I. Yêu cầu cần đạt
- Củng cố lại những kiến thức đã học về chủ đề cộng đồng địa phương, một số bộ phận của thực vật và chức năng của chúng.
- Đưa ra được cách xử lí khi gặp các tình huống liên quan đến tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường. Chỉ và nêu rõ tên một số bộ phận của thực vật và chức năng của một số bộ phận đó.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh khi đi tham gia vào các hoạt động vì cộng đồng.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy, phiếu.
- HS: SGK, vở ghi, Một số hoa, quả thật.
Trường Tiểu học Phong Vân LỊCH BÁO GIẢNG KHỐI 3 TUẦN 18 ( Từ ngày 2/1 đến 6/1/2023) Thứ/ ngày Môn Tiết theo PPCT Tiết theo TKB Tên bài dạy Hai 2/1 NGHỈ BÙ TẾT DƯƠNG LỊCH Ba 3/1 Tiếng Việt 120 Ôn tập – đánh giá cuối kì I Toán 86 Luyện tập GDTC 35 Bài tập phối hợp di chuyển vượt qua chứng ngại vật trên địa hình (tiết 1) TNXH 35 Ôn tập cuối kì I Tư 4/1 Tiếng Việt 121+122 Kiểm tra định kì cuối kì I Tiếng Anh 70 Ôn tập kiểm tra học kì I (nói) Toán 87 Kiểm tra định kì cuối kì I Năm 5/1 Toán 88 Luyện tập Tiếng Việt 123 Ôn tập – đánh giá cuối kì I TNXH 36 Kiểm tra học kì I HĐTN 52+53 HĐGD theo chủ đề: Lá thư tri ân Sáu 5/1 Toán 89 Luyện tập Tiếng Việt 124 Ôn tập – đánh giá cuối kì I Đạo đức 18 Tích cực hoàn thành nhiệm vụ (tiết 1) HĐTN 54 SHL: SH theo chủ đề: Tình cảm gia đình TUẦN 18 Thứ Hai ngày 2 tháng 1 năm 2023 Nghỉ bù Tết Dương lịch Thứ Ba ngày 3 tháng 1 năm 2023 Tiếng Việt Tiết 120: Ôn tập – đánh giá cuối kì I I. Yêu cầu cần đạt - Đọc đúng từ, câu, đoạn, bài theo yêu cầu. Hiểu nội dung bài đọc (nhận biết được chi tiết và nội dung chính, nội dung hàm ẩn của văn bản và những suy luận đơn giản), tìm được ý chính của từng đoạn văn, hiểu được điều tác giả muốn nói qua văn bản dựa vào gợi ý. - Bước đầu biết đọc diễn cảm các bài văn miêu tả, câu chuyện, bài thơ với ngữ điệu phù hợp. Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu hoặc chỗ ngắt nhịp thơ. Miêu tả, nhận xét được về hình dáng, điệu bộ, hành động của nhân vật qua hình ảnh, tranh minh họa. - GD HS yêu quý những người thân trong gia đình và trân trọng những người biết sống vì cộng đồng. II. Đồ dùng dạy học - GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy. - HS: SGK, vở ghi. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - GV cho HS chơi trò chuyên Hái hoa dân chủ. + Đọc đoạn 1 của bài Cây bút thần và trả lời câu hỏi 1? + Đọc đoạn 2,3 của bài Cây bút thần và trả lời câu hỏi 2? - GV giới thiệu bài. - HS tham gia chơi. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS ghi tên bài vào vở. 2. Luyện tập Bài 1T144: Đoán tên bài đọc - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài. - GV cho HS thảo luận nhóm, theo yêu cầu: + Quan sát và đọc nội dung từng tranh? + Tìm tên bài đọc tương ứng với mỗi tranh? - GV nhận xét. Bài 2T144: Luyện đọc các bài đã học và nêu cảm nghĩ về nhân vật em thích - GV cho HS làm việc nhóm đôi: + Đọc lại 1 – 2 bài em thích cùng với bạn. + Nêu cảm nghĩ về nhân vật em thích. GV cho HS đọc bài trước lớp. - GV theo dõi, giúp đỡ, đưa ra đánh giá, NX. - 2 HS đọc nội dung các tranh. - Các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả trước lớp: Tranh 1. Tia nắng bé nhỏ. Tranh 2. Món quà đặc biệt. Tranh 3. Để cháu nắm tay ông. Tranh 4. Bạn nhỏ trong nhà. Tranh 5. Trò chuyện cùng mẹ. Tranh 6. Những ngọn hải đăng. Tranh 7: Đi tìm mặt trời. Tramh 8: Những chiếc áo ấm Tranh 9: Ngôi nhà trong cỏ - 1 HS đọc yêu cầu của bài. HS thảo luận nhóm đôi. - Mỗi em đọc 1 bài và nêu cảm nghĩ về nhân vật em thích. 3. Củng cố, tổng kết - Nhận xét tiết học. - Nhắc HS chuẩn bị bài sau. IV. Điều chỉnh sau bài dạy ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Toán Tiết 86: Luyện tập (Trang 117) I. Yêu cầu cần đạt - Tính được giá trị của biểu thức có hai dấu phép tính có và không có dấu ngoặc. Giải được bài toán thực tế bẳng hai phép tính nhân, chia trong phạm vi 1 000. - Vận dụng làm tốt các bài tập, giải toán có lời văn. - Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Giữ trật tự, học tập nghiêm túc. II. Ðồ dùng dạy học - GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy. - HS: SGK, vở ghi. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - GV cho HS chơi trò chơi Ai nhanh ai đúng: GV trình chiếu các bài tính giá trị của biểu thức. - GV giới thiệu bài. - HS tham gia chơi. - HS chọn đáp án đúng. - HS ghi tên bài vào vở. 2. Luyện tập Bài 1: - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 2: - GV yêu cầu HS nêu cách tính một số biểu thức, đặc biệt là các trường hợp có thế tính nhầm. Chẳng hạn: (33 + 67) : 2 có thể nhẩm ngay được kết quả là 50 (33 cộng 67 bằng 100, 100 chia 2 bằng 50). - GV nhận xét. Bài 3: - GV và HS chữa bài cho HS. GV có thể hướng dẫn HS cách làm dễ hơn dựa vào tính chất kết hợp của phép cộng và phép nhân. - GV nhận xét. Bài 4: - GV cho HS tìm hiểu đề bài: + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? + Phải làm phép tính gì? - GV nhận xét. Bài 5: - GV có thể giải thích cho HS hiểu yêu cầu của bài: Thay dấu “?” bằng dấu phép tính sao cho giá trị của biểu thức đó bé nhất. Để biểu thức có giá trị bé nhất thì biểu thức trong dấu ngoặc phải có giá trị bé nhất. Biểu thức trong dấu ngoặc có hai số 6 nên dấu “?” phải là dấu để biếu thức trong dấu ngoặc có giá trị bé nhất là 0. - GV nhận xét tuyên dương. - HS đọc yêu cầu. - HS nêu cách tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc. - HS làm vở, lần lượt nêu kết quả. a) 182 – (96 – 54) = 182 – 42 = 140 b) 7 x (48 : 8) = 7 x 6 = 42 - HS đọc yêu cầu. - HS đổi vở, kiểm tra, chữa bài cho nhau. - HS nhận xét bài làm của bạn. Đáp án: A = 40, B = 50, C = 210, D = 100 - HS đọc yêu cầu. - 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở. a) 27 + 34 + 66 = 27 + 100 = 127 b) 7 x 5 x 2 = 7 x 10 = 70 - HS đọc yêu cầu. - HS nêu. + Thực hiện phép chia và chia - 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vở. Bài giải Người ta đóng được số hộp bánh xe là: 288 : 4 = 72 (hộp) Người ta đóng được số thùng bánh xe là: 72 : 8 = 9 (thùng) Đáp số: 9 thùng bánh xe. - HS đọc yêu cầu. - HS suy nghĩ làm bài, nêu kết quả. ĐA: 6 x (6 – 6) = 0 3. Củng cố, tổng kết - GV tổ chức vận dụng bằng các hình thức như trò chơi, hái hoa,... sau bài học để học sinh nhận biết cách tính được giá trị của biểu thức có hai dấu phép tính có và không có dấu ngoặc. Giải được bài toán thực tế bẳng hai phép tính nhân, chia trong phạm vi 1 000. - Nhận xét tiết học. - Nhắc HS ôn lại bài, xem trước bài sau. - HS tham gia chơi. IV. Điều chỉnh sau bài dạy ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Giáo dục thể chất (Gv chuyên soạn-dạy) Tự nhiên và xã hội Tiết 35: Ôn tập cuối kì I I. Yêu cầu cần đạt - Củng cố lại những kiến thức đã học về chủ đề cộng đồng địa phương, một số bộ phận của thực vật và chức năng của chúng. - Đưa ra được cách xử lí khi gặp các tình huống liên quan đến tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường. Chỉ và nêu rõ tên một số bộ phận của thực vật và chức năng của một số bộ phận đó. - Có ý thức giữ gìn vệ sinh khi đi tham gia vào các hoạt động vì cộng đồng. II. Ðồ dùng dạy học - GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy, phiếu. - HS: SGK, vở ghi, Một số hoa, quả thật. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - GV cho HS hát bài hát Em yêu trường em. - GV yêu cầu HS nhớ lại và nói tên những bài đã học trong chủ đề cộng đồng địa phương. - GV dẫn dắt vào bài mới. - HS hát. - HS trả lời. - HS ghi tên bài vào vở. 2. Luyện tập – Thực hành Hoạt động 1: Chia sẻ những điều em đã học theo gợi ý sau - GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm 4 kể tên các bài học đã học trong chủ đề Cộng đồng và địa phương theo sơ đồ gợi ý trong sách - Gọi các nhóm trình bày. - GV chỉnh sửa sơ đồ và mời HS đọc lại. - GV nhận xét chung, tuyên dương. Hoạt động 2: Kể một số việc em và gia đình đã thực hiện để tiêu dùng tiết kiệm, bảo vệ môi trường trong cuộc sống hằng ngày - GV nêu câu hỏi: Chia sẻ những việc đã thực hiện để tiết kiệm tiêu dùng, bảo vệ môi trường. - GV nhận xét chung, tuyên dương. Hoạt động 3: Một số bộ phận của thực vật và chức năng của chúng - Gv cho HS kể tên các loài thực vật mà em biết - GV đưa ra một số loài thực vật gọi HS lên chỉ và nói một số bộ phận của thực vật. - GV đưa từng bộ phận của thực vật. - GV nhận xét, bổ sung. - HS thảo luận nhóm 4 hoàn thành phiếu học tập. - HS dán lên bảng, đại diện trình bày. - 2-3 HS đọc. - Học sinh thảo luận nhóm đôi. - Đại diện các nhóm trình bày. + Tắt các thiết bị điện trước khi ra ngoài. + Không lãng phí thức ăn. + Sử dụng các nguồn năng lượng xanh. + Sử dụng túi giấy, túi vải thay cho túi nilon. + . - HS kể. - HS lên chỉ và kể tên các bộ phận của thực vật. - HS nêu chức năng của một số bộ phận của thực vật. + Rễ: hút nước và muối khoáng, cắm sâu xuống đất giúp cây đứng vững. + Thân: vận chuyển chất dinh dưỡng đi nuôi các bộ phận khác của cây. + Lá: quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước. + Hoa: giúp cây tạo quả. + Quả: chứa hạt. Khi gặp điều kiện thích hợp hạt mọc thành cây mới. 3. Củng cố, tổng kết - GV cho HS chơi trò chơi: Tôi là bộ phận nảo của cây. - GV yêu cầu các nhóm đố nhau về chức năng các bộ phận: rễ, thân, lá, hoa, quả của cây - Yêu cầu đại diện các nhóm tham gia trò chơi - GV nhận xét, tuyên dương. - Nhận xét tiết dạy, dặn dò về nhà. - HS thực hiện. + “Tôi” hút nước và muối khoáng. + “Bạn” là... IV. Ðiều chỉnh sau bài dạy ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Thứ Tư ngày 4 tháng 1 năm 2023 Tiếng Việt Tiết 121 + 122: Kiểm tra định kì cuối kì I (Đề chung của nhà trường) Tiếng Anh (Gv chuyên soạn-dạy) Toán Tiết 87: Kiểm tra định kì cuối kì I (Đề chung của nhà trường) Thứ ... hoàn thành nhiệm vụ (tiết 1) I. Yêu cầu cần đạt - Nêu được một số biểu hiện của tích cực hoàn thành nhiệm vụ. Nêu vì sao phải tích cực hoàn thành nhiệm vụ. - Hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch và có chất lượng. Nhắc nhở bạn bè tích cực hoàn thành nhiệm vụ. - Biết điều chỉnh bản thân để có thái độ và hành vi chuẩn mực của tích cực hoàn thành nhiệm vụ. II. Ðồ dùng dạy học - GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy. - HS: SGK, vở ghi. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Kể các nhiệm vụ của em”. + GV chia lớp thành 2 đội, phổ biến cách chơi như sau: Hai đội sẽ luân phiên kể các nhiệm vụ của mình, nhiệm vụ nào đã kể rồi sẽ không kể lại, nếu kể trùng lặp sẽ không được tính. - Mời 1 số HS đại diện trong đội chia sẻ về cách thực hiện những nhiệm vụ đó. - GV nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới. - HS tham gia chơi. + Trực nhật lớp: đến lớp sớm, quét lớp, lau bảng và sắp xếp lại bàn giáo viên. + Sưu tầm tư liệu cho bài học: thực hiện tại nhà, ít nhất 1 ngày trước buổi học, tìm kiếm trên sách báo, mạng internet,... + Chuẩn bị phiếu bài tập cho các bạn: làm phiếu bài tập theo mẫu cô giáo đã cho, in và đem đến lớp vào buổi học. - HS chia sẻ: Em đã thực hiện các nhiệm vụ đó bằng cách hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ và các công việc được giao. - HS ghi tên bài vào vở. 2. Khám phá Hoạt động 1: Tìm hiểu biểu hiện của việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc truyện Tham gia việc lớp. - YC HS thảo luận nhóm 2 và TLCH: + Những chi tiết nào trong chuyện thể hiện việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ? + Em còn biết những biểu hiện nào khác của việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ? - GV NX, tuyên dương, sửa sai (nếu có) và KL: + Những chi tiết trong câu chuyện thể hiện tích cực hoàn thành nhiệm vụ, đó là: xung phong tham gia làm nhiệm vụ; chủ động xây dựng kế hoạch và phân công thực hiện nhiệm vụ; chủ động, nhiệt tình thực hiện công việc của mình; cố gắng, nỗ lực; hoàn thành đúng thời hạn, chất lượng tốt. + Những biểu hiện khác thể hiện việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ: tự giá, không ngại khó, không ngại khổ, làm việc có trách nhiệm Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc trường hợp trong SGK và TLCH sau: + Vì sao Hân trở nên mạnh dạn, tự tin và tiến bộ trong học tập? + Theo em, tích cực hoàn thành nhiệm vụ sẽ mang lại điều gì? + Nếu không tích cực hoàn thành nhiệm vụ, điều gì sẽ xảy ra? - GV chốt nội dung, tuyên dương và kết luận: Tích cực hoàn thành nhiệm vu sẽ giúp em tiến bộ trong học tập, trong công việc; mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động tập thể; được mọi người tin yêu, quý mến. Hoạt động 3: Tìm hiểu về những việc cần làm để hoàn thành tốt nhiệm vụ - YC HS quan sát sơ đồ trên màn hình và thảo luận theo nhóm 4 để trả lời các câu hỏi sau: + Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, em cần làm gì? + Hãy kể về một nhiệm vụ mà em đã hoàn thành tốt. Em đã thực hiện nhiệm vụ đó theo những bước nào ở sơ đồ trên? - GV NX và kết luận: Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, em cần thực hiện các bước sau: + Bước 1: Xác định nhiệm vụ đó là gì? + Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện. Trong bước này chúng ta cần liệt kê các công việc cần thực hiện, xác định cách thức thực hiện, xác định thời gian thực hiện từng việc. Nếu là nhiệm vụ làm theo nhóm thì cần xác định người phụ trách cho mỗi việc. + Bước 3: Thực hiện công việc theo kế hoạch. + Bước 4: Đánh giá kết quả công việc đã thực hiện theo các tiêu chí: về thời gian và chất lượng - 1 HS đọc. - HS thảo luận nhóm đôi. - Đại diện nhóm trả lời: * Những chi tiết trong câu chuyện thể hiện việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ: + Xung phong tham gia làm nhiệm vụ. + Chủ động xây dựng kế hoạch và phân công thực hiện nhiệm vụ. + Nhiệt tình, chủ động thực hiện công việc * Những biểu hiện nào khác của việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ: + Tích cực tham gia vào các hoạt động do lớp, trường tổ chức: phong trào kế hoạch nhỏ, quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt,... + Luôn hoàn thành tốt và đúng hạn những công việc được thầy cô giáo giao cho. + Trong lớp hăng hái phát biểu xây dựng bài. - HS đọc và lần lượt trả lời: * Hân trở nên mạnh dạn, tự tin và tiến bộ trong học tập vì: + Hân đã tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài và hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập + Xung phong tham gia nhiều hoạt động của lớp. * Theo em, tích cực hoàn thành nhiệm vụ sẽ giúp em: + Tiến bộ trong học tập, trong công việc + Mạnh dạn và tự tin trong các hoạt động tập thể. + Được mọi người tin yêu, quý mến. + Nhận được sự tuyên dương, công nhận của thầy cô giáo và bạn bè xung quanh. * Nếu không tích cực hoàn thành nhiệm vụ, em sẽ: + Trở nên nhút nhát, rụt rè, không biết cầu tiến. + Không nhận được sự đánh giá tích cực từ những người xung quanh. + Bỏ lỡ nhiêu cơ hội để phát triển, rèn luyện bản thân. - HS nghe. - 1HS đọc câu hỏi ở trong SGK. - HS thảo luận nhóm 4 và TLCH: * Để hoàn thành tốt nhiệm vụ em cần thực hiện các bước sau: + Bước 1: Xác định nhiệm vụ. + Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện. Trong bước này chúng ta cần liệt kê các công việc cần thực hiện, xác định cách thức thực hiện, xác định thời gian thực hiện. + Bước 3: Thực hiện công việc theo kế hoạch. + Bước 4: Đánh giá kết quả. * Một nhiệm vụ mà em đã hoàn thành tốt: trực nhật. Em đã thực hiện nhiệm vụ theo các bước: + Bước 1: Xác định nhiệm vụ: trực nhật. + Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện: * Liệt kê các công việc cần thực hiện: quét nhà, lau bảng, dọn dẹp bàn GV. * Xác định thời gian thực hiện: 20 phút. + Bước 3: Thực hiện công việc theo kế hoạch. + Bước 4: Đánh giá kết quả: Tốt - HS nghe và ghi nhớ. 3. Củng cố, tổng kết - GV tổ chức cho HS chia sẻ về 3 điều mà mình đã học được qua bài học hôm nay. - GV nhận xét tiết học, dặn dò về nhà. - HS chia sẻ. IV. Điều chỉnh sau bài dạy ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Hoạt động trải nghiệm Tiết 54: Sinh hoạt lớp: Sinh hoạt theo chủ đề: Tình cảm gia đình I. Yêu cầu cần đạt - HS cùng nhau nghĩ thêm nhiều cách để bày tỏ và cảm nhận tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. - Thực hiện những việc làm bày tỏ tình cảm, lòng biết ơn với người thân. - GD HS thương yêu, biết ơn những người thân trong gia đình. II. Ðồ dùng dạy học - GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy. - HS: SGK, vở ghi. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - GV cho Hs hát bài: “Ba ngọn nến lung linh”. + Bài hát nói về điều gì? - GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới. - HS hát. + Bài hát nói tình cảm gia đình. - HS ghi tên bài vào vở. 2. Tổng kết tuần Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, NX, bổ sung các ND trong tuần. + Kết quả sinh hoạt nền nếp. + Kết quả học tập. + Kết quả hoạt động các phong trào. - GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần) Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới - GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, NX, bổ sung ND trong kế hoạch. + Thực hiện nền nếp trong tuần. + Thi đua học tập tốt. + Thực hiện các hoạt động các phong trào. - GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV NX chung, thống nhất, và biểu quyết hành động. - Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. - HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần. - Một số nhóm NX, bổ sung. - Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới. - HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần. - Một số nhóm NX, bổ sung. - Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay. 3. Sinh hoạt theo chủ đề Hoạt động 3: Sáng tác truyện tranh về tình cảm gia đình theo nhóm - GV đề nghị HS làm việc nhóm: lựa chọn nội dung câu chuyện về tình cảm gia đình từ các đề xuất của mỗi thành viên. - Mỗi nhóm thống nhất câu chuyện và phân công mỗi người vẽ một bức tranh minh hoạ cho câu chuyện ấy, đánh dấu lần lượt từng sự kiện. - Từng thành viên vẽ và viết chú giải tranh rồi ghép tranh thành câu chuyện hoàn chỉnh. - GV lần lượt mời các nhóm kể câu chuyện của mình theo tranh. - GV mời các nhóm khác nhận xét. - GV đề nghị HS bình bầu câu chuyện ấn tượng nhất. Trao quà, phần thưởng cho nhóm tác giả. Hoạt động 4: Kể về ấn tượng lá thư của em đã mang lại cho người thân - GV mời HS chia sẻ theo cặp đôi: + Em đã đưa lá thư, tấm bưu thiếp vào lúc nào? Người thân của em có ngạc nhiên không? + Em đã thực hiện thêm ý tưởng gì để bày tỏ tình cảm với các thành viên khác trong gia đình? - GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung, tuyên dương khả năng quan sát tinh tế của các nhóm. - Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận. - Các nhóm phân thống nhất phân công. - Các nhóm kể. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. - Học sinh chia nhóm 2 - Các nhóm nhận xét. - Lắng nghe, rút kinh nghiệm. 4. Củng cố, tổng kết - GV đề nghị HS tiếp tục thường xuyên bày tỏ lòng biết ơn đối với bố mẹ, người thân thông qua những việc làm cụ thể; nói lời yêu thương với người thân trước khi đi ngủ, vào các dịp sinh nhật, ngày Tết, - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. - Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình. IV. Điều chỉnh sau bài dạy ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: