Giáo án Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân

Giáo án Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân

I. Yêu cầu cần đạt

- Nêu được ví dụ về việc sử dụng thực vật và động vật trong đời sống hằng ngày. Lựa chọn và đề xuất cách sử dụng thực vật và động vật hợp lí.

- Liên hệ thực tế, nhận xét về cách sử dụng thực vật và động vật của gia đình và cộng đồng địa phương. Chia sẻ với những người xung quanh để cùng thực hiện.

- GD HS sử dụng hợp lí động vật và thực vật.

II. Ðồ dùng dạy học

- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy, Mẫu “Phiếu tìm hiểu cách sử dụng thực vật, động vật”.

- HS: SGK, vở ghi.

 

docx 28 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 268Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Phong Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Phong Vân 
LỊCH BÁO GIẢNG KHỐI 3 TUẦN 20
( Từ ngày 30/1 đến 3/2/2023)
Thứ/ ngày
Môn 
Tiết theo PPCT
Tiết theo TKB
Tên bài dạy
Hai
30/1
HĐTN
58
SHDC: Ngày hội gia đình 
Toán
96
Làm quen với số La Mã 
Tiếng Việt
134+135
 Đọc: Cóc kiện trời
 Nói và nghe: Kể chuyện: Cóc kiện trời 
Ba 
31/1
Tiếng Việt
136
Nghe-viết: Trăng trên biển
Toán
97
Luyện tập
GDTC
39
Bài tập phối hợp di chuyển vượt qua chứng ngại vật trên địa hình (tiết 4)
TNXH
39
Sử dụng hợp lý động vật và thực vật (tiết 1)
Tư
1/2
Tiếng Việt
137+138
Đọc: Những cái tết đáng yêu
Đọc mở rộng 
Tiếng Anh
79
Unit 5: Sports & Hobbies – Lesson 3.1
Toán
98
Làm tròn số đến hàng chục, hàng trăm
Năm
2/2
Toán
99
Luyện tập
Tiếng Việt
139
Luyện tập: Từ cùng nghĩa. Đặt và TLCH: Khi nào? 
TNXH
40
Sử dụng hợp lí động vật và thực vật (tiết 2)
HĐTN
59
HĐGD theo chủ đề: Tiết kiệm điện nước trong gia đình
Sáu
3/2
Toán
100
Luyện tập 
Tiếng Việt
140
Luyện tập: Viết đoạn văn về hoạt động trồng cây
Đạo đức
20
Tích cực hoàn thành nhiệm vụ
HĐTN
60
SHL: SH theo chủ đề: Sử dụng thiết bị điện nước  
TUẦN 20 Thứ Hai ngày 30 tháng 1 năm 2023
Hoạt động trải nghiệm
Tiết 58: Sinh hoạt dưới cờ: Ngày hội gia đình 
I. Yêu cầu cần đạt
- HS lắng nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới. HS tham gia ngày hội gia đình.
- Nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục. HS chia sẻ về kỉ niệm với gia đình.
- HS có thái độ biết ơn, yêu thương, giúp đỡ chia sẻ với mọi người xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video.
- HS: Sách, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Chào cờ 
- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.
- Thực hiện nghi lễ chào cờ.
- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.
- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
- HS tập trung trật tự trên sân.
- HS điều khiển lễ chào cờ.
- HS lắng nghe.
2. Sinh hoạt dưới cờ
a) Khởi động
- GV cho HS hát.
- GV dẫn dắt vào hoạt động.
b) Khám phá
Hoạt động 1: Xem video các bài hát về Gia đình
- Gv chiếu video.
- Yêu cầu hs thảo luận cặp đôi với câu hỏi sau:
+ Các bạn đang làm gì?
+ Các bạn biểu diễn như thế nào?
+ Không khí mọi người như thế nào?
- Gọi từng cặp đôi lên bảng trình bày.
- GV NX, KL: Các bạn đang biểu diễn văn nghệ để chuẩn bị đón chào một năm mới sắp đến. Mọi người đều vui mừng và hào hứng...
Hoạt động 2: Chia sẻ cảm xúc của em
- Yêu cầu hs chia sẻ theo nhóm 4 về 1 kỉ niệm của em với gia đình mà em nhớ nhất.
- GV nhận xét.
- HS hát.
- HS ghi tên bài vào vở.
- HS quan sát.
- HS thảo luận nhóm đôi, TLCH:
+ Các bạn đang biểu diễn văn nghệ.
- HS trình bày.
- Lắng nghe.
- HS chia sẻ nhóm 4 trong 2 phút.
- HS lên bảng trình bày.
3. Củng cố, tổng kết
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề.
- HS lắng nghe để thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Toán
Tiết 96: Làm quen với chữ số La Mã
I. Yêu cầu cần đạt
- HS nhận biết được chữ số La Mã.
- HS thực hiện được các yêu cầu đọc viết số La Mã có thể nhờ sự trợ giúp của bảng các số La Mã.
- Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi. Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Gv cho HS hát.
- GV giới thiệu bài.
- HS hát.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Khám phá
a) GT một số chữ số La Mã thường dùng
- GV YC HS quan sát hình ảnh trong phần khám phá và đọc lời thoại của bạn Nam và Ro-bot trong SGK để làm quen với hình ảnh chữ số La Mã ghi trên mặt đồng hồ.
- GV giới thiệu: Đây là cách mà những người La Mã ngày xưa dùng để ghi các số đếm. Để ghi số một, người La Mã viết là I,....
- GV giới thiệu tiếp cách số La Mã của số 5: V, số 10: X.
- GV gọi một số em lên bảng viết các chữ số theo yêu cầu.
b) GT bảng các số La Mã từ 1 đến 20
- Gv giới thiệu: Ngày trước, những người La Mã có cách riêng để ghép các chữ số thành số. Các em hãy xem các số từ 1 đến 20.
- GV hướng dẫn HS nhớ cách ghép các chữ số La Mã.
- YCHS viết lại các chữ số La Mã vào vở.
- 2 HS đọc: 1 HS đọc lời thoại của Nam, 1 HS đọc lời thoại của Robot.
- HS lắng nghe.
- HS lên bảng viết các số.
- HS lắng nghe.
- HS ghi nhớ.
- HS viết vào vở.
3. Luyện tập
Bài 1:
- YC HS thảo luận theo cặp rồi ghi kết quả vào vở.
- GV nhận xét, tuyên dương và nhắc nhở HS: Cách xem đồng hồ dùng chữ số La Mã giống như đồng hồ thông thường, chỉ khác ở cách ghi các số trên mặt đồng hồ.
Bài 2: 
- GV cho HS chơi TC Ai nhanh Ai đúng: GV có những tấm thẻ ghi số thông thường và ghi số La Mã tương ứng. Chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội chọn 3 HS lên bảng. Lần lượt các bạn đó sẽ gắn thẻ ghi số La Mã với những thẻ ghi số thông thường. Đội nào làm nhanh và đúng hơn, đội đó giành chiến thắng.
- Gv nhận xét, chốt lại kết quả và tuyên dương những bạn tích cực tham gia trò chơi.
- GV giới thiệu tên các con vật và tên nơi sống tương ứng: Đó là Hổ Đông Dương, Sao-la, báo hoa mai, gấu túi; cảnh là cảnh núi rừng Trường Sơn, núi rưng Tây Bắc, cánh rừng ở Úc, cánh đồng cỏ Châu Phi.
Bài 3: 
- GV YC HS làm vở.
- Gọi HS đọc nối tiếp các ý trong bài.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS đọc yêu cầu.
- HS thực hiện yêu cầu trong nhóm.
- Đại diện 2,3 nhóm trả lời.
+ Đồng hồ 1: 1 giờ
+ Đồng hồ 2: 5 giờ
+ Đồng hồ 3: 9 giờ
+ Đồng hồ 4: 10 giờ
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu.
- HS lắng nghe luật chơi.
- HS tham gia TC.
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc cá nhân.
- HS nối tiếp đọc đáp án:
+ VI: sáu; V: năm; VIII: tám; II: hai; XI: mười một; IX: chín.
4. Củng cố, tổng kết
+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS ôn lại bài, xem trước bài sau.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và nhắc lại.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................. 
Tiếng Việt
Tiết 134 + 135: Đọc: Cóc kiện trời
Nói và nghe: Kể chuyện: Cóc kiện trời
I. Yêu cầu cần đạt
- HS đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện “Cóc kiện trời”. Nhận biết được các sự việc diễn ra trong câu chuyện. Hiểu được đặc điểm của nhân vật dựa vào hành động, lời nói. Hiểu nội dung bài: Giải thích vì sao hễ cóc nghiến răng thì trời đổ mưa. 
+ Dựa vào tranh minh họa kể lại được câu chuyện Cóc kiện trời.
- Bước đầu biết đọc văn bản ngữ điệu phù hợp với lời nói của mỗi nhân vật, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
+ Lời kể rõ ràng, mạch lạc.
- GD HS yêu thiên nhiên. 
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy. 
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV chiếu câu đố lên bảng.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- HS đọc.
- HS giải đố.
- HS ghi vở.
2. Khám phá
Hoạt động 1: Đọc văn bản
- GV đọc mẫu với giọng diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp.
- Gọi HS đọc cả bài.
- GV chia đoạn: (3 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến xin đi theo.
+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến bị cọp vồ.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- GV gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- Luyện đọc từ khó: nứt nẻ, trụi trơ, lưỡi tầm sét,
- Luyện đọc câu dài: Ngày xưa,/ có một năm
trời nắng hạn rất lâu,/ ruộng đồng nứt nẻ,/ cây cỏ trụi trơ,/chim muông khát khô cả họng.//
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 3.
- GV nhận xét các nhóm.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi
1. Vì sao cóc lên thiên đình kiện Trời?
2. Nêu cách sắp xếp đội hình của cóc khi đến cửa nhà Trời.
3. Đội quân của có và đội quân nhà trời giao chiến với nhau như thế nào?
4, Vì sao Trời thay đổi thái độ với cóc sau khi giao chiến?
5. Tìm ý tương ứng với mỗi đoạn trong câu chuyện Cóc kiện trời
- GV mời HS nêu nội dung bài.
- GV chốt: Bài văn giải thích vì sao hễ cóc nghiến răng thì trời đổ mưa.
- Hs lắng nghe.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS quan sát.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- HS đọc từ khó.
- HS đọc câu dài.
- HS luyện đọc theo nhóm 3.
- HS thi đọc.
+ Vì trời nắng hạn rất lâu, ruộng đồng nứt nẻ, cây cỏ trụi trơ, chim muông khát khô cả họng.
+ Cua trong chum nước, ong sau cánh cửa, cáo, gấu , cọp ở hai bên cánh cửa.
+ Cóc đánh trống - trời sai gà ra trị cóc.
Gà bay ra – cáo nhảy tới cắn cổ, tha đi.
Trời sai chó ra bắt cáo – vừa đến cửa, gấu quật chó chết tươi.
Thần Sét ra trị gấu – Ong đốt túi bụi.
Thần nhảy vào chum – cua kẹp; Thần nhảy khỏi chum – cọp vồ.
- HS tự chọn đáp án theo suy nghĩ của mình.
+ HS thảo luận nhóm; Báo cáo:
1. Nguyên nhân cóc kiện trời...
2. Diễn biến cuộc đấu giữa 2 bên.
3. Kết quả cuộc đấu.
- HS nêu theo hiểu biết của mình.
- 2-3 HS nhắc lại
Tiết 2
Hoạt động 3: Luyện đọc lại 
- GV đọc diễn cảm cả bài.
- GV cho HS đọc phân vai.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS lắng nghe.
- HS đọc phân vai.
3. Nói và nghe: Kể chuyện: Cóc kiện trời
Hoạt động 1: Nói về sự việc trong tranh 
- GV giới thiệu câu chuyện.
- YC HS QS tranh minh họa.
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4: HS nói về các sự việc có trong mỗi tranh.
- Gọi HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 2: Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
- GV cho HS làm việc cá nhân: Nhìn tranh và tập kể từng đoạn theo tranh.
- Kể trong nhóm: Kể nối tiếp các đoạn rồi góp ý cho nhau.
- Mời các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, tuyên  ... ........................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Tiếng Việt
Tiết 140: Luyện tập: Viết đoạn văn về hoạt động trồng cây 
I. Yêu cầu cần đạt
- Viết đoạn văn kể về hoạt động (trồng cây) mà bản thân được chứng kiến (qua quan sát tranh). 
- Viết đoạn văn ngắn (khoảng 4-5 câu), diễn đạt đủ ý, rõ ràng.
- Biết cảm nhận và yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV cho HS chơi trò chơi Hái hoa dân chủ 
+ Nói về hoạt động ngoài trời mà em được tham gia.
+ Em có cảm nghĩ gì khi tham gia hoạt động đó?
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới.
- HS tham gia chơi.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Luyện tập
Bài 1:
- GV đưa tranh; YC HS QS, nhận biết nội dung từng tranh.
- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
+ Dựa vào các câu gợi ý, kể lại hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh.
- GV nhận xét, chốt ND.
- GV hướng dẫn viết đoạn văn vào vở.
Bài 2:
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đổi bài và nhận xét cho nhau.
- Gọi 1 số trình bày trước lớp. 
- GV nhận xét, tuyên dương.
- YC HS hoàn chỉnh đoạn văn sau khi được góp ý.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS quan sát tranh và nêu nội dung từng tranh.
- HS làm việc theo nhóm 4.
- Đại diện các nhóm trả lời.
+ Các bạn đang cùng trồng cây. Đầu tiên các bạn đào hố. Tiếp theo các bạn đặt cây xuống hố đất. Sau khi cây đặt ngay ngắn, các bạn vun đất vào hố. Việc cuối cùng, các bạn lấy nước tưới cây
- HS viết vở.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc theo cặp. 
- 1 số HS trình bày.
- Lớp nhận xét, góp ý.
- HS hoàn thiện bài. 
3. Củng cố, tổng kết 
- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào thực tiễn cho học sinh.
+ Cây xanh mang lại lợi ích gì?
+ Hoạt động tròng cây có ý nghĩa như thế nào?
- Tích cực tham gia trồng cây, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.
- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn..
- HS trả lời.
- HS thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Đạo đức
Tiết 20: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ (tiết 3) 
I. Yêu cầu cần đạt
- Nêu được một số biểu hiện của tích cực hoàn thành nhiệm vụ. Nêu vì sao phải
tích cực hoàn thành nhiệm vụ.
- Hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch và có chất lượng. Nhắc nhở bạn bè tích cực hoàn thành nhiệm vụ.
- GD HS sử dụng tiết kiệm điện, nước.
II. Ðồ dùng dạy học 
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV cho HS chơi trò chơi Hái hoa dân chủ.
+ Nêu những biểu hiện của hoàn thành tốt nhiệm vụ?
+ Ý nghĩa của hoàn thành tốt nhiệm vụ là gì?
+ Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, em cần thực hiện các bước nào?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- Học sinh tham gia chơi.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Luyện tập
Hoạt động 1: Liên hệ
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi để chia sẻ với bạn:
+ Những việc em đã tích cực hoàn thành hoặc chưa tích cực hoàn thành ở nhà và ở trường.
+ Em đã thực hiện những nhiệm vụ đó như thế nào?
+ Khi hoàn thành tốt những nhiệm vụ của mình, em cảm thấy thế nào?
- GV quan sát và giúp đỡ HS.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 2: Xác định một nhiệm vụ và xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ
- GV yêu cầu xác định một nhiệm vụ và xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV chiếu thông điệp của bài học: 
Hăng hái, tích cực, nhiệt tình
Hoàn thành nhiệm vụ, chúng mình cùng vui.
- 1-2 HS đọc yêu cầu bài 1. 
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Một vài nhóm chia sẻ:
+ Những việc em đã tích cực hoàn thành là: Trong lớp hăng hái phát biểu xây dựng bài, tham gia trực nhật, vệ sinh đầy đủ; chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp, lau dọn nhà cửaKhi tích cực hoàn thành các nhiệm vụ được giao em cảm thấy rất vui vẻ và tự tin.
+ Những việc em chưa tích cực hoàn thành ở trường và ở nhà như: tham gia văn nghệ nhân dịp 8/3. Khi đó, em cảm thấy hối hận vì đã chưa tích cực tham gia hoạt động cùng các bạn ở lớp.
- HS đọc yêu cầu. 
- HS lần lượt nêu.
- HS đọc to thông điệp.
3. Củng cố, tổng kết
- GV tổ chức cho HS chia sẻ với lớp:
+ Nêu 3 điều em học được qua bài học.
+ Nêu 3 điều em thích ở bài học.
+ Nêu 3 việc em cần làm sau bài học.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà.
- HS chia sẻ trước lớp.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Hoạt động trải nghiệm
Tiết 60: Sinh hoạt lớp: Sinh hoạt theo chủ đề: Sử dụng thiết bị điện nước
I. Yêu cầu cần đạt
- Học sinh hiểu được vì sao cần tiết kiệm điện, nước trong gia đình.
- Đưa ra được kế hoạch, hành động cụ thể để tiết kiệm điện, nước.
- GD HS quan tâm, biết ơn những người thân trong gia đình.
II. Ðồ dùng dạy học
- GV: SGK, bài giảng Power point, kế hoạch bài dạy.
- HS: SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV tổ chức múa dân vũ “Rửa tay, Múa gối” 
+ Cho HS nhảy theo điệu nhặc của 2 bài dân vũ “Rửa tay, Múa gối”
+ Em hãy nêu quy trình của rửa tay?
+ Thao tác giặt gối như thế nào?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới. 
- HS lắng nghe.
+ Thao tác rửa tay đơn giản như xát xà phòng, rửa mu bàn tay, xoa ngón tay, xoa kẽ tay, xoa bàn tay; lau tay vào khăn, đưa tay ra khoe. 
+ Có thể thay thế điệu nhảy rửa tay bằng điệu nhảy “Giặt gối”: vò, giũ lần 1, giũ lần 2, giũ lần 3, vắt, phơi,...
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Tổng kết tuần
Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, NX, bổ sung các ND trong tuần.
+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.
+ Kết quả học tập.
+ Kết quả hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen,
 thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới
- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, NX, bổ sung ND trong kế hoạch.
+ Thực hiện nền nếp trong tuần.
+ Thi đua học tập tốt.
+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.
- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV NX chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.
- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, 
bổ sung các nội dung trong tuần.
- Một số nhóm NX, bổ sung.
- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.
- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.
- Một số nhóm NX, bổ sung.
- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.
3. Sinh hoạt theo chủ đề
Hoạt động 3: Chia sẻ thu hoạch sau trải nghiệm
- Yêu cầu HS chia sẻ bằng cách cách tấm bìa hình giọt nước và bóng đèn. 
- Viết những việc đã làm để tiết kiệm điện nước.
- Yêu cầu các nhóm cùng trưng bày và cử đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét chung, tuyên dương, KL: Nếu thực hiện thường xuyên, tiết kiệm điện, nước sẽ là một thói quen tốt của em.
Hoạt động 4: Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng thiết bị điện, nước đúng cách để tiết kiệm cho gia đình - GV mời HS liệt kê các thiết bị điện, nước trong gia đình.
- GV mời HS làm việc theo nhóm và mỗi nhóm lựa chọn trình bày về một hoặc một số thiết bị điện, nước, cách dùng, các mẹo giảm tốn điện, nước.
- GV mời các nhóm trình bày. 
- GV cũng có thể chia sẻ thêm thông tin về thiết bị chưa nhóm nào nói đến. Ví dụ, không nên mở ra mở vào tủ lạnh nhiều lần; thường xuyên lau bụi các bóng đèn, đèn sẽ sáng hơn và ít tốn điện hơn; muốn giảm bớt lượng nước xả bốn cầu mỗi lần giặt nước, ta có thể đặt một vật nặng vào bể chứa nước; sử dụng vòi sen tốn ít nước hơn sử dụng bồn tắm,
- GV KL: Cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng các thiết bị để có thể tiết kiệm được điện, nước nhiều nhất.
- HS thực hiện vẽ, cắt tấm bìa.
- HS viết những việc em đã làm để tiết kiệm điện, nước lên tấm bia được cắt thành hìnhbóng đèn, giọt nước.
- Cùng nhau trưng bày bóng đèn, giọt nước ấy bằng cách dán hoặc treo lên. 
- HS đọc các tờ bìa, ghi lại những ý tưởng thú vị của bạn mình và đánh dấu những việc có thể áp dụng ở nhà mình để giúp tiết kiệm điện, nước.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS liệt kê các thiết bị điện, nước trong gia đình: quạt, điều hoà, ti vi, tủ lạnh, bóng điện, vòi nước, bồn tắm, vòi hoa sen, bồn cầu, máy giặt.
- HS làm việc theo nhóm trình bày về một hoặc một số thiết bị điện, nước, cách dùng, các mẹo giảm tốn điện, nước.
- Các tổ cử đại diện trình bày.
4. Củng cố, tổng kết
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng với người thân: về nhà tiết kiệm điện, nước
- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.
- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_3_tuan_20_nam_hoc_2022_2023_truong_tieu_hoc_phon.docx