Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Phạm Thị Nguyệt - Tiểu học Lãng Sơn

Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Phạm Thị Nguyệt - Tiểu học Lãng Sơn

Tiết 2-3 Tập đọc- Kể chuyện

AI CÓ LỖI

I. Mục tiêu:

A. Tập đọc

- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Phải biết nhường nhịn, không nên nghĩ xấu về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

B. Kể chuyện: - Kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

II. Đồ dùng dạy học.

- Tranh minh hoạ ( SGK ).

 

doc 17 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 661Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Phạm Thị Nguyệt - Tiểu học Lãng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần 2	Thứ hai ngày 3 tháng 9 năm 2012
	Tiết 2-3	Tập đọc- Kể chuyện
AI CÓ LỖI
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Phải biết nhường nhịn, không nên nghĩ xấu về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
B. Kể chuyện: - Kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ ( SGK ).
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: GV gọi 3 HS lên bảng HTL bài thơ: Hai bàn tay em.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh minh hoạ và nghe GV giới thiệu chuẩn bị vào bài mới.
2. Luyện đọc:
a. GV đọc toàn bài.
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng câu: GV viết bảng:Cô- rét- ti, En- ri- cô
- Đọc từng đoạn trước lớp
- Đọc từng đoạn trong nhóm
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
H: Câu chuyện kể về ai?
H: Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau?
H: Vì sao En- ri- cô hối hận, muốn xin lỗi Cô- rét- ti?
H: En- ri- cô có đủ can đảm để xin lỗi Cô- rét- ti không?
H: Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao?
H: Bố đã trách En- ri- cô như thế nào?
H: Bố trách En- ri- cô như vậy là đúng hay sai? Vì sao?
H: Còn Cô- rét- ti có gì đáng khen?
H: Câu chuyễn này, em rút ra được bài học gì? Giáo dục HS 
4.Luyện đọc lại:
- Cho HS đọc phân vai; mỗi nhóm 3 HS đọc phân vai - Thi đọc
- Nhận xét, bổ sung.
 Kể chuyện 
1. GV nêu nhiệm vụ: Thi kể lại lần lượt 5 đoạn câu chuyện
2. Hướng dẫn kể:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ.
- GV yêu cầu HS tập kể cho nhau nghe: HS tiếp nối nhau thi kể 5 đoạn.
- GV yêu cầu các HS khác nhận xét về nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện
- GV tuyên dương các HS kể tốt
C. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện.
- Chuẩn bị bài sau: Cô giáo tí hon.
3 HS lên bảng HTL bài thơ: Hai bàn tay em.
HS quan sát tranh minh hoạ và nghe GV giới thiệu chuẩn bị vào bài mới.
- 2, 3 HS đọc, cả lớp đọc ĐT
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- HS tiếp nối nhau đọc 5 đoạn.
- Giải nghĩa từ: kiêu căng, hối hận, can đảm, ngây...
- 4 HS một nhóm đọc bài
- 1 HS đọc toàn bài.
HS đọc thầm đoạn 1; 2 suy nghĩ - Trả lời câu hỏi.
- HS đọc thầm đoạn 3: Thảo luận theo cặp, sau đó đại diện HS trả lời, các HS khác theo dõi để bổ sung
- HS đọc thầm đoạn 4; 5 và trả lời câu hỏi.
Khuyên các em, đối với bạn bè phái biết tin yêu và nhường nhịn, không nên nghĩ xấu về bạn bè, dũng cảm nhận lỗikhi trót cư xử không tốt với bạn.
- HS quan sát tranh minh hoạ.
- Từng HS tập kể cho nhau nghe: HS tiếp nối nhau thi kể 5 đoạn.
- Các HS khác nhận xét về nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện
Tiết 4 Toán( tiết 6)
TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ(có nhớ một lần)
I. Mục tiêu:Giúp HS:
- Có kỹ năng thực hiện phép tính trừ các số có ba chữ số( có nhớ một lầnở hàng chục hoặc ở hàng trăm).
- Áp dụng phép trừ các số có ba chữ số (không nhớ) để giải bài toán có lời văn.
- Giáo dục HS làm bài cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy- học: HS bảng con.
 III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS làm bài trên bảng, chữa bài( bài 2)
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học.
2. Hướng dẫn HS thực hiện phép trừ các số có ba chữ số( có nhớ một lần).
 a. Phép trừ 432 - 215
- GV viết phép tính 432 -215 =? lên bảng, yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc và tính kết quả. 
 b. Phép trừ 627 -143
- GV viết phép tính 627 - 143 =? lên bảng, yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc và tính kết quả. 
3. Luyện tập.
bài 1:Tính
Yêu cầu HS làm bài vào bảng con theo dãy chẵn lẻ
Bài 2:Đặt tính và tính.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Chấm bài( củng cố trừ các số có ba chữ số) 
Bài 3: - Gọi HS đọc bài toán.
- Bài toán cho biết gì? Tìm gì?
- Chấm bài.
C.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà ôn tập thêm về cộng các số có ba chữ số. 
- 1 HS lên bảng đặt tính và tính kết quả, HS cả lớp đặt tính vào bảng con và thực hiện tính kết quả.
- Chữa bài,1 vài HS nêu cách tính.
- 1 HS lên bảng đặt tính và tính kết quả, HS cả lớp đặt tính vào bảng con và thực hiện tính kết quả.
- Chữa bài,1 vài HS nêu cách tính.
- HS cả lớp làm bài vào bảng con theo dãy chẵn,lẻ;sau đó 5 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài.
- HS làm bài vào vở.
- Chữa bài.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS phân tích bài toán.
- HS giải vào vở bài tập, kiểm tra chéo kết quả.
Thứ tư ngày 1 tháng 9 năm 2010
Toán( tiết 8)
ÔN TẬP CÁC BẢNG NHÂN.
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Thuộc các bảng nhân 2,3, 4, 5. Biết nhân nhẩm với số tròn trăm và tính giá trị của biểu thức.
- Vận dụng được vào việc tính chu vi hình tam giác và giải bài toán có lời văn.
- Giáo dục HS làm bài cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy- học: HS bảng con.
 III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu HS làm bài bảng con, chữa bài.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục tiêu tiết học.
 2. Luyện tập.
Bài 1:Tính nhẩm.
- Yêu cầu HS tự nhẩm kết quả
Củng cố các bảng nhân chia đã học.
Bài 2: Tính.
Yêu cầu HS làm bài vào bảng con theo dãy chẵn lẻ
Củng cố tính giá trị biểu thức.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Bài toán cho biết gì? Tìm gì?
Bài 4:
 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Bài toán cho biết gì? Tìm gì?
Củng cố cách tính chu vi hình tam giác.
C. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà ôn tập thêm
- HS tự nhẩm kết quả, tiếp nối nêu miệng kết quả.
- HS cả lớp làm bài vào bảng con theo dãy chẵn,lẻ;sau đó 3 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài.
5 x5 + 18 = 25 +18	5x 7- 26= 35- 26
 = 43 = 9
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS phân tích bài toán, tóm tắt bài toán.
- HS giải vào vở bài tập, kiểm tra chéo kết quả.
- HS đọc bài và tự làm vào vở , chữa bài.
 Bài giải
Chu vi hình tam giác ABCD là:
 100 + 100 + 100 = 300(cm)
 Đáp số: 300 cm
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ THIẾU NHI. ÔN TẬP: CÂU AI LÀ GÌ?
I. Mục tiêu:
1- Mở rộng vốn từ về trẻ em: Tìm được các từ chỉ trẻ em, tính nết của trẻ em, tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn với trẻ em.
2-Tìm được các bộ phận câu trả lời câu hỏi : Ai (cái gì, con gì)?- là gì? Đặt được câu hỏi cho các bộ phận được in đậm.
II. Đồ dùng dạy và học: bảng nhóm
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
 Hoạt động học
A-Kiểm tra bài cũ
GV yêu cầu HS đặt câu có hình ảnh so sánh
B- Bài mới 1- Giới thiệu bài.GV nêu mục tiêu tiết học
2- Hướng dẫn làm bài tập.
a) Bài tập 1.
- Nêu yêu cầu của bài.
- Gv yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 .
- Yêu cầu đọc lại các từ sửa vừa tìm.
b) Bài tập 2.
- Nêu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu học sinh làm bài.
- HD sửa bài.- GV chốt lời giải đúng.
Củng cố cách tìm các bộ phận câu trả lời câu hỏi : Ai (cái gì, con gì)?- là gì?
c) Bài tập 3.- Nêu yêu cầu của bài?
- GVnêu điểm khác với BT 2. BT này xác định trước bộ phận trả lời câu hỏi "Ai (cái gì, con gì)" ? hoặc "Là gì" bằng cách in đậm bộ phận đó trong câu. Yêu cầu các em đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm đó.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV chốt lời giải đúng
Củng cố cách đặt được câu hỏi cho các bộ phận được in đậm.
3-Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc học sinh ghi nhớ những từ vừa học.
- Học sinh làm bảng con
- HS thảo luận theo nhóm 4, ghi kết quả vào giấy trong. Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Tìm các từ chỉ trẻ em, chỉ tính nết của trẻ em, chỉ tình cảm người lớn đối với trẻ em.
- Chỉ trẻ em: thiếu niên, thiếu nhi, nhi đồng, trẻ nhỏ, trẻ con, trẻ em...
- Chỉ tính nết: ngoan ngoãn lễ phép, chăm chỉ, thật thà, ngây thơ...
- Chỉ tình cảm: ... thương yêu, yêu quý, quan tâm, nâng niu, chăm sóc.
- Học sinh đọc.
- Tìm các bộ phận của câu.
a) Thiếu nhi là măng non của đất nước.
b) Chúng em là học sinh tiểu học.
c) Chích bông là bạn của trẻ em.
- 3 HS làm vào băng giấy, cả lớp làm vào vở BT.
- 3 HS trình bày kết quả-Lớp nhận xét.
- Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm.
Thứ năm ngày 6 tháng 9 năm 2012
Tiết 3	Toán( tiết 9)
ÔN TẬP CÁC BẢNG CHIA.
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Thuộc các bảng chia( chia cho 2, 3, 4, 5).
- Biết tính nhẩm thương của các số tròn trăm khi chia cho 2, 3, 4( phép chia hết) 
- Giáo dục HS làm bài cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy- học: HS bảng con.
 III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:- GV yêu cầu HS làm bài bảng con, chữa bài.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học.
 2. Luyện tập.
Bài 1:Tính nhẩm.
- Yêu cầu HS tự nhẩm kết quả
Củng cố các bảng chia đã họcvà củng cố mối quan hệ nhân chia.
Bài 2: Tính nhẩm.
- Yêu cầu HS tự nhẩm kết quả
- GV 200 : 2 = ?
GV củng cố cách chia nhẩm
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Bài toán cho biết gì? Tìm gì?
Củng cố giải bài toán có liên quan đến phép chia.
C. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà ôn tập thêm
- HS tự nhẩm kết quả, tiếp nối nêu miệng kết quả.
 3 = 12 2 5 = 10
 12 : 3 = 4 10 : 2 = 5
 12 : 4 = 3 10 : 5 = 2 
- HS tự nhẩm kết quả tiếp nối nêu miệng kết quả.
- Nhẩm : 2 trăm : 2 = 1 trăm 
 Vậy: 200 : 2 = 100
a) 400 : 2 = 200 b) 800 : 2 = 400
 600: 3 = 200	 300 : 3 = 100
 400 : 4 = 100 800 : 4 = 200
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS phân tích bài toán, tóm tắt bài toán.
- HS giải vào vở bài tập, kiểm tra chéo kết quả.
Bài giải:
Số cái cốc có trong mỗi hộp là:
24 : 4 = 6 ( cái cốc)
 Đáp số: 6 cái cốc.
Tiết 4 Tập làm văn
VIẾT ĐƠN
I. Mục tiêu:
- Viết được đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh theo mẫu đơn đã học.
- Giáo dục HS có ý thức học tốt để trở thành đội viên TNTPHCM.
II.Đồ dùng dạy- học:Mẫu đơn.
III.Hoạt động dạy- học. 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS nêu những hiểu biết về Đội TNTP Hồ Chí Minh.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu tiết học.
2. Hướng dẫn HS viết đơn.
a. Nêu lại những nội dung chính của đơn.
- Hãy nêu lại những nội dung chính của đơn xin vào Đội?
Trong các nội dung trên, nội dung nào cần viết theo đúng mẫu, nội dung nào không cần viết hoàn toàn theo đơn mẫu?
b. Tập nói theo nội dung đơn.
Gọi 1 số HS tập nói trước lớp về lá đơn của mình.
- GV nhận xét sửa lỗi cho HS.
c. Thực hành viết đơn.
 - Yêu cầu HS cả lớp viế ... ố có ba chữ số( có nhớ một lần).
- HS cả lớp làm bài vào bảng con theo dãy chẵn,lẻ;sau đó 5 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài.
- HS làm bài vào vở, 4 HS lên bảng.
- Chữa bài.
- HS thảo luận theo cặp. 
- Tự làm bài vào vở bài tập; chữa bài.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS phân tích bài toán, tóm tắt bài toán.
- HS giải vào vở bài tập, kiểm tra chéo kết quả.
Bài giải
Khối lớp Ba có số học sinh là:
215 – 40 = 175(học sinh)
 Đáp số: 175 học sinh
Thứ sáu ngày 8 tháng 9 năm 2012
Tiết 1	Toán( tiết 10 )
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố cách tính giá trị biểu thức liên quan đến phép nhân, nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị.
- Áp dụng phép nhân để giải bài toán có lời văn.
- Giáo dục HS làm bài cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy- học: HS bảng con, 4 hình tam giác.
 III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:- Gọi HS làm bài trên bảng, chữa bài: 5 x 6 + 7 =
B. Bài mới:1.Giới thiệu bài:- GV nêu mục tiêu tiết học.
2. Luyện tập.
Bài 1: Tính.
- Yêu cầu HS làm bảng con.
Củng cố cách tính giá trị biểu thức
Bài 2:
 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Bài toán yêu cầu gì?
 Củng cố nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Bài toán cho biết gì? Tìm gì?
Bài 4:- Yêu cầu HS đọc bài.
- Yêu cầu HS lấy hình tam giác để xếp hình. 
C. Củng cố, dặn dò:- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm.
1 HS lên bảng
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bảng con
- Chữa bài.
a) 5 x 3 + 132 = 15 + 132 
 = 147	
 b) 32 : 4 + 106 = 8 + 106
 = 114
- HS thảo luận theo cặp. 
- Chữa bài.
Đã khoanh vào số con vịt ở hình a( có 4 cột, khoanh vào 1 cột).
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS phân tích bài toán, tóm tắt bài toán.
- HS giải vào vở bài tập, kiểm tra chéo kết quả.
 Bài giải
Bốn bàn như vậy có số học sinh là:
 2 x 4 = 8( học sinh)
	Đáp số: 8 học sinh
- HS cả lớp đọc thầm, tự xếp hình.
- Kiểm tra chéo kết quả xếp hình.
Thứ sáu ngày 7 tháng 9 năm 2012
Toán( tiết 10)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết tính giá trị biểu thức liên quan đến phép nhân, nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị.
- Áp dụng phép nhân để giải bài toán có lời văn.
- Giáo dục HS làm bài cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy- học: HS bảng con.
 III. Hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS làm bài trên bảng, chữa bài.( bài 1, 
B. Bài mới:1.Giới thiệu bài:- GV nêu mục tiêu tiết học.
2. Luyện tập.
Bài 1: Tính.
- Yêu cầu HS làm bảng con.
Củng cố cách tính giá trị biểu thức
Bài 2:
 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Bài toán yêu cầu gì?
Củng cố nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Bài toán cho biết gì? Tìm gì?
Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc bài.
- Bài toán cho biết gì? Tìm gì?
C. Củng cố, dặn dò:- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm.
3 HS lên bảng làm
...
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bảng con
- Chữa bài.
a) 5 x 4 + 132 = 20 + 132 
 = 152	
b) 36 : 4 + 106 = 9 + 106
 = 115
- HS thảo luận theo cặp. 
- Chữa bài.
Đã khoanh vào số con vịt ở hình a( có 4 cột, khoanh vào 1 cột).
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS phân tích bài toán, tóm tắt bài toán.
- HS giải vào vở bài tập, kiểm tra chéo kết quả.
 Bài giải
Năm bàn như vậy có số học sinh là:
 2 x 5 = 10( học sinh)
 Đáp số: 10 học sinh
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS phân tích bài toán, tóm tắt bài toán.
- HS giải vào vở bài tập, kiểm tra chéo kết quả.
Toán( ôn)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Củng cố cách tính giá trị biểu thức liên quan đến phép nhân, tính độ dài đường gấp khúc.
- Áp dụng phép nhân để giải bài toán có lời văn.
- Giáo dục HS làm bài cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy- học: HS bảng con, GV Luyện giải toán 3 trang 6, trang 7
 III. Hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS làm bài trên bảng, chữa bài. 
B. Bài mới:1.Giới thiệu bài:- GV nêu mục tiêu tiết học.
2. Luyện tập.
Bài 1: Tính.( bài 2- trang 6)
- Yêu cầu HS làm bảng con.
Củng cố cách tính giá trị biểu thức
Bài 2:(bài3- trang 6)
 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Bài toán yêu cầu gì?
- Củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc.
 Bài 3: bài 2 trang 7
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Bài toán cho biết gì? Tìm gì?
Bài 4:( bài5 trang 7)
- Yêu cầu HS đọc bài.
- Bài toán cho biết gì? Tìm gì?
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm.
2 HS lên bảng làm 5 x4 +124; 36:4+201
...
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bảng con
- Chữa bài.
a) 5 x 4 + 132 = 20 + 132 
 = 152	
b) 36 : 4 + 106 = 9 + 106
 = 115
- HS thảo luận theo cặp. 
- Chữa bài.
Độ dài đường gấp khúc đó là:
5 x 4 = 20 (cm)
Đáp số: 20 cm
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS thảo luận theo nhóm 2
Số trước khi trừ đi 20 là:
20 + 4 = 24
Số đó là:
24 : 4 = 6
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS phân tích bài toán
- HS giải vào bảng con, kiểm tra chéo kết quả.
 3 x 2 - 1 + 0 = 5
Thứ ba ngày 31 tháng 8 năm 2010
Tập đọc
CÔ GIÁO TÍ HON
I. Mục tiêu:
1. Đọc thành tiếng: - Đọc đúng các từ, tiếng khó: Nón, lớp, ngọng líu, núng nính...
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết đọc bài với giọng chậm dãi, vui vẻ, thích thú.
2. Đọc hiểu: - Hiểu nghĩa các từ khó trong bài:Khoan thai, khúc khích, tỉnh khô, trâm bầu, núng nính,...
 - Hiểu được nội dung của bài: Bài văn là bức tranh sinh động, ngộ nghĩnh về trò chơi 
 lớp học của bốn chị em Bé. Qua đó thấy được tình yêu đối với cô giáo của bốn chị em và ước mơ trở thành cô giáo của Bé. 
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ ( SGK ).
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng đọc bài Ai có lỗi
B. Bài mới:1. Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh minh hoạ và nghe GV giới thiệu chuẩn bị vào bài mới.
2. Luyện đọc:a. GV đọc toàn bài.
b. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
Đọc từng câu
Đọc từng đoạn trước lớp
Đọc từng đoạn trong nhóm 
3. Tìm hiểu bài
H:Các bạn nhỏ đang chơi trò chơi gì?
Ai là cô giáo?,"Cô giáo có mấy học trò", đó là những ai? 
H: Tìm những cử chỉ của'' cô giáo'' Bé làm em thích thú?
H: Như vậy, Bé đã vào vai"cô giáo" một cách rất đáng yêu, vậy còn"học trò"thì sao? Hãy tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu của đám"học trò".
- Em có nhận xét gì về trò chơi của bốn chị em Bé?
- Theo em, vì sao Bé lại đóng vai cô giáo đạt đến thế?
4.Luyện đọc lại:Yêu cầu HS tự đọc cá nhân
5. Củng cố ,dặn dò:Nhận xét giờ học,dặn dò về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau.
HS tiếp nối đọc từng câu đến hết bài 
HS tiếp nối đọc 3 đoạn
Giải nghĩa từ : Khoan thai, khúc khích, trâm bầu,...
Mỗi nhóm 3 HS đọc đoạn
Cả lớp đọc ĐT toàn bài
HS đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi
HS thảo luận theo nhóm 2
HS đọc thầm, trả lời câu hỏi
HS tự luyện đọc.
3-4HS thi đọc, cả lớp theo dõi và bình
chọn bạn đọc hay nhất.
Toán( tiết 7)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Củng cố kỹ năng thực hiện phép tính cộng, trừ các số có ba chữ số( có nhớ một lần).
- Củng cố về tìm số bị trừ, số trừ, hiệu.
- Áp dụng phép cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ) để giải bài toán có lời văn.
- Giáo dục HS làm bài cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy- học: HS bảng con.
 III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:- GV yêu cầu HS làm bảng con, chữa bài.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học.
 2. Luyện tập.
Bài 1:Tính
Yêu cầu HS làm bài vào bảng con theo dãy chẵn lẻ
Bài 2: Đặt tính và tính.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Chấm bài( củng cố cộng, trừ các số có ba chữ số) 
Bài 3:
 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Bài toán yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và làm bài.
- Củng cố về tìm số bị trừ, số trừ, hiệu.
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Bài toán cho biết gì? Tìm gì?
C.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà ôn tập thêm về phép cộng, phép trừ các số có ba chữ số( có nhớ một lần).
- HS cả lớp làm bài vào bảng con theo dãy chẵn,lẻ;sau đó 5 HS lên bảng làm bài.
- Chữa bài.
- HS làm bài vào vở, 4 HS lên bảng.
- Chữa bài.
- HS thảo luận theo cặp. 
- Tự làm bài vào vở bài tập; chữa bài.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS phân tích bài toán, tóm tắt bài toán.
- HS giải vào vở bài tập, kiểm tra chéo kết quả.
Luyện từ và câu( ôn)
TỪ NGỮ VỀ THIẾU NHI. ÔN TẬP CÂU AI LÀ GÌ?
I. Mục tiêu:
1- Mở rộng vốn từ về trẻ em: Tìm được các từ chỉ trẻ em, tính nết của trẻ em, tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn với trẻ em.
2- ôn kiểu câu Ai (cái gì, con gì) - là gì?
II. Đồ dùng dạy và học: bảng nhóm
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
A-Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra BT1, 2 của tiết trước.
- GV chấm điểm.
B- Bài mới 1- Giới thiệu bài.
2- Hướng dẫn làm bài tập.
a) Bài tập 1.
- Nêu yêu cầu của bài.
- Gv yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 .
- Yêu cầu đọc lại các từ sửa vừa tìm.
b) Bài tập 2.
- Nêu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu học sinh làm bài.
- HD sửa bài.
- GV chốt lời giải đúng.
c) Bài tập 3.
- Nêu yêu cầu của bài?
- GV khác với BT 2. BT này xác định trước bộ phận trả lời câu hỏi "Ai (cái gì, con gì)" ? hoặc "Là gì" bằng cách in đậm bộ phận đó trong câu. Yêu cầu các em đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm đó.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV chốt lời giải đúng
3-Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc học sinh ghi nhớ những từ vừa học.
- 2 học sinh lên bảng làm.
- 1 học sinh giải.
- Cả lớp nhận xét.
- Học sinh nhắc lại đề bài.
- HS thảo luận theo nhóm 4, ghi kết quả vào giấy trong. Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Tìm các từ chỉ trẻ em, chỉ tính nết của trẻ em, chỉ tình cảm người lớn đối với trẻ em.
- Chỉ trẻ em: thiếu niên, thiếu nhi, nhi đồng, trẻ nhỏ, trẻ con, trẻ em...
- Chỉ tính nết: ngoan ngoãn lễ phép, chăm chỉ, thật thà, ngây thơ...
- Chỉ tình cảm: ... thương yêu, yêu quý, quan tâm, nâng niu, chăm sóc.
- Học sinh đọc.
- Tìm các bộ phận của câu.
a) Thiếu nhi là măng non của đất nước.
b) Chúng em là học sinh tiểu học.
c) Chích bông là bạn của trẻ em.
- 3 HS làm vào băng giấy, cả lớp làm vào vở BT.
- 3 HS trình bày kết quả-Lớp nhận xét.
- Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an l3 tuan 2 0203.doc