Giáo án Lớp 3 Tuần 18 - Nguyễn Đình Sứ - Trường TH Nguyễn Bá Ngọc

Giáo án Lớp 3 Tuần 18 - Nguyễn Đình Sứ - Trường TH Nguyễn Bá Ngọc

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

 ÔN TẬP ( TIẾT 1, 2)

I - MỤC TIÊU:

1. Tiếp tục ôn các bài tập đọc.

2. Ôn về phép so sánh

II - ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Phiếu ghi tên từng bài tập đọc.

- Bảng chép sẵn BT2.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 19 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 741Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 18 - Nguyễn Đình Sứ - Trường TH Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18	Thứ 2 ngày 19 tháng 12 năm 2011
 TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN 
 ÔN TẬP ( TIẾT 1, 2)
I - MỤC TIÊU:
1. Tiếp tục ôn các bài tập đọc.
2. Ôn về phép so sánh
II - ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Phiếu ghi tên từng bài tập đọc.
- Bảng chép sẵn BT2.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của thầy
Hoaït ñoäng cuûa troø
1.Giới thiệu bài: ( 5 phút)
Ôn tập các bài tập đọc đã học
2.Ôn tập đọc: ( 15 phút)
-GV cho 7 HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
-GV đặt 1 câu hỏi về đoạn HS vừa đọc.
-GV chấm điểm.
3.Bài tập: ( 10 phút)
Bài tập 2: 
-GV cho HS đọc thầm BT2 trên bảng.
-GV cho HS làm bài.
-Gọi 3 HS lên bảng chữa bài.
-GV nhận xét, viết nhanh lên bảng câu hỏi đúng.
Bài tập 3:
-GV đọc 1 lần đoạn văn.
- Từ “Biển” có nghĩa là gì?
-GV nhận xét bổ sung.
3.Củng cố, dặn dò: ( 5 phút)
GD: HS có ý thúc tự ôn tập tốt.
GV Y/c cả lớp về nhà đọc lại những bài tập đọc có yêu cầu HTL trong SGK 
-HS bốc thăm bài và xem lại bài trong thời gian 2 phút. HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
-HS trả lời.
-1 HS nêu yêu cầu của bài.
-Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu văn
-HS làm vào vở bài tập.
-3 HS 
-3 HS đọc lại đoạn văn. Cả lớp theo dõi trong SGK.
-HS phát biểu.
-Nghe nhớ
------------------------------------------------
 TOÁN 
CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT.
MỤC TIÊU. Giúp HS:
- Xây dựng và ghi nhớ qui tắc tính chu vi hình chữ nhật.
- Vân dụng qui tắc tính chu vi hình chữ nhật để giải các bài toán có liên quan.
II. ĐỒ DUNG DẠY – HỌC.
 - Thước thẳng, phấn màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1, Kiểm tra: ( 5 phút)
HS nêu bài hình chữ nhật đã học
Gv nhận xét ,ghi điểm
2, Bài mới: ( 25 phút)
* Giới thiệu: Chu vi hình chữ nhật
*Nội dung:
3 hs nêu
Hs theo dõi
HĐ1:Củng cố hình chữ nhật ,hình vuông.
 - Nêu đặc điểm của hình vuông, hình chữ nhật ?
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS.
HĐ2. HD xây dựng công thức tính chu vi hình chữ nhật
a. Ôn tập về chu vi các hình 
- GV vẽ lên bảng hình tứ giác MNPQ có độ dài các cạnh lần lượt là 6 cm, 7 cm, 8 cm, 9 cm , Y/C HS tính chu vi của hình này.
- Vậy muốn tính chu vi của một hình ta làm như thế nào?
b. Tính chu vi hình chữ nhật
- Vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD có chiều dài là 4 cm, chiều rộng là 3 cm.
- Y/C HS tính chu vi của hình chữ nhật ABCD.
- Y/C HS tính tổng của 1 cạnh chiều dài và 1 cạnh chiều rộng ?
- Hỏi: 14 cm gấp mấy lần 7 cm?
- Vậy chu vi của hình chữ nhật ABCD gấp mấy lần tổng của 1 cạnh chiều rộng và 1 cạnh chiều dài?
- Vậy khi muốn tính chu vi của hình chữ nhật ABCD ta có thể lấy chiều dài cộng với chiều rộng, sau đó nhân với 2. Ta viết là (4 + 3) x 2 = 14.
- HS cả lớp đọc qui tắc tính chu vi hình chữ nhật như SGK.
- Lưu ý HS là số đo chiều dài và chiều rộng phải được tính theo cùng một đơn vị đo.
HĐ3: Luyện tập – thực hành
Bài1: Tính chu vi hình chữ nhật có kích thước như hình vẽ.
- Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu HS tự làm bài.
- Y/cHS nêu lại cách tính chu vi hình chữ nhật.
Bài2: Giải toán.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài3:
- Y/C HS tính chu vi hình chữ nhật không cùng số đo .
Bài4: GV gợi ý HD HS về nhà tự làm bài .
* HOÀN THIỆN BÀI HỌC . ( 5 phút)
- Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về tính chu vi hình chữ nhật.
- 2 HS làm bài trên bảng.
- HS thực hiện yêu cầu của GV.
Chu vi hình tứ giác MNPQ là:
6 cm + 7 cm + 8 cm + 9 cm = 30 cm.
- Ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó.
- Quan sát hình vẽ.
- Chu vi của hình chữ nhật ABCD là:
4 cm + 3 cm + 4 cm + 3 cm = 14 cm
- Tổng một cạnh chiều dài với 1 cạnh chiều rộng là: 4 cm + 3 cm = 7 cm.
- 14 cm gấp 2 lần 7 cm.
- Chu vi của hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần tổng của 1 cạnh chiều rộng và 1 cạnh chiều dài.
- HS tính lại chu vi hình chữ nhật ABCD theo công thức.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) Chu vi hình chữ nhật là:
(17 + 11) x 2 = 56 (cm)
b) Chu vi hình chữ nhật là:...
HS đọc đề bài -tự làm VBT 
1 HS chữa bài .
- HS phải đổi về cùng đơn vị đo rồi tính . 
Đổi 3dm = 30 cm 
- HS tự giải vào VBT 
Hs nêu
--------------------------------------------------
Thứ 3 ngày 20 tháng 12 năm 2011
CHÍNH TẢ
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
(Tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
	- Ôn học thuộc lòng
	Nội dung: Các bài học thuộc lòng từ tuần 10 đến tuần 17.
	- Ôn luyện cách viết giấy mời?
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Phiếu ghi sẵn tên các bài thơ, đoạn văn.
	- Bài tập 2 chép trên bảng lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài: ( 5 phút)
-Ôn tập các bài học thuộc lòng
2. Ôn học thuộc lòng: ( 10 phút)
-Tiến hành tương tự như tiết 1.(Với HS chưa học thuộc, Gv cho HS ôn lại và kiểm tra tiết sau).
3.Ôn luyện cách viết giấy mời:( 15 phút)
Bài 2:
-Y/c HS nêu các phần của mẫu giấy mời.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm của mình
- Nhận xét bổ sung
5.Củng cố dặn dò: ( 5 phút)
GD: HS có ý thúc tự ôn tập tốt.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò Hs về nhà luyện đặt câu theo mẫu đã ôn và học thuộc lòng.
Hs theo dõi
-HS bốc thăm, chuẩn bị, đến lượt thì lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ hoặc đoạn thơ mà phiếu đã chỉ định.
-1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
-Tự làm bài.
- 5 HS
-Nghe nhớ
========================
TOÁN 
CHU VI HÌNH VUÔNG .
I. MỤC TIÊU. Giúp HS:
 - Xây dựng và ghi nhớ quy tắc tính chu vi hình vuông.
 - Vận dụng quy tắc tính chu vi hình vuông để giải các bài toán có liên quan.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC.
 - Thước thẳng, phấn màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1, Kiểm tra: ( 5 phút)
HS nêu nội dung bài hình vuông đã học
Gv nhận xét ,ghi điểm
2, Bài mới: ( 25 phút)
* Giới thiệu: Chu vi hình chữ nhật
*Nội dung:
3 hs nêu
Hs theo dõi
HĐ1. HD xây dựng công thức tính chu vi hình vuông
- GV vẽ lên bảng hình vuông ABCD có cạnh là 3dm và yêu cầu HS tính chu vi hình vuông ABCD.
- Yêu cầu HS tính theo cách khác. (Hãy chuyển phép cộng 3 + 3 + 3 + 3 thành phép nhân tương ứng).
- 3 là gì của hình vuông ABCD?
- Hình vuông có mấy cạnh, các cạnh như thế nào với nhau?
- Vì thế ta có cách tính chu vi của hình vuông là lấy độ dài một cạnh nhân với 4.
HĐ2. Luyện tập- thực hành
Bài1: Viết vào ô trống theo mẫu 
- Cho HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài2: Giải toán 
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Muốn tính độ dài đoạn dây ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS
Bài3:
- Y/c HS đo cạnh hình vuông rồi tính chu vi .
Bài4:
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ.
- Muốn tính chu vi của hình chữ nhật ta phải biết được điều gì?
- Hình CN được tạo thành bởi 4 viên gạch hoa có chiều rộng là bao nhiêu?
- Chiều dài hình chữ nhật mới như thế nào so với cạnh của viên gạch hình vuông?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
* Củng cố- dặn dò: ( 5 phút)
- Nêu cách tính chu vi hình vuông?
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình vuông.
- Chu vi hình vuông ABCD là:
3 + 3 + 3 + 3 = 12 (dm)
- Chu vi hình vuông ABCD là:
3 x 4 = 12 (dm)
- 3 là độ dài cạnh của hình vuông ABCD.
- Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau.
- HS đọc quy tắc trong SGK.
- HS áp dụng qui tắc làm bài và kiểm tra bài của bạn.
- HS đọc đề bài .
- Ta tính chu vi hình vuông có cạnh là 15cm.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS tự làm bài vào VBT 
- Quan sát hình.
- Ta phải biết được chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật.
- Chiều rộng hình chữ nhật chính là độ dài cạnh viên gạch hình vuông.
- Chiều dài hình chữ nhật gấp 3 lần cạnh của viên gạch hình vuông.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Hs nêu
================================
 ĐẠO ĐỨC
Bài: Kiểm tra học kì I
I.MỤC TIÊU:
Nhằm kiểm tra lại những kiến thức mà học sinh đã học ở học kì một.
HS điền đựơc, điền đúng trước mỗi hành động theo đề bài yêu cầu và trả lời được quan tâm giúp dỡ hàng xóm láng giềng.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
Chuẩn bị đề bài.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.
ND – TL
Giáo viên
Học sinh
Phát đề bài thi.3’
Làm bài thi.35’
- Phát mỗi HS một đề bài thi. Và nêu yêu cầu
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Nhận đề bài.
Tự làm bài cá nhân:
	Đề bài như sau:
Câu 1: điền Đ – S trước mỗi hành động sau: (3 điểm)
a) s Lan nhờ chị làm hộ bài tập ở nhà cho mình.
b) Trong giờ kiểm tra Nam gặp bài toán khó không giải được, bạn Hà liền cho Nam chép bài nhưng Nam từ chối.
c) Vì muốn mượn Toàn quyển truyện, Tuấn đã trực nhật hộ bạn.
Câu2: Theo em mỗi ý liền sau đúng hsy sai.(3điểm)
 Chỉ khi ông bà, cha mẹ, anh chị, em trong nhà ốm đau thì mới cần phải quan tâm và chăm sóc.
 Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em mới làm cho gia đình hạnh phúc.
 Chỉ cần chăm sóc ông bà và cha mẹ, những người lớn tuổi trong gia đình.
Câu 3(4 điểm).
Vì sao phải qua tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng?
Thu và chấm bài
2’
Thu bài và nhận xét tiết kiểm tra.
- dăn dò:
- nộp bài.
- Về chuẩn bị tiết sau.
===================
Thứ 4 ngày 21 tháng12 năm 2011
TẬP ĐỌC
ÔN TẬP GIỮA KÌ I
(Tiết 4)
I.MỤC TIÊU:
	-Ôn học thuộc lòng(lấy điểm)
	-Ôn luyện về cách dùng dấu phẩy, dấu chấm.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	-Phiếu ghi ghi sẵn tên các bài thơ, đoạn văn
	-Bài tập 2 chép sẵn vào 4 tờ giấy to và bút dạ..
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài: ( 5 phút)
-Nêu mục tiêu của tiết học và ghi tên bài lên bảng.
2.Ôn học thuộc lòng: ( 15 phút)
-Tiến hành tương tự như tiết 1.(Với HS chưa học thuộc, Gv cho HS ôn lại và kiểm tra tiết sau).
3.Ôn luyện về cách dùng dấu phẩy, dấu chấm: ( 10 phút)
Bài 2:
-Phát giấy và bút cho các nhóm.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Gọi 2 nhóm làm bài lên bảng.
-Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ xung.
-HS đọc lại đoạn văn.
-Chốt lại lời giải đúng.
4.Củng cố dặn dò: ( 5 phút)
-Vừøa học bài gì?
GD: HọÏc sinh nắm vữõng các kiến thức vừa ôn tập để chuẩn bị tốt cho tiết KT
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò Hs về nhà đọc trước các tiết ôn tập tiếp theo và chuẩn bị kiểm tra.
-HS thực hiện yêu cầu kiểm tra học thuộc lòng..
-1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
-Nhận đồ dùng học tập. HS tự làm trong nhóm
-Dán bài lên bảng, nhóm trưởng đọc lại đoạn văn đã điền đủ vào chỗ trống.
- Làm bài vào vở.
-Nêu lại.
-Nghe n ... ợt 1.
- Ôn t ập tốt để chuẩn bị thi học kỳ 1.
- Sinh /h văn nghệ tập thể- cá nhân.Lớp phó phụ trách văn thể điều khiển.
* Củng cố dặn dò (2’):
- Sinh hoạt văn nghệ tập thể, - Nhận xét tuyên dương, nhắc nhở Hsinh.
- Tổ trưởng , lớp trưởng lên tổng kết hoạt động tuần 18.
- Hs l ắng nghe.
- lớp phó văn thể điều khiển.
GIÁO ÁN TUẦN 18
Thứ 2 ngày 19 tháng 12 năm 2011
CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT.
MỤC TIÊU. Giúp HS:
- Xây dựng và ghi nhớ qui tắc tính chu vi hình chữ nhật.
- Vân dụng qui tắc tính chu vi hình chữ nhật để giải các bài toán có liên quan.
II. ĐỒ DUNG DẠY – HỌC.
 - Thước thẳng, phấn màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1:Củng cố hình chữ nhật ,hình vuông. ( 5 phút)
 - Nêu đặc điểm của hình vuông, hình chữ nhật ?
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS.
HĐ2. HD xây dựng công thức tính chu vi hình chữ nhật( 10 phút)
a. Ôn tập về chu vi các hình 
- GV vẽ lên bảng hình tứ giác MNPQ có độ dài các cạnh lần lượt là 3 cm, 4 cm, 5 cm, 6 cm , Y/C HS tính chu vi của hình này.
- Vậy muốn tính chu vi của một hình ta làm như thế nào?
b. Tính chu vi hình chữ nhật
- Vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD có chiều dài là 4 cm, chiều rộng là 3 cm.
- Y/C HS tính chu vi của hình chữ nhật ABCD.
- Y/C HS tính tổng của 1 cạnh chiều dài và 1 cạnh chiều rộng ?
- Hỏi: 14 cm gấp mấy lần 7 cm?
- Vậy chu vi của hình chữ nhật ABCD gấp mấy lần tổng của 1 cạnh chiều rộng và 1 cạnh chiều dài?
- Vậy khi muốn tính chu vi của hình chữ nhật ABCD ta có thể lấy chiều dài cộng với chiều rộng, sau đó nhân với 2. Ta viết là (4 + 3) x 2 = 14.
- HS cả lớp đọc qui tắc tính chu vi hình chữ nhật như SGK.
- Lưu ý HS là số đo chiều dài và chiều rộng phải được tính theo cùng một đơn vị đo.
HĐ3: Luyện tập – thực hành( 15 phút)
Bài1: Tính chu vi hình chữ nhật có kích thước như hình vẽ.
- Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu HS tự làm bài.
- Y/cHS nêu lại cách tính chu vi hình chữ nhật.
Bài2: Giải toán.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài3:
- Y/C HS tính chu vi hình chữ nhật không cùng số đo .
Bài4: GV gợi ý HD HS về nhà tự làm bài .
* HOÀN THIỆN BÀI HỌC . ( 5 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về tính chu vi hình chữ nhật.
- 2 HS làm bài trên bảng.
- HS thực hiện yêu cầu của GV.
Chu vi hình tứ giác MNPQ là:
3 cm + 4 cm + 5 cm + 6 cm = 18 cm.
- Ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó.
- Quan sát hình vẽ.
- Chu vi của hình chữ nhật ABCD là:
4 cm + 3 cm + 4 cm + 3 cm = 14 cm
- Tổng một cạnh chiều dài với 1 cạnh chiều rộng là: 4 cm + 3 cm = 7 cm.
- 14 cm gấp 2 lần 7 cm.
- Chu vi của hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần tổng của 1 cạnh chiều rộng và 1 cạnh chiều dài.
- HS tính lại chu vi hình chữ nhật ABCD theo công thức.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) Chu vi hình chữ nhật là:
(17 + 11) x 2 = 56 (cm)
b) Chu vi hình chữ nhật là:...
HS đọc đề bài -tự làm VBT 
1 HS chữa bài .
- HS phải đổi về cùng đơn vị đo rồi tính . 
Đổi 3dm = 30 cm 
- HS tự giải vào VBT 
----------------------------------------------
CHÍNH TẢ 
ÂM THANH THÀNH PHỐ
I. MỤC TIÊU
- Rèn kĩ năng nghe – viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp đoạn 1 bài Âm thanh thành phố. Viết hoa đúng các tên riêng Việt Nam.
- Làm đúng các bài tập tìm từ có tiếng có vần khó ui – uôi, âm r – gi – d.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: ( 5 phút)
Gọi 2 HS lên bảng viết, lớp viết vở nháp: 5 chữ có âm r – gi – d
- GV nhận xét - cho điểm HS
B. BÀI MỚI: ( 25 phút)
1. Giới thiệu bài: Viết bài âm thanh thành phố
2. Hướng dẫn HS nghe viết	
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- GV đọc một lần đoạn chính tả 
- Gọi 1 HS đọc lại bài
Hỏi: Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa?
- Các em hãy đọc thầm đoạn văn rồi tìm và ghi các từ mình dễ mắc lỗi ra giấy nháp.
b. cho HS viết bài vào vở .
- GV đọc bài cho HS viết
- GV đọc lại một lần để HS soát bài
c. Chấm – chữa bài
- GV thu vở chấm một số bài
- Nhận xét bài viết của HS .
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập2: Điền vào chỗ trống ui hoặc uôi.
T.....cao, sức yếu.
Vượt n... băng rừng.
Đầu x.... đuôi lọt.
Niềm v... nỗi buồn.
Bài tập3: Tìm từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng d, r hoặc gi có nghĩa như sau:
a) Có nhiều tiền bạc của cải: ..................
b) Chất lỏng dùng để nấu ăn: .................
c) Buồn trong lòng: ................
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ ( 5 phút)
- Nhận xét tuyên dương tiết học. Nhắc HS về đọc lại bài tập HS mắc lội về sửa lỗi xuống cuối bài.
- HS cả lớp hát
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết vào vở nháp 5 từ có âm r – gi – d 
- HS mở SGK đọc thầm theo cô
- Một HS đọc bài chính tả 
- Chữ đầu đoạn, đầu câu, Hải, tên người.
- HS tìm ghi từ khó 
- HS nghe – viết vào vở chính tả
- HS soát bài
- HS đọc đề bài tập
- HS tự làm vở bài tập
-2HS lên bảng chữa bài - lớp n/x
- 3 Hs lên bảng viết từ tìm được.
------------------------------------
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
ÔN TẬP CÂU AI LÀM GÌ ? SO SÁNH
I. MỤC TIÊU. Giúp HS củng cố về:
- Xác định được bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai( cái gì, con gì )? và bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì ?
- Tìm được hình ảnh so sánh trong bài Đôi bạn ( đoạn 1 ).
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1: Ôn tập câu Ai làm gì ? ( 15 phút)
Bài 1: Tìm câu kể Ai làm gì trong các câu sau:
Thành và Mến là đôi bạn từ nhỏ.
Hai năm sau bố Thành đón Mwns ra chơi.
Người làng quê như thế đấy, con ạ.
Từ gian thứ ba là nơi ngủ của các thanh niên .
Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già.
Bài 2: Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai( cái gì, con gì )? Và hai gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì ?
HĐ2: ÔN về hình ảnh so sánh( 15 phút)
Bài 3: Đọc đoạn một của bài Đôi bạn trả lời câu hỏi:
- Có 1 hình ảnh so sánh là:........................
- Có 2 hình ảnh so sánh là:........................
- Có 3 hình ảnh so sánh là:........................
- Gv thu vở chấm, nhận xét.
Hs suy nghĩ làm vào vở .
Một số em phát biểu.
Hs lớp nhận xét.
Hs làm vào vở, 2 Hs lên bảng làm.
HS lớp nhận xét.
- Hs làm vào vở.
=========================== 
Thứ 5 ngày 22 tháng 12 năm 2011
 TOÁN 
CHU VI HÌNH VUÔNG .
I. MỤC TIÊU. Giúp HS:
 - Xây dựng và ghi nhớ quy tắc tính chu vi hình vuông.
 - Vận dụng quy tắc tính chu vi hình vuông để giải các bài toán có liên quan.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC.
 - Thước thẳng, phấn màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1. HD xây dựng công thức tính chu vi hình vuông(1 5 phút)
- GV vẽ lên bảng hình vuông ABCD có cạnh là 3dm và yêu cầu HS tính chu vi hình vuông ABCD.
- Yêu cầu HS tính theo cách khác. (Hãy chuyển phép cộng 3 + 3 + 3 + 3 thành phép nhân tương ứng).
- 3 là gì của hình vuông ABCD?
- Hình vuông có mấy cạnh, các cạnh như thế nào với nhau?
- Vì thế ta có cách tính chu vi của hình vuông là lấy độ dài một cạnh nhân với 4.
HĐ2. Luyện tập- thực hành( 15 phút)
Bài1: Viết vào ô trống theo mẫu 
- Cho HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài2: Giải toán 
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Muốn tính độ dài đoạn dây ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS
Bài3:
- Y/c HS đo cạnh hình vuông rồi tính chu vi .
Bài4:
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ.
- Muốn tính chu vi của hình chữ nhật ta phải biết được điều gì?
- Hình CN được tạo thành bởi 4 viên gạch hoa có chiều rộng là bao nhiêu?
- Chiều dài hình chữ nhật mới như thế nào so với cạnh của viên gạch hình vuông?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
* HOÀN THIỆN BÀI HỌC ( 5 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình vuông.
- Chu vi hình vuông ABCD là:
3 + 3 + 3 + 3 = 12 (dm)
- Chu vi hình vuông ABCD là:
3 x 4 = 12 (dm)
- 3 là độ dài cạnh của hình vuông ABCD.
- Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau.
- HS đọc quy tắc trong SGK.
- HS áp dụng qui tắc làm bài và kiểm tra bài của bạn.
- HS đọc đề bài .
- Ta tính chu vi hình vuông có cạnh là 15cm.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS tự làm bài vào VBT 
- Quan sát hình.
- Ta phải biết được chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật.
- Chiều rộng hình chữ nhật chính là độ dài cạnh viên gạch hình vuông.
- Chiều dài hình chữ nhật gấp 3 lần cạnh của viên gạch hình vuông.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
-------------------------------------------
Thứ 6 ngày 23 tháng 12 năm 2011
 TOÁN:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU. Giúp HS củng cố về:
 - Phép nhân, chia trong bảng; Phép nhân,chia số có hai, ba chữ số với số có một chữ số. Tính giá trị của biểu thức.
 - Tính cạnh hình chữ nhật.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1: Ôn qui tắc tính chu vi hình chữ nhật và chu vi hình vuông. ( 5 phút)
HĐ2. HD luyện tập. ( 25 phút)
Bài1: Đặt tính rồi tính.
 345 : 3 682 : 2
 275 : 5 125 x 9
 720 : 7 280 x 2
 982 : 8 221 x 4
- Yêu cầu HS làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- GV nhận xét bài của HS.
Bài2: Giải toán.
Một hình chữ nhật có chu vi là 108m, chiều dài là 38m. Tính chiều rộng của hình chữ nhật đó 
Gọi 1 HS đọc đề bài, sau đó yêu cầu HS nêu cách tính.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3 :Tính giá tri của biểu thức.
 (40 – 20) x 4 = .........
 = .........
 86 : 2 – 40 = .........
 = .........
25 x 4 - 13 x 5 = ........
 = ........
72 : (100 – 92) = ........
 = ........ 
HĐ3: Chấm chữa bài. ( 5 phút)
- GV thu vở chấm, nhận xét
* HOÀN THIỆN BÀI HỌC. ( 5 phút)
- Yêu cầu HS về nhà ôn tập thêm về phép nhân, chia trong bảng và nhân, chia số có hai, ba chữ số với số có một chữ số.
- 2 HS nên bảng.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Vài HS nêu cách tính 
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Nửa chu vi hình chữ nhật là:
108 : 2 = 54 (m)
Chiều rộng hình chữ nhật là :
54 - 38 = 16 (m )
Đáp số: 16m
- HS nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức rồi làm bài.
- 4HS lên chữa bài - lớp nhận xét.
----------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 18. DOC.doc