Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Trường tiểu học Lại Xuân

Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Trường tiểu học Lại Xuân

Tập đọc – kể chuyện

Ai có lỗi?

I.Mục tiêu:

A. Tập đọc

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng

- Đọc đúng: khuỷu tay, nguệch ra, nắn nót, nổi giận, nổi, lát nữa và Cô-rét-ti, En-ri-cô

- Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ đúng sau mỗi dấu chấm, dấu phẩy, đọc phân biệt rõ lời người kể và lời các nhân vật.

* H yếu luyện đọc theo đoạn

2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:

- Nắm được nghĩa các từ : kiêu căng, hối hận, can đảm và diễn biến của câu chuyện.

- Hiểu phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.

 

doc 29 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 721Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 2 - Trường tiểu học Lại Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 2
Thứ năm ngày 28 tháng 8 năm 2008
Dạy thời khoá biểu thứ 2
Sinh hoạt tập thể
Chào cờ
Tập đọc – kể chuyện
Ai có lỗi?
I.Mục tiêu:
A. Tập đọc
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
- Đọc đúng: khuỷu tay, nguệch ra, nắn nót, nổi giận, nổi, lát nữa và Cô-rét-ti, En-ri-cô
- Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ đúng sau mỗi dấu chấm, dấu phẩy, đọc phân biệt rõ lời người kể và lời các nhân vật.
* H yếu luyện đọc theo đoạn
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu: 
- Nắm được nghĩa các từ : kiêu căng, hối hận, can đảm và diễn biến của câu chuyện.
- Hiểu phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.
B. Kể chuyện
1. Rèn kỹ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh kể được diễn cảm truyện.
2.Rèn kỹ năng nghe: Tập trung nghe bạn kể và biết nhận xét, đánh giá.
II.Đồ dùng, phương pháp dạy học:
Tranh minh họa bài Tập đọc và truyện kể trong SGK.
Vấn đáp, thực hành
III.Các hoạt động dạy và học
Tiết 1
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: (3-)
- Gọi H đọc bài :Cậu bé thông minh
-Gọi H kể lại một đoạn mà mình thích
-Nhận xét, cho điểm
2.Giới thiệu(1-2’)
3. Hướng dẫn luyện đọc (30-32’)
- G đọc mẫu toàn bài-GT:Bài chia 5 đoạn
* Đoạn 1 : 
-Câu 1:HD đọc đúng:Cô-rét –ti, nguệch ra->Đọc mẫu
-Câu 2:Câu dài-HD ngắt –Gọi H đọc
-Giải nghĩa:kiêu căng/SGK
-HD đọc đoạn: Đọc đúng giọng người kể rõ ràng, rành mạch. Giọng Cô-rét-ti vui vẻ.
-Đọc mẫu- gọi H đọc bài, nhận xét cho điểm
* Đoạn 2: 
-Câu 2:HD đọc lời nhân vật- giọng bực tức- đọc mẫu
- HD đọc đoạn: Đọc nhanh, căng thẳng hơn.
Nhấn giọng ở từ : trả thù, đẩy, hỏng hết, giận đỏ mặt.
-Gọi H đọc mẫu, đọc bài, nhận xét
* Đoạn 3: 
- Câu 3:G hướng dẫn H đọc đúng : lắng xuống, khuỷu tay, xin lỗi.
- Giải thích/ hối hận (SGK) và từ can đảm
- HD đọc đoạn:Giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng, nhấn giọng từ lắng xuống, hối hận
-Đọc mẫu, gọi H đọc bài
* Đoạn 4 : 
- G hướng dẫn đọc đúng khi gặp dấu ! ; ?, đọc mẫu
- Giảng từ /hiền hậu, ngây ra.
- HD đọc đoạn:Giọng Cô-rét-ti nhẹ nhàng, giọng người dẫn truyện rõ ràng
* Đoạn 5:
- HD đọc giọng đọc của bố :nghiêm khắc.
- Lưu ý đọc đúng phụ âm có l, n và câu 2 dài
-Đọc mẫu-Gọi H đọc, gọi H đọc bài, nhận xét
*Đọc nối đoạn
*HD đọc cả bài, gọi H đọc bài
*Nhận xét giờ học qua tiết 1
-1-2 H đọc
-1-2 H kể
-2-3 H yếu đọc
-2-4 H đọc(Nối tiếp)
-1 H đọc chú giải
-4-5 H đọc, nhận xét bạn đọc
2-3 H đọc
-1 H đọc mẫu, 4-6H đọc đoạn, nhận xét bạn đọc
-1 H đọc mẫu, 2-3 H đọc bài
-1 H đọc chú giải
-4-6 H đọc bài, nhận xét bạn đọc
-2-3 H đọc
-1 H đọc 
-1 H đọc mẫu,4-5 H đọc bài
-2-3 H đọc
-1 H đọcmẫu, 2-3 H đọc
-4-5 H đọc- H – G sửa.
- 2-3 lượt H đọc nối tiếp đoạn.
-1 H đọc cả bài.
Tiết 2
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3.Tìm hiểu bài (10-12’)
* Đoạn 1+2 :Yêu cầu H đọc thầm đoạn 1+2, gọi 1H đọc to
? Hai bạn nhỏ trong chuyện tên là gì? Vì sao hai bạn giận nhau?
-Gt tranh
?Sự việc diễn ra có nghiêm trọng không?
 Sự việc diễn ra ntn->Đọc thầm tìm hiểu đoạn 3. 
* Đoạn 3
-Yêu cầu H đọc thầm đoạn 3
? Cơn giận lắng xuống, En-ti-cô có suy nghĩ gì ?
? Vì sao En-ri-cô hối hận muốn xin lỗi Cô-ret-ti?
->En-ri-cô có xin lỗi Cô-rét –ti không ->Đoạn 4
* Đoạn 4
-Yêu cầu H đọc thầm đoạn 4-Đọc to đoạn 4.
? Hai bạn có làm lành với nhau không ? 
? Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao?
? Em đoán Cô-ret-ti nghĩ gì khi chủ động làm lành với bạn?
->Bố En- ri –cô có ý kiến gì về việc này -Đoạn 5
* Đoạn 5
-Yêu cầu H đọc thầm đoạn 5
? Biết được câu chuyện, bố đã nói gì với En-ti-cô 
? Theo em, mỗi bạn có điểm gì đáng khen ?
-> Các em cần học tập bạn đức tính dũng cảm nhận lỗi, nhường nhịn bạn và nhất là phải luôn nghĩ tốt về bạn bè.
4.Luyện đọc lại (3-5’)
-Gọi H đọc phân vai đoạn 3+4
5.Kể chuyện(15-17’)
-Gọi H đọc yêu cầu
*HD kể đoạn 1
- G yêu cầu H quan sát tranh 1.
? Nội dung bức tranh là gì ?
? Nội dung bức tranh ứng với nội dung mấy của bài ?
-HD kể –kể mẫu
*Đoạn còn lại yêu cầu H kể nhóm
-Gọi các nhóm kể
-Nhận xét cho điểm
6.Củng cố, dặn dò: (4-6’)
? Em đã học được gì qua câu chuyện này?
-Về nhà tập kể chuyện, chuẩn bị bài: Khi mẹ vắng nhà.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1
-Cô- rét –ti, En-ri- cô...Vì Cô-rét-ti chạm vào khuỷu tay En-ti-cô đang viết bài làm chữ bị nguệch đi.
-...rất nghiêm trọng vì En-ti-cô trả thù đẩy bạn khiến Cô-rét-ti giận hẹn trả thù.
- Cả lớp đọc thầm
-...rất hối hận
-Muốn xin lỗi và nghĩ Cô-rét-ti không cố ý.
-1 H đọc to.
-...có.
- Cô-rét-ti cười hiền hậu, ôm lấy bạn hỏi: “Chúng ta sẽ không bao giờ giận nhau nữa chứ”. En-ti-cô sung sướng trả lời : “Không bao giờ”.
-H tự do phát biểu
-H đọc thầm đoạn 5
-...bố mắng En-ti-cô.
-...biết nhường nhịn bạn, biết nhận lỗi, biết nghĩ tốt về bạn.
- 1 H đọc to cả bài.
- Đọc phân vai (3 H một cặp)
(đọc phân vai 2 lần)
- 1 H đọc yêu cầu.
-Vẽ bạn Cô-rét-ti làm nguệch vở của En-ri-cô
-Đoạn 1
- H thảo luận nhóm đôi kể cho nhau nghe theo tranh SGK.
-H kể- Nhận xét, bổ sung.
-Biết nhận lỗi, nghĩ tốt về bạn.
Toán(Tiết 6)
Trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần)
I. Mục tiêu: Giúp H
- Biết thực hiện phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc hàng trăm) .
- Vận dụng vào giải toán có lời văn về phép trừ.
*H yếu dưới sự hướng dẫn của G hoàn thành các bài tập
*Rèn tính cẩn thận khi làm toán
II.Đồ dùng, phương pháp dạy học
VBT
Vấn đáp, thực hành
iII.Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ (2-5’) 
- G đọc 4 phép tính trừ không nhớ. H làm 2 lần bảng
497 – 134	586 – 423	
768 – 247	859 – 246	
- Gọi H trình bày cách làm
2.Giới thiệu bài(1-2’)
3.Bài mới(12-15’)
a. Giới thiệu phép trừ : 432 - 215
-G ghi phép tính lên bảng
-G gọi H đọc lại phép tính
? Em có nhận xét gì về các số phép trừ này ?
-Gọi H nêu cách đặt tính- G ghi lại
-Nhắc H thực hiện trừ như với số có 2 chữ số
-Yêu cầu H làm bảng con-gọi H nhắc lại cách thực hiện –G ghi bảng lớp
 432
 - 215
 217
? Em có nhận xét gì khi trừ hàng đơn vị ?
->Khắc sâu:Ta mượn một chục ở hàng chục là 12 trừ đi 5 bằng 7 viết 7 nhớ 1. 1 nhớ sang hàng chục của SBT bằng 2. lấy 3-2=1. Viết 1 sau đó trừ bình thường : 4-2=2 viết 2
?Nhận xét gì về phép trừ này? 
b) Giới thiệu phép trừ: 627 - 143
- HD tương tự
627
 - 143
 484
?Phép trừ này có gì khác so với phép trừ trước?
?Thực hiện phép trừ có nhớ em cần lưu ý gì?
*Khắc sâu:Khi thực hiện phép trừ có nhớ khi vay ta nhớ phải trả ở hàng sau
3. Thực hành luyện tập(15-17’)
Bài 1(VBT)
-Yêu cầu H đọc thầm yêu cầu-Gọi H đọc to
-Yêu cầu H làm VBT-Kiểm tra hướng dẫn thêm H yếu
*Kiến thức: H biết trừ số có ba chữ số (có nhớ 1 lần ở hàng chục)
* Chốt: Cách tính trừ số có ba chữ số nhớ 1 lần ở hàng chục.
Bài 2(VBT)
-Yêu cầu H đọc thầm yêu cầu-Gọi H đọc to
-Yêu cầu H làm VBT-Kiểm tra hướng dẫn thêm H yếu
*Kiến thức: H biết trừ số có ba chữ số (có nhớ 1 lần ở hàng trăm)
* Chốt: Cách tính trừ số có ba chữ số nhớ 1 lần ở hàng trăm
Bài 3(Nháp)
-Yêu cầu H đọc thầm yêu cầu,1 H đọc to
-HD phân tích bài toán
-Yêu cầu H thực hiện vào nháp-Hướng dẫn thêm H yếu-Chấm chữa
*Kiến thức: Củng cố ý nghĩa phép trừ
*Chốt: Câu trả lời cho phép tính có lời văn.
Bài 4(Vở)
- Gọi H nêu yêu cầu, dựa vào tóm tắt nêu bài toán
? Để tìm độ dài đoạn dây còn lại em đã làm như thế nào?
*Kiến thức: Củng cố ý nghĩa phép trừ
* Chốt: Câu trả lời cho phép tính rõ ràng, hợp lí
Dự kiến sai lầm
- Đặt tính chưa thẳng cột
- Quên không nhớ
4. Củng cố, dặn dò(1-3’)
-Yêu cầu H đặt tính bảng con: 756 - 328 ; 
427 – 155
-Nhận xét giờ học
Rút kinh nghiệm
...
.
- H đặt tính cột dọc trên bảng con
-H nêu cách thực hiện
-2-3 H đọc lại phép tính
-Phép trừ hai số có ba chữ số
-H nêu cách đặt tính
-H làm bảng con
-H nêu cách làm
-2 không trừ cho 5
-có nhớ ở hàng chục
- H làm bảng con
- H trình bày cách trừ
-phép trừ này có nhớ ở hàng trăm, phép trừ này nhớ ở hàng trăm
-H đọc thầm yêu cầu,1H đọc to
- H làm VBT-Đổi chéo kiểm tra
- H trình bày cách trừ
-H đọc thầm yêu cầu,1H đọc to
- H làm VBT-Đổi chéo kiểm tra
- H trình bày cách trừ
-Lưu ý trừ
-H đọc thầm yêu cầu,1H đọc to
- H làm nháp, 1H làm bảng phụ
-Nhận xét bài làm
-H đọc thầm yêu cầu,1H đọc to
- H làm vở, 1H làm bảng phụ
-Nhận xét bài làm
-H làm bảng con, nêu cách làm
Đạo đức (Tiết 1)
Kính yêu Bác Hồ
I.Mục tiêu
- H biết Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại có công lao to lớn đối với dân tộc, đất nước ta.
-H biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu niên, và của thiếu niên đối với Bác Hồ
-H hiểu và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng, bồi dưỡng tình cảm kính yêu và nhớ ơn Bác Hồ
II.Đồ dùng phương pháp dạy học
VBT
Vấn đáp, thực hành
III.Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài (1-2’)
-gt bài và ghi bảng
2.Khởi động (1-2’)
-G yêu cầu H hát bài : Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh
3.Thảo luận nhóm (5-10’)
*Mục tiêu:H biết Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại có công lao to lao to lớn đối với dân tộc, đối với đất nước ta. Tình cảm của Bác Hồ với thiếu niên
*Cách tiến hành
-G chia nhóm thảo luận :Yêu cầu H quan sát tìm hiểu nội dung và đặt tên cho tranh 
?Bác Bồ sinh vào ngày, tháng, năm nào?
?Quê Bác ở đâu?Bác còn tên gọi nào khác ? 
?Tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu niên như thế nào?
?Bác có công lao to lớn ntn đối với đất nứơc dân tộc ta?
-Gọi các nhóm lên trình bày
-G nhận xét bổ sung
4.Kể chuyện (7-10’)
*Mục tiêu:H biết được tình cảm giữa thiếu niên với Bác hồ và những việc các em cần làm để bày tỏ lòng biết ơn, kính yêu Bác Hồ
*Cách tiến hành
-G kể chuyện :Các cháu vào đây với Bác
?Qua câu chuyện em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi ntn?
?Thiếu nhi cần phải làm gì để bày tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
->Các cháu thiếu nhi rất yêu quý Bác Hồ và Bác Hồ cũng rất yêu quý, quan tâm đến các cháu thiếu nhi.
-Để bày tỏ lòng kính yêu Bác Hồ em nên ghi nhớ và thực hiện tốt năm điều Bác hồ dạy
5.Tìm hiểu về :Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng(6-8’)
*Mục tiêu: Giúp H hiểu và ghi nhớ 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.
* Cách tiến hành:
-G gọi mỗi H đọc một điều Bác Hồ dạy - G ghi lên bảng.
-G chia nhóm yêu cầu H thảo luận nhóm: ?Nêu những biểu hiện cụ thể của 5 điều Bác Hồ dạy? (5 nhóm = 5 điều)
-Gọi đại diện các nhóm trình bày 
-> Kết luận: G củng cố nộ ... số việc cần làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp?
-Nhận xét gời học
-Mũi, khí quản, phế quản, hai lá phổi
-Rửa sạch, súc miệng nước muối
-Nhắc lại tên bài
-Mũi, khí quản, phế quản, hai lá phổi
-Viêm mũi, viêm phổi, viêm phế quản
-H quan sát trao đổi về các hình
-Đại diện các nhóm trình bày
-Giữ ấm về mùa đông, thường xuyên súc miệng nước muối..
-H chơi
-H nêu
Thể dục(Tiết 4)
Ôn bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản .Trò chơi: Tìm người chỉ huy
I. Mục tiêu: 
- Ôn đi đều 1 - 4 hàng dọc, đi kiễng gót 2 tay chống hông, dang ngang, đi theo vạch thẳng, đi nhanh chuyển sang chạy. Yêu cầu thực hiện tương đối chính xác
- Học trò chơi: Tìm người chỉ huy. Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu biết tham gia chơi
II. Địa điểm - phương tiện
- Sân trường có kẻ vạch.
- Còi, chướng ngại vật, cờ.
III.Các hoạt động dạy học
Nội dung
đlượng
Phương pháp
1.Phần mở đầu
- G nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- Đứng tại chỗ, vỗ tay hát
- H giậm chân tại chỗ, đếm 
nhịp
- Trò chơi “ Có chúng em”
2. Phần cơ bản
a.Ôn bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản 
- Ôn đi đều theo 1-4 hàng dọc
- Ôn đi kiễng gót, hai tay chống hông, dang ngang
- Ôn phối hợp đi theo vạch kẻ thẳng, đi nhanh
b.Chơi trò chơi “Tìm người chỉ huy”
3. Phần kết thúc
- Đi thường theo nhịp, hát
- G hệ thống bài, nhận xét, giao bài về nhà
2 phút
2 phút
2 phút
2 phút
12 phút
10 phút
2 phút
2 phút
* * * * * * *
* * * * * * *
* * * * * * *
 G
- G hô H tập
- Cán sự lớp hô, G sửa sai, uốn nắn động tác
- G hướng dẫn mẫu lại, giải thích động tác
-H tập theo đơn vị tổ
- G sửa sai
- Thi giữa các tổ
- G nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi
- H chơi thử
- H chơi chính thức ( sau một số lần đổi vị trí người chơi)
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu
-Giúp H nhận thấy ưu khuyết điểm của mình 
-Giúp H có ýthức phấn đấu vươn lên trong học tập
-Giúp H rèn kĩ năng nói cho H – thư giãn cho H
II. Các hoạt động dạy học 
1.Nhận xét tuần 2
-Đôi bạn cùng tiến báo cáo hoạt động của mình
-Tổ trưởng báo cáo điểm 9,10 –việc làm bài chuẩn bị ở nhà
-Lớp trưởng nhận xét về vệ sinh cá nhân trong tuần,trực nhật( lau bảng , kê bàn ghế , tắt điện ,đóng cửa)
-G nhận xét ,tổng kết lại 
+Tuyên dương :..
+Nhắc nhở :
 2.Kế hoạch tuần 3
-Tiếp tục duy trì nề nếp lớp học ,sĩ số 
- Tiếp tục duy trì đôi bạn cùng tiến
-Hoàn thành chương trình tuần 3
3. Chương trình văn nghệ
Thứ 4 ngày 13 tháng 9 năm 2006
Luyện từ và câu(Tuần 2)
Mở rộng vốn từ : thiếu nhi.Ôn tập câu:Ai là gì?
I. Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ về trẻ em : Tìm được các từ về trẻ em, tính nết của trẻ em, tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em.
- Ôn kiểu câu Ai (cái gì ? con gì ?) Là gì ?
II.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ(2-3’)
? Tìm sự vật được so sánh trong đoạn thơ :
“Sân nhà em sáng quá
Nhờ ánh trăng sáng ngời
Trăng tròn như cái đĩa
Lơ lửng mà không rơi”
-Nhận xét
2. Giới thiệu: Mở rộng vốn từ Thiếu nhi. Ôn kiểu câu : Ai (cái gì ? con gì ?) – Là gì ?
3.Hướng dẫn làm bài tập(30-32’) 
Bài tập 1/16(Nhóm)
-G yêu cầu H đọc thầm yêu cầu, gọi 1H đọc to
-G nhấn mạnh lại yêu cầu bài
-G cho H thảo luận nhóm 4 để tìm ra những từ thuộc a, b, c
- G viết vào phần bảng chia 3 trên bảng lớp những từ: + chỉ trẻ em:nhi đồng, trẻ nhỏ, bé trai, cô bé, em bé
 + tính nết trẻ em:ngoan ngoãn, lễ phép, thơ ngây, dũng cảm, trong sáng, thật thà, trung thực, chăm chỉ 
 + tình cảm và sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em:nâng niu, lo lắng, chiều chuộng, chăm chút, chăm bẵm, quý mến, nâng đỡ
-Gọi H đọc lại toàn bộ từ tìm được
-Gọi 1-2 H đặt câu với từ tìm được
Bài tập 2/16(SGK)
-Yêu cầu H đọc thầm, xác định yêu cầu
-G gọi H đọc câu a : Hãy tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai?
-G kẻ chân (1 Gạch)
? Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Là gì?
-G kẻ chân(2 gạch)
-Phần còn lại yêu cầu H làm SGK
-Gọi 1H kẻ bảng phụ
-G chấm chữa- hỏi cách tìm
Bài tập 3/16(Vở) 
-G yêu cầu H đọc thầm yêu cầu, gọi 1H đọc to
-G nhấn mạnh lại yêu cầu bài
-Gọi H đọc to các bộ phận được in đậm
? Đặt câu hỏi để tìm ra được từ “cây tre” ?
?Đặt câu hỏi để tìm bộ phận “hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam”?
-Yêu cầu H làm vở – G chấm 
-Gọi H đọc to bài làm
3. Củng cố – Dặn dò(1-2’)
? Nêu 1 số từ ngữ về thiếu nhi ? Đặt 1 câu theo mẫu: Ai là gì?
-Nhận xét giờ học
-H ghi từ được so sánh trong đoạn thơ
-1-2H nêu tác dụng của biện pháp so sánh
-Nhắc lại yêu cầu bài
- H đọc đề, xác định yêu cầu bài 1
- H đọc phần a, b, c
- H thảo luận nhóm
- Trình bày ý kiến
- Nhận xét, bổ sung
-1-2 H đọc lại các từ
-1-2 H đặt câu với từ tìm đựơc
-H đọc thầm, xác định yêu cầu bài 2.
- H đọc câu a. Trẻ em
-Là măng non của đất nước
- H làm SGK. 
-1 H làm bảng phụ
-H nêu cách tim
- H đọc thầm, xác định nội dung, yêu cầu.
-1-2 H đọc từ inđậm
? Cái gì là hình ảnh thân tuộc của làng quê Việt Nam ?
?Cây tre là gì?
- H làm vở phần còn lại
-1 hỏi- 1 trả lời
-1 Số H nêu
Tập viết (Tiết 3)
	Ôn chữ hoa Ă, Â
i . Mục tiêu
- Củng cố cách viết chữ hoaĂ, Â viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng qui định thông qua bài tập: 
 + Viết tên riêng: An Dương Vương
 +Viết câu ứng dụng:Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
 Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng
 -Rèn chữ viết cho H
II . Đồ dùng dạy học: 
- Chữ mẫu: Ă, Â
- Tên riêng An Dương Vương và câu ca dao viết trên dòng kẻ ô li.
- Vở mẫu.
Iii . Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (2-3’)
- Yêu cầu H viết chữ: A, Vừ A Dính
-Nhận xét
2. Giới thiệu bài: (1’)
3. HD viết bảng con (10-12’)
* Luyện viết chữ hoa: 
+Gọi H đọc chữ hoa: A 
? Nhận xét độ cao và nét ? 
- HD qui trình viết :Đặt bút ở đường kẻ 2 viết nét móc ngược trái từ dưới lên lượn sang bên phải ( phía trên) đến giữa dòng thứ ba thì dừng lại sau đó chuyển hướng bút viết tiếp nét ngược phải đến 1/2 dòng 1 thì dừng lại. Đưa bút lên khoảng giữa viết nét lượn ngang, đưa bút lên trên viết dấu phụ
-Viết mẫu chữ Ă 
+ Gọi H đọc chữ hoa: Â
? Nhận xét độ cao và nét ? 
- HD qui trình viết :Đặt bút giữa dòng thứ 3...
+ Gọi H đọc chữ hoa: L
? Nhận xét độ cao và nét ? 
- HD qui trình viết 
- Yêu cầu H viết bảng con 1 dòng Ă ,1 dòng Â, L
- Nhận xét.
*Luyện viết từ ứng dụng:
- Gọi H đọc từ.
- Giải nghĩa từ : An Dương Vương: là tên nước ta thời cổ vua là An Dương Vương đóng đô ở Cổ Loa. 
?Trong từ có chữ cái nào viết hoa ?
?Nhận xét độ cao, khoảng cách từng con chữ?
- HD qui trình viết. 
- Yêu cầu H viết bảng con.
- Nhận xét.
* Luyện viết câu ứng dụng: 
- Gọi H đọc câu ứng dụng.
- Giải nghĩa : Câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta phải biết ơn những người đã giúp đỡ mình, những người đã làm ra những thứ cho mình hưởng.
?Trong từ có chữ nào viết hoa ?
?Nhận xét độ cao, khoảng cách từng con chữ?
- HD qui trình viết các chữ viết hoa
- G hướng dẫn viết: Ăn
-Yêu cầu H viết bảng con
-Nhận xét
4. Hướng dẫn H viết vở : (15- 17’)
- Gọi H đọc yêu cầu bài viết.
- Cho H quan sát vở mẫu.
- Yêu cầu H viết bài.
5. Chấm - chữa : ( 3 – 5’)
- Chấm 8-10 bài.
- Nhận xét.
6. Củng cố, dặn dò: (1- 2’)
- Nhận xét bài viết , tiết học. 
- Viết bảng con.
- 1 H đọc.
- Cao 2 dòng li rưỡi, chữ Ă có 3 nét.
- Quan sát.
- 1 H đọc.
- Cao 2 dòng li rưỡi chữ Â có 3 nét.
- Quan sát.
- 1 H đọc.
- Cao 2 dòng li rưỡi, chữ L có 1 nét.
- Quan sát.
- Viết bảng con. 
-1 H đọc từ
-Chữ cái :Â, L
-Â, L: 2 dòng li rưỡi; các con chữ còn lại: 1 dòng li. 
- Khoảng cách giữa các con chữ bằng 1/2 con chữ o. Khoảng cách giữa các chữ bằng 1 chữ o.
- Quan sát.
- Viết bảng con từ :Âu Lạc 
-1H đọc câu
-Ăn
-2H nêu
- Viết bảng con các chữ viết hoa.
- 1 H đọc.
- Quan sát.
- Viết bài vào vở theo yêu cầu của G 
Toán (Tiết 8)
Ôn tập các bảng nhân
I. Mục tiêu: Giúp H:
- Củng cố các bảng nhân đã học (bảng nhân 2, 3, 4, 5)
- Biết nhân nhẩm với số tròn trăm
- Củng cố cách tính giá trị biểu thức, tính chu vi hình tam giác và giải toán.
* H yếu dưới sự hướng dẫn của G hoàn thành các bài tập, thuộc các bảng nhân đã học
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (2-5’) 
- Gọi 4 H đọc bảng nhân 2, 3, 4, 5. Kiểm tra xác suất một số phép nhân.
-Nhận xét
2. Giới thiệu(1-2’) : Ôn tập các bảng nhân
3.Thực hành ôn tập(32-33’)
 Bài 1/9(SGK)
-G yêu cầu H đọc thầm yêu cầu, tự hoàn thành vào SGK
-Quan sát hướng dẫn thêm H yếu
-Gọi H đọc bài làm
-Phần a) G hỏi thêm một số phép tính không có trong SGK
*Kiến thức:Kiểm tra một số phép tính trong các bảng nhân đã học.
* Chốt: Củng cố bảng nhân 2, 3, 4, 5
-Phần b) G yêu cầu H quan sát theo mẫu. Tìm cách nhân nhẩm
-H làm SGK-Gọi H trình bày cách làm
*Kiến thức: H nhẩm nhân nhẩm với số tròn chục.
2 trăm x 4 = 8 trăm -> 200 x 4 = 800
*Chốt :Củng cố cách nhân nhẩm
Bài 2/9(Vở)
-G yêu cầu H đọc thầm yêu cầu, gọi H đọc to
-Gọi 1H đọc to mẫu
?Dãy phép tính có dấu phép tính nào?Trong dãy tính có x, + ta làm thế nào ?
-Yêu cầu H làm vở-G chấm chữa
*Kiến thức:Tìm giá trị của dãy tính
*Chốt:Thứ tự tính
Bài 3/9(vở)
-G yêu cầu H đọc thầm bài toán,gọi H đọc to
-HD giải bài toán
-G quan sát HD thêm H yếu
*Kiến thức: Vận dụng bảng nhân đã học giải toán có lời văn.
*Chốt: giải toán có lời văn
Bài 4/9(nháp)
-G yêu cầu H đọc thầm bài toán,gọi H đọc to
-HD giải bài toán
-Yêu cầu H làm nháp
*Kiến thức: Tổng của các cạnh bằng nhau. Từ đó tính chu vi tam giác bằng phép nhân.
*Chốt: vận dụng bảng nhân để nhân nhẩm với 100
Dự kiến sai lầm
- H quên bảng nhân, vận dụng tính toán chưa chính xác
- Sai lầm H thường mắc: Viết câu trả lời không rõ ràng.
4. Củng c,. dặn dò(2-3’)
- Một số H đọc lại bảng nhân 2, 3, 4, 5. Có thể đọc nối tiếp theo tổ, nhóm thi đua.
-Nhận xét giờ học
Rút kinh nghiệm
-H đọc bài
-Nhắc lại tên bài
-H đọc thầm yêu cầu, 1H đọc to
-H làm SGK, đổi chéo kiểm tra
-H đọc bài làm(nối tiếp)
-H đọc phép nhân G nêu
-H đọc thầm mẫu
-H làm SGK-Đổi chéo kiểm tra
-Hnêu cách làm
-H đọc thầm yêu cầu, 1H đọc to
-H làm vở,1 H làm bảng phụ
-H nêu cách làm
-H đọc thầm bài toán, 1H đọc to
-H giải vở, 1H làm bảng phụ
Số cái ghế có trong phòng ăn là:
4 x 8 = 32(cái)
 ĐS: 32 cái
-H đọc thầm bài toán, 1H đọc to
-H giải nháp, 1H làm bảng phụ
Chu vi hình tam giác là:
100 x 3= 300 (cm)
 ĐS: 300cm
-H đọc nối tiếp theo tổ

Tài liệu đính kèm:

  • docHUYEN 2.doc