Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Đàm Ngân - Tiểu học Hoàng Hoa thám

Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Đàm Ngân - Tiểu học Hoàng Hoa thám

TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN

Tiết 4-5: Ai có lỗi?

 I. Mục tiêu:

 A. Tập đọc:

 1. Đọc thành tiếng:

 - Đọc đúng các từ, tiếng khó: khuỷu, nguệch, Cô- rét- ti, En- ri- cô, làm cho, nắn nót, nổi giận, nên, lát sau, đến nỗi, lát nữa, xin lỗi, nói, vui lòng.

 - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

 - Đọc trôi chảy toàn bài và bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

 2. Đọc- hiểu:

 - Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: kiêu căng, hối hận, can đảm, ngây.

 - Hiểu nghĩa của câu chuyện: Phải biết nhường nhịn bạn nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn ( Trả lời được các câu hỏi SGK )

 3. Giáo dục: Có ý thức luyện đọc, ham học.

 

doc 32 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 647Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Đàm Ngân - Tiểu học Hoàng Hoa thám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2 Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2011
TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN
Tiết 4-5: Ai có lỗi?
 I. Mục tiêu:
 A. Tập đọc:
 1. Đọc thành tiếng:
 	- Đọc đúng các từ, tiếng khó: khuỷu, nguệch, Cô- rét- ti, En- ri- cô, làm cho, nắn nót, nổi giận, nên, lát sau, đến nỗi, lát nữa, xin lỗi, nói, vui lòng.
 	 - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
 	 - Đọc trôi chảy toàn bài và bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. 
 2. Đọc- hiểu:
 	 - Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: kiêu căng, hối hận, can đảm, ngây...
 	 - Hiểu nghĩa của câu chuyện: Phải biết nhường nhịn bạn nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn ( Trả lời được các câu hỏi SGK )
 3. Giáo dục: Có ý thức luyện đọc, ham học.
 B. Kể chuyện:
 	 - Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo lời kể của mình. Khi kể biết phối hợp cử chỉ, nét mặt và giọng điệu phù hợp với diễn biến, nội dung câu chuyện.
 II. Đồ dùng dạy học:
 	 - Tranh SGK
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. ổn định tổ chức 
B. Kiểm tra bài cũ:
 - Yêu cầu học sinh lên đọc bài: “Hai bàn tay em”
 - Học sinh lên đọc bài.
 - Lớp nhận xét
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
 C. Dạy học bài mới:
	TẬP ĐỌC: Tiết 1
 1. Giới thiệu bài:
 - Giáo viên yêu cầu HS quan sát tranh SGK, giới thiệu, ghi tên bài lên bảng.
 - HS quan sát tranh SGK, nghe giới thiệu , ghi bài.
 2. Luyện đọc:
 a. Đọc mẫu:
 - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt. 
 - Theo dõi đọc.
 b. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
 * Đọc từng câu:
 - Yêu cầu học sinh đọc từng câu trong mỗi đoạn . 
 - Học sinh đọc từng câu trong mỗi đoạn .
 - Giáo viên chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh.
 - Học sinh luyện đọc lại.
 - Yêu cầu học sinh đọc từng câu trong cả bài.
 - Học sinh tiếp nối đọc từng câu trong cả bài.
 * Đọc từng đoạn và giải nghĩa từ:
 - Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn trong bài.
 - Học sinh đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của giáo viên .
 - 1 học sinh đọc đoạn 1, lớp đọc thầm
 - Sửa cách ngắt giọng ở câu khó: “Tôi đang ....thì/ Cô - rét - ti ...tôi,/ làm cho cây bút ... rất xấu. //
 - Học sinh luyện đọc lại.
 - Tìm từ trái nghĩa với: “kiêu căng”
 - Từ trái nghĩa với: “kiêu căng” là: “khiêm tốn”
 - Nói thêm: “kiêu căng” là tự cho mình hơn người khác.
 * Hướng dẫn đọc đoạn 2,3, 4, 5
 - Học sinh đọc đoạn 2, 3, 4, 5.
 - Học sinh luyện đọc cách đối thoại.
 - Con hiểu thế nào là “ hối hận”
 - Học sinh giải thích.
 - Con hiểu thế nào là “can đảm”
 - Con hiểu thế nào là “ngây”
 - Học sinh giải thích hoặc đặt câu.
 - Học sinh tiếp nối đọc từng đoạn trong cả bài.
 * Luyện đọc theo nhóm:
 - Mỗi nhóm 5 học sinh lần lượt đọc từng đoạn trong cả bài.
 - 2 nhóm tiếp nối nhau đọc bài trước lớp.
 - Nhóm khác nghe và chỉnh sửa cho nhau.
 * Đọc đồng thanh:
 - Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3; 4.
 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 - Giáo viên yêu cầu.
 - 1 học sinh đọc thành tiếng đoạn 1, 2.
 - Lớp đọc thầm đoạn 1, 2.
 - Câu chuyện kể về ai?
 - Kể về En- ri- cô và Cô- rét- ti.
 - Vì sao 2 bạn nhỏ giận nhau?
 - Vì Cô- rét- ti vô tình chạm vào khuỷu tay En- ri- cô, làm cây bút của En- ri- cô nguyệch ra 1 đường rất xấu. Hiểu lầm bạn cố ý làm hỏng bài viết của mình, En- ri- cô tức giận và trả thù Cô- rét- ti bằng cách đẩy vào khuỷu tay của bạn.
 - Giáo viên: Vì hiểu lầm mà 2 bạn nhỏ giận nhau. Câu chuyện tiếp diễn như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 3.
 - 1 học sinh đọc đoạn 3.
 - Vì sao En- ri- cô hối hận, muốn xin lỗi Cô- rét- ti?
Vì En- ri- cô hiểu lầm Cô- rét- ti ?
 - En- ri- cô có đủ can đảm để xin lỗi Cô- rét- ti không?
 - Không đủ can đảm
* En- ri- cô thấy hối hận về việc làm của mình nhưng không đủ can đảm để xin lỗi Cô- rét- ti. Muốn biết chuyện gì sẽ sảy ra tiếp theo, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 4; 5.
- Học sinh đọc đoạn 4; 5.
 - 2 bạn đã làm lành với nhau ra sao?
 - Học sinh trả lời.
 - Bố đã trách En- ri- cô như thế nào?
 - Bố đã trách En- ri- cô là người có lỗi đã không xin lỗi bạn trước lại còn giơ thước doạ đánh bạn.
 - Có bạn nói mặc dù có lỗi nhưng En- ri- cô vẫn có điểm đáng khen. Em hãy tìm điểm đáng khen của En- ri- cô?
 - Biết thương bạn khi bạn vất vả, biết hối hận khi có lỗi và biết cảm động trước tình cảm của bạn dành cho mình.
 - Còn Cô- rét- ti có gì đáng khen? 
 - Cô- rét- ti là người bạn tốt, biết quý trọng tình bạn, biết tha thứ cho bạn khi bạn mắc lỗi, biết chủ động làm lành với bạn.
 4. Luyện đọc lại bài: Tiết 2
 - Giáo viên yêu cầu.
 - 1 học sinh khá đọc đoạn 3; 4; 5.
 - Cả lớp theo dõi bài trong sách giáo khoa.
 * Chia thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 học sinh.
 - Các nhóm luyện đọc theo vai.
 - Thi đọc giữa các nhóm (2 - 3 nhóm thi).
 - Nhận xét, tuyên dương.
 - Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh học tốt.
KỂ CHUYỆN( 0,5 tiết )
 1. Định hướng- yêu cầu:
 - Giáo viên yêu cầu.
 - Gọi HS đọc yêu cầu của phần kể chuyện.
 - Dựa vào các tranh minh hoạ, kể lại từng đoạn của câu chuyện Ai có lỗi bằng lời của em.
 - Câu chuyện trong sách giáo khoa được kể bằng lời của ai?
 - Kể bằng lời của em.
 * Vậy có nghĩa khi kể, con phải đóng vai là người dẫn chuyện. Muốn vậy, em cần chuyển lời của En- ri- cô thành lời của mình.
 - Yêu cầu học sinh đọc phần kể mẫu.
 - 1 học sinh đọc bài.
 - Lớp theo dõi.
 - 1 học sinh tập kể nội dung bức tranh 1.
 2. Thực hành kể chuyện:
 - Chia học sinh thành các nhóm 5 học sinh.
 - Mỗi học sinh kể 1 đoạn trong bài, các học sinh trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
 - 1 đến 2 nhóm kể trước lớp theo hình thức tiếp nối, mỗi học sinh trong nhóm kể 1 đoạn kể 1 đoạn chuyện tương ứng với 1 tranh minh hoạ.
 - Lần lượt từng nhóm kể, các học sinh trong lớp nhận xét về nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện của mỗi bạn trong nhóm.
 - Tuyên dương học sinh kể tốt.
 D. Củng cố :
 - Qua đọc và tìm hiểu câu chuyện, em rút ra được điều gì?
 - Học sinh phát biểu.
 - Nhận xét tiết học.
 E.Dặn dò:Về kể cho người thân nghe.
 .............................................................................. 
TOÁN
Tiết 6: Trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần)
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
 - Biết cách thực hiện phép trừ các số có 3 chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm).
 - Vận dụng được vào giải bài toán có lời văn ( có một phép tính trừ ).
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng giải tính.
 3. Giáo dục : Cẩn thận, tự giác khi làm bài.
*BT1(cột 4,5), BT2(cột 2,3): HSKG
 II. Đồ dùng dạy học: 
 - Giáo viên: SGK
 - Học sinh: SGK, vở ghi bài.
 III . Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. ổn định tổ chức: 
 B. Kiểm tra bài cũ:
 - Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài tập tiết 5
 - học sinh lên bảng làm bài.
 - Nhận xét, cho điểm.
 C. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 - Nêu mục tiêu giờ dạy, ghi bảng
 - Nghe giới thiệu , ghi bài.
 2. Hướng dẫn thực hiện phép tính trừ các số có 3 chữ số (có nhớ một lần):
 a. Phép trừ: 432 - 215 =
 - Giáo viên viết phép tính lên bảng
 - Học sinh lên bảng đặt tính và tính, lớp làm nháp.
 - Đặt tính như thế nào?
 - Học sinh phát biểu.
 - Chúng ta bắt đầu tính ở hàng nào?
 - Từ hàng đơn vị.
 - 2 không trừ được 5, ta làm thế nào?
 - Mượn 1 chục của 3 chục thành 12; 12 – 5 = 7 viết 7 nhớ 1.
 - Giáo viên giảng lại bước tính trên. Nêu 2 cách nhớ sang hàng chục, thông thường nhớ xuống dưới.
 - 2 học sinh nêu từng bước trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
 b. Phép trừ: 627 - 143 =
 - Tiến hành các bước tương tự phần a.
 - So sánh 2 phép tính.
 - Phép trừ: 432 – 215 = 217 là phép trừ có nhớ 1 lần ở hàng chục.
 - Phép trừ: 627 - 143 = 484 là phép trừ có nhớ 1 lần ở hàng trăm.
 3. Luyện tập- thực hành:
Bài 1: ( Làm bảng con )
- Giáo viên nhận xét bài của học sinh. 
 - Nêu yêu cầu của bài.
 - Học sinh nêu rõ cách làm.
 - Học sinh nhận xét.
Bài 2: ( Làm vở )
- Nêu yêu cầu bài tập
- Chấm, chữa bài
 - Làm bài
Bài 3: ( Làm vở )
 - Học sinh đọc đề bài.
 - Tổng số tem của 2 bạn là bao nhiêu?
 -Tổng số tem của2 bạn là 335 con tem.
 - Trong đó bạn Bình có bao nhiêu con tem?
 - Trong đó bạn Bình có 128 con tem.
 - Bài toán yêu cầu tìm gì?
 - Tìm số tem của bạn Hoa.
- Chấm, chữa bài
 - lớp làm vở.
Giải
Bạn Hoa sưu tầm được số tem là:
 335 - 128 = 207 ( tem )
 Đáp số: 207 tem
Bài 4:( Làm nháp ) Yêu cầu: 
 - Học sinh đọc thầm tóm tắt.
-Đoạn dây dài bao nhiêu xăng-ti - mét?
- Đoạn dây dài 243 cm.
- Đã cắt đi bao nhiêu xăng - ti - mét?
 - 27 cm.
 - Bài toán yêu cầu tìm gì? 
- Chữa bài
- Đoạn dây còn lại dài bao nhiêu xăng - ti - mét?
 - Dựa vào tóm tắt đọc thành đề toán.
 - Học sinh làm bài.
Giải
 Đoạn dây còn lại dài là:
 243 - 27 = 216 ( cm)
 Đáp số: 216 cm 
 D. Củng cố :
 - Nhắc lại nội dung bài học.
E. Dặn dò: Về luyện thêm về phép tính trừ các số có 3 chữ số (có nhớ một lần).
- Nhận xét tiết học.
......................................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 6 tháng 9 năm 2011
CHÍNH TẢ( Nghe viết)
Tiết 3: Ai có lỗi ?
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 	- Nghe - Viết đúng bài chính tả “Cơn giận lắng xuống ... can đảm”; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 	- Làm đúng các bài tập 
 2. Kỹ năng: Thực hiện tốt yêu cầu, rèn kỹ năng viết đúng.
 3. Giáo dục: Có ý thức viết đúng chính tả.
 II. Đồ dùng dạy- học:
 	 - Giáo viên: SGK, phấn màu
 	 - Học sinh: Vở chính tả.
 III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động dạy:
Hoạt động học:
 A. ổn định tổ chức:
 B. Kiểm tra bài cũ:
 - Học sinh nghe đọc- viết bảng con: ngọt ngào, ngao ngán, hiền lành, chìm nổi, cái liềm.
 - Nhận xét, cho điểm.
 C. Dạy học bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
- Nghe giới thiệu , ghi bài
 Trong giờ chính tả này, các em sẽ viết đoạn 3 bài tập đọc: “ Ai có lỗi”, sau đó làm bài tập chính tả.
 - Ghi đầu bài.
 2. Hướng dẫn viết chính tả:
 a. Trao đổi về đoạn viết.
 - Giáo viên đọc đoạn viết 1 lần .
- 2 học sinh đọc lại. lớp theo dõi đọc thầm.
 - Đoạn văn nói tâm trạng En - ri - cô như thế nào?
 - Tâm trạng En - ri - cô rất hối hận.
 b. Hướng dẫn cách trình bày:
 - Đoạn văn có mấy câu?
 - Có 5 câu.
 - Trong đoạn văn có những chữ nào viết hoa, tại sao?
 - Các chữ đầu câu và tên  ... n vịt , vì sao? 4
 - Hình a vì có 12 con vịt, chia làm 4 phần bằng nhau thì mỗi phần có 3 con. Hình a đã khoanh vào 3 con.
 - Hình b khoanh vào một phần mấy số con vịt, vì sao?
 - 1 ,vì có 12 con, chia thành 3 phần 
 3
bằng nhau thì mỗi phần được 4 con vịt, hình b khoanh 4 con vịt. 
 Bài 3; (làm vở)
 - Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
 - 1 học sinh đọc đề bài.
 - Bài toán cho biết gì?
 - Mỗi bàn có 2 học sinh.
 - Bài toán yêu cầu tìm gì?
 - Giáo viên yêu cầu.
 - Chấm , nhận xét, cho điểm.
 Bài 4:( Trò chơi)
 - Hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
 - 4 bàn như vậy có bao nhiêu học sinh?
 - Lớp làm vở ô ly.
Giải
Số học sinh ở 4 bàn là :
 2 x 4 = 8 ( học sinh )
 Đáp số: 8 học sinh
 - Lần 1: học sinh xếp thử.
 - Lần 2: 4 học sinh của 4 nhóm thi xếp. 
 D. Củng cố, dặn dò:
 - Nêu cách tính giá trị của biểu thức.
 - Về nhà luyện lại các bài tập .
 - Học sinh nêu.
........................................................................................
SINH HOẠT TẬP THỂ
	THỦ CÔNG
Bài 2 : Gấp con ếch
Tiết 1
 I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết cách gấp con ếch.
- Gấp được con ếch bằng giấy đúng qui trình kỹ thuật.
- Có hứng thú với giờ học gấp hình.
 II. Đồ dùng:
- Mẫu con ếch được gấp bằng giấy màu.
- Tranh qui trình gấp con ếch bằng giấy.
- Giấy màu (giấy trắng), kéo thủ công.
- Bút màu đen hoặc bút dạ màu sẫm.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A- Kiểm tra bài cũ
- ổn định tổ chức.
- Hỏi:+ Giờ trước học bài gì?
 + Nêu qui trình gấp tàu thuỷ hai ống khói?
GV nhận xét, đánh giá
B- Bài mới
1) Giới thiệu bài
- Giáo viên nêu yêu cầu và ghi đầu bài lên bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát và nhận xét
- HD hs quan sát và nhận xét mẫu.
Hỏi: ếch gồm mấy phần
Giới thiệu: 
Phần đầu: 2 mắt nhọn dần về phía trước.
Phần thân: Phình rộng dần về phía sau.
Phần chân: 2 chân trước và hai chân sau ở dưới thân.
- Giáo viên liên hệ thực tế về hoạt động và lợi ích của ếch.
- Bài gấp tàu thuỷ hai ống khói.
HSTL, các bạn khác nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát
- ếch gồm 3 phần: Đầu , thân, chân
- Giống gấp mày bay đuôi rời.
- Yêu cầu hs mở dần con ếch đến hình gấp 6
Hỏi: Nhận xét cách gấp từ hình 2 đến hình 6 giống gấp hình gì đã học?
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.
Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông.
- Thực hành giống bài trước
Bước 2: Gấp tạo 2 chân trước ếch
- Hướng dẫn thao tác giống gấp phần đầu và cánh máy bay đuôi rời (H3, 4, 5, 6, 7)
 Bước 3: Gấp tạo hai chân sau và thân ếch
- GV hướng dẫn gấp theo qui trình từ hình 8 đến hình 12.
- Hình 13: Dùng bút màu sẫm tô mắt ếch sẽ được con ếch hoàn chỉnh như hình 14.
- Hướng dẫn cách làm cho con ếch nhảy.
- GV hướng dẫn thực hiện nhanh gấp con ếch lần 2
- HS quan sát và 1 hs lên thực hiện.
- HS thao tác các hình 3, 4, 5, 6, 7
- HS quan sát và làm theo.
- 2 hs lên bảng gấp, lớp nhận xét, bổ sung.
- Hướng dẫn hs thực hành gấp nháp con ếch (Giáo viên quan sát, uốn nắn những động tác chưa đúng cho hs)
C. Củng cố – Dặn dò: 
- GVNX sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập của học sinh.
- Dặn giờ sau mang giấy nháp, đồ dùng học tập để thực hành.
- Cả lớp thực hành gấp con ếch.
ĐẠO ĐỨC
Kính yêu Bác Hồ (Tiết 2)
 I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Học sinh biết:
 - Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn với đất nước, với dân tộc.
 - Tình cảm giữa Thiếu nhi với Bác Hồ
 - Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác.
 2. Kỹ năng: Học sinh ghi nhớ và thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy Thiếu niên, Nhi đồng
 3. Giáo dục: Học sinh có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ.
 II. Tài liệu và phương tiện:
 - Giáo viên: 5 điều Bác Hồ dạy Thiếu niên, Nhi đồng
 - Học sinh: Sưu tầm tranh, thơ, truyện về Bác Hồ.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Khởi động: Cả lớp hát múa bài Hoa thơm dâng Bác nhạc và lời: Hà Hải.
- HS ghi bài.
 * Hoạt động 1: Học sinh tự liên hệ.
 - Thảo luận nhóm 2 trả lời.
 - Giáo viên đưa câu hỏi:
 + Em đã thực hiện những điều nào trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
 + Còn điều nào em chưa thực hiện tốt? Tại sao?
 + Em dự định sẽ làm gì trong thời gian tới ?
 - Học sinh trả lời.
 * Hoạt động 2: Học sinh trình bày, giới thiệu tư liệu (tranh ảnh, bài báo, câu chuyện, bài thơ, bài hát, ca dao...) đã sưu tầm được về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi và các tấm gương cháu ngoan Bác Hồ.
 - Giáo viên yêu cầu.
 - Học sinh, nhóm học sinh trình bày kết quả sưu tầm được dưới các hình thức như: “hát, kể chuyện, đọc thơ, giới thiệu tranh ảnh”.
 - Học sinh cả lớp thảo luận, nhận xét về kết quả sưu tầm của các bạn.
 - Giáo viên khen học sinh, nhóm học sinh chuẩn bị, sưu tầm tốt.
 * Hoạt động 3: Trò chơi phóng viên:
 - Giáo viên yêu cầu.
 - 1 số học sinh trong lớp thay nhau đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn trong lớp về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi.
 - Ví dụ có thể hỏi:
 + Bạn vui lòng cho biết Bác Hồ còn có những tên nào nữa?
 + Quê Bác ở đâu?
 + Bác sinh vào ngày, tháng, năm nào?
 + Thiếu nhi chúng ta cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác.
 + Vì sao thiếu nhi lại yêu quý Bác Hồ?
 + Bạn hãy đọc một câu ca dao nói về Bác Hồ?
 + Hát 1 bài hoặc đọc một bài thơ nói về Bác Hồ?
 + Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khi nào? ở đâu?
 ...............
 * Kết luận chung:
 - Giáo viên tóm tắt nội dung, tổng kết giờ học.
 - Lớp đọc đồng thanh:
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
 - Nhận xét, dặn dò.
......................................................................................................................................................................
Thể dục
ÔN ĐI ĐỀU – TRÒ CHƠI “KẾT BẠN”
I, MỤC TIÊU:
- Ôn tập đi đều theo 1- 4 hàng dọc. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức cơ bản đúng và theo đúng nhịp hô của GV.
- Chơi trò chơi “Kết bạn”. Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia chơi một cách chủ động.
II, CHUẨN BỊ:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn luyện tập.
- Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi “Kết bạn”.
III, HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp (tiếp tục giúp đỡ cán sự tập hợp, báo cáo) phổ biến nôị dung, yêu cầu giờ học.
- GV cho HS khởi động và chơi trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”.
2-Phần cơ bản.
- Tập đi đều theo 1-4 hàng dọc. 
GV cho lớp tập đi thường theo nhịp, rồi đi đều theo nhịp hô 1-2, 1-2, ...Chú ý động tác phối hợp giữa chân và tay, tránh để tình trạng học sinh đi cùng chân cùng tay, nêuc có phải uốn nắn ngay.
- Ôn động tác đi kiểng gót hai tay chống hông (dang ngang).
- Chơi trò chơi “Kết bạn”.
3-Phần kết thúc
 - Cho HS đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát.
 - GV hệ thống bài và nhận xét giờ học.
2p
3p
10p
12p
5p
2p
1p
- Lớp trưởng tập hợp, điểm số, báo cáo GV. 
- HS giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp, chạy nhẹ nhàng theo nhịp và tham gia trò chơi theo yêu cầu của GV.
- HS thực hành đi thường, đi đều theo nhịp hô của GV.
- HS ôn tập các động tác theo chỉ dẫn của GV. 
- HS tham gia chơi trò chơi.
- HS đi chậm thành vòng tròn và hát
- HS chú ý lắng nghe.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Bài 3: Vệ sinh hô hấp
 I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức: 
 - Biết và nêu được ích lợi của việc tập thở vào buổi sáng.
 - Nêu được những việc nên làm và không nên làm để giữ sạch và bảo vệ cơ quan hô hấp.
 2. Kỹ năng: Biết cách giữ sạch mũi và họng.
 3. Giáo dục: Biết một số hoạt động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí, có hại đối với cơ quan hô hấp
 - Có ý thức giữ sạch mũi và họng.
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Giáo viên: Các hình minh hoạ trang 8, 9 .
 - Học sinh: sách giáo khoa
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1. Hoạt động 1: ổn định tổ chức:
 - Hát, báo cáo sĩ số.
 2. Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ:
 - Nhận xét, đánh giá.
 - 3 HS lần lượt lên bảng, mỗi HS trả lời 1 câu hỏi (trong hoạt động 4 bài 2).
 3. Hoạt động 3: Lợi ích của việc tập thở sâu vào buổi sáng:
- Nghe giới thiệu , ghi bài
 - Giáo viên yêu cầu.
 - Cả lớp đứng dậy, hai tay chống hông, chân rộng bằng vai.
 - Giáo viên hô từ từ: “hít- thở”.
 - HS làm 10 lần theo GV hô.
 - Khi chúng ta thực hiên động tác hít thở sâu, cơ thể chúng ta nhận được lượng không khí như thế nào?
- Cơ thể chúng ta nhận được lượng không khí nhiều (khí ô-xi).
 - Tập thở vào buổi sáng có ích lợi gì?
 - Học sinh suy nghĩ, phát biểu.
 + Hít được bầu không khí trong lành.
 + Khi ngủ không hoạt động nên sáng dậy cần hoạt động để mạch máu lưu thông, thải được khí các- bô- níc ra ngoài, thu được nhiều khí ô- xi vào phổi.
 4. Hoạt động 4: Vệ sinh mũi và họng:
 - Quan sát hình minh hoạ 2; 3 (trang 8 sách giáo khoa).
 - Quan sát tranh vẽ theo yêu cầu.
 - Bạn HS trong tranh đang làm gì?
 - Học sinh phát biểu tự do:
 + Dùng khăn lau sạch mũi.
 + Súc miệng bằng nước muối.
 - Theo em, những việc làm đó có lợi ích gì?
 - Làm cho mũi và họng được sạch sẽ vệ sinh.
 - Hằng ngày, các em đã làm những gì để giữ sạch mũi và họng?
 * Kết luận: Để mũi và họng được sạch sẽ vệ sinh, hằng ngày, ta phải lau mũi bằng khăn sạch, súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng. 
- Học sinh phát biểu.
 5. Hoạt động 5: Bảo vệ và giữ gìn cơ quan hô hấp:
- Yêu cầu: Quan sát các hình minh hoạ ở trang 9- SGK, thảo luận nhóm bàn để trả lời các câu hỏi sau:
+ Các nhận vật trong tranh đang làm gì?
 + Theo những việc đó nên làm hay không nên làm đối với cơ quan hô hấp?
- HS quan sát tranh và thảo luận nhóm bàn
 - Học sinh trả lời
 - GV nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm.Bổ sung thêm cho HS chưa nêu được.
GDBVMT: Không làm những việc gây ô nhiễm môi trường để bảo vệ cơ quan hô hấp.
 * Kết luận: 
- Các việc nên làm:
 + Giữ vệ sinh nhà ở, trường lớp, môi trường xung quanh.
 + Đeo khẩu trang khi dọn vệ sinh, đi đường, đi nơi có bụi bẩn.
 + Tập thể dục hằng ngày và tập thở sâu vào buổi sáng.
 + Luôn giữ sạch mũi và họng.
- Học sinh nêu, giáo viên bổ sung:
 - Các việc không nên làm:
+ Để nhà ở, trường lớp, môi trường xung quanh bẩn thỉu.
 + Đổ rác và khạc nhổ bừa bãi.
 + Hút thuốc lá.
 + Thường xuyên ở những nơi nhiều khói bụi.
 + Lười vận động.
6. Tổng kết- dặn dò: 
 - Thực hiện tốt vệ sinh mũi và họng.
 - Điều tra về không khí nơi em ở. Đề ra các việc cần làm để bầu không khí nơi ở được trong lành

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Tuan2 L3 (T29-T53).doc