài 2: Yêu cầu HS tính được chu vi hình vuông theo cm, sau đó đổi thành mét.
Bài giải
Chu vi của khung bức tranh hình vuông là:
50 x 4 = 200(cm)
200cm = 2m
 Đáp số: 2m.
Bài 3: GV hướng dẫn để HS biết: “Chu vi hình vuông bằng độ dài cạnh nhân với 4, suy ra cạnh hình vuông bằng chu vi chia cho 4”.
Bài giải
Độ dài cạnh hình vuông là:
24 : 4 = 6(cm)
 Đáp số: 35cm
Bài 4: GV vẽ hình như trong SGK lên bảng; giải thích: “Chiều dài cộng với chiều rộng là nửa chu vi hình chữ nhật”. Từ đó có cách giải bài toán:
Bài giải
Chiều dài hình chữ nhật là:
60 – 20 = 40(m)
 Đáp số: 40m.
3. Chấm bài, nhận xét – Dặn dò. 5’
	GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS.
chính tả
Ôn tập cuối học kì i (Tiết 4)
I. Yêu cầu cần đạt:
	- Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/phút); trả lời được 1 CH về nội dung đoạn, bài; thuộc được 2 đoạn thơ đã học ở HKI (HSKG đọc tương đối lưu loát đoạn văn, thơ (tốc độ trên 60 tiếng/phút)).
- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống trong đoạn văn (BT2).
II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu ghi tên từng bài TĐ. Bảng phụ viết nội dung BT2.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài. 2’
2. Kiểm tra tập đọc. 13’ (Số HS còn lại): Thực hiện như tiết 1.
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc, sau đó ôn bài 1 – 2 phút.
	- HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
	- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời – GV nhận xét, ghi điểm.
- Những em nào chưa đạt cho HS tiếp tục về nhà học hôm sau kiểm tra lại.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập. 10’
Bài tập 2: - Một HS đọc yêu cầu của bài; 1 HS đọc chú giải từ ngữ khó trong SGK.
	- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, trao đổi theo cặp. GV nhắc HS chú ý viết hoa những chữ đầu câu sau khi đã điền dấu chấm.
	- GV mời 1 HS lên bảng làm. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nứt nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phầp phều lắm gió, lắm giông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống chọi nổi. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chùm, thành rặng. Rễ phải dài, phải cắm sâu vào lòng đất.
4. Tổ chức cho HS luyện đọc thêm bài: 7’ Một trường tiểu học ở vùng cao
- GV đọc mẫu.
- HS đọc nối tiếp câu- đọc nối tiếp từng đoạn văn.
- HS luyện đọc trong nhóm
- Thi đọc cá nhân- Bình chọn bạn đọc tốt nhất.
5. Củng cố, dặn dò. 3’
	GV yêu cầu cả lớp về nhà đọc lại đoạn văn trong BT2; đọc lại những bài tập đọc có yêu cầu HTL trong SGK để chuẩn bị cho tiết kiểm tra sau.
Luyện viết
Luyện viết : ÂM thanh thành phố. 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết cách trình bày một trang luyện viết dạng bài văn “ Âm thanh thành phố”.
- Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài. 2’
 GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học, yêu cầu bài viết.
2. Hướng dẫn luyện viết. 28’
- GV đọc bài viết. Gọi 2 HS đọc lại
+ GV nêu nội dung bài văn.
+ Trong bài thơ có những chữ nào, từ nào cần viết hoa? Hs trao đổi theo cặp tìm và viết ra giấy nháp.
 Hải, Cẩm Phả, ánh(trăng), Bét-tô-ven, Hà Nội, Các chữ đầu câu.
- GV hướng dẫn HS tập viết đúng một số chữ hoa: 
+ Trong bài có những dấu câu nào?
- GV nhắc HS lưu ý khi viết các dấu câu.
+ Trong bài có những chữ nào em thấy khó viết?
- HS luyện viết từ dễ mắc lỗi chính tả vào vở nháp:
Náo nhiệt, ồn ã, lách cách, vi-ô-lông, pi-a-nô, nghe, Bét–tô-ven, căng thẳng 
- GV hướng dẫn HS cách trình bày các đoạn văn và bài văn.
- GV đọc , HS luyện viết bài vào vở.
- GV chấm một số vở và nhận xét.
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - GV nêu một số lỗi HS thường mắc trong bài viết.
 - Dặn về nhà luyện viết thêm.
Thứ 5 ngày 03 tháng 1 năm 2013
(Dạy bù vào chiều thứ 7 ngày 04/1/2013)
Lớp học môn đặc thù
Thứ 5 ngày 03 tháng 1 năm 2013
(Dạy bù vào sáng thứ 7 ngày 04/1/2013)
Luyện tiếng việt
Luyện tập phân biệt r/d/gi; ui/uôi; ăt/ăc.
I. Yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ năng phân biệt chính tả r/d/gi; ui/uôi; ăt/ăc thông qua luyện tâp làm các bài tập chính tả trang 91 và 94 vở LTTV lớp 3 tập 1
 - HS trung bình, yếu làm bài 1 trang 91; bài 1, bài 2a trang 94. HS khá giỏi làm cả
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài. 2’
 GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn luyện tập. 28’
Bài 1. trang 91. a. Điền vào chỗ trống r/d/gi.
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.
GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
ở Gia Lai, khi mùa mưa đến, nước dâng tràn các triền suối. Dòng suối hiền lành trong mùa khô, bỗng trở thành con sông dữ tợn, cuồn cuộn nước. Mưa ráo rào tạo nên bản nhạc hào hùng của núi rừng Tây Nguyên.
b. Gạch dưới những tiếng viết sai chính tả do nhầm lẫn giữa vần ăc và ăt. Em hãy sửa lại những tiếng đó cho đúng.
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- HS trao đổi theo cặp làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.
GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Ngắc – ngắt lặt lè – lặc lè tắc – tắt
Bài 1. trang 94. Gạch dưới những tiếng viết sai chính tả do nhầm lẫn giữa vần ui và uôi. Em hãy sửa lại những tiếng đó cho đúng
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.
GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Cúi – cuối đầu đui - đầu đuôi 
Bài 2. trang 94. Tìm các từ:
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài 
- HS đại trà làm bài vào vở bài tập a sau đó chữa bài. HSKG làm thêm bài b
GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
a. rộng, dáng, giàu
b. Mắc, đắt, mắc
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
 - GV nêu một số lỗi HS thường mắc.
 - Dặn về nhà luyện viết thêm.
Luyện toán
Luyện tậphình chữ nhật 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ năng nhận biết một số yếu tố (đỉnh, cạnh, góc) của hình chữ nhật. Biết cách nhận dạng hình chữ nhật (theo yếu tố cạnh, góc).
 - HS trung bình, yếu làm bài 1, bài 2, bài 3. HS khá giỏi làm cả
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ. 5’
 GV yêu cầu 3 học sinh lên bảng thực hiện: 160 : (4 x 2); 16 x 6 : 3; 18 x (8 : 4)
 GV nhận xét, ghi điểm.
2. Hướng dẫn luyện tập. 25’
Bài 1: Đo rồi điền số hoặc từ thích hợp vào chỗ chấm.
GV hướng dẫn mẫu. HS nêu cách thực hiện. 
HS tự làm rồi lên bảng chữa bài.
a. Hình chữ nhật ABCD có:
+ 4 góc đỉnh A, B, C, D dều là góc vuông.
+ 4 cạnh gồm 2 cạnh dài bằng nhau là AB = DC và 2 cạnh ngắn bằng nhau là BC = AD.
+ Chiều dài là 5cm và chiều rộng là 3cm.
b. HS làm tương tự.
Bài 2: a. Em hãy tô màu vào các hình chữ nhật trong các hình sau. 
- HS nêu tên các hình chữ nhật trong các hình đó và giải thích .
- HS thực hành tô màu vào vở.
b. Điền thêm chữ và số thích hợp vào khung trống dưới đây:
- GV hướng dẫn giúp HS hiểu yêu cầu.
- HS suy nghĩ trả lời và chữa bài.
Kết quả: 1 đương ở hình MNPQ; 2 đường ở hình STUV
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS suy nghĩ làm vào vở.
 - HS lên bảng làm chữa bài:	M
 B	C
	N
 A	D	Q
	P
Bài 4: HSKG nêu yêu cầu bài tập.
- HS suy nghĩ làm vào vở.
 - HS lên bảng làm chữa bài:	
+ Hình bên có 3 hình chữ nhật là: AEFD; EBCF; ABCD
AB = 6cm; BC = 4cm; CD = 6cm; AD = 4cm
BC = 4cm; CF = 1cm ; FE = 4cm; EB = 1cm
AE = 5cm ; è = 4cm; FC = 5cm; DA = 4cm
3. Cũng cố, dặn dò. 5’	
 - HS nhắc lại cách thực hiện chia số có ba chữ số cho số có một chữ số.
 - Dặn về nhà luyện tập thêm.
Hoạt đông tập thể
An Toàn Giao Thông
bài 4: Kĩ năng đi bộ qua đường an toàn.
I. Mục tiêu:
- Biết các đặc điểm an toàn ,kém an toàn của đường phố.
- Biết chọn nơi qua đường an toàn .
- Biết xử lí khi đi bộ trên đường gặp tình uống không an toàn.
- Biết chấp hành những quy định của luật GTĐB.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh về ATGT.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: .Đi bộ an toàn trên đường -10’
Mục tiêu: Kiểm tra nhận thức của HS về cách đi bộ an toàn.
- HS biết xử lí tình huống khi gặp trở ngại trên đường.
Cách tiến hành.
- Để đi bộ được an toàn ,em phải đi trên đường nào và đi như thế nào?
- Nếu vỉa hè có nhiều vật cản hoặc không có vỉa hè em sẽ đi như thế nào?
Hoật động 2: Qua đường an toàn. 15’
Mục tiêu:
- HS biết cách đi , chọn nơi và thời điểm để qua đường an toàn.
- HS nắm được những điểm và những nơi cần tránh khi qua đường an toàn.
Cách tiến hành.
- Những tình huống qua đường an toàn.
- Chia lớp thành 6 nhóm, cho HS thảo luận về nội dung 5 bức tranh ở SGKvà nhận xét về những nơi qua đường không an toàn.
- Muốn qua đường phải tránh những điều gì?
+ Qua đường ở nơi không có tín hiệu đền giao thông.
- Nếu phải qua đường ở nơi không có tín hiệu đền giao thông, em sẽ đi như thế nào?
- Em phải quan sát như thế nào?
GV kết luận: Các bước cần thực hiện..............
- Công thức : Dừng lại,quan sát, lắng nghe,suy nghĩ, đi thẳng.
Hoạt động 3: Bài tập thực hành. 5’.
- Em hãy sắp xếp theo trình tự các động tác khi qua đường.
( suy nghĩ, đi thẳng,lắng nghe,quan sát dừng lại)
- Gọi 1 số HS nêu kết quả bài tập của mình, cả lớp quan sát nhận xét.
Hoạt động 4: Kết luận. 5’
 GV kết luận: khi đi bộ qua đường phải chú ý quan sát và đi đúng qui định theo phần đường của mình.
 - Dặn về nhà. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_3_tuan_18_buoi_chieu_tran_thi_tuyet.doc