Giáo án Lớp 3 - Tuần 19 - Trường Tiểu học Ialy

Giáo án Lớp 3 - Tuần 19 - Trường Tiểu học Ialy

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trôi chảy toàn bài: Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai: ruộng nương, lên rừng, lập mưu, thuở xưa, ngút trời.

- Giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:

- Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn HKI.

- Hiểu các từ ngữ mới trong bài: giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu, trẩy quân, giáo phục, phấn khích.

- Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của hai Bà Trưng và nhân dân ta.

 

doc 119 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 773Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 19 - Trường Tiểu học Ialy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Thứ hai ngày tháng năm 20 
 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
HAI BÀ TRƯNG
I MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
A. Tập đọc:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài: Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai: ruộng nương, lên rừng, lập mưu, thuở xưa, ngút trời.
- Giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn HKI. 
- Hiểu các từ ngữ mới trong bài: giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu, trẩy quân, giáo phục, phấn khích.
- Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của hai Bà Trưng và nhân dân ta.
B. Kể chuyện:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào trí nhớ vào tranh minh họa; HS kể lại từng đoạn câu chuyện.
- Kể tự nhiên, phối hợp được lời kể với điệu bộ, động tác: thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng nghe:
- Tập trung theo dõi bạn kể chuyện.
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Tranh minh họa truyện đọc SGK. 
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
A. Tập đọc:
	- Giới thiệu tên 7 chủ điểm của sách TV3 tập hai.
Chủ điểm đầu sách là Bảo vệ Tổ quốc. HS quan sát minh họa chủ điểm: Các chiến sĩ biên phòng tuần tra biên giới của Tổ quốc.
Hoạt động của gìáo viên
 Hoạt động của học sinh
A- Bài cũ. 
B- Bài mới.
1- Gìới thiệu bài: Ghi tên bài.
 2-Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Đọc mẫu toàn bài.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp 4 câu trong đoạn.
- Luyện đọc từ khó: Lập mưu, thuở xưa.
- Giải thích từ khó: giặc ngoại xâm, đô hộ, ngọc trai, thuồng luồng.
- Yêu cầu HS đọc theo nhóm đoạn 1.
- Yều cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1.
+ Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với nhân dân ta?
- Thi đọc đoạn 1: Nhắc các em đọc với giọng chậm rãi, căm hờn, nhấn giọng những từ ngữ nói lên tội ác của giặc, sự căm hờn của nhân dân.
c. Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 2:
* Đọc từng câu:
-YC 3HS đọc cả đoạn văn.
- Giải thích từ: Mê Linh?
 Nuôi chí?
* Đọc từng đoạn:
- Yêu cầu HS đọc đồng thanh đoạn 2.
+ Hai Bà Trưng có tài và chí lớn như thế nào?
- Thi đọc đoạn 2.
d. Luyện đọc và tìm hiểu đoạn 3:
* Đọc từng câu:
- Yêu cầu HS đọc cả đoạn văn:
- Giải nghĩa từ: Luy Lâu, trẩy quân, giáp phục, phấn khích.
- Yêu cầu HS đọc theo cặp.
- Yêu cầu lớp đọc đồng thanh.
+ Vì sao hai Bà Trưng khởi nghĩa?
+ Hãy tìm những chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩŠa ?
Thi đọc cả đoạn văn.
+ Ở đoạn 3, các em đọc với giọng như thế nào?
e. HS luyện đọc và tìm hiểu đoạn 4:
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn.
- Yêu cầu HS đọc đồng thanh.
+ Kết quả của cuộc khởi nghĩa như thế nào?
+ Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính hai Bà Trưng?
- Yêu cầu HS thi đọc.
3. Luyện đọc lại:
- GV đọc diễn cảm đoạn 1của bài.
- Yêu cầu HS đọc lại cả bài.
B. Kể chuyện:
1. Giới thiệu bài:
a. Giúp HS nắm được nhiệm vụ: Dựa vào các tranh kể lại từng đoạn của câu chuyện Hai Bà Trưng.
- Yêu cầu không cần kể y hệt như SGK.
- Yêu cầu HS kể theo tranh.
- Yêu cầu HS kể từng đoạn.
- Yêu cầu HS kể theo cặp.
- Mời 1 số HS tiếp nối nhau nhìn tranh thi kể trước lớp.
- GV nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò: 
+ Câu chuyện này giúp các em hiểu được đềiu gì?
- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho bạn bè, người thân nghe.
- HS lắng nghe. 
- HS theo dõi.
- Mỗi HS đọc 1 câu (2 lượt).
- 3 HS đọc, cả lớp đọc đồng thanh.
- HS đọc chú giải SGK.
- HS đọc theo nhóm 3.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn văn và trả lời câu hỏi.
+ Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương, bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai làm nhiều người thiệt mạng 
Lòng dân oán hận ngút trời.
- 4 HS thi đọc lại đoạn văn, nhìn bảng phụ đọc và nhấn giọng các từ gạch dưới:
“Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng  lòng dân oán giận ngút trời.”
- HS tiếp nối nhau đọc 4 câu đoạn 2 (2 lượt).
- 3 HS đọc cả đoạn trước lớp.
- Vùng đất hiện nay thuộc huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Nung nấu 1 ý chí, chí hướng.
- Từng cặp HS luyện đọc đoạn 2.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 2 + TLCH.
+ Hai Bà Trưng rất giỏi võ nghệ, nuôi chí lớn giành lại non sông.
- 3 HS thi đọc lại đoạn văn.
- HS tiếp nối nhau đọc 8 câu đoạn 3.
- 2 HS đọc đoạn 3 trước lớp.
- HS đọc chú giải SGK.
- Từng cặp HS luyện đọc đoạn 3.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3.
*Cả lớp đọc thầm đoạn 3 + TLCH.
+ Vì hai Bà Trưng yêu nước thương dân, căm thù quân giặc tàn bạo đã giết hại ông Thi Sách và gây bao tội ác với nhân dân.
+ Hai Bà mặc giáp phục thật đẹp, bước lên bành voi rất oai phong. Đoàn quân rùng rùng lên đường, giáo, lao, cung, nỏ, rìu, búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của hai Bà Trưng, tiếng trống đồng dội lên.
- 4 HS thi đọc lại đoạn văn.
+ Đọc với giọng nhanh, hào hùng, mạnh mẽ, nhấn giọng dưới từ ngữ thể hiện khí phách của 2 bà.
- HS tiếp nối nhau đọc 4 câu trong đoạn.
- 2 HS đọc đoạn văn trước lớp.
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 4.
*HS đọc thầm đoạn văn + TLCH.
+ Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ Tô Định trốn về nước. Đất nước sách bóng quân thù.
+ Vì hai Bà Trưng là người lãnh đạo nhân dân giải phóng đất nước, là hai vị anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.
- 3 HS thi đọc lại đoạn văn.
- 2 HS đọc lại đoạn văn.
- 2 HS đọc lại cả bài.
- HS lắng nghe. 
- HS đọc đề bài, và quan sát từng nội dung bức tranh và nhớ lại cốt truyện.
- HS kể mẫu: Ngày xưa đất nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ. Chúng vô cùng tàn ác. Chúng thẳng tay chém giết nhân dân ta  nhân dân ta vô cùng oán hận 
- 2 HS quan sát tranh 1 kể.
- 2 HS quan sát tranh 2 + 3,4 kể.
- 4 HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện theo tranh.
- Từng cặp HS tập kể cho nhau nghe.
- HS kể trước lớp.
- Lớp nhận xét, bình chọn.
+ Dân tộc Việt Nam ta có truyền thống đánh giặc ngoại xâm bất khuất từ bao đời nay.
+ Phụ nữ Việt Nam rất anh hùng, bất khuất.
----------------------0o0----------------------- 
TOÁN
Tiết 91:	 CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ
I- Mục tiêu: 
Giúp HS: 
- Nhận biết các số có bốn chữ số (các chữ số đều khác 0) .
- Bước đầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra gía trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng.
- Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong một nhóm các số có bốn chữ số (trường hợp đơn giản).
ii- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mỗi HS có các tấm bìa, mỗi tấm có 100, 10 hoặc 1 ô. 
iII- Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của gìáo viên
 Hoạt động của học sinh
A- Bài cũ.
B- Bài mới.
1. Giới thiệu số có bốn chữ số:
- Giới thiệu số 1423.
- Cho HS lấy ra 1 tấm bìa (như hình vẽ SGK) rồi quan sát, nhận xét để biết mỗi tấm bìa có 10 cột mỗi cột có 10 ô vuông, mỗi tấm có 100 ô vuông.
+ Mỗi tấm bìa có bao nhiêu ô vuông?
+ Phải lấy bao nhiêu tấm bìa để có 1 nghìan ô vuông?
- Hướng dẫn HS đếm thêm 100 để 1000 ô vuông.
+ Nhóm thứ hai có mấy trăm?
=> Vậy nhóm 2 có 400 ô vuông.
+ Nhóm thứ 3 chỉ có 2 cột, mỗi cột có 10 ô vuông, vậy nhóm thứ ba có bao nhiêu ô vuông?
- Nhóm thứ 4 có 3 ô vuông. Như vậy trên hình vẽ có 1000, 400, 20 và 3 ô vuông.
- Cho HS quan sát bảng hàng từ hàng đơn vị đến hàng chục, hàng trăm hàng nghìn.
- Hàng đơn vị có 3 đơn vị, ta viết 3 ở hàng đơn vị hàng chục có 2 chục ta viết 2 ở hàng chục, hàng trăm có 4 trăm, ta viết 4 ở hàng trăm ,hàng nghìn có 1000 ta viết 1hang nghìn.
- Hướng dẫn HS nêu:
+ Đọc: Một nghìa bốn trăm hai mươi ba.
+ Viết: 1423.
- Yêu cầu HS đọc lại số 1423.
+ Số 1423 là số có mấy chữ số?
- Số 1423 là số có bốn chữ số, kể từ trái sang phải: chữ số 1 chỉ một nghìn, chữ số 4 chỉ hàng trăm, chữ số 2 chỉ 2 chục, chữ số 3 chỉ ba đơn vị.
2. Thực hành:
Bài 1: (SGK)
- Hướng dẫn HS giải thích bài mẫu. Cho HS tự làm và chữa bài.
Hàng
Nghìn 
Trăm 
Chục 
Đơn vị
1000
1000
1000
100
100
100
100
10
10
10
10
1
1
3
4
4
2
- Chú ý cách đọc: Khi số 1,4,5 ở hàng đơn vị của số có bốn chữ số, thì cách đọc số tưng tự như khi 1,4,5 ở hàng đơn vị của số có ba chữ số.
VD: 
- Số 4231 đọc là: Bốn nghìn hai trăm ba mươi mốt.
- Số 4211 đọc là: Bốn nghìn hai trăm mười một.
- Số 2415 đọc là: Hai nghìn bốn trăm mười lăm.
Bài 2: (SGK) 
- Hướng dẫn HS nêu bài mẫu rồi tự làm.
- HS theo dõi.
- HS lấy tấm bìa và xếp các nhóm tấm bìa như SGK.
+ 100 ô vuông.
+ Phải lấy 10 tấm bìa.
- 100, 200, 3000, 400  1000.
+ 4 trăm (4 tấm bìa).
+ Nhóm ba có 20 ô vuông.
- HS quan sát theo chỉ dẫn.
- Số gồm: 1 nghìn, 4 trăm, 2 chục, 3 đơn vị.
- 2 HS đọc.
+ Số 1423 là số có 4 chữ số.
- HS lần lượt nêu lại.
- 1 HS đọc đề.
- HS tự làm vào SGK.
- 1 HS đọc đề.
- HS làm bài vào SGK.
Hàng 
Viết so
Đọc số
Nghìn 
Trăm 
Chục 
Đơn vị
8
5
9
2
5
9
1
8
6
4
7
3
3
7
4
5
8563
5947
9174
2835
Tám nghìn năm trăm sáu mươi ba.
Năm nghìn chín trăm bốn mươi bảy.
Chín nghìn một trăm bảy mươi bốn.
Hai nghìn tám trăm ba mươi lăm.
- Yêu cầu 2 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chữa bài. 
Bài 3:
+ Liền sau số 1984 là số nào?
+ Liền sau số 1985 là số nào?
- Tổ chức trò chơi: “tiếp sức”.
- Nêu cách chơi, luật chơi.
- Chữa bài, tuyên dương. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- 1 HS nhắc lại cách đọc số có 4 chữ số.
- Về nhà luyện thêm về đọc, viết số có bốn chữ số.
- Nhận xét, dăn dò.
- HS làm SGK.
- HS nêu yêu cầu.
+ 1985.
+ 1986.
- HS chơi theo 3 đội.
- cả lớp làm vào SGK.
a. 1984 --> 1985 --> 1986 --> 1987 
b. 2681 --> 2682 --> 2683 --> 2684 
- HS tính tiền – công bố đội thắng.
Thứ ba ngày tháng năm 20 
THỂ DỤC
Tiết 37: Trò Chơi: THỎ NHẢY
I- Mục tiêu.
- Ôn các bài rèn luyện tư thế cơ bản. Yêu cầu thực hiện ở mức tương đối chính xác. 
- Học trò chơi: Thỏ nhảy. Yêu cầu biết cách chơi.
II- ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
- Sân trường rộng, sạch, đảm bảo an toàn luyện tập. 
III- Nội dung và phương pháp :
Nội dung 
Đ/lượng
Phương pháp tổ chức
1- Phần mở đầu.
- GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Khởi động: đứng vỗ tay và hát.
- Chơi trò chơi: “Bịt mắt bắt dê”.
- Dậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
2- Phần cơ bản.
a. Ôn các bài tập rèn luyện TTCB.
- Yêu cầu HS ôn lại các động tác đi theo vạch kẻ thẳng, đi hai tay chống hông đi kiễng gót, đi vượt chướng ngại vật, di chuyển hướng phải, trái. Mỗi động tác  ...  nhất) 
Quốc ca: Bài hát chính thức của một nước, dùng khi có nghi lễ trọng thể 
- Cho HS xem ảnh nhạc sĩ Văn Cao.
- Những chữ nào trong bài viết hoa
- Cho HS viết những từ khó: Trẻ, khởi nghĩa, Quốc Hội, Quốc ca, vẽ tranh.
b> Hướng dẫn HS viết bài vào vở.
- Giáo viên đọc lại đoạn văn. Đọc thong thả từng câu, từng cụm cho HS viết.
- Nhắc nhở HS trình bày đúng đoạn văn.
- Giáo viên đọc lại để HS soát bài.
c> Chấm chữa bài:
-GV đọc –> sửa từng câu.
- GV chấm tổ 4 
3/ Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 2b: 
-Cho 2 HS làm bài
- Mời 2 HS lên bảng thi điền vần đúng, nhanh (GV đã chuẩn bị trước trên tờ giấy to)
- GV chốt lời giải đúng:
Con chim chiền chiện
Bay vút, vút cao
Lòng đầy yêu mến
Khúc hát ngọt ngào
Bài tập 3a:
- GV nêu yêu cầu
- Cho HS làm bài
- Cho HS thi làm bài trên bảng phụ.
-GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
C .Hoạt động 3 :
- Khuyến khích HS học thuộc các khổ thơ ở BT2.
- Nhận xét tiết học.
 - 2 HS lên thực hiện
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh.
- Chữ đầu tên bài, các chữ đầu câu, tên riêng Văn Cao,”Tiến quốc ca”.
- HS viết vào bảng con.
- HS viết bài vào vở.
- HS lắng nghe.
- HS soát lại bài.
- HS đổi vở để soát lỗi.
- HS sửa lỗi sai phổ biến.
- 1 HS đọc yêu cầu câu b
- HS làm bài cá nhân.
-2 HS thực hiện. Lớp nhận xét.
- 3HS đọc lại
-Lớp sửa bài trong vở
-1 HS đọc BT3 câu a.
-HS làm theo yêu cầu
-3 nhóm lên thi, mỗi em đặt 2 câu theo cặp -> lớp nhận xét.
- HS chép lời giải đúng vào vở bài tập.
. Nhà em có cái nồi rất to.
. Mắt con cóc rất lồi. . Chúng em ăn cơn no
TOÁN
CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (tiếp theo)
I/ MỤC TIÊU:
Giúp HB:
-Biết thực hiện phép chia:trường hợp chia có dư, thương có bốn chữ số hoặc có 3 chữ số.
Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐÔNG CỦA GV
A/ Hoạt động 1:Gọi 2 HS lên làm bài.
-HS1:
: 7
: 8
-HS2: Một đội công nhân phải làm 2025m đường, đội đã sữa được 1/5số mét đường đó. Hỏi đội còn phải sửa bao nhiêu mét đường nữa?
B/ Hoạt động 1:
1. Giới thiệu bài: ghi tên bài lên bảng.
2. Hướng dẫn thực hiện phép tính chia 9365 : 3 = ?
- Yêu cầu HS đặt tính và tính;và nêu quy trình thực hiện.
Trong phép chia có dư, ta cần chú ý điều gì?
: 3 =3121(dư 2)
3. Hướng dẫn thực hiện phép chia 2249 : 4
-Thực hiện tương tự như trên.
-Yêu cầu HS đặt tính ra vơ nháp và tính kết quả.
-YC 2 HS nêu lại cách thực hiện.
 +Nhận xét , chữa bài.
-Lần chia 1; nếu thấy 1 chữ số ở số bị chia mà bé hơn số chia ta làm như thế nào?
- So sánh số dư với số chia?
4. Thực hành:
Bài 1: Đặt tính, rồi tính. 
-Yêu cầu HS tự làm bài
-Nhận xét,sửa bài
Bài 2:
- Bài toán cho biết gì? 
-Bài toán hỏi gì?
-Hướng dẫn HS chọn phét tính giải bài toán 1250 : 4 
- Hướng dẫn HS trình bày bài giải.
Bài 3: (Thi xếp hình nhanh)
-Tổ nào có nhiều bạn xếp hình nhanh, chính xác thắng cuộc.
C .Hoạt động 3 :
- Về ôn luyện thêm về chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
- Xem lại bài toán đã làm.
- Nhận xét tiết học
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
-2HS thực hiện.
-HS lắng nghe.
-Thực hiện từ trái sang phải, mỗi lần chia đều tính nhẩm:chia, nhân, trừ.
-HS trả lời 
9365 3
03 3121
 06
 05
 2
4
 562
 09
 1
-Thì phải lấy hai chữ số.
- Số dư luôn bé hơn số chia.
- HS đọc đề
- HS làm bài vào vở nháp
a> 3224 : 4 b> 2819 : 7
 1516 : 3 1865 : 6
- 1 HS đọc đề bài
- HS nêu 
- HS nêu
- HS thi đua giữa 4 tổ
Thứ sáu ngày tháng năm 20 
TẬP LÀM VĂN
KỂ LẠI MỘT BUỔI BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Rèn luyện kĩ năng nghe và nói.
Biết kể lại rõ ràng tự nhiên một buổi biểu diễn nghệ thuật được xem.
- Rèn luyện kĩ năng viết.
Dựa vào những điều vừa kể, viết được một đoạn văn (từ 7 – 10 câu) kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật.
II/ CHUẨN BỊ:
- Bảng phụ viết các câu hỏi gợi ý cho bài kể.
- Một số tranh ảnh về các loại hình nghệ thuật.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A/ Hoạt động 1 :
- Gọi 2 HS lần lượt lên bảng đọc bài viết của mình về người lao động trí óc.
- GV nhận xét. 
B/ Hoạt động 2 : 
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài:
- GV đưa bảng phụ đã chép sẵn BT1. 
- GV nhắc lại yêu cầu:
Bài tập yêu cầu các em kể lại 1 buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem. Buổi biểu diễn đó có thể là diễn kịch, hát chèo, múa, xiếc hoặc liên hoan văn nghệ ở trường, lớp. Các em có thể dựa vào câu hỏi gợi ý để kể hoặc kể tự do không hoàn toàn phụ thuộc vào các gợi ý.
- Cho HS chuẩn bị.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét.
Bài tập 2:
- GV nhắc lại yêu cầu của bài tập: Dựa vào những điều vừa kể, hãy viết 1 đoạn văn ngắn (từ 7 – 10 câu) về một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em đã được xem. Khi viết, các em viết đủ ý, viết thành câu.
- Cho HS viết bài.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét và chấm điểm.
C .Hoạt động 3:
- Cho lớp bình chọn những bạn có bài nói, bài viết hay nhất.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chưa viết xong bài ở lớp về nhà hoàn chỉnh.
-2HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc bài tập và các câu hỏi gợi ý.
- HS chuẩn bị cá nhân.
- 1 HS làm mẫu (trả lời theo các câu hỏi gợi ý).
- 1 vài HS trình bày.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS viết bài.
- 1 số HS đọc lại bài viết của mình.
TOÁN
CHIA SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (TT)
I/ MỤC TIÊU:
Giúp HS
- Biết thực hiên phép chia: chia có dư, thương có bốn chữ số hoặc có ba chữ số.
- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán. 
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A/ Hoạt động 1:
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài:
a> 2718 : 9 = ; 3250 : 8 =
b>Một cửa hàng có 1215 chai dầu ăn, đã bán 1/3 số chai dầu đó.Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu chai dầu ăn?
- Nhận xét, chữa bài.
B/ Hoạt động 2 :
1. Giới thiệu bài:ghi tên bài.
2. Hướng dẫn thực hiện phép chia.
9365 : 3 ; 4218 : 6
- Yêu cầu HS đặt tính và tính
- Gọi 1 HS nêu cách thực hiện
- Lần 1: 42 chia 6 được 7, viết 7; 7 nhân 6 bằng 42; 42 trừ 42 bằng 0, viết 0 (dưới 2)
- Lần 2: Hạ 1, 1 chia cho 6 được 0,viết 0 (ở thương bên phải 7), 0 nhân 7 bằng 0, 1 trừ 0 bằng 1, viết 1
- Lần 3: hạ 8 được 18, 18 chia cho 6 được 3, viết 3 (ở thương bên phải 0) 3 nhân 6 bằng 18, 18 trừ 18 bằng 0, 
3/ Hướng dẫn thực hiện phép chia
: 4
- Yêu cầu HS nêu lại cách tính
4/ Thực hành:
+ Bài 1: (vở)
Yêu cầu học sinh đặt tính rồi tính:
- Nhận xét , chữa bài.
+ Bài2:(vở)
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự phân tích đề và tìm cách giải.
. Tìm số m đường đã sửa?
. Tìm số m đường còn phải sửa?
. Thuộc dạng toán gì?
. Tìm 1 trong các phần bằng nhau của một số ta làm thế nào?
- Yêu cầu 2 HS nêu lại trình tự bước giải.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét,sửa bài và cho điểm học sinh.
+ Bài 3: (SGK)
- Yêu cầu HS nhận xét để tìm ra phép tính đúng hay sai.
- Gợi ý HS nhẩm “số lần chia”ở mỗi phép tính đã cho phải là 3 lần chia, nên thương phải có 3 chữ số .Do đó, 2 phép tính chia sau là sai:
1608 : 4 = 42 và 2526 : 5= 51 (dư1) là sai.
- Sau đó yêu cầu HS thực hiện cả 3 phép tính để tìm thương đúng.
C .Hoạt động 3 :
- Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số?
- Về luyện thêm chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số.
- Nhận xét tiết học.
-2HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS lắng nghe
- 1 HS lên bảng- lớp vở nháp
- 1 HS nêu ->lớp nhận xét
9365 3 4218 6
03 01
 06 3121 18 703
 05 0
 2
- HS thực hiện vào bảng con
4
601
 07
 3
- 2 HS lên bảng làm bài
- 1 HS đọc – lớp nhẩm theo
-HS thực hiện.
Tóm tắt
1215 m
Đã sửa ? mét
Còn sửa:? mét
-HS trả lời
-HS trả lời
-HS trả lời
-HS trả lời
- 2 HS thực hiện
-Cả lớp làm vào vở
- 1 HS đọc yêu cầu BT3
- HS thực hiện theo yêu cầu
- HS thực hiện vào vở nháp
- Học sinh trả lời
THỂ DỤC
TRÒ CHƠI: “CHUYỀN BÓNG TIẾP SỨC”
I/ MỤC TIÊU:
-Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
-Chơi “Chuyền bóng tiếp sức”.yêu cầu biết cách chơi và chủ động chơi
II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN.
Sân trường sạch rộng,đảm bảo an toàn tập luyện.
-Có 1 còi;2 bạn nhaỷ 1 dây.
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
ĐL
PHƯƠNG PHÁP
1.Bài cũ:
-Ôn bài thể dục phát triễn chung một lần.
2.Dạy bài mới:
1.Phần mở đầu:
- Giáo viên phổ biến nội dung,yêu cầu giờ học.
-Chạy chậm trên địa bàn tự nhiên xung quanh sân trường.
- Chơi trò chơi:Kéo cưa lừa xẻ
-Tập bài thể dục phát triễn chung 1 lần, 2 x 8 nhịp.
2.Phần cơ bản:
a. Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân.
- Giáo viên chia lớp thành từng nhóm tập tại những nơi quy định. Phân công từng đôi tập , người tập người đếm số lần.
- Tổ chức thi nhảy giữa các tổ; tổ nào nhảy được tổng số lần nhiều nhất sẽ được khen thưởng.
+ Thi nhảy dây đồng loạt một lần giữa các tổ(mỗi tổ chia thành 2 đợt) tổ nào có nhiều ngườinhảy được lâu nhất là thắng.
b. Trò chơi:”chuyền bóng tiếp sức”
- Tập hợp HS thành 4 hàng dọc, có số người bằng nhau. GV nêu tên trò chơi, cho HS chơi thử 1 lần, sau đó chơi chính thức, đội nào chuyển nhanh nhất. Ít phạm quy thì đội đó thắng,cho các em chơi từ 2 đến 3 lần, GV làm trọng tài.
3. Phần kết thúc:
-Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp 2- 4 hàng dọc.
- GV cùng HS hệ thống lại bài.
- Nhận xét giờ học.
D : Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân.
4’
12’
1 lần
6-8’
2’
2’
1’
- 4 hàng dọc
- vòng tròn
-4 hàng ngang
-10-
-HS chia thành từng nhóm nhỏ
4 hàng dọc
- 4 hàng dọc
SINH HOẠT LỚP
TUẦN 22
I. Mục tiêu:
Giúp HS :
- Nắm được những ưu khuyết điểm trong tuần và biết hướng phát huy những ưu điểm vàkhắc phục những hạn chế.
- Biết phương hướng tuần tới.
II- Tiến hành sinh hoạt:
* Tổng kết tuần 19 :
- Lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt
- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo: tổ 1, 2, 3 
- Các lớp phó báo cáo.
- Lớp nhận xét – bổ sung.
- Lớp trưởng nhận xét.
- GV nhận xét chung:
* Một số ưu khuyết điểm:
- Học tập:
- Đạo đức:
- Vệ sinh:
- Một số vấn đề khác:
* Phương hướng tuần tới:
- Vào học đầy đủ, đúng giờ.
- Mặc quần áo đúng quy định
- Duy trì đôi bạn học tập
- Lễ phép, vâng lời thầy cô, người lớn
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Chải răng, ngậm Flour theo hiệu lệnh
- Thực hiện các khoản thu theo qui định
TUẦN 24
Thứ hai ngày tháng năm 20 
Thứ ba ngày tháng năm 20 
Thứ tư ngày tháng năm 20 
Thứ năm ngày tháng năm 20 
Thứ sáu ngày tháng năm 20 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 1923.doc