Giáo án Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2009-2010 - Trần Thị Thiêm

Giáo án Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2009-2010 - Trần Thị Thiêm

 AI CÓ LỖI ?

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

A.TẬP ĐỌC:

1.Rèn kn đọc thành tiếng:

 -Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ: Cô-rét-ti, En-ri-cô, nguệch, khuỷu tay, phần thưởng.

 -Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy,giữa các cụm từ.

 -Biết đọc đúng giọng nhân vật, đọc phân biệt lời kể.

2.Rèn kĩ năng đọc- hiểu:

 -Hiểu các từ ngữ mới:kiêu căng, hối hận, can đảm.

 -Nắm được diễn biến của câu chuyện.

 -Nội dung bài : phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.

B.KỂ CHUYỆN

1. Rèn KN nói: Dựa vào trí nhớ và tranh, học sinh kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của mình; thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung. Lời kể tự nhiên, sinh động.

2. Rèn KN nghe : Chăm chú nghe bạn kể;Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn;kể tiếp được lời kể của bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.Giáo viên :Tranh minh hoạ SGK.

2. Học sinh : SGK

III. HÌNH THỨC – PHƯƠNG PHÁP

1. Hình thức: Đồng loạt, nhóm, cá nhân

2. Phương pháp: Thảo luận, luyện tập thực hành, kể chuyện.

TẬP ĐỌC

1. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh đọc bài: Cậu bé thông minh.

2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài:Giáo viên giới thiệu bài đọc bằng lời.

HĐ1: Luyện đọc:

a. Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài:

b. Giáo viên HD học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

 + Đọc câu : Giáo viên viết bảng: Cô-rét-ti, En-ri-cô. Hai học sinh nhìn bảng đọc, cả lớp đọc ĐT.

 +Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu - GVsửa lỗi phát âm HD đọc đúng các từ khó.

 + Đọc đoạn : (5 đoạn)

 - Lượt 1: HD cách đọc câu, đoạn. ( HS : Khá - Giỏi nêu phương án đọc câu, đoạn như phần chuẩn bị đọc ; HS TB đọc lại. )

 - Lượt 2: GV kết hợp giải nghĩa từ cho học sinh (kiêu căng, hối hận, can đảm.).Học sinh khá đặt câu với từ: can đảm .Học sinh TB đọc chú giải sau bài

 + Đọc nhóm : Học sinh đọc trong nhóm đôi.

 - 1HS giỏi đọc cả bài.

HĐ2 : HD tìm hiểu bài:

 Học sinh đọc thầm từng đoạn, cả bài trả lời các câu hỏi trong SGK

 +Đoạn 1: Trả lời câu hỏi 1 SGK: (Cô-rét-ti, En-ri-cô.)

 Câu hỏi 2 SGK: (Cô-rét-ti vô ý chạm khuỷu tay vào En-ri-cô làm En-ri-cô viết hỏng.)

 Câu hỏi 3: (Sau cơn giận,En-ri-cô bình tĩnh lại.)

 Câu hỏi 4 : ( Tan học, thấy Cô-rét-ti đi theo mình. )

 Câu hỏi 5 : ( Bố mắng: En-ri-cô là người có lỗi. )

HDHS rút ra nội dung của bài: phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.

HĐ3: Luyện đọc lại:

 - Giáo viên đọc mẫu một đoạn, lưu ý học sinh về giọng đọc ở các đoạn.

 - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc phân vai.

 - HS thi đọc phân vai trước lớp.

 -Cả lớp- Giáo viên nhận xét, bình chọn CN và nhóm đọc hay nhất.

 

doc 20 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1068Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2009-2010 - Trần Thị Thiêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc – Kể chuyện : 
 Ai có lỗi ?
I. Mục đích yêu cầu:
A.Tập đọc:
1.Rèn kn đọc thành tiếng: 
 -Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ: Cô-rét-ti, En-ri-cô, nguệch, khuỷu tay, phần thưởng...
 -Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy,giữa các cụm từ.
 -Biết đọc đúng giọng nhân vật, đọc phân biệt lời kể.
2.Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
 -Hiểu các từ ngữ mới:kiêu căng, hối hận, can đảm.
 -Nắm được diễn biến của câu chuyện.
 -Nội dung bài : phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn. 
B.Kể Chuyện
1. Rèn KN nói: Dựa vào trí nhớ và tranh, học sinh kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của mình; thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung. Lời kể tự nhiên, sinh động. 
2. Rèn KN nghe : Chăm chú nghe bạn kể;Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn;kể tiếp được lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học: 
1.Giáo viên :Tranh minh hoạ SGK. 
2. Học sinh : SGK 
III. Hình thức – Phương pháp
1. Hình thức: Đồng loạt, nhóm, cá nhân
2. Phương pháp: Thảo luận, luyện tập thực hành, kể chuyện.
Tập đọc
1. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh đọc bài: Cậu bé thông minh. 
2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài:Giáo viên giới thiệu bài đọc bằng lời.
HĐ1: Luyện đọc:
a. Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài:
b. Giáo viên HD học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
 + Đọc câu : Giáo viên viết bảng: Cô-rét-ti, En-ri-cô. Hai học sinh nhìn bảng đọc, cả lớp đọc ĐT.
 +Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu - GVsửa lỗi phát âm HD đọc đúng các từ khó.
 + Đọc đoạn : (5 đoạn)
 - Lượt 1: HD cách đọc câu, đoạn. ( HS : Khá - Giỏi nêu phương án đọc câu, đoạn như phần chuẩn bị đọc ; HS TB đọc lại. )
 - Lượt 2: GV kết hợp giải nghĩa từ cho học sinh (kiêu căng, hối hận, can đảm..).Học sinh khá đặt câu với từ: can đảm .Học sinh TB đọc chú giải sau bài
 + Đọc nhóm : Học sinh đọc trong nhóm đôi.
 - 1HS giỏi đọc cả bài.
HĐ2 : HD tìm hiểu bài:
 Học sinh đọc thầm từng đoạn, cả bài trả lời các câu hỏi trong SGK
 +Đoạn 1: Trả lời câu hỏi 1 SGK: (Cô-rét-ti, En-ri-cô.)
 Câu hỏi 2 SGK: (Cô-rét-ti vô ý chạm khuỷu tay vào En-ri-cô làm En-ri-cô viết hỏng..)
 Câu hỏi 3: (Sau cơn giận,En-ri-cô bình tĩnh lại...)
 Câu hỏi 4 : ( Tan học, thấy Cô-rét-ti đi theo mình... )
 Câu hỏi 5 : ( Bố mắng: En-ri-cô là người có lỗi... )
HDHS rút ra nội dung của bài: phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.
HĐ3: Luyện đọc lại: 
 - Giáo viên đọc mẫu một đoạn, lưu ý học sinh về giọng đọc ở các đoạn.
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc phân vai.
 - HS thi đọc phân vai trước lớp.
 -Cả lớp- Giáo viên nhận xét, bình chọn CN và nhóm đọc hay nhất.
Kể chuyện
HĐ1: Nêu nhiệm vụ.
 - HS đọc yêu cầu của tiết kể chuyện. ( 2 - 3 HS : T. Bình - Khá )
 - Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, học sinh kể lại được từng đoạn câu chuyện bằng lời của mình. Lời kể tự nhiên, sinh động. .
HĐ2: HD HS kể chuyện 
 -Học sinh quan sát tranh, nhẩm truyện.
 - Học sinh kể mẫu ( Học sinh giỏi )
 - Học sinh tập kể cho nhau nghe.
 - 5 học sinh thi kể trước lớp.
 - Cả lớp bình chọn học sinh kể hay.
3. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học - Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau .
Tuần 2
Thứ hai ngày 31 tháng 8 năm 2009
Toán :
Trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần)
I. Mục tiêu: Giúp HS :
 - Biết cách tính trừ các số có ba chữ số( có nhớ một lần).
-Vận dụng giải toán có lời văn về phép trừ.
II. Đồ dùng dạy học: 
1.Giáo viên : SGK, SGV, VBT.
2. Học sinh : SGK, VBT.
III. Hình thức – Phương pháp
1. Hình thức: Đồng loạt, nhóm, cá nhân
2. Phương pháp: Đàm thoại, luyện tập thực hành.
IV. Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:2 HS làm trên bảng: 546-325; 892- 371. Học sinh –Giáo viên nhận xét 
2. Bài mới: * Giới thiệu bài: Trực tiếp
HĐ1:Giới thiệu phép trừ số có 3 chữ số có nhớ ở hàng chục.
 -Giáo viên giới thiệu phép tính: 432-215.
 -Học sinh tự đặt tính và tính vào bảng con.
 -1 học sinh nêu lại cách tính( học sinh TB).
 - Cả lớp nhận xét - GV bổ sung.
HĐ2:Giới thiệu phép trừ số có 3 chữ số có nhớ ở hàng trăm.
 -Giáo viên giới thiệu phép tính: 627-143.
 -Học sinh tự đặt tính và tính vào bảng con.
 -1 học sinh nêu lại cách tính( học sinh TB).
 -Cả lớp nhận xét - GV chữa bài.
HĐ3: Thực hành:
 Bài 1: Tính: 3 Học sinh làm trên bảng. Cả lớp làm VBT 
 -Cả lớp nhận xét - GV chữa bài.
 Bài 2:Bài toán
 -Học sinh đọc đề bài. 1 học sinh khá nêu cách giải. Học sinh TB nhắc lại.
 -1 học sinh làm trên bảng lớp(học sinh khá). Cả lớp làm VBT.(ĐS:415m).
 Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt.
 -Học sinh đọc tóm tắt. 1 học sinh giỏi nêu đề. Học sinh TB nhắc lại.
 -1 học sinh làm trên bảng lớp(học sinh khá). Cả lớp làm VBT.(ĐS:188m).
Bài 4: Điền vào ô trống: 
 -Học sinh đọc đề bài.
 -1 học sinh làm trên bảng lớp(học sinh khá). Cả lớp làm VBT
3. Củng cố dặn dò: 
 -Nhận xét tiết học, giao bài về nhà, chuẩn bị bài tiết sau. 
Tự nhiên –Xã hội : 
 Vệ sinh hô hấp
I.Mục tiêu:Sau bài học học sinh biết:
 -Nêu ích lợi của việc tập thở buổi sáng.
 -Kể ra những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
 -Giữ sạch mũi họng. 
II. Đồ dùng dạy học: 
1.Giáo viên : -Các hình trong SGK trang 8,9
 2. Học sinh : SGK
II. Hình thức – Phương pháp
1. Hình thức: Đồng loạt, nhóm, cá nhân
2. Phương pháp: Đàm thoại, quan sát, thảo luận.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:.KT 2 học sinh : Nên thở như thế nào ? Giáo viên nhận xét.
2/ Bài mới: Giới thiệu bài: trực tiếp.
*HĐ1: Thảo luận nhóm.
 *Mục tiêu: -Nêu ích lợi của việc tập thở buổi sáng.
 *Cách tiến hành:
 Bước 1: Làm việc theo nhóm.
 -Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 1,2,3 trang 8SGK; thảo luận.
 Bước2: Làm việc cả lớp
 -Đại diện mỗi nhóm TL một câu hỏi.Học sinh nhóm khác bổ sung.
 -Giáo viên kết luận.(SGK trang 24)
HĐ 2. Thảo luận theo cặp 
 *Mục tiêu: -Kể ra những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
 *Cách tiến hành
 Bươc 1:Làm việc theo cặp
 -Giáo viên yêu cầu các cặp quan sát các hình ở trang 9: chỉ và nói tên những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp. 
 Bước2: Làm việc cả lớp
 Gọi vài học sinh lên trình bày. Mỗi học sinh chỉ phân tích 1 tranh.
 *Kết luận (SGV trang 25)
3 . Củng cố dặn dò:
 - HS nêu kiến thức toàn bài.
 - Nhận xét tiết học -giao bài về nhà . Chuẩn bị tiết sau.
Chính tả :
Nghe-viết : Ai có lỗi?
I. Mục đích yêu cầu:
1.Rèn kĩ năng viết chính tả:Nghe- viết chính xác đoạn 3,củng cố cách trình bày đoạn văn.
2.Tìm từ có chứa tiếng có vần uêch/uyu.x/s.
II. Đồ dùng dạy học: 
1.Giáo viên : Bảng phụ viết 2 lần nội dung BT3a.VBT.
III. Các HĐ dạy học:
1. Bài cũ: Giáo viên đọc,2 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: ngọt ngào, ngao ngán, chìm nổi.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
 HĐ1: HD học sinh nghe- viết:
 a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị :
 - GV đọc 1 lần đoạn viết.
 - 1 HS đọc lại, cả lớp đọc thầm. 
 - Giúp học sinh nắm nội dung đoạn viết.
 -Giúp học sinh nhận xét: Số câu, những chữ cần viết hoa , cách trình bày.
 - HS tập viết ra nháp những tiếng dễ viết sai.
 - 1 học sinh lên bảng viết từ khó.
 - Học sinh - Giáo viên nhận xét và sửa sai cho học sinh 
 b. Đọc cho học sinh viết bài:
 -Giáo viên đọc thong thả mỗi câu 2,3 lần. Học sinh viết bài. Giáo viên theo dõi uốn nắn.
 c. Chấm, chữa bài.
 -Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề hoặc vào cuối bài.
 -Gv chấm 5-7 bài, nhận xét từng bài về nội dung, chữ viết, cách trình bày
HĐ2: HD HS làm bài tập.
 a) Bài tập 2:
 - HS đọc yêu cầu bài tập.
 -GV mời 3 học sinh lên bảng chơi trò chơi tiếp sức. Cả lớp làm vào giấy nháp.
 -Cả lớp nhận xét, bổ sung. 3 học sinh cuối đọc kết quả. GV sửa lỗi phát âm.
 -Cả lớp làm vào VBT.
 b) BT 3a
 -Giáo viên mở bảng phụ.
 -1 HS đọc yêu cầu bài tập.
 --Cả lớp làm vào giấy nháp.
 -3 học sinh làm trên bảng. Cả lớp- Gv nhận xét
 -Học sinh làm vào VBT.
3. Củng cố dặn dò:
 - Nhận xét tiết học - giao bài về nhà 
Tập đọc : Cô giáo tí hon
I. Mục đích yêu cầu:
1.Rèn kn đọc thành tiếng:
 +Đọc trôi chảy toàn bài, chú ý đọc đúng các từ: khoan thai,ngọng líu, bắtchước
2. Đọc- hiểu:
 -Hiểu các từ ngữ mới: khoan thai, khúc khích, tỉnh khô, trâm bầu, núng nính
 - Nội dung và ý nghĩa : Bài văn tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của mấy chị em.Qua trò chơi này, có thể thấy bạn nhỏ yêu cô giáo, mơ ước trở thành cô giáo.
II. Đồ dùng dạy học: 
1.Giáo viên :
 -Tranh minh hoạ nội dung bài đọc SGK.
 -Bảng phụ viết những đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc. 
2. Học sinh : SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Đọc lại bài: “ Ai có lỗi” và TLCH về nội dung bài học.
2. Dạy bài mới: 
Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu bài học bằng lời kết hợp với tranh minh hoạ SGK.
HĐ1: Luyện đọc:
 a). GV đọc mẫu toàn bài. 
 b). Gv hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
 -Đọc từng câu: Học sinh đọc nối tiếp câu - Giáo viên sửa lỗi phát âm các từ, tiếng khó mà học sinh phát âm sai.
 - Đọc từng đoạn: - Học sinh đọc nối tiếp từng đoạn.
 -Lần 1: Giúp học sinh luyện câu dài
 -Lần 2:Giúp học sinh hiểu nghĩa từ mới:( khoan thai, khúc khích, tỉnh khô, trâm bầu, núng nính)
 - Đọc nhóm: - HS đọc theo nhóm 2 . HS sửa lỗi trong nhóm.
 - Đọc đồng thanh cả bài .
HĐ2: HD tìm hiểu bài:
 -1HS đọc cả bài, lớp đọc thầm trả lời câu hỏi SGK.
 Câu hỏi 1 SGK: (Bé và ba đứa em).Giáo viên nhận xét bổ sung. 
 Câu hỏi 2 SGK: ( Các bạn nhỏ chơi trò chơi lớp học) 
 Câu hỏi 3 SGK: ( Học sinh phát biểu tự do) 
 -Học sinh rút ra nội dung: : Bài văn tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của mấy chị em.Qua trò chơi này, có thể thấy bạn nhỏ yêu cô giáo, mơ ước trở thành cô giáo.
HĐ3: Luyện đọc lại.
 -2 học sinh đọc toàn bài ( Học sinh khá, giỏi ).
 - GV hướng dẫn đọc đoạn 1 (như phần luyện đọc).
 - Học sinh thi đọc diễn cảm đoạn 1.
 - Cả lớp - GV nhận xét bình chọn cá nhân tốt nhất. 
3. Củng cố, dặn dò: - HS nêu lại nội dung bài - Nhận xét tiết học. 
Thứ ba ngày 1 tháng 9 năm 2009
Toán :
 Luyện tập
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
 -Rèn kĩ năng tính cộng trừ các số có ba chữ số.
 -Vận dụng vào giải toán có lời văn về phép cộng, phép trừ.
II. Đồ dùng dạy học: 
1.Giáo viên : SGK, SGV,VBT .
2. Học sinh : SGK, VBT
iII. Hình thức – Phương pháp
1. Hình thức: Đồng loạt, cá nhân
2. Phương pháp: Đàm thoại, luyện tập thực hành, quan sát.
iv Các hoạt động dạy học:
1.Bài  ... ũ:
 Giáo viên đọc,2 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: nguệch ngoạc-khuỷu tay, xấu hổ- cá sấu, sông sâu- xâu kim..
B - Bài mới : 
1 - Giới thiệu bài : Tực tiếp
2 - HD học sinh nghe- viết:
a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị :
 - GV đọc 1 lần đoạn viết.
 - 1 HS đọc lại, cả lớp đọc thầm. 
 - Giúp học sinh nắm nội dung đoạn viết.
 -Giúp học sinh nắm hình thức đoạn viết : Số câu, những chữ cần viết hoa , cách trình bày.
 - Giáo viên đọc,1 học sinh lên bảng viết những tiếng dễ viết sai ( HS TB)
 - Cả lớp tập viết ra nháp những tiếng dễ viết sai.
 - Học sinh - Giáo viên nhận xét và sửa sai cho học sinh 
 b. Đọc cho học sinh viết bài:
 -Giáo viên đọc thong thả mỗi câu 2,3 lần. Học sinh viết bài. Giáo viên theo dõi uốn nắn.
 c. Chấm, chữa bài.
 -Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề hoặc vào cuối bài.
 -Gv chấm 5-7 bài, nhận xét từng bài về nội dung, chữ viết, cách trình bày
3 - Hướng Dẫn HS làm bài tập :
 a) Bài tập 2a:
 - HS đọc yêu cầu bài tập.
 -GV giúp học sinh hiểu nội dung BT
 -Mời 1 học sinh lên bảng làm mẫu. Cả lớp làm vào giấy nháp.
 - 1 học sinh đọc kết quả. GV sửa lỗi phát âm. -Cả lớp nhận xét, bổ sung. 
 -Cả lớp chữa bài vào VBT.
3 -Củng cố dặn dò:
 - Nhận xét tiết học - giao bài về nhà 
Thứ năm ngày 3 tháng 9 năm 2009
Toán
Ôn tập các bảng chia
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
 -Ôn tập các bảng chia.
 - Biết cách tính thương của các số tròn trăm khi chia cho 2,3,4,5.
II. Đồ dùng dạy học: 
1.Giáo viên : SGK, SGV, VBT.
2. Học sinh : SGK, VBT 
III. Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: GV kiểm tra bài làm ở nhà của HS.
2. Bài mới: * Giới thiệu bài: Trực tiếp
*HĐ1: Củng cố các bảng chia:
 - 4HS đọc lần lượt các bảng chia 2, 3, 4, 5.( Học sinh TB)
 - Cả lớp nhận xét - GV bổ sung.
*HĐ2: Luyện tập .
 Bài tập 1: Tính nhẩm.- HS đọc yêu cầu bài 1. Cả lớp đọc thầm.
 - 1 học sinh nêu cách nhẩm ( Học sinh Khá ).
 - HS làm bài cá nhân. Học sinh nêu miệng kết quả.( Học sinh TB )
 - HS và GV nhận xét chữa bài.
Bài 2: Bài toán: - 1Học sinh đọc yêu cầu.
 - 1Học sinh nêu cách làm (khá, giỏi). Học sinh TB nhắc lại.
 - 1Học sinh lên bảng làm ( học sinh TB). 
 - Cả lớp làm bài vào vở bài tập. 
 -Học sinh , Giáo viên nhận xét, chữa bài. (ĐS:4 cái bánh) 
 Bài 3: Bài toán:- 1Học sinh đọc yêu cầu.
 - 1Học sinh nêu cách tính (Học sinh khá, giỏi). Học sinh TB nhắc lại.
 - Học sinh lên bảng làm ( học sinh Khá). 
 - Cả lớp làm bài vào vở bài tập. 
 -Học sinh , Giáo viên nhận xét, chữa bài. (ĐS:8 bàn) 
Bài 4:Nối phép tính với kết quả đúng. 
 - 1Học sinh đọc yêu cầu.
 - 1Học sinh làm mẫu (Học sinh khá, giỏi). 
 - 3Học sinh lên bảng làm ( học sinh TB). 
 - Cả lớp làm bài vào vở bài tập. 
 -Học sinh , Giáo viên nhận xét, chữa bài. 
3. Củng cố dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học, giao bài về nhà, chuẩn bị bài tiết sau.
Thể dục : 
ôn đi đều - trò chơi “kết bạn”
i/ mục tiêu:
- Ôn đi đều 1 - 4 hàng dọc. Yêu cầu HS thực hiện tương đối đúng kĩ thuật động tác.
- Ôn đi kiểng gót hai tay chống hông (dang ngang). Yêu cầu HS thực hiện tương đối thuần thục động tác.
- Chơi trò chơi “Kết bạn”. Yêu cầu HS tham gia chơi chủ động tích cực.
ii/ địa điểm-phương tiện:	 + Sân tập vệ sinh an toàn sạch.	
iii/ phương pháp tổ chức dạy học:	
a – mở đầu : 4-6 phút
 - Giáoviên nhận lớp , HS khởi động
 + Xoay các khớp.
 + Vổ tay hát.
b - cơ bản : 
1- Ôn đi đều : 2 – 4 hàng dọc.
+ Kĩ thuật động tác: Khẩu lệnh “Đi đều....bước”.
+ Động tác: Khi có lệnh HS đi theo nhịp 1 – 2; 1 – 2, nhịp 1 chân trái nâng cao cách mặt đất 10 – 15cm. Tay phải đưa ra trước, cẳng tay gập lại vuông góc với cách tay trước ngực, tay trái đánh ra sau bàn tay nắm hờ. Thân người thẳng, mắt nhìn trước. Nhịp 2 như nhịp 1 đổi chân và tay.
2- Ôn đi kiểng gót hai tay chống hông, dang ngang :
- Động tác đi kiểng gót hai tay chống hông : Khi có lệnh HS đi thường theo đường thẳng hai tay chống hông, thân người thẳng , mắt nhìn trước, tay đánh tự nhiên.
- Động tác đi kiểng gót hai tay dang ngang : Thực hiện như động tác “Đi kiểng gót hai tay chống hông) nhưng hai tay dang ngang.
3 -Chơi trò chơi“Kết bạn”.
- GV phổ biến luật trơi cho HS , Cho HS kía nói lại cách cxhơi và lớp tiến hnành chơi - GV tổ chức trò chơi cho các em . HS tiến hành chơi trò chơi
- GV cùng HS nhận xét và đán giá cách chơi của các bạn
c - kết thúc :
 - GV nhận xét đánh giá tiết học .
- Về nhà các em chuẩn bị bài 4
Tự nhiên –Xã hội
Phòng bệnh đường hô hấp.
I . Mục tiêu:
 Sau bài học , HS có khả năng:
 -Kể được tên một số bệnh đường hô hấp thường gặp.
 -Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng bệnh đường hô hấp.
 -Có ý thức phòng bệnh đường hô hấp.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV :Các hình SGK trang 10,11.
HS : SGK và vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học:
A - Bài cũ 
- Kể ra những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp . 
- Giáo viên - Học sinh nhận xét .
B - Bài mới : 
1 - Giới thiệu bài : trực tiếp.
HĐ1: Động não.
 * Cách tiến hành:
 -Bước 1: Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh kể tên 1 bệnh đường hô hấp mà em biết. Giáo viên kết luận .(Sgv trang 25) 
*HĐ2: Làm việc với SGK
 *Cách tiến hành.
 -Bước 1: Làm việc theo cặp:
 - Học sinh quan sát hình 3, 4, 5, 6 trang 10, 11 và thảo luận theo cặp:
 -Bước 2:Làm việc cả lớp.
 -Giáo viên gọi đại diện 1 số cặp lên trình bày kết quả thảo luận theo cặp.
 *Kết luận : (SGV trang 27).
*HĐ3: Chơi trò chơi Bác sĩ.
 *Cách tiến hành.
 -Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh cách chơi:(SGV trang 27)
 -Bước 2:
 -Tổ chức cho học sinh chơi.
 -Kết thúc trò chơi, Giáo viên nhận xét,kết luận tuyên dương đội thắng cuộc.
 *Kết luận: (SGV trang 27). 
3 . Củng cố dặn dò:
 - HS nêu kiến thức toàn bài.
 - Nhận xét tiết học - về nhà chuẩn bị bài 5 tuần sau học . 
Thứ sáu ngày 4 tháng 9 năm 2009
Toán : 
 Luyện tập
I . Mục tiêu: Giúp HS:
 - Củng cố cách tính cộng trừ nhân, chia, tính giá trị biểu thức, 1 phần mấy của 1 số, giải toán và ghép hình.
II . Đồ dùng dạy học: 
1.Giáo viên : SGV, SGK và một số đồ dung dạy học cần thiết .
2. Học sinh : SGK,VBT.
III . Các hoạt động dạy học:
A - Bài cũ : 3 học sinh tính: 36: 4 ; 6x3 ; 0x5
 - Giáo viên cùng HS nhận xétđáng giá
b- Bài mới : 
1- Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2 - Thực hành :
Bài 1: Tính- HS đọc yêu cầu bài 1. Cả lớp đọc thầm.
 - 1 học sinh nhắc lại cách tính giá trị biểu thức( học sinh khá)
 - HS làm bài cá nhân. 3 HS lên bảng thực hiện. ( Học sinh TB )
 - HS và GV nhận xét chữa bài thống nhất kết quả.
Bài 2: - HS đọc yêu cầu bài 2.Cả lớp đọc thầm.
 - 1 học sinh nêu cách khoanh vào1/3 số phần (học sinh khá)
 - HS làm bài cá nhân. 2HS lên bảng thực hiện. ( Học sinh TB )
 - HS và GV nhận xét chữa bài thống nhất kết quả.
 Học sinh tự làm rồi chữa bài
Bài 3.Bài toán. - Học sinh đọc yêu cầu 3. Giáo viên HD học sinh dựa vào nêu thành bài toán.
 - Học sinh khá, giỏi nêu cách làm. Học sinh TB nhắc lại.
 - 1 Học sinh lên bảng làm ( học sinh khá, giỏi ).Cả lớp làm vào vở bài tập 
 - Học sinh làm bài vào vở bài tập. 
 -Đổi vở, chữa bài. ( Đáp số:a)10 tai; b)20 chân)
Bài 4: - HS đọc yêu cầu bài 4..
 - 1 học sinh khálàm mẫu trên bảng ghép hình.
 - HS làm bài cá nhân.
 - HS và GV nhận xét chữa bài.
3 - Củng cố dặn dò:
 - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà làm BT.
Tập làm văn
Viết đơn
I . Mục đích yêu cầu:Gúp học sinh:
Dựa mẫu đơn của bài tập đọc Đơn xin vào Đội mỗi học sinh viết được một lá đơn xin vào Đội TNTP HCM
II . Đồ dùng dạy học : 
- Giáo viên : SGV, SGK, và một số đồ dùng dạy hoc cần thiết .
- Học sinh : VBT, SGK,
III. Hình thức – Phương pháp
 Hình thức: cả lớp , nhóm , cá nhân
 Phương pháp: thảo luận, luyện tập thực hành ,quan sát.
IV. Các HĐ dạy học:
a - Bài cũ: Giáo viên KT vở 4-5 học sinh 
B -Bài mới :
1 -Giới thiệu bài : trực tiếp.
2 - HDHS làm bài tập : 
 - 1 HS đọc yêu cầu bài.
 - GVgiúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài.
 -Giáo viên hỏi: Phần nào trong đơn phải viết theo mẫu, phần nào trong đơn không phải viết theo mẫu ? Vì sao?
 - Học sinh khá giỏi nêu cách làm - Giáo viên chốt lại . HS TB ,yếu nhắc lại 
 - Học sinh viết vào VBT.Giáo viên theo dõi giúp đỡ .
 - Vài học sinh nối tiếp nhau đọc đơn của mình .HS -giáo viên nhận xét đánh giá cho điểm một số bài.
3 . Củng cố dặn dò :
 - Nhận xét tiết học - giao bài về nhà
 - Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau .
Thể dục :
ôn bài tập rèn luyện
 thao tác kĩ năng vận động cơ bản cho HS.
 trò chơi: “tìm người chỉ huy”
i - mục tiêu:
- Ôn đi đều 1 - 4 hàng dọc. Yêu cầu HS thực hiện tương đối đúng kĩ thuật động tác.
- Ôn đi kiểng gót hai tay chống hông (dang ngang). Yêu cầu HS thực hiện tương đối thuần thục động tác.
- Học trò chơi “Tìm người chỉ huy”. Yêu cầu học sinh bước đầu biết tham gia chơi.
 Ii - địa điểm - phương tiện :	 	
 + Sân tập vệ sinh an toàn sạch sẽ
 + Còi GV, dụng cụ trò chơi .
Iii - phương pháp tổ chức dạy học:
A – mở đầu : 4-6’
- Giáo viên nhận lớp , học sinh tập hợp và khởi động
 + Xoay các khớp , Chạy nhẹ.
 + Vổ tay hát.
B – phần cơ bản :
1- Ôn đi kiểng gót hai tay chống hông , dang ngang.
- HS khá giỏi nhắc lại khẩu lệnh, kĩ thuật động tác, làm mẫu lại , GV cùng HS nhận xét bổ sung . HS TB , yếu chắc lại . GV Tổ chức HS tập luyện - GV quan sát sửa chữa cho các em .
2 - Chơi trò chơi “Tìm người chỉ huy”:
+ Mục đích: Rèn luyện phản xạ nhanh.
+ Cách chơi: Tập hợp HS ngồi thành vòng tròn, một em làm nhiêm vụ tìm người chỉ huy. Người đi tìm người chỉ huy được bịt mắt. Người điều hành chơi chỉ định một người trong vòng làm người chỉ huy (người chỉ huy có nhiệm vụ làm các động tác đầu tiên cho các bạn làm theo). HS đi tìm có nhiệm vụ tìm ra người chỉ huy.
- HS khá , giỏi nêu lại cách chơi HS Tb ,yếu nhắc lại .
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi . Gv cùng HS nhận xét đánh giá .
3 – Nhận xét – Dăn dò : 
- GV nhận xét tiết học và dặn các em chuẩn bị bài sau .
sinh hoạt lớp
Tuần 2
I/ Mục tiêu :
- Đánh giá hoạt động tuần 2 của lớp .
- Triển khai hoạt động tuần 3.
II/ Các hoạt động chủ yếu :
1/ Đánh giá hoạt động tuần 2 :
- Các tổ trưởng nêu kết quả theo dõi hoạt động của tổ .
- Lớp trưởng bổ xung về kết quả của từng tổ .
- HS phát biểu ý kiến .
- Bình chon tổ xuất sắc , cá nhân tiêu biểu .
- GV nhận xét và kết luận.
2/ Triển khai công tác tuần 3 :
GV triển khai một số hoạt động của nhà trường và công tác đội 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop3 tuan4 09 010.doc