Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Trường Tiểu học La Ngâu

Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Trường Tiểu học La Ngâu

Đạo Đức. Tiết 2

KÍNH YÊU BÁC HỒ (Tiết 2 )

Thời gian dự kiến 35 phút

I/ Mục tiêu:

- Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc.

- Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.

- Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. (Giáo viên gợi ý và tạo điều kiện cho học sinh tập hợp và giới thiệu những tư liệu sưu tầm được về Bác Hồ)

- Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.

* Tích hợp ĐĐ HCM: (Toàn phần) Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu. Để thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ, HS cần phải học tập và làm theo lời Bác dạy.

 

doc 22 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 792Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Trường Tiểu học La Ngâu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 02
Thứ hai ngày 27 tháng 08 năm 2012
Đạo Đức.	Tiết 2
KÍNH YÊU BÁC HỒ (Tiết 2 )
Thời gian dự kiến 35 phút
I/ Mục tiêu:
- Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc.
- Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
- Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. (Giáo viên gợi ý và tạo điều kiện cho học sinh tập hợp và giới thiệu những tư liệu sưu tầm được về Bác Hồ)
- Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.
* Tích hợp ĐĐ HCM: (Toàn phần) Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu. Để thể hiện lòng kính yêu Bác Hồ, HS cần phải học tập và làm theo lời Bác dạy.
II/ Đồ dùng dạy học: 
+ Năm điều bác Hồ dạy.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Giáo viên nêu câu hỏi .Bài 1,2 trang 2;3 Sgk - 2 Hs trả lời 
2. Bài mới: 
Gv cho Hs lớp hát tập thể bài Tiếng chim trong vườn bác . 
Hoạt động 1 :Liên hệ thực tế :
Gv yêu cầu
Em đã thực hiện những điều nào trong 5 điều Bác Hồ dạy ?
Thực hiện như thế nào ?
Còn điều nào chưa thực hiện ;vì sao?
Em có dự định gì trong thời gian tới ?
Gv nhận xét tuyên dương. 
Hoạt động 2 : Giới thiệu tranh ảnh 
Gv hướng dãn Hs trình bày tranh ảnh, các bài thơ bài hát cuả nhóm mình
Gv khen ngợi những Hs ,nhóm đã sưu tầm tốt và giưới thiệu hay .
Hoạt động 3 : Trò chơi phóng viên.
- Gv hướng dẫn Hs cách tổ chức 
- Gv nhận xét tuyên dương nhóm thực hiện tốt .
- Gv kết luận : Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam . Bác lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh dành độc lập , thống nhất cho Tổ quốc .
3. Củng cố dặn dò: 
- Gv nhận xét tiết học ,
Bổ sung: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
***********************************
 	Tiếng việt (Bổ sung)	 Tiết 5
 Luyện đọc AI CÓ LỖI?
Thời gian dự kiến 35 phút
I/ Mục tiêu:
- Củng cố nội dung bài đã học ở buổi sáng.
- Đọc đúng, rành mạch. Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn (trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
* Học sinh khuyết tật đọc được câu 1
II/ Đồ dùng dạy học: 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: 
- Giới thiệu bài 
- Giáo viên nêu mục tiêu bài học.
* Hoạt động 1: Củng cố nội dung bài.
- Học sinh làm bài tập trắc nghiệm
- Gv gọi học sinh làm miệng, lớp nhận xét, giáo viên nhận xét
Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng.
1. Hai bạn nhỏ giận nhau vì:
 	Cô- rét-ti làm nguệch chữ của En-ri-cô
 	Cô-rét-ti được phần thưởng của cô giáo.
 	Cô-rét-ti chê En-ri-cô viết chữ xấu.
2. Khi cơn giận lắng xuống, En-ri-cô có cảm giác nghĩ gì về Cô-rét-ti?
 	Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay En-ri-cô.
 	Thương Cô-rét-ti vất vả.
 	Cả hai ý đều đúng.
3. Khi tan học, thấy Cô-rét-ti di theo, En-ri-cô giơ thước lên để:
 	Dọa đánh bạn.
 	Xin lỗi Cô-rét-ti.
 	Rủ Cô-rét-ti đi học nhóm.
* Hoạt động 2: Luyện đọc:
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt. 
+ Đoạn 1: giọng đọc chậm, nhẹ nhàng.
+ Đoạn 2: giọng đọc hơi nhanh 
+ Đoạn 3,4,5: trở lại giọng chậm, 
+ Lời của Cô-rét-ti thân thiện, dịu dàng.
b) Hướng dẫn luyện đọc 
+ Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn:
.- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi
+ Hướng dẫn đọc từng đoạn 
- Yêu cầu HS tìm từ trái nghĩa với từ kiêu căng.
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc bài theo đoạn lần thứ 2.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Gv nhận xét 
3. Củng cố dặn dò: 
- Qua phần đọc và tìm hiểu câu chuyện, em rút ra được bài học gì? Phải biết nhường nhịn bạn bè, biết tha thứ cho bạn bè ,lỗi cần dũng cảm nhận lỗi, Không nên nghĩ xấu về bạn bè.
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài.
Bổ sung: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
***********************************
Toán (Bổ sung) 	Tiết 4
LUYỆN TẬP: TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
Thời gian dự kiến 35 phút
I/ Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc ở hàng trăm).
- Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép trừ).
* Học sinh khuyết tật làm bài 1
II/ Đồ dùng dạy học: 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh lên bảng làm bài 3 trang 7.
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh.
2. Bài mới: 
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính có3 chữ số:
* Phép trừ số 432 – 215:
+ Giáo viên viết lên bảng phép tính 432 – 215.
+ Yêu cầu học sinh đặt tính theo cột dọc.
+ Hướng dẫn HS thực hiện phép tính trên.
 217
+ Gọi học sinh nhắc lại phép tính.
b. Hoạt động 2: Luyện tập – Thực hành
* Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống:
Số bị trừ
485
763
532
Số trừ
137
428
213
Hiệu
- Muốn tìm hiệu ta làm như thế nào? Muốn tìm hiệu ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
- YC HS làm bài, gọi 2 em lên bảng.
- Đáp án: Số cần điền thứ tự là: 348, 335, 319
* Bài 2: Đặt tính rồi tính:
683 - 115, 246 – 155, 415 – 204, 737 – 600
- 4 em lên bảng cả lớp làm vào vở.
* Bài 3: Hùng có 156 hòn bi và hơn Dũng 17 hòn bi. Hỏi Dũng có bao nhiêu hòn bi?
- Bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì?
- Vì sao làm tính trừ? Vì Hùng nhiều hơn Dũng 17 hòn bi tức là Dũng ít hơn Hùng 17 hòn bi.
Tóm tắt:
 156 hòn bi
 Hùng: 
 Dũng 17 hòn bi
 ? hòn bi
- Học sinh làm bài tập. Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài tập. Lớp nhận xét, giáo viên nhận xét bổ sung. 
Bài giải:
Số hòn bi của Dũng là:
156 – 17 = 139 (hòn bi)
Đáp số 139 hòn bi.
3. Củng cố dặn dò: 
+ Gọi 1 học sinh nêu lại cách trừ các số có 3 chữ số.
+ Về nhà làm bài 1,2,3 trang 8.
Bổ sung: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
***********************************
Thứ tư ngày 29 tháng 8 năm 2012
 Luyện từ & câu 	Tiết 2
TỪ NGỮ VỀ THIẾU NHI
ÔN TẬP CÂU AI LÀ GÌ ?
SGK trang 16; thời gian dự kiến 35 phút
I/ Mục tiêu:
- Tìm được một vài từ ngữ về trẻ em theo yêu cầu của BT1.
- Tìm được các bộ phận câu trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? Là gì? (BT2).
- Đặt được câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm (BT3).
* Tích hợp ĐĐ HCM
- Lý tưởng sống của Bác là độc lập tự do cho đất nước, là hạnh phúc của ND.
- Tình thương yêu bao la của Bác đối với thiếu niên, NĐ.
* Học sinh khuyết tật làm bài 2
II/ Đồ dùng dạy học: 
Viết sẵn các câu văn trong bài tập 2,3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập sau:
+ HS 1: Tìm các từ chỉ sự vật trong câu . 
+ Bạn nhỏ đã làm rất nhiều việc để giúp đơ me như luộc khoai, giã gạo, thổi cơm, nhổ cỏ trong vườn, quét sân và quét cổng. 
+ HS 2: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong đoạn thơ:
+ Trăng tròn như mắt cá.
+ Trăng bay như quả bóng.
2. Bài mới: 
+ Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài 
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
+ Tổ chức trò chơi Thi tìm từ nhanh:
- Chia lớp thành 3 đội chơi. Chia bảng lớp thành 3 phần theo nội dung a, b, c của bài tập.
- Phổ biến cách chơi: 
- GV và HS kiểm tra từ của từng đội: 
- Tuyên dương đội thắng cuộc, yêu cầu HS cả lớp đọc các từ vừa tìm được.
+ Đội 1:ý a; thiếu nhi, nhi đồng, trẻ em, trẻ nhỏ,
+ Đội 2:ý b; ngoan ngoãn, thơ ngây, trong sáng, 
- Đội 3:ý c; nâng niu, chiều chuộng, chăm chút,
- Mỗi đội cử một đại diện đọc từng từ của mình
* Học sinh yếu chỉ làm bài 1,2
Bài 2
- Gv đưa bảng phụ 
- Yêu cầu HS suy nghĩ và điền nội dung thích hợp vào bảng:
Bài 3
* Tích hợp ĐĐ HCM: (Đặt câu hỏi cho câu c). Giải thích vì sao Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh mang tên Bác Hồ.
- Muốn đặt câu hỏi được đúng ta phải chú ý điều gì?Xác định xem bộ phận được in đậm trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?, hay câu hỏi Là gì? sau đó mới đặt câu hỏi cho thích hợp.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm một số HS.
3. Củng cố dặn dò: 
- Gv hệ thống lại bài .
* Tích hợp ĐĐ HCM: Giáo dục lòng biết ơn Bác.
- Tổng kết giờ học.
Bổ sung: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
***********************************
Tập viết	Tiết 2 
ÔN CHỮ HOA Â,Ă,L
SGK trang 17; thời gian dự kiến 35 phút
I/ Mục tiêu:
Viết đúng chữ hoa Ă (1 dòng), Â, L (1 dòng); viết đúng tên riêng Âu Lạc (1 dòng) và câu ứng dụng: Ăn quả  mà trồng (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.
* Học sinh khuyết viết 1 dòng chữ Ă
II/ Đồ dùng dạy học: 
Mẫu chữ hoa Ă, Â, L.
Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp. 
Vở Tập viết 3, tập một.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Thu vở của một số HS để chấm bài về nhà.
- Gọi HS lên bảng viết từ của bài cũ . 
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới: 
 Giới thiệu bài 
- Gv nêu mục tiêu bài học .
 Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ viết hoa
a) Quan sát và nêu quy trình viết chữ Ă, Ă, L hoa
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
- Treo bảng viết chữ cái viết hoa 
- Viết mẫu các chữ, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết.
b) Viết bảng 
. GV đi chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ ứng dụng.
- Giới thiệu từ ứng dụng: Âu Lạc.
- Con có biết tại sao từ Âu Lạc lại phải viết hoa không?
- Từ ứng dụng bao gồm mấy chữ? 
- Yêu cầu HS viết từ ứng dụng: Au Lạc. GV đi sửa lỗi cho HS.
 Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
- Giải thích ý nghĩa câu ứng dụng .
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
- Yêu cầu HS viết các từ Ăn kh ... a các số tròn trăm khi chia cho 2, 3, 4 (phép chia hết).
- Bài 1, bài 2, bài 3
* Học sinh khuyết tật làm bài tập 1
II/ Đồ dùng dạy học: 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi học sinh lên bảng làm bài 1,2,3/10
+ Nhận xét, chữa bài và cho điểm hs
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Ôn tập các bảng chia 
+ Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng các bảng chia 2,3,4,5.
* Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Tính nhẩm
- Nêu yêu cầu
- HS nhẩm miệng
- Nhiều HS được nêu
- GV và lớp nhận xét
Bài 2: Đọc yêu cầu
GV HD mẫu
2 trăm: 2 = 1 trăm
200 : 2 = 100
HS làm bảng con
400 : 2 = 200; 800 : 2 = 400
600 : 3 = 200; 300 : 3 = 100
400 : 4 = 100; 800 : 4 = 200
GV nhận xét 
* Học sinh yếu làm bài 1,2
Bài 3:
- Gv hướng dẫn phân tích .
+ Có tất cả bao nhiêu cái cốc?
+ Xếp đều vào 4 hộp nghĩa là như thế nào?
+ Bài toán yêu cầu tính gì?
+ Yêu cầu học sinh làm bài.
Bài giải 
Mỗi hộp có số cốc là
24 : 4 = 6 (cốc)
 Đáp số: 6 cốc
+ Chữa bài và cho điểm học sinh.
3. Củng cố dặn dò: 
+ Về nhà ôn lại các bảng nhân chia đã học.
+ Về nhà làm bài 1,2,3/11
+ Nhận xét tiết học.
Bổ sung: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
***********************************
Tự nhiên & xã hội	 Tiết 4 
PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP
SGK trang 10; thời gian dự kiến 35 phút
I/ Mục tiêu:
- Kể được tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phối.
- Biết cách giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi, miệng.
* Nêu nguyên nhân mắc các bệnh đường hô hấp.
* Tích hợp kĩ năng sống:
-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Tổng hợp thông tin, phân tích những tình huống có nguy cơ dẫn đến bệnh đường hô hấp.
-Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm với bản thân trong việc phòng bệnh đường hô hấp.
-Kĩ năng giao tiếp: Ứng xử phù hợp khi đóng vai bác sĩ và bệnh nhân.
II/ Đồ dùng dạy học: 
Tranh thiết bị.
Hình SGK/10;11.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Tập thở buổi sáng có lợi gì?
Bạn đã làm gì để bảo vệ cơ quan hô hấp.
Nhận xét, chốt nội dung bài cũ.
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1. 
+ Học sinh nhắc tên các bộ phận của cơ quan hô hấp. Mũi, khí quản, phế quản và 2 lá phổi.
+ Giáo viên kết luận: Tất cả các bộ phận của cơ quan hô hấp đều có thể bị bệnh.
* Hoạt động 2: Làm việc SGK.
* Tích hợp kĩ năng sống: Nhóm, thảo luận, giải quyết vấn đề.
- Yêu cầu học sinh quan sát và trao đổi với nhau về nội dung của các hình 1;2;3;4;5;6/ 10;11.
Giáo viên giảng:
- Người bị viêm phổi, viêm phế quản thường bị ho, sốt. Đặc biệt trẻ em, nếu không chữa trị kịp thời để quá nặng có thể bị chết do không thở được.
- Chúng ta cần làm gì để phong tránh bệnh viêm đường hô hấp?
Cần mặc đủ ấm, không để lạnh cổ, ngực, 2 bàn chân, ăn đủ chất và không uống đồ quá lạnh.
- Giáo viên kết luận. 
* Hoạt động 3: chơi trò chơi bác sĩ.
- Bước 1.giáo viên hướng dẫn học sinh cách chơi.
- Bước 2. + Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi.
+ Cả lớp xem và góp ý bổ sung.
+ 1 học sinh đóng vai bệnh nhân.
+ 1 học sinh đóng vai bác sĩ.
+ Học sinh đóng vai bác sĩ cần nêu được tên bệnh.
+ Học sinh chơi thử.
+ Sau đó mời 1 cặp lên đóng vai bệnh nhân và bác sĩ.
3. Củng cố dặn dò: 
+ Giáo viên chốt nội dung bài học_ liên hệ giáo dục.
+ Nhận xét tiết học.
+ CBB: Bệnh lao phổi.
Bổ sung: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
***********************************
 Mĩ thuật	Tiết 2
VẼ TRANG TRÍ:
VẼ TIẾP HOẠ TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO ĐƯỜNG DIỀM.
Thời gian dự kiến: 35 phút
I/Mục tiêu: 
- Tìm hiểu cách trang trí đường diềm.
- Cách vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm.
- Hoàn thành các bài tập ở lớp.
* HS khá giỏi: Vẽ đuợc hoạ tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv : Một vài đồ vật có trang trí đường diềm.Bài mẫu đường diềm chưa hoàn chỉnh và hoàn chỉnh.
Hình gợi ý cách vẽ. 
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài cũ
2. Bài mới
Giới thiệu bài:
 *Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- Giáo viên giới thiệu hình vuông và tác dụng của chúng.
- Học sinh xem 2 đường diềm đã chuẩn bị sẵn. Trả lời câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về hai đường diềm này?
+ Có những hoạ tiết nào ở đường diềm? 
+ Các hoạ tiết được sắp xếp như thế nào?
+ Đường diềm chưa hoàn chỉnh còn thiếu hoạ tiết gì?
+ Những màu nào được vẽ trên dường diềm?
Giáo viên nêu yêu cầu của bài là vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu hoàn chỉnh vào đường diềm.
 *Hoạt động 2: Cách vẽ hoạ tiết và vẽ màu
- Học sinh quan sát hình ở vở tập vẽ và chỉ ra những hoạ tiết đã có và những hoạ tiết còn thiếu để vẽ tiếp.
- Hướng dẫn mẫu lên bảng cách vẽ tiếp các hoạ tiết còn thiếu.
 *Hoạt động 3: Thực hành
Học sinh vẽ vào vở tập vẽ.
Giáo viên theo dõi giúp đỡ.
3. Nhận xét, đánh giá
Giáo viên gợi ý để học sinh nhận xét, xếp loại bài vẽ.
Khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp.
Chuẩn bị bài sau; vẽ các loại quả.
Nhận xét tiết học.
Bổ sung: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
***********************************
Thứ sáu ngày 31 tháng 08 năm 2012
 Tiếng việt (Bổ sung) 	Tiết 8
LUYỆN TẬP VIẾT ĐƠN
Thời gian dự kiến 35 phút
I/ Mục tiêu:
- Bước đầu viết được đơn xin vào Đội TNTP Hồ Chí Minh dựa theo mẫu đơn của bài Đơn xin vào Đội do giáo viên chuẩn bị.
- GV yêu cầu tất cả HS đọc kĩ bài Đơn xin vào Đội trước khi học bài TLV.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Mẫu Đơn xin vào Đội
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra vở của 3 đến 4 HS viết đơn xin cấp thẻ đọc sách.
2. Bài mới: 
 Giới thiệu bài : gv nêu mục tiêu bài học .
*Hoạt động 1: Hướng dẫn viết đơn
+ Nêu lại những nội dung chính của đơn.
+ Trong các nội dung trên, nội dung nào cần viết theo đúng mẫu, nội dung nào không cần viết hoàn toàn theo đơn mẫu?
+ Tập nói theo nội dung đơn 
* Hoạt động 2: 
+ HD HS đơn viết phải đúng mẫu cần thể hiện được những hiểu biết của em về Đội, tình cảm tha thiết của em muốn được vào Đội.
+ Yêu cầu HS cả lớp viết đơn vào vở bài tập.
+ Gọi 1 số HS đọc đơn trước lớp, khi HS đọc GV chú ý chỉnh sửa lỗi cho HS.
* Điền vào chỗ trống còn thiếu trong đơn xin vào Đội.
ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỔ CHÍ MINH
..................., ngày ........ tháng ....... năm .......
ĐƠN XIN VÀO ĐỘI
Kính gửi: ................................................................................
Em tên là:................................................
Sinh ngày:................................................
Học sinh lớp ........... trường .............................................
Sau khi được học điều lệ và lịch sử Đội Thiếu niên Tiền Phong hồ Chí Minh, em thấy Đội là tổ chức tốt nhất để rèn luyện thiếu niên trở thành những người có ích cho đất nước.
Em làm đơn này xin được vào Đội................................. thuộc liên đội trường.............................................
 Người làm đơn
3. Củng cố dặn dò: 
- Hỏi: Đơn dùng để làm gì? Đơn dùng để trình bày nguyện vọng của mình với tập thể hay cá nhân nào đó.
- Nhận xét tiết học .
Bổ sung: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
***********************************
Toán (Bổ sung)	Tiết 6
ÔN TẬP CÁC BẢNG CHIA
Thời gian dự kiến 35 phút
I/ Mục tiêu:
- Thuộc các bảng chia 
- Làm một số bài tập do giáo viên soạn
II/ Đồ dùng dạy học: 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Ôn tập các bảng chia 
+ Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng các bảng chia 
* Hoạt động 2: Thực hiện chia nhẩm các phép chia có số bị chia là số tròn trăm
* Hoàn thành các bài tập buổi sáng:
- YC HS nêu các bài tập chưa hoàn thành.
- Cho HS tự làm bài.
- Gọi HS chữa bài.
* Luyện tập thêm một số bài tập:
- Bài 1: Tính nhẩm :
800 : 2 900 : 3 600 : 2
800 : 4 600 : 3 400 : 2
- Học sinh làm miệng, lớp nhận xét, giáo viên nhận xét.
- Bài 2: Tính.
2 x 9 : 3 32 : 4 x 3
40 : 5 x 4 35 : 5 x 4 
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- Nêu cách làm.
- Củng cố kiến thức: tính giá trị biểu thức, củng cố bảng nhân, chia đã học
- 1 em đọc YC, cả lớp làm vở 
- 4 em lên bảng.
2 x 9 : 3 = 18 : 3 = 6
40 : 5 x 4 = 8 x 4 = 32
32 : 4 x 3 = 8 x 3 = 24
35 : 5 x 4 = 7 x 4 = 28
- Bài 3: (Học sinh khá giỏi)
Tính chu vi hình tam giác ABC biết độ dài mỗi cạnh là: 200 cm
-HS đọc đề toán ,phân tích ,tóm tắt bài toán.
 1HS lên bảng làm,cả lớp làm vào vở.
Giải :
Chu vi hình tam giác là:
200 +200+200 =600 [cm]
Đáp số: 600 cm.
3. Củng cố dặn dò: 
+ Về nhà ôn lại các bảng nhân chia đã học.
+ Về nhà làm bài 1,2,3/11
+ Nhận xét tiết học.
Bổ sung: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
***********************************
SINH HOẠT TUẦN 2.
I-Đánh giá hoạt động tuần 2.
- Học tập:đi học đều, chuyên cần, đúng giờ.có học bài và làm bài tập trước khi đến lớp, song vẫn còn một số em không học bài và yếu môn toán, Tiếng Việt.
- Đạo đức tác phong:nề nếp ổn định, lễ phép, biết vâng lời.
- Văn thể mỹ:vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng, ổn định nề nếp sinh hoạt đầu, giữa giờ.
- Các hoạt động khác: thực hiện tốt.
II-Phương hướng tuần 3.
- Duy trì và ổn định nề nếp học tập,một số em cố gắng vượt yếu.
- Duy trì và ổn định nề nếp đạo đức tác phong; các hoạt động vào giờ ra chơi.
- Văn thể mỹ:vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng,ổn định nề nếp sinh hoạt đầu, giữa giờ.
- Các hoạt động khác: tham gia đầy đủ.
***************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan2HOT.doc