Giáo án Lớp 3 Tuần 22 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Giáo án Lớp 3 Tuần 22 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Môn: Âm nhạc

Tiết 22 Bài: Ôn tập bài hát: CÙNG MÚA HÁT DƯỚI TRĂNG- GIỚI THIỆU KHUÔNG NHẠC VÀ KHOÁ SON.

I – - MỤC TIÊU:

Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.

Biết hát kết hợp vận động phụ họa.

Biết khuông nhạc,khóa Son và các nốt trên khuông.

Giáo dục học sinh đoàn kết thân ái trong gia đình và bạn bè.

II - GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ.

- Hát chuẩn xác bài Cùng múa hát dưới trăng, thể hiện đúng các tiếng có luyến.

- Nhạc cụ quen dùng, băng nhạc, máy nghe.

- Một số động tác phụ họa theo bài hát.

 

doc 38 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1385Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 22 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 25 / 1/ 2010
 Ngày dạy: Thứ tư: 27/ 1 / 2010
TUẦN 22
+
TIẾT TRONG NGÀY
MÔN
BÀI
1
Âm nhạc
Ôn tập bài hát: Cùng múa hát dưới trăng - Giới thiệu khuông nhạc và khoá son.
2
Thủ công
Đan nong mốt (Tiết 2)
3
Luyện từ và câu
Từ ngữ về sáng tạo - Dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi.
4
Toán
Vẽ trang trí hình tròn.
5
Tập viết
Ôn chữ hoa P
Môn: Âm nhạc
Tiết 22 Bài: Ôn tập bài hát: CÙNG MÚA HÁT DƯỚI TRĂNG- GIỚI THIỆU KHUÔNG NHẠC VÀ KHOÁ SON.
TUẦN 22
I – - MỤC TIÊU:
Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. 
Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
Biết khuông nhạc,khóa Son và các nốt trên khuông. 
Giáo dục học sinh đoàn kết thân ái trong gia đình và bạn bè.
II - GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ.
Hát chuẩn xác bài Cùng múa hát dưới trăng, thể hiện đúng các tiếng có luyến.
Nhạc cụ quen dùng, băng nhạc, máy nghe.
Một số động tác phụ họa theo bài hát.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định: Hát + điểm danh
2. Kiểm tra bài cũ:
3 học sinh lên hát + gõ đệm theo tiết tấu bài hát: Cùng múa hát dưới trăng.
Giáo viên nhận xét – đánh giá.
3. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Cùng múa hát dưới trăng.
Giáo viên theo dõi giúp học sinh hát đúng những tiếng có luyến trong bài.
Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm.
Hoạt động 3 : Giới thiệu khuông nhạc và khóa son.
Khuông nhạc có mấy dòng kẻ ? Mấy khe ?
Khuông nhạc có 5 dòng kẻ và bốn khe. Các dòng kẻ cách đều nhau. Các dòng kẻ và các khe được tính từ dưới lên.
Khóa son đặt ở đầu khuông nhạc. Nốt son đặt trên dòng kẻ 2.
Tập nhận biết các nốt trên khuông nhạc.
Cả lớp ôn lại bài hát 2 lần.
Nhóm 1 hát : Mặt trăngkhu rừng.
Nhóm 2 hát : Thỏ mẹvui múa.
Nhóm 3 hát : Hươu nainhảy cùng.
Cả lớp hát : La ladưới trăng.
Cả lớp hát kết hợp vận động phụ họa.
Có 5 dòng 4 khe.
4. Củng cố : 1 học sinh lên hát và múa bài Cùng múa hát dưới trăng.
5. Dặn dò : Về tập thêm.
Nhận xét tiết học : Tuyên dương- nhắc nhở.
----------------------------------------0-----------------------------
Môn : Luyện từ và câu
Tiết 22 Bài : TỪ NGỮ VỀ SÁNG TẠO - DẤU PHẨY, DẤU CHẤM, CHẤM HỎI.
TUẦN 22
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Nêu được một sô từ ngữ về chủ điểm Sáng tạo trong các bài tập đọc, chính tả đã học (BT1).
Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT 2 a/b/c hoặc a/ b/d).
Biết dùng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi trong (BT3).
Hs khá giỏi làm được toàn bộ bài tập 2.
Rèn cho học sinh kỹ năng dùng dấu câu.
Học sinh có ý thức học tập tốt.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1 tờ phiếu khổ to kẻ bảng ghi lời giải của bài tập 1.
6 tờ giấy khổ A4 để các nhóm viết bài.
2 băng giấy viết 4 câu văn ở bài tập 2.
2 băng giấy viết nội dung truyện vui Điện.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
1 học sinh làm bài tập 2;
1 học sinh làm bài tập 3 tiết tập làm văn tuần 20.
Giáo viên nhận xét – Ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào những bài tập đọc và chính tả đã học và sẽ học ở tuần 21, 22 để làm bài.
Giáo viên yêu cầu học sinh làm theo nhóm.
Đại diện mỗi nhóm dán nhanh bài làm lên bảng lớp, đọc kết quả.
Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc (nhóm tìm được đúng, nhanh, nhiều từ).
Yêu cầu học sinh đọc đề bài và 4 câu văn còn thiếu dấu phẩy.
Cả lớp đọc thầm và làm bài cá nhân.
HS khá giỏi làm được toàn bộ bài tập 2.
Giáo viên dán lên bảng lớp 2 băng giấy đã viết sẵn 4 câu văn mời 2 học sinh lên bảng làm bài.
Yêu cầu học sinh đọc đề bài và truyện vui Điện. giải thích yêu cầu của bài - làm bài.
 Giáo viên dán 2 băng giấy lên bảng lớp. Mời 2 học sinh lên bảng thi sửa nhanh bài viết của bạn. Truyện này gây cười ở chỗ nào?
Bài tập 1: Học sinh đọc yêu cầu của bài.
Học sinh mở SGK, lần theo tên từng bài tập đọc và nội dung các bài chính tả để làm bài.
Chỉ trí chức
Chỉ hoạt động của trí thức.
Nhà bác học, nhà thông thái, nhà nghiên cứu, tiến sĩ, nhà phát minh, kĩ sư.
Bác sĩ, dược sĩ.
Thầy giáo, cô giáo, Nhà văn, nhà thơ.
Nghiên cứu khoa học.
Nghiên cứu khoa học, phát minh, chế tạo máy móc thiết kế nhà cửa cầu cống...
Chữa bệnh, chế thuốc chữa bệnh.
Dạy học
Sáng tác.
Bài tập 2:a / b / c Giải:
a) Ở nhà, em thường giúp bà xâu kim.
b) Trong lớp, Liên luôn chăm chú nghe giảng
c) hai bên bờ sông, những bãi ngô bắt đầu xanh tốt.
d) Trên cánh rừng mới trồng, chim chóc lại bay về ríu rít.
Bài 3: 
Cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng
Anh ơi, người ta làm ra điện để làm gì ?
 Điện quan trọng lắm em ạ, vì nếu đến bây giờ vẫn chưa phát minh ra điện thì anh em mình 
Tính hài hước ở chỗ câu trả lời của người anh). Loài người làm ra điện trước, sau mới phát minh ra vô tuyến. Phải có điện vô tuyến mới hoạt động nhưng anh lại nói nhầm; không có điện thì anh em mình phải thắp đèn dầu để xem vô tuyến. Không có điện thì làm gì có vô tuyến.phải thắp đèn dầu để xem vô tuyến .
3. Củng cố: Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài.
4. Dặn dò: Về nhà kiểm tra lại các bài tập đã làm ở lớp. Ghi nhớ và kể lại truyện vui Điện cho bạn bè, người thân nghe.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
---------------------------------------0-----------------------------------
Môn: Toán
Tiết 108 Bài: VẼ TRANG TRÍ HÌNH TRÒN.
TUẦN 22
I – MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
Biết dùng com pa để vẽ (theo mẫu) các hình trang trí hình tròn (đơn giản). Qua đó các em thấy được cái đẹp qua những hình trang trí đó.
Rèn cho học sinh kỹ năng vẽ hình tròn.
 Học sinh có ý thức học tập tốt.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Com pa.
 Bút chì để tô màu.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 1 học sinh: Nêu tác dụng của Com pa?
- 1 học sinh: Hãy cho biết đường kính gấp mấy lần bán kính?
- Giáo viên nhận xét . 
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Hướng dẫn học sinh thực hành vẽ trang trí hình tròn (theo mẫu).
Bài 1 : Giáo viên hướng dẫn 
Vẽ hình theo mẫu, theo từng bước :
Bước 1 : Vẽ hình tròn tâm O, bánh kính OA. 
Bước 2 : Vẽ trang trí hình tròn (tâm A, bán kính AC; tâm B bán kính BC)
Bước 3 : Vẽ trang trí hình tròn (tâm C, bán kính CA; tâm D bán kính DA)
- Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu và quan sát mẫu.
- Giáo viên hướng dẫn để học sinh tự vẽ được hình tròn tâm O, bán kính bằng 2 cạnh ô vuông dựa theo hình mẫu để vẽ hình
Học sinh khá giỏivẽ được bước 3
- Giáo viên nhận xét, sửa bài. Gọi 1 số học sinh nhắc lại cách vẽ.
Bài 2 : Tô màu hình đã vẽ trong bài 1.
Giáo viên cho học sinh tự tô màu theo ý thích của mỗi em.
Giáo viên chấm và cho học sinh xem một số hình vẽ trang trí hình tròn. 
Chấm bài - nhận xét.
Bài 1: Bước 1 , bước 2
Vẽ hình theo mẫu.
Học sinh quan sát. 
Học sinh đọc yêu cầu và quan sát mẫu.
Học sinh tự vẽ vào vở theo mẫu.
1 số học sinh nhắc lại cách vẽ.
Vẽ hình theo mẫu, theo từng bước :
Bước 1 : Vẽ hình tròn tâm O, bánh kính OA.
Bước 2 : Vẽ trang trí hình tròn (tâm A, bán kính AC; tâm B bán kính BC)
Bước 3 :Học sinh khá giỏivẽ được bước 3 
Vẽ trang trí hình tròn (tâm C, bán kính CA; tâm D bán kính DA)
Bài 2: Tô màu.
Học sinh tự tô màu theo ý thích của mỗi em.
 Học sinh quan sát hình vẽ trang trí hình tròn. 
3. Củng cố: Vẽ trang trí hình tròn theo mấy bước ? Là những bước nào? – Học sinh nêu.
4. Dặn dò: Về làm bài trong vở bài tập.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
-----------------------------------------0----------------------------------
Môn: Tập viết
Tiết 22 Bài: ÔN CHỮ HOA P
TUẦN 22
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Củng cố cách viết chữ hoa P (Ph) thông qua bài tập ứng dụng.
Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa P ( 1 dòng) , Ph, B (1 dòng ) , viết đúng tên riêng Phan Bội Châu ( 1 dòng) và viết câu ứng dụng Phá Tam Giang nối đường ra Bắc/ Đèo Hảøi Vân hướng mặt vào Nam ( 1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
Ở tất cả các bài tập viết học sinh khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp ) trong trang vở tập viết 3.
Học sinh viết đúng quy trình, đẹp, đều nét, nối nét đúng quy định và viết đúng độ cao.
Học sinh có ý thức rèn chữ viết và giữ vở sạch đẹp.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Mẫu chữ viết hoa P (Ph).
 Các chữ Phan Bội Châu và câu ca dao viết trên dòng kẻ ô li.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài viết ở nhà tổ 2.
2 học sinh lên viết bảng lớp - lớp viết bảng con: Lãn Ông, Ổi.
Giáo viên nhận xét – Ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con.
Luyện viết chữ viết hoa.
Nêu các chữ hoa có trong bài?
Giáo viên viết lại chữ Ph kết hợp nhắc lại cách viết.
Luyện viết từ ứng dụng, tên riêng.
Phan Bội Châu là một nhà cách mạng vĩ đãi đầu thế kỉ XX của Việt Nam. Ngoài hoạt động cách mạng, ông còn viết nhiều tác phẩm văn, thơ yêu nước.
Luyện viết câu ứng dụng.
Giáo viên giúp học sinh hiểu ngh ... tựa ở giữa nhà, các con cháu đứng theo thứ tự ngôi thứ anh chị trước em sau, sau cùng là các cháu. Mọi người cùng mừng thọ và cúi lạy ông bà, cha mẹ = 2 lạy và 2 vái ( nếu ông bà cha mẹ mất thì 4 lạy, 4 vái.)
Mùng hai Tết mẹ: Sáng mùng hai Tết , cha mẹ dẫn đoàn con cháu về quê ngoại chúc Tết. Trước hết là làm lễ tưởng niệm tổ tiên, mừng thọ ông bà ngoại theo nghi thức như ở nhà cha, sau đó mừng tuổi bà con thân thích bên ngoại và cuối cùng cũng được chúc mừng lại.
Mùng ba Tết thầy: Người xưa đã khẳng định “ không thầy đố mày làm nên” . Do đó tôn sư trọng đạo đã trở thành truyền thống của dân tộc và mùng ba Tết, các học trò thường đến nhà thầy chúc Tết.
II- Sơ kết tuần 22
Từng tổ nhận xét về tổ mình.
Lớp trưởng nhận xét chung.
Giáo viên nhận xét - chốt lại.
Ưu điểm:
Nề nếp: Đa số các em đi học chuyên cần, nghỉ học có giấy xin phép, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn, khẩn trương. 
Các em đã có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 
Học tập: Thực hiện tốt việc truy bài 15 phút đầu giờ, trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Đa số các em học và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi tới lớp. Một số em chuẩn bị rất tốt , tích cực trong học tập. 
Tồn tại: 
Một số em xếp hàng ra vào lớp còn chậm.
Vẫn còn một số bạn chưa tập trung cao trong học tập dẫn đến kết quả học tập còn yếu, lười học bài, viết bài luyện viết ở nhà, quên sách vở đồ dùng học tập . 
Các hoạt động khác : Tham gia đầy đủ.
III- Nêu phương hướng tuần 23.
Tiếp tục duy trì tốt nề nếp. Đi học chuyên cần, đúng giờ.
Học và làm bài đầy đủ khi tới lớp, chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. Các em cần tập trung cao trong học tập, giành nhiều điểm 10 chất lượng, thi đua học tốt.
Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.
Thực hiện tốt 4 nhiệm vụ của người học sinh .
Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
Tiếp tục đóng góp các khoản tiền.
Thực hiện tốt các quy định của nhà trường, chấp hành luật lệ giao thông.
Sinh hoạt văn nghệ.
Có nhiều ngày tết: Tết dương lịch, Tết Âm lịch còn gọi là Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên tiêu 15-1 âm lịch, Tết Đoan ngọ 5-5 âm lịch, Tết Trung thu 15-8 âm lịch...
Tết Âm lịch còn gọi là Tết Nguyên Đán.
Nguyên chữ Hán có nghĩa là đầu tiên. Đán là ngày. Nguyên Đán là buổi sáng đầu tiên của một ngày mới trong năm 
( Ngày Tết đầu năm âm lịch ).
Chúc Tết ông bà , cha mẹ.
Lì xì phong bao đỏ cho trẻ em, mừng tuổi các cụ già. Đó là quan tâm lẫn nhau.
Tục xông đất, xông nhà đầu năm mới.
Khai bút đầu xuân, xin chữ ông đồ...
Học sinh phát biểu.
Học sinh phát biểu.
Hội chợ: Lô tô, đu quay, nhà phao A- la - đin, vẽ tranh cát...
Đu quay . Vì em được ngồi vào chiếc đu hình máy bay và tưởng tượng mình là phi công lái máy bay ? Thích vẽ tranh cát .Vì tranh cát có nhiều màu đẹp, em thích tô màu cát nào tuỳ theo ý thích của em...
Học sinh lắng nghe.
Ý kiến cá nhân
Ý kiến cá nhân.
Học sinh lắng nghe
Tuyên dương: Trang, Điệp, Nghĩa, Lộc Linh, Nhi, Trâm, Quang Anh, Kim Anh, Khoa, Hậu.
Phê bình: Quyền Linh. Hải, Đăng, Tuyên, Trường, Chương. Vinh, Cường.
Xếp loại: 
Nhất: Tổ 1 
Nhì: Tổ 3.
Ba:. Tổ 2
 Học sinh lắng nghe để thực hiện.
 3. Củng cố: Nhắc lại phương hướng.
 4. Dặn dò: Thực hiện tốt theo phương hướng đã đề ra.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương - nhắc nhở.
------------------------------0---------------------------
I – PHẦN TRẮC NGHIỆM
* Từ bài 1 đến bài 10 hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. (5 điểm)
Bài 1: Cho dãy số sau 8100, 8101, 8102, 8103, 8104, 8105, 8106, 8107, 8108. số thứ năm trong dãy là: 
a. 8103 b. 8104 c. 8105
Bài 2: Hình tròn có :
 I
D
C
 k
K
 a. I là tâm, IK là bán kính
I là tâm, IK là đường kính
IK là bán kính và IK = 2 CD
Bài 3: Số bé nhất trong các số 6528; 6288; 6821; 6198; 6418 là:
a. 6821 b. 6288 c. 6198
Bài 4: Kết quả X = 8492 là của phép tính :
 a . X + 4 = 1823 
 b. X : 4 = 2123 
 c. x - 4 = 1823
Bài 5: Kết quả của phép tính 49 x ( 57 -55) là :
 a. 98 b. 88 c. 78
Bài 6: Kết quả của phép tính 1527 x 3 là :
a. 3581 b. 4561 c. 4581 
Bài 7: Câu trả lời đúng là:
 A 3cm O 3cm B
 O là trung điểm của đoạn thẳng AB
 O không phải là trung điểm của đoạn thẳng AB.
Bài 8 : Kết quả của phép tính 279 : 9 là :
a. 30 b. 31 c. 310
Bài 9: Thứ 6 tuần này là ngày 20 tháng 3. Vậy thứ 2 tuần sau là ngày :
 a. 23 tháng 3 b. 25 tháng 3 c. 25 tháng 3 
Bài 10: Kết quả so sánh của 1m ... 999 mm là :
a. 1m .... 999 mm c. 1m .= 999 mm 
II – PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm) 
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
1057 x 5 2215 x 4
1925 x 4 2009 x 3 185 : 6
x x x x
 1057 2215 1925 2009 
 5 4 4 3
 5285 8860 7700 6027
 6 
30
 5
Bài 2: Có 2 thùng mỗi thùng chứa 2057 lít dầu. Người ta đã lấy ra 2503 lít dầu từ các thùng đó. Hỏi còn lại bao nhiêu lít dầu?
Tóm tắt:
Có : 2 thùng
1 thùng: 2057 lít
Lấy ra: 2503 lít
Còn lại:... lít ?
Giải
Số lít dầu trong cả hai thùng là:
2057 x 2 = 4114 (l )
Số lít dầu còn lại là:
4114 – 2503 = 1611 (l)
Đáp số: 1611 lít dầu
TUẦN 22
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Môn : Thủ công 
 Tiết 22 Bài : ĐAN NONG MỐT (TIẾT 2) 
I - MỤC TIÊU :
- Học sinh nắm vững cách đan nong mốt. Đan được nong mốt đúng quy trình kỹ thuật.
- Rèn cho học sinh kỹ năng đan bằng giấy.
- Học sinh yêu thích các sản phẩm đan nan.
II - CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa, tranh quy trình đan nong mốt, các nan đan mẫu 3 màu khác nhau, bìa màu, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán. 
	- Học sinh : Giấy màu (bìa màu), thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Bài cũ : - Giáo viên gọi học sinh nêu lại các bước đan nong mốt 
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Giáo viên nhận xét. 
2. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Củng cố lại cách đan nong mốt 
- Cho học sinh quan sát mẫu tấm đan nong mốt.
- Gọi 1 số học sinh nhắc lại quy trình đan nong mốt.
- Giáo viên nhận xét, củng cố lại quy trình đan nong mốt bằng hình vẽ minh họa.
Bước 1 : Kẻ, cắt các nan đan.
Bước 2 : Đan nong mốt bằng giấy, bìa (theo cách đan nhấc một nan, đè một nan; đan xong mỗi nan ngang cần dồn cho khít).
Bước 3 : Dán nẹp xung quanh tấm đan.
* Hoạt động 2 : Học sinh thực hành đan nong mốt
- Giáo viên cho học sinh thực hành đan nong mốt.
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ.
- Cho học sinh trưng bày và nhận xét sản phẩm.
* Hoạt động 3 : Đánh giá sản phẩm 
- Giáo viên cho học sinh nhận xét, đánh giá, chọn những tấm đan đẹp nhất.
- Giáo viên đánh giá sản phẩm của học sinh.
- Học sinh quan sát, theo dõi.
- 1 số học sinh nhắc lại quy trình đan nong mốt.
Học sinh theo dõi.
- 1 số học sinh nhắc lại cách đan nong mốt.
- Học sinh thực hành đan nong mốt bằng giấy bìa, màu.
- Học sinh trưng bày và nhận xét sản phẩm.
- Học sinh nhận xét, đánh giá, chọn những tấm đan đẹp nhất.
3.Củng cố : - Giáo viên cho học sinh nhắc lại quy trình đan nong mốt. 
 - Giáo viên củng cố lại cách đan nong mốt. 
4. Dặn dò : Về nhà chuẩn bị giấy màu ( bìa cứng) thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán để tiết sau học bài “Đan nong đôi”.
- Giáo viên nhận xét tiết học: Tuyên dương – nhắc nhở.
-----------------------------------------0------------------------------
TUẦN 22
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Môn : Thể dục
 Tiết 44 Bài : ÔN NHẢY DÂY - TRÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC” 
I - MỤC TIÊU :
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân. Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”.
- Học sinh thực hiện động tác ở mức tương đối đúng . Biết cách chơi và tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
- Học sinh học tự giác, nghiêm túc.
II - ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN :
	- Sân trường, còi, dây nhảy.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Phần
Nội dung giảng dạy
Định lượng
Tổ chức lớp
Mở đầu
Cơ bản
Kết thúc
1. Ổn định - Cán sự tập hợp lớp.
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: Ôn nhảy dây, chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”.
- Cho học sinh xoay các khớp cổ tay, cánh tay, gối, hông, cổ chân.
- Cho học sinh tập bài thể dục phát triển chung.
- Cho học sinh chơi trò chơi “Chim bay, cò bay”.
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 em nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân.
Giáo viên nhận xét - Đánh giá.
3. Bài mới: 
* Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân.
- Giáo viên cho học sinh tập luyện theo nhóm, giáo viên theo dõi sửa chữa động tác.
- Cho cả lớp nhảy dây đồng loạt 1 lần. Em nào có số lần nhảy nhiều nhất được biểu dương.
- Cho học sinh thi xem ai nhảy dây được nhiều nhất.
* Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”.
- Giáo viên nêu tên trò chơi, nêu lại cách chơi. 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi.
- Cho các tổ thi đua xem tổ nào là vô địch.
- Giáo viên nhận xét.
4. Củng cố: 
- Cho học sinh hồi tĩnh, hít thở sâu.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài .
 5. Dặn dò: - Về nhà ôn lại nội dung nhảy dây.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
1 - 2’
1’
1- 2’
 3’
12 - 14’
2- 3 lần
6- 8’
 1’
1 - 2’
 1’
1’
*LT
Học sinh tập nhảy dây
 XP
 CB
* LT

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 22, thu 4,5,6.doc