Giáo án Lớp 3 Tuần 20 - Trường TH Vĩnh Lộc B

Giáo án Lớp 3 Tuần 20 - Trường TH Vĩnh Lộc B

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

ÔNG TỔ NGHỀ THÊU

I. MỤC TIÊU:

A. Tập đọc

-Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

-Hiểu nội dung: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo.

B. Kể Chuyện

-Kể lại được một đoạn của câu chuyện

- HS khá, giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc, kể chuyện.

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

docx 40 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 607Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 20 - Trường TH Vĩnh Lộc B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 30 tháng 01 năm 2012
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
ÔNG TỔ NGHỀ THÊU
I. MỤC TIÊU:
A. Tập đọc
-Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
-Hiểu nội dung: Ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo.
B. Kể Chuyện
-Kể lại được một đoạn của câu chuyện
- HS khá, giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc, kể chuyện.	
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 em đọc nối tiếp nhau 2 đoạn của bài: " Chú ở bên Bác Hồ " và trả lời câu hỏi sgk.
- Giáo viên nhận xét cho điểm
II. Bài mới
A. Tập đọc
1. Giới thiệu bài và chủ điểm
- GV giới thiệu bài và ghi tựa
2. Luyện đọc
- GV đọc giọng chậm rãi, khoan thai. Nhấn giọng những từ thể hiện sự bình tĩnh, ung dung, tài trí của Trần Quốc Khái trước thử thách của Vua Trung Quốc.
- Luyện đọc câu: Gọi học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu. Giáo viên ghi các từ cần luyện đọc lên bảng.
- Giáo viên gọi HS đọc, cho cả lớp đọc đồng thanh.
- Đọc câu lần 2 – Tuyên dương học sinh đọc tốt.
- Luyện đọc đoạn trước lớp
- Bài này có mấy đoạn ?
- Gọi 5 em nối tiếp nhau đọc 5 đoạn
- Giáo viên treo bảng phụ có ghi câu dài, hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Hướng dẫn nhấn giọng các từ khi đọc bài: rất ham học, đỗ tiến sĩ, lẩm nhẩm, ung dung, bình an vô sự,.
- 1 em đọc phần chú giải
- Luyện đọc đoạn trong nhóm: Cho học sinh sinh hoạt nhóm 5, mỗi em đọc 1 đoạn, giáo viên nhắc nhở các nhóm.
- Gọi học sinh nhận xét bạn đọc
- Giáo viên nhận xét
- Luyện đọc đồng thanh: 
+ Tổ 1 : Đọc đoạn 1, 2
+ Tổ 2 : Đoạn đoạn 3,4
+ Tổ 3 : Đoạn đoạn 5
- 1 em đọc lại cả bài
* Giáo viên nhận xét
3. Tìm hiểu bài
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 và cho cô biết: Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào ?
- Nhờ chăm chỉ học tập, Trần Quốc Khái đã thành đạt như thế nào ?
- Đọc thầm đoạn 2 và trả lời
+ Khi Trần Quốc Khái đi sứ Trung Quốc, vua Trung Quốc đã nghĩ ra cách gì để thử tài thần sứ Việt Nam ?
- Đọc thầm đoạn 3,4
+ Trên lầu cao, Trần Quốc Khái đã làm gì để sống ?
- Trần Quốc Khái đã làm gì để bỏ phí thời gian ?
- Trần Quốc Khái đã làm gì để nhảy xuống đất bình an vô sự ?
- Gọi 1 em đọc to đoạn 5 hỏi:
+ Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu ?
+ Câu chuyện ca ngơi điều gì ?
Giáo viên chốt lại: Câu chuyện ca ngợi Trần Quốc Khái là người thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung Quốc truyền dạy cho dân ta.
4. Luyện đọc lại:
- Giáo viên đọc lại toàn bài một lần
- Giáo viên treo bảng phụ hướng dẫn luyện đọc đoạn 3: Giọng chậm rai, khoan thai, nhấn giọng những từ thể hiện sự bình tĩnh, ung dung, tài trí của Trần Quốc Khái thử thách của Vua Trung Quốc.
- Đại diện 4 tổ thi đọc đoạn văn
- Bình chọn bạn đọc hay
- 1 nhóm 5 em đọc lại 5 đoạn của bài.
- Giáo viên nhận xét
B. Kể chuyện
- Gọi học sinh đọc phần yêu cầu của phần kể chuyện.
+ Yêu cầu thứ nhất của phần kể chuyện là gì ?
+ Ai đã tìm được tên cho từng đoạn của câu chuyện.
+ Yêu cầu thứ 2 của phần kể chuyện là gì?
- Cho học sinh sinh hoạt nhóm 5, tự phân nhau mỗi em 1 đoạn.
- Gọi 2 em kể
- Gọi 1 số nhóm lên kể. ( Có thể thay đổi học sinh khác nếu bạn không kể được )
- Cho cả lớp và bình chọn bạn kể hay.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương những em biết kể bắng lời của mình.
III. Củng cố - dặn dò:
- GV NX tiết học và hệ thống lại bài
- Về nhà xem lại bài và tập kể lại câu chuyện. Chuẩn bị bài mới.
KNS: Giúp các em biết tìm tòi, ham học hỏi, sáng tạo để giúp ích cho mình và cho đất nước.
- 2 em đọc 2 đoạn của bài và trả lời câu hỏi.
- Vài HS nhắc lại tựa bài
- Học sinh nghe giáo viên đọc và dùng bút chì gạch chân những từ cần nhấn giọng: lẩm nhẩm, bẻ, nếm thử, ung dung, mày mò, quan sát, nhập tâm, nhảy xuống, ôm lọng.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu 
- Học sinh luyện đọc từ cá nhân – đồng thanh.
- Bài có 5 đoạn
- 5 em đọc nối tiếp 5 đoạn
- Học sinh luyện đọc câu dài:
“ Tối đến,/ nhà không có đèn,/ cậu bắt đom đóm/ bỏ vào vỏ trứng,/ lấy ánh sáng đọc sách ? ” 
“ Thấy những con dơi xoè cánh / chao đi chao lại / như chiếc lá bay,/ ông liền ôm lộng nhảy xuống đất / bình an vô sự. “
- HS đọc theo nhóm 5
- Học sinh đọc đồng thanh
- Trần Quốc Khái học cả khi đốn củi, lúc kéo vó tôm, tối đến nhà nghèo không có đèn cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng, lấy ánh sáng đọc sách.
- Ông đỗ tiến sĩ, trở thành vị quan to trong triều đình.
- Vua cho dựng lầu cao, mời Trần Quốc Khái lên chơi, rồi cất thang để xem ông làm thế nào.
- Bụng đói không có gì để ăn, ông đọc 3 chữ trên bức trướng “ Phật trong lòng “ hiểu ý người viết, ông bẻ tay tượng Phật nếm thử mới biết 2 pho tượng được nặn bằng bột chè lam. Từ đó, ngày 2 bữa ông ung dung bẻ tượng mà ăn.
- Ông mày mò quan sát hai cái lọng và bức tường thêu, nhớ nhập tâm cách thêu trướng và làm lọng.
- Ông nhìn những con dơi xoè cánh chao đi chao lại như chiếc lá bay, bèn bắt chước chúng ôm lọng nhảy xuống đất bình an vô sự.
- Vì ông là người đã truyền dạy cho dân nghề thêu, nhờ vậy nghề này được lan truyền rộng.
- HS phát biểu từng ý kiến của mình
- HS nhắc lại.
- Học sinh đọc, chú ý nhấn giọng các từ gạch chân
- 4 em / 4 tổ thi đọc
- Bình chọn bạn đọc hay.
- 5 em đọc 5 đoạn
- HS nêu yêu cầu
- HS nêu
- HS tự đặt tên cho mỗi đoạn.
- Kể lại 1 đoạn của câu chuyện
- 2 HS (giỏi, khá) lên kể cho cả lớp nghe
- Học sinh kể lần lượt từng đoạn của câu chuyện.
- Học sinh tự nêu nhận xét của mình và bình chọn bạn kể hay.
- Học sinh nêu ý kiến của mình như:
Rút kinh nghiệm:	
Thứ hai, ngày 30 tháng 01 năm 2012
TOÁN
LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
-Biết cộng nhẩm các số tròn trăm, tròn nghìn có đến bốn chữ số và giải bài toán bằng hai phép tính
- HS làm được bài tập 1, bài 2, bài 3, bài 4.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Đồ dùng dạy học và SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I/ Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 1 HS lên bảng làm lại BT 2b/102 còn lớp làm bảng con
- GV NX và ghi điểm
II/ Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài và ghi tựa
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu
+ Viết phép tính lên bảng
4000 + 3000 = ?
+ Em nào có thể nhẩm được 4000+3000= ?
+ Em nhẩm như thế nào ?
+ Nêu cách nhẩm đúng như sách Giáo khoa. 
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
Bài 2
+ Tiến hành tương tự như bài tập 1.
+ Học sinh tự làm bài.
+ Giáo viên theo dõi và ghi điểm
Bài 3
+ Gọi học sinh đọc yêu cầu của đề bài và tự thực hiện theo yêu cầu bài tập.
Bài 4
+ Gọi học sinh đọc đề bài.
+ Yêu cầu học sinh tóm tắt bằng sơ đồ và giải bài toán.
III/ Củng cố và dặn dò:
- GV NX tiết học và hệ thống lại bài
- Về nhà xem lại bài, làm lại các BT và chuẩn bị bài mới.
- 1 HS lên bảng làm còn lớp làm bảng con
- Vài HS nhắc lại tựa bài
+ Học sinh nêu y/c.
+ Nhẩm và nêu kết quả: 4000+3000= 7000
+ Học sinh trả lời.
+ Học sinh theo dõi.
+ Học sinh tự làm bài, sau đó gọi 1 học sinh chữa bài miệng trước lớp.
+ Học sinh tự làm như yêu cầu của bài tập 1.
 ; ; ; 
 6779 6284 7461 7280
+ Học sinh đọc đề bài SGK / 103.
 - 2 HS lên B làm. 1 em tóm tắt, 1 em (giỏi, khá) giải. 
 Bài giải
Số lít dầu cửa hàng bán được trong buổi chiều
 432 x 2 = 864 (lít)
Số lít dầu cửa hàng bán cả hai buổi
 432 + 864 = 1296 (lít)
 Đáp số: 1296 lít.
Rút kinh nghiệm:	
Thứ hai, ngày 30 tháng 01 năm 2012
ĐẠO ĐỨC
TÔN TRỌNG KHÁCH NƯỚC NGOÀI 
I. MỤC TIÊU:
 - Nêu được một số biểu hiện của việc tôn trọng khách nước ngoài phù hợp với lứa tuổi.
- Có thái độ, hành vi phù hợp khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài trong các trường hợp đơn giản.
- HS khá ,giỏi biết vì sao cần phải tôn trọng khách nước ngoài
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Nội dung bài dạy, tranh ảnh liên quan đến bài dạy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I/ Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
II/ Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
+ Nêu tình huống: Ngày chủ nhật Lan và Minh cùng ra giúp mẹ bán hàng ở gần khgu di tích lịch sử của làng. Hôm đó có một đoàn khách nước ngoài đến thăm rất đông. Lan thấy Minh bán được rất nhiều hàng cho họ nhung đó là những hàng cũ, xấu mà giá lại cao hơn rất nhiều.
 Muốn biết việc làm của Minh đúng hay sai? Đối với khách nước ngoài chúng ta phải làm gì? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài: “Giao tiếp với người khách nước ngoài”.
Họat động 2: Thảo luận nhóm.
Mục tiêu: HS biết được những việc làm của các bạn trong tranh là đúng hay sai. Họ làm như vậy để làm gì? Như vậy HS tự điều chỉnh hành vi của mình.
Cách tiến hành:
+ Yêu cầu học sinh chia thành các nhóm. Phát cho các nhóm 1 bộ tranh (trang 32à35). Yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi sau:
1. Trong tranh có những ai?
2. các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
3. Nếu gặp khách nước ngoài em phải làm như thế nào? (treo bộ tranh to lên bảng).
+ Lắng nghe, nhận xét và kết luận: Đối với khách nước ngoài, chúng ta cần tôn trọng và giúp đỡ họ khi cần.
Hoạt động 3: Tại sao cần phải giao tiếp với người nước ngoài.
Mục tiêu: HS biết được vì sao các em cần phải biết giao tiếp với người nước ngoài.
Cách tiến hành:
+ Phát phiếu bài tập cho từng cặp học sinh, yêu cầu các em làm bài tập trong phiếu.
 Điền chữ Đ vào ¨ trước ý kiến em đồng ý, chữ K vào ¨ trước ý kiến em khg đồng ý.
 Cần giao tiếp với người nước ngoài vì:
a). ¨ Họ là người lạ từ xa đến.
b). ¨ Họ là người giàu có.
c). ¨ Đó là những người muốn đếm tìm hiểu giao lưu với đất nước ta.
d). ¨ Điều đó thể hiện tình đoàn kết, lòng mến khách của chúng ta.
e). ¨ Họ lịch sự hơn, có nhiều vật lạ, quý hiếm.
+ Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả thảo luận theo trò chơi tiếp sức (treo 2 bảng phụ)
Kết luận: Chúng ta cần giao tiếp, giúp đỡ khách nước ngoài vì điều đó thể hiện sự mến khách, tinh thần đoàn kết với những người bạn muốn tìm hiểu giao lưu với đất nước ta.
Hoạt động 4: Thế nào là giao tiếp với khách nước ngoài.
Mục tiêu: HS biết giao tiếp với khách nước ngoài.
Cách tiến hành: 
+ Yêu cầu các nhóm thảo luận giải quyết tình huống đã nêu ở đầu tiết học.
+ Lắng nghe, nhận xét ý kiến của học sinh.
+ ? Kể tên những việc em có thể làm nếu gặp người nước ngoài.
+ Ghi lại các ý ... ến tháng 12 
- Gọi 1 số học sinh nhắc lại số ngày trong 1 tháng.
Lưu ý: Tháng 2 năm 2012 có 29 ngày nhưng có năm tháng 2 có 28 ngày. 
* Chẳng hạn: Tháng 2 năm 2011 có 28 ngày. Như vậy tháng 2 thường có 28 hoặc 29 ngày.
- Các tháng khác mỗi tháng có 30 hoặc 31 ngày.
- Giáo viên nêu quy tắc để học sinh dễ nhớ các ngày trong tháng.
+ Từ tháng 1 đến tháng 7, cứ cách 1 tháng lại có 31 ngày. Vậy tháng 1,3,5,7 có 31 ngày.
+ Tháng 8 có 31 ngày và từ tháng 8 cứ cách 1 tháng lại có 1 tháng 31 ngày. Vậy tháng 8, 10, 12 đều có 31 ngày.
+ Riêng tháng 2 có 28 ngày hoặc 29 ngày. Các tháng còn lại có 30 ngày
Hướng dẫn học sinh nắm bàn tay trái tập đếm theo các đốt lồi lên của bàn tay. Chỗ lồi lên chỉ tháng có 31 ngày, chỗ lõm xuống chỉ tháng có 28, 29 hoặc 30 ngày.
3. Thực hành
Bài 1: 
- Học sinh tự làm bài vào vở
- Giáo viên chấm 10 vở 
- GV NX và sử bài
Bài 2:
- Giáo viên treo bảng phụ có 2 tập lên bảng, hướng dẫn học sinh xem tờ lịch đó và trả lời các câu hỏi của bài.
Hỏi: Thứ hai trong tháng 8 có những ngày nào?
- Thứ 3chủ nhật
III. Củng cố - dặn dò
- GV NX tiết học và hệ thống lại bài
Trò chơi: “ Đố bạn”
- Hỏi bất cứ ngày nào của tháng nào là thứ mấy ? Tháng đó có bao nhiêu ngày 
- Giáo viên nhận xét – tuyên dương
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới
- 4 HS lên bảng làm còn lớp theo dõi NX
- Vài HS nhắc lại tựa bài
- Học sinh quan sát tờ lịch
- 1 số học sinh trả lời
- “ Tháng một, tháng hai, tháng ba, tháng bốn,.tháng mười hai .
- 4 HS (trung bình, yếu) nhắc lại
- Tháng 1 có 31 ngày
- Tháng 2 có 29 ngày
- Học sinh nêu các tháng tiếp theo
- Một số học sinh (trung bình, yếu) nhắc lại
- Gọi 1 số học sinh nhắc lại tháng 2
- 1 số học sinh nhắc lại
- 1 số học sinh nhắc lại
- Học sinh thực hành nhận biết số ngày của các tháng trên bàn tay
- 3 em lên bảng làm
- 2 HS (trung bình, yếu) đọc lại toàn bài
- Học sinh quan sát tờ lịch SGK
- Xem tờ lịch theo hướng dẫn của giáo viên.
- Thứ 2 gồm ngày 1, 8, 15, 22, 29
- Cả lớp cùng chơi thi đua theo nhóm, tổ.
Rút kinh nghiệm:	
Thứ sáu, ngày 03 tháng 02 năm 2012
TẬP LÀM VĂN 
NÓI VỀ TRÍ THỨC. NGHE – KỂ: NÂNG NIU TỪNG HẠT GIỐNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết nói về trí thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm (BT1) .
- Nghe – kể được câu chuyện nâng niu từng hạt giống (BT2)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh ảnh và SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Bài cũ
- Gọi 3 học sinh đọc báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng
- GV nhận xét, ghi điểm
II. Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu bài và ghi tựa
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1
- Gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài
- Đề bài yêu cầu gì ?
- Giáo viên treo 4 tranh lên bảng
- 1 học sinh làm mẫu ( nói nội dung tranh 1 )
- Cho học sinh quan sát tranh và thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
Giáo viên nhận xét chốt lại ý đúng.
Chuyển ý: Tất cả những người lao động trong tranh đều là những người trí thức, công việc và môi trường làm việc của mỗi người khác nhau.
- Em biết thêm những người trí thức nào?
Bài tập 2: 
- GV mời HS đọc yêu cầu
- Kể xong lần 1 giáo viên hỏi:
+ Viện nghiên cứu nhận được quà gì ?
+ Vì sao ông Lương Định Của không đem gieo ngay mười hạt giống ?
+ Ông Lương Định Của đã làm gì để bảo vệ giống lúa 
- Giáo viên kể lại lần 2
Hỏi: Câu chuỵên giúp em hiểu điều gì về nhà nông học Lương Định Của?
- Giáo viên nhận xét tuyên dương
III. Củng cố - dặn dò:
- GV NX tiết học và hệ thống lại bài
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới
KNS: Giúp các em hiểu và biết trân trọng những gì mà mình được thừa hưởng.
- 3 học sinh đọc báo cáo về hoạt động của tổ trong tháng qua.
- Vài HS nhắc lại tựa bài
- HS đọc yêu cần
- Quan sát tranh và nói rõ những người trí thức trong các bức tranh ấy là ai ? Họ đang làm gì ?
- Học sinh quan sát tranh
- 1 HS (giỏi, khá) nói nội dung tranh 1: Người trí thức trong tranh là một bác sĩ. Bác sĩ đang khám bệnh cho một cậu bé. Cậu bé nằm trên giường đắp chăn. Chắc cậu đang bị sốt. Bác sĩ xem nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ em.
- Học sinh thảo luận nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày.
+ Nội dung tranh 2: Ba người trí thức trong tranh 2 là kĩ sư cầu đường. Họ đang đứng trước mô hình một chiếc cầu hiện đại sắp được xây dựng. Họ đang trao đổi bàn bạc về cách thiết kế cầu sao cho tiện lợi, hợp lí và tạo được vẻ đẹp cho thành phố.
+ Tranh 3: Người trí thức trong tranh là cô giáo. Cô đang dạy bài tập đọc. Trông cô dịu dàng, ân cần. Các bạn học sinh đang chăm chú nghe cô giảng.
+ Tranh 4: Người trí thức trong tranh 4 là một nhà nghiên cứu. Họ đang chăm chú làm việc trong phòng thí nghiệm. Họ đang mặc trang phục của phòng thí nghiệm. Trong phòng có nhiều dụng cụ thí nghiệm.
- Vài HS (giỏi, khá) tự nêu.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và các gợi ý.
- Học sinh quan sát ảnh ông Lương Định Của SGK
- Viện nghiên cứu nhận được 10 hạt giống quý
- Vì lúc ấy trời đang rét. Nếu đem gieo những hạt giống nảy mầm rồi sẽ chết rét.
- Ông chia mười hạt giống thành 2 phần. Năm hạt, đem gieo trong phòng thí nghiệm. Năm hạt kia ông ngâm nước ấm, gói vào khăn,, tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm.
- 1 HS (giỏi, khá) kể lại câu chuyện
- 1 số HS kể lại câu chuyện
- Ông Lương Định Của rất say mê nghiên cứu khoa học, rất yêu quý những hạt giống. Ông đã nâng niu từng hạt lúa, ủ trong người bảo vệ chúng, cứu chúng khỏi chết vì giá rét.
- Bình chọn bạn kể hay nhất
Rút kinh nghiệm:	
Thứ sáu, ngày 03 tháng 02 năm 2012
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 
THÂN CÂY ( Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:	
- Nêu được chức năng của thân cây đối với đời sống của thực vật và ích lợi của thân cây đối với đời sống con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh ảnh có liên quan đến bài học
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên một số cây có thể mọc đứng, thân leo, thân bò mà em biết ?
- Kể tên một số cây thân gỗ, thân thảo mà em biết.
- Giáo viên nhận xét
II. Bài mới
- GV giới thiệu bài và ghi tựa
Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp
Mục tiêu: Nêu được chức năng của thân cây trong đời sống của cây.
Cách tiến hành: Cả lớp quan sát hình 1,2,3/80 và trả lời câu hỏi
- Việc làm nào chứng tỏ trong thân cây có nhựa ?
- Để biết tác dụng của nhựa cây và thân cây các bạn ở hình 3 đã làm thí nghiệm gì ?
Giáo viên chốt lại: Khi một ngọn cây bị ngắt tuỷ chưa bị lìa khỏi thân cây nhưng vẫn bị héo là do không nhận được đủ nhựa cây để duy trì sự sống. Điều đó chứng tỏ trong nhựa cây có chứa chất dinh dưỡng để nuôi cây. Một trong những chức năng quan trọng của thân cây là vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi cây.
- Ngoài chức năng vận chuyển nhựa để nuôi cây, theo em thân cây còn có những chức năng nào khác nữa?
Giáo viên chuyển ý: Thân cây có rất nhiều chức năng đối với cây. Vậy thân cây còn có những ích lợi gì đối với con người và động vật chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
Mục tiêu: Học sinh kể ra được những ích lợi của một số thân cây đối với đời sống của người và động vật.
Cách tiến hành: 
Bước 1: Thảo luận nhóm 6
- Cho nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình 4,5,6,7,7/81SGK.
- Kể tên một số thân cây dùng làm thức ăn cho người và động vật.
- Kể tên một số thân cây cho gỗ để làm nhà, đóng tàu, thuyền, làm bàn ghế, giường, tủ,?
- Kể tên một số thân cây cho nhựa để làm cao su, làm sơn?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Gọi học sinh trình bày những hiểu biết về ích lợi của thân cây.
Hỏi thêm: Ở địa phương thường sử dụng thân cây vào những việc gì?
Giáo viên kết luận: Thân cây được dùng làm thức ăn cho người và động vật hoặc để làm nhà, đóng đồ dùng.
III. Củng cố - dặn dò
- GV NX tiết học và hệ thống lại bài
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới
KNS: Giúp các em tìm hiểu được lợi ích của một số cây đối với đời sống của con người.
- 2 em lên bảng trả lời
- Vài HS nhắc lại tựa bài
- Rạch thân cây thì có nước chảy ra chức tỏ thân cây có nhựa.
- Các bạn bẻ gập một ngọn cây xuống.
- Thân cây còn có những chức năng mang đỗ lá, hoa, quả,.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình 4,5,6,7,8/81 và nói về ích lợi của thân cây.
- Thân cây làm thức ăn cho người: Rau cần, rau muống hoặc cái cúc, xu hào.
- Thân cây làm thức ăn cho động vật là: Cây ngô, cây mía, cây khoai lang.
- Thân cây làm nhà đồ dùng khác như: Xoan táu, dẻ, lim, Cây cao su, cây sơn,.
- Học sinh (giỏi, khá) trình bày ích lợi của thân cây.
- Học sinh kể việc sử dụng thân cây ở địa phương.
- Học sinh trình bày.
Rút kinh nghiệm:	
TIẾT 4: Thể dục: Do GVBM giảng dạy
TIẾT 5: SHCN
SINH HOAÏT LÔÙP
NHAÄN XEÙT CUOÁI TUAÀN
 NOÄI DUNG: 
1. Lôùp tröôûng: Nhaän xeùt caùc HÑ cuûa lôùp trong tuaàn qua veà caùc maët:
a. Hoïc taäp: 
- Tuyeân döông caùc toå, nhoùm, caù nhaân tham gia toát:	
- Nhaéc nhôû caùc toå, nhoùm, caù nhaân thöïc hieän chöa toát:	
b. Lao ñoäng:	
c. Veä sinh: 	
d. Neà neáp:	
e. Caùc hoaït ñoäng khaùc:	
2. Giaùo vieân: Nhaän xeùt theâm TD khuyeán khích vaø nhaéc nhôû.
3. Keá hoaïch tuaàn tôùi:
- Thöïc hieän LBG tuaàn 21
- Nhắc nhở các em thi đua học tập.
-Thi ñua hoïc toát, thöïc hieän toát noäi qui cuûa lôùp cuûa tröôøng
- Thi ñua noùi lôøi hay laøm vieäc toát. Phaân coâng tröïc nhaät, chuù yù: Vieát chöõ ñuùng maãu, trình baøy baøi vieát saïch ñeïp.
- Nhaéc nhôû giöõ gìn veä sinh caù nhaân, aùo quaàn saïch seõ. Giöõ gìn saùch vôû, ñoà duøng hoïc taäp toát 
- Löu yù: Tröôùc khi ñi hoïc xem laïi TKB ñeå mang ñuùng, ñuû saùch vôû, ñoà duøng hoïc taäp caùc moân hoïc.
- Nhöõng em chöa hoïc toát trong tuaàn:	 
- Veà nhaø caàn coù thôøi gian bieåu ñeå vieäc hoïc ñöôïc toát hôn
Kí duyeät cuûa Khoái tröôûng
Kí duyeät cuûa BGH
.................................................................
.................................................................
.................................................................
.................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
========ÚÚÚ========

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao an lop 3 tuan 22.docx