Giáo án Lớp 3 Tuần 19 và 20

Giáo án Lớp 3 Tuần 19 và 20

Đạo đức

 Tiết 19: ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ (tiết 1)

 I. Mục tiêu:

 - Bước đầu biết thiếu nhi trên thế giới đều là anh em, bạn bè, cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ,

 - Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.

 - ( Biết trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè , quyền được mặt trang phục , sử dụng tiếng nói , chữ viết của dân tộc mình ,được đối xử bình đẳng .)

 - Tích hợp TT Hồ Chí Minh: Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế chính là thực hiện lời dạy của Bác.( Thiếu nhi khơng biệt mu da, giới tính, dân tộc ngôn ngữ, phải biết đoàn kết để vượt qua mọi khó khăn.)

- Tích hợp BVMT: Đoàn kết với thiếu nhi Quốc tế trong việc BVMT , làm cho môi trường thêm xanh , sạch , đẹp.

 

doc 53 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 796Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 19 và 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
@&?
Đạo đức
 Tiết 19: 	ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ (tiết 1)
 I. Mục tiêu: 
 - Bước đầu biết thiếu nhi trên thế giới đều là anh em, bạn bè, cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ,
 - Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
 - ( Biết trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè , quyền được mặt trang phục , sử dụng tiếng nói , chữ viết của dân tộc mình ,được đối xử bình đẳng .)
 - Tích hợp TT Hồ Chí Minh: Đồn kết với thiếu nhi Quốc tế chính là thực hiện lời dạy của Bác.( Thiếu nhi khơng biệt màu da, giới tính, dân tộc ngơn ngữ,phải biết đồn kết để vượt qua mọi khĩ khăn.)
- Tích hợp BVMT: Đồn kết với thiếu nhi Quốc tế trong việc BVMT , làm cho mơi trường thêm xanh , sạch , đẹp. 
Kỹ năng sống
+Kỹ năng trình bày suy nghĩ về thiếu nhi Quốc tế.
Phương pháp/ Kỹ thuật dạy học:
+ Thảo luận.
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Các bài hát , câu chuyện nói về tình hữu nghị giữa thiếu nhi VN với thiếu nhi thế giới.
 - Các tư liệu về hoạt động giao lưu giữa thiếu nhi TG và thiếu nhi VN. 
 III. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động: Cho cả lớp hát bài : Thiếu nhi thế giới liên hoan. 
2. Khám phá: Phân tích thông tin 
- Chia nhóm, phát cho các nhóm các bức tranh hoặc mẫu thông tin ngắn về các hoạt động hữu nghị giữa thiếu nhi VN và thiếu nhi quốc tế và yêu cầu các nhóm thảo luận nêu ý nghĩa và nội dung các hoạt động đó.
- Mời đại diện từng nhóm trình bày.
* Kết luận : Các ảnh và thông tin trên cho thấy tình đoàn kết hữu nghị giữa thiếu nhi các nước trên thế giới; thiếu nhi VN cũng có nhiều hoạt động thể hiện tình hữu nghị với thiếu nhi các nước khác. Đó cũng là quyền của trẻ em được kết giao với bạn bè khắp 5 châu 4 biển.Đĩ củng là lời dạy của Bác về tình đồn kết hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam với thiếu nhi thế giới
3. Kết nối: Du lịch thế giới . 
- Giới thiệu một vài nét về văn hóa, cuộc sống, về học tập, mong ước của trẻ em 1 số nước trên TG và trong khu vực: Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia, Trung Quốc, ... 
+ Em thấy trẻ em các nước có những điểm gì giống nhau ? Những sự giống nhau đó nói lên điều gì ?
* Kết luận: Thiếu nhi các nước khác nhau về màu da, ngôn ngữ, về điều kiện sống nhưng có nhiều điểm giống nhau: đều yêu thương mọi người; yêu quê hương, đất nước mình; yêu thiên nhiên, yêu hòa bình; Yêu môi trường sống của mình.
4. Thực hành: Thảo luận nhóm
- Chia nhóm, yêu cầu thảo luận, liệt kê những việc mà các em có thể làm để thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
- Mời đại diện nhóm lần lượt trình bày trước lớp. 
- Kết luận.
+ Ở lớp, ở trường em đã làm gì để tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế?
5. Dặn dò
 Sưu tầm tranh, ảnh, truyện, bài báo ... về các hoạt động hữu nghị giữa thiếu nhi và thiếu nhi quốc tế.
- Các nhóm quan sát các ảnh, thông tin và thảo luận theo yêu cầu của GV.
Trình bày suy nghĩ về thiếu nhi Quốc tế
- Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.
- Cả lớp theo dõi nhận xét và đi đến kết luận. 
- Lắng nghe GV giới thiệuvề các nước trên thế giới và trong khu vực.
+ Điều yêu thương con người, yêu hòa bình, ...
- Các nhóm thảo luận theo yêu cầu của giáo viên.
- Đại diện các nhóm lần lượt lên nêu những việc làm của mình để thể hiện tình đoàn kết với thiếu nhi thế giới.
- Các nhóm khác theo dõi và nhận xét ý kiến nhóm bạn.
- Tự liên hệ.
--------------------------------------------------------------------------------
Toán
 Tiết 91:	CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ
 I. Mục tiêu: 
 - Nhận biết các số có bốn chữ số (trường hợp các chữ số đều khác 0).
 - Bước đầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng. 
 - Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong nhóm các số có bốn chữ số (trường hợp đơn giản).
 - Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2; Bài 3 (a, b).
 II. Đồ dùng dạy - học: 
 HS có các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 100, 10, 1 ô vuông.
 III. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Giới thiệu bài: 
2) Khai thác :
a. Giới thiệu số có 4 chữ số:
- Ghi lên bảng số: 1423
- Yêu cầu HS lấy ra 10 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 100 ô vuông rồi xếp thành 1 nhóm như SGK. 
- Đính lên bảng.
- Yêu cầu hS lấy tiếp 4 tấm bìa như thế, xếp thành nhóm thứ 2.
- Đính lên bảng.
- Yêu cầu HS lấy 2 cột, mỗi cột có 10 ô vuông, xếp thành nhóm thứ 3.
- Yêu cầu HS lấy tiếp 3 ô vuông, xếp thành nhóm thứ 4.
- Gọi HS nêu số ô vuông của từng nhóm.
- Ghi bảng như SGK.
 1000 400 20 3
+ Nếu 1 là một đơn vị thì hàng đơn vị có mấy đơn vị.
+ Nếu 10 là một chục thì hàng chục có mấy chục.
+ Nếu 100 là một trăm thì hàng trăm có mấy trăm.
+ Nếu 1000 là một nghìn thì hàng nghìn có mấy nghìn.
- Nêu: Số gồm 1 nghìn, 4 trăm, 2 chục và 3 đơn vị viết là: 1423; đọc là: "Một nghìn bốn trăm hai mươi ba" .
- Yêu cầu nhiều em chỉ vào số và đọc số đó. 
- Nêu: 1423 là số có 4 chữ số, kể từ trái sang phải : chữ số 1 chỉ 1 nghìn, chữ số 4 chỉ 4 trăm, chữ số 2 chỉ 2 chục, chữ số 3 chỉ 3 đơn vị.
- Chỉ bất kì một trong các chữ số của số 1423 để HS nêu tên hàng.
b) Luyện tập:
*Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu bài tập 1.
- Yêu cầu HS quan sát mẫu - câu a.
+ Hàng nghìn có mấy nghìn ?
+ Hàng trăm có mấy trăm ?
+ Hàng chục có mấy chục ?
+ Hàng đơn vi có mấy đơn vị ?
- Mời 1 em lên bảng viết số.
- Gọi 1 số em đọc số đó.
- Yêu cầu HS tự làm câu b. sau đó gọi HS nêu miệng kết quả. 
- Nhận xét, đánh giá.
*Bài 2: 
- Gọi học sinh nêu bài tập 2. 
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở. 
- Mời một em lên bảng giải bài. 
- Yêu cầu lớp đổi chéo vở KT bài.
- Nhận xét, đánh giá.
*Bài 3a, b: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 3. 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
d) Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu HS viết số có 4 chữ số rồi đọc số đó.
- Nhận xét, đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học và xem lại các BT đã làm.
- Lấy các tấm bìa rồi xếp thành từng nhóm theo hướng dẫn của GV.
- Nêu số ô vuông của từng nhóm: Mỗi tấm bìa có 100 ô vuông, nhóm thứ nhất có 10 tấm bìa sẽ có 1000 ô vuông. Nhóm thứ hai có 4 tấm bìa vậy nhóm thứ hai có 400 ô vuông. Nhóm thứ 3 có 20 ô vuông còn nhóm thứ tư có 3 ô vuông.
+ Hàng đơn vị có 3 đơn vị.
+ Hàng chục có 2 chục.
+ Có 4 trăm.
+ Có 1 nghìn.
- Nhắc lại cấu tạo số và cách viết, cách đọc số có bốn chữ số.
- Chỉ vào từng chữ số rồi nêu lại (từ hàng nghìn đến đơn vị rồi ngược lại). 
- Cả lớp quan sát mẫu.
+ Có 4 nghìn.
+ có 2 trăm.
+ Có 3 chục.
+ Có 1 đơn vị.
- 1 em lên bảng viết số 4231
- 3 em đọc số: "Bốn nghìn hai trăm ba mươi mốt".
- Cả lớp tự làm bài, rồi chéo vở để kiểm tra. 3 em nêu miệng kết quả, lớp bổ sung.
- Một em đọc đề bài 2.
- Cả lớp làm vào vở.
- Một em lên bảng làm bài.
- Đổi chéo vở để KT bài. 
- Nhận xét chữa bài trên bảng.
- Một em đọc đề bài 3.
- Cả lớp thực hiện vào vở.
- 1 em lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung.
a)1984;1985;1986;1987;1988;1989
b)2681;2682;2683;2684;2685;2686
- 2 em lên bảng viết số và đọc số.
- Về nhà học và xem lại các BT đã làm .
-------------------------------------------------------------------------------
Tập đọc - Kể chuyện
 Tiết 55-56:	HAI BÀ TRƯNG
 I. Mục tiêu: 
 TẬP ĐỌC
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với diễn biến của truyện.
 - Hiểu nội dung: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai Bà Trưng và nhân dân ta. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
 KỂ CHUYỆN
 Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
Kỹ năng sống: 
+ Đặt mục tiêu.
+ Giải quyết vấn đề.
+ Lắng nghe tích cực.
+ Tư duy sáng tạo.
Các phương pháp / Kỹ thuật dạy học
+ Thảo luận nhóm.
+ Trình bày một phút.
+ Đặt câu hỏi.
+ Làm việc nhóm.
 II. Đồ dùng dạy - học:
 - Tranh ảnh minh họa truyện trong SGK.
 - Bảng phụ viết sẵn đoạn 3 để hướng dẫn luyện đọc.
 III. Các hoạt động dạy - học:	
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Giới thiệu: Giới thiệu 7 chủ điểm của SGK.
- Cho HS quan sát tranh minh họa chủ điểm Bảo vệ Tổ quốc.
Tập đọc
2/ Khám phá: Cho HS quan sát và trả lời câu hỏi diễm tả hình ảnh trong tranh minh họa bài đọc. GV hỏi: Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì?
* Yêu cầu học sinh trao đổi theo cặp và phát biểu về nội dung bài học.
3/ Kết nối:
Luyện đọc trơn và tìm hiểubài theo đoạn.:
- Đọc diễn cảm toàn bài.
* Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu đoạn 1:
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối 4 câu trong đoạn, giáo viên theo dõi sửa lỗi phát âm.
- Mời 2 em đọc cả đoạn trước lớp. 
- Giải nghĩa từ: giặc ngoại xâm, đô hộ.
(thuồng luồng: vật dữ ở nước, hình giống con rắn, hay hại người - theo truyền thuyết).
- Yêu cầu từng cặp luyện đọc đoạn 1.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
+ Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với dân ta ?
+ Ở đoạn 1 ta nên đọc như thế nào ?
- Mời 2 em đọc lại đoạn văn .
* Luyện đo ... u HS vẽ một loại cây mà em vừa quan sát được. Vẽ xong tô màu.
*Bước 2: Trưng bày sản phẩm 
- Phát cho mỗi tổ 1 tờ giấy lớn, yêu cầu các tổ tập hợp các bài vẽ dán vào rồi trưng bày trước lớp.
- Cùng với HS nhận xét, đánh giá.
5. Củng cố – Dặn dò:
- Về nhà quan sát thêm cây cối ở trong vườn
- Các nhóm quan sát những loại cây mà có trong khu vực được phân công và trả lời các câu hỏi.
- Lần lượt đại diện các nhóm lên chỉ vào từng cây và trình bày trước lớp về tên gọi, tên từng bộ phận trong cây, sự giống nhau và khác nhau của các loại cây.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Nêu tên các cây có trong SGK.
- Tiến hành vẽ loại cây đã quan sát được.
- Các tổ trưng bày sản phẩm.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn tổ có sản phẩm đẹp nhất.
--------------------------------------------------------------------------------
Thủ công
 Tiết 20: 	ÔN TẬP CHỦ ĐỀ: 
Cắt, dán chữ cái đơn giản (tiếp theo)
 I. Mục tiêu: 
 - Biết cách kẻ, cắt, dán một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng.
 - Kẻ, cắt, dán được một số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng đã được học.
 II. Đồ dùng dạy - học: 
 - Mẫu của các chữ đã cắt dán trong 5 tuần học qua.
 - Giấy thủ công, kéo thủ công.
 III. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. 
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác: Cách tiến hành và đánh giá sản phẩm như ở tiết 1.
Em hãy cắt dán 2 hoặc 3 chữ cái trong các chữ đã học ở chương II 
- Giải thích về yêu cầu của bài: kiến thức, kĩ năng, sản phẩm.
- Yêu cầu lớp thực hành làm bài kiểm tra 
- Hướng dẫn gợi ý cho các học sinh yếu 
c) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét, đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học bài và xem trước bài mới .
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình .
- Cả lớp theo dõi giáo viên để nắm về yêu cầu kiến thức kĩ năng và sản phẩm .
- Tiến hành cắt dán chữ cái vào giấy thủ công 
- Khi làm xong nộp sản phẩm lên để giáo viên chấm điểm.
--------------------------------------------------------------------------------
Chính tả (nghe – viết)
 Tiết 40:	 TRÊN ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH
 I. Mục tiêu: 
 - Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm đúng (BT2) a/ b (chọn 3 trong 4 từ).
 II. Đồ dùng dạy - học: 
 Bảng lớp viết 2 lần nội dung bài tập 2a/ b.
 III. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu 2 em viết bảng lớp, cả lớp viết trên bảng con các từ: thuốc men, ruột thịt, ruốc cá, trắng muốt.
- Nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn nghe viết:
* Hướng dẫn chuẩn bị:
- Đọc đoạn chính tả. 
- Yêu cầu hai em đọc lại, lớp đọc thầm theo.
+ Nội dung đoạn văn nói lên điều gì ?
- Yêu cầu lấùy bảng con viết các tiếng khó. 
- Nhận xét, đánh giá.
* Đọc cho học sinh viết vào vở. 
- Theo dõi uốn nắn cho học sinh. 
* Chấm, chữa bài. 
c/ Hướng dẫn làm bài tập:
*Bài 2a/ b:
- Gọi một em đọc yêu cầu của bài. 
- Yêu cầu HS tự làm bài vào VBT.
- Mời 2 em lên bảng thi làm bài, rồi đọc kết quả.
- Cùng với cả lớp nhận xét, chốt ý đúng. 
- Gọi 1 số em đọc lại kết quả.
d) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét, đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà học bài và xem trước bài mới.
- Nghe - viết các từ do GV đọc.
- Lớp lắng nghe giới thiệu bài. 
- Cả lớp theo dõi giáo viên đọc bài.
- 2 em đọc lại bài, lớp đọc thầm
+ Đoạn văn nói lên “Nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc”.
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con các từ 
(trơn , thung lũng, lúp xúp)
- Nghe - viết bài vào vở.
- Dò bài soát lỗi.
- Nghe nhận xét, rút kinh nghiệm.
- 1 em đọc yêu cầu của bài, lớp đọc thầm. Cả lớp tự làm bài vào VBT.
- 2 em lên bảng thi làm bài, lớp nhận xét bổ sung.
Câu a) Sáng suốt - xao xuyến - sóng sánh - xanh xao. 
Câu b) gầy guộc - chải chuốt - nhem nhuốc - nuột nà.
- 2 em đọc lại kết quả. 
- 2 em nhắc lại các yêu cầu khi viết chính tả.
Toán
 Tiết 100: 	PHÉP CỘNG CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 10 000
 I. Mục tiêu: 
 - Biết cộng các số trong phạm vi 10 000 (bao gồm đặt tính và tính đúng). 
 - Biết giải toán có lời văn (có phép cộng các số trong phạm vi 10 000).
 - Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2 (b); Bài 3; Bài 4.
 II. Đồ dùng dạy - học:	
 Vẽ sẵn hình như bài tập 4.
 III. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Viết các số sau: 4208; 4802; 4280; 4082
a) Theo thứ tự từ lớn đến bé.
b) Theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Hướng dẫn thực hiện phép cộng: 
 3526 + 2359
- Ghi lên bảng: 3526 + 2759 = ? 
- Yêu cầu HS tự đặt tính và tính ra kết quả.
- Mời một em thực hiện trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài.
+ Muốn cộng hai số có 4 chữ số ta làm thế nào? 
- Gọi nhiều em nhắc lại .
c) Luyện tập:
*Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Mời 2 em lên thực hiện trên bảng.
- Gọi 1 số em nêu cách tính.
- Nhận xét, đánh giá.
*Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- Yêu cầu học sinh làm vào vơ.û 
- Yêu cầu lớp đổi chéo vở để KT bài nhau.
- Mời 2 em lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, đánh giá.
- Câu a (HS khá, giỏi)
*Bài 3:
- Gọi 2em đọc bài toán, lớp đọc thầm.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán. 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. 
*Bài 4: 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của BT, quan sát hình vẽ trên bảng rồi trả lời miệng.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
d) Củng cố - Dặn dò: 
- Yêu cầu HS nhận xét đúng, sai.
 2195 3057
 + 627 + 182
 8465 3239
- Dặn về nhà học và làm vở bài tập .
- 2 em lên bảng làm bài.
- lớp theo dõi, nhận xét.
*Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Vài em nhắc lại tựa bài.
- Quan sát lên bảng để nắm về cách đặt tính và tính các số trong phạm vi 10 000.
- Một em thực hiện : 3526 
 + 2759
 6285
- Nhắc lại cách cộng hai số có 4 chữ số.
- Một em nêu yêu cầu bài tập: Tính
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- Hai em lên bảng thực hiện, Cả lớp nhận xét bổ sung.
 5341 7915 4507 8425
+ 1488 + 1346 + 2568 + 618 
 6829 9261 7075 9043 
- Đặt tính rồi tính.
- Cả lớp thực hiện vào vở. Đổi chéo vở để KT. 
- 2 em lên bảng chữa bài, lớp bổ sung. 
a)2634 1825 b)5716 707
 + 4848 + 455 + 3462 + 5857
 7482 2280 9178 6564
- 2 em đọc bài toán, lớp theo dõi.
- Phân tích bài toán.
- Cả lớp làm vào vở .
- Một bạn lên bảng trình bày bài giải, lớp nhận xét bổ sung.
Bài giải
Số người cả 2 thôn là:
 3680 + 4220 = 7900 (người)
 ĐS: 7900 người
- Một em đọc đề bài 4.
- Cả lớp tự làm bài.
- 3 em nêu miệng kết quả, lớp bổ sung,
 Trung điểm của cạnh AB là điểm M; trung điểm của cạnh BC là điểm N; trung điểm của cạnh CD là điểm P; trung điểm của cạnh AD là điểm Q.
- 1 em lên điền vào ô trống.
- Về nhà học và làm vở bài tập.
-------------------------------------------------------------------------------- 
Tập làm văn
 Tiết 20:	BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG
 I. Mục tiêu: 
 Bước đầu biết báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua dựa theo bài tập đọc đã học (BT1); viết lại một phần nội dung báo cáo trên (về học tập, hoặc về lao động) theo mẫu (BT2).
 II. Đồ dùng dạy - học: 
 Mẫu báo cáo ở bài tập 2 (VBT). 
 III. Các hoạt động dạy - học:	
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2em kể lại câu chuyện "Chàng trai làng Phù Ủng và TLCH.
- Yêu cầu 1 em đọc bài Báo cáo kết quả tháng thi đua "Noi gương chú bộ đội".
- Nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài:
b/ Hướng dẫn làm bài tập:
*Bài 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu lớp đọc thầm lại bài TĐ: Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”.
- Yêu cầu các tổ làm việc theo các bước sau:
+ Các thành viên trao đổi để thống nhất về kết quả học tập, lao động của tổ trong tháng qua. 
+ Lần lựơt từng HS đóng vai tổ trưởng báo cáo trước tổ.
- Mời đại diện các tổ trình bày báo cáo trước lớp 
- Lắng nghe và nhận xét.
*Bài 2: 
- Gọi 1 em đọc yêu cầu của bài và mẫu báo cáo.
- Yêu cầu từng HS đóng vai tổ trưởng, viết báo cáo của tổ về các mặt học tập, lao động.
- Mời một số em tiếp nối nhau thi đọc bài viết của mình trước lớp. 
- Theo dõi, nhận xét chấm điểm.
c) Củng cố - Dặn dò:
- Nội dung của báo cáo gồm mấy phần ? đó là những phần nào ? 
- Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau .
- 2 em lên bảng kể chuyện.
- 1 em đọc bài.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- 2 em đọc yêu cầu của bài.
- Đọc thầm lại bài báo cáo tổng kết tháng thi đua “Noi gương anh bộ đội”.
- Làm việc theo tổ.
- Đại diện các tổ trình bày báo cáo trước lớp.
- Cả lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn báo cáo hay nhất.
- Một em đọc đề bài tập 2.
- Cả lớp đọc thầm mẫu báo cáo.
- Tự làm bài.
- 5 - 7 em thi đọc báo cáo của mình trước lớp .
- Lớp nhận xét bình chọn bạn làm tốt nhất.
- 2 em nhắc lại nội dung bài học và ghi nhớ về Tập làm văn. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an chuan lop 3 tuan 19 20.doc