TOÁN
Luyện tập - 109
I- Mục tiêu.
- Củng cố về tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng.
- Rèn kỹ năng xem lịch.
- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Đồ dùng.
- Tờ lịch tháng 1, 2, 3 năm 2005, 2006 và tờ lịch năm.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ.
- Hôm nay là thứ mấy? Ngày bao nhiêu?
- Thứ 2 tuần trước là ngày bao nhiêu? Thứ 2 tuần sau là ngày bao nhiêu? Vì sao biết?
Tuần 22 Ngày soạn: 22/1/2011 Ngày dạy: Thứ hai ngày 24 tháng 1 năm 2011 Chào cờ ================================= toán Luyện tập - 109 I- Mục tiêu. - Củng cố về tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng. - Rèn kỹ năng xem lịch. - Tự tin, hứng thú trong học toán. II- Đồ dùng. - Tờ lịch tháng 1, 2, 3 năm 2005, 2006 và tờ lịch năm. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ. - Hôm nay là thứ mấy? Ngày bao nhiêu? - Thứ 2 tuần trước là ngày bao nhiêu? Thứ 2 tuần sau là ngày bao nhiêu? Vì sao biết? 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Hướng dẫn học sinh luyện tập. Bài 1: - Giáo viên cho học sinh xem tờ lịch tháng 1, tháng 2, tháng 3 - năm 2005. - Yêu cầu học sinh hỏi, 1 học sinh trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung tờ lịch. Bài 2: - Yêu cầu học sinh quan sát tờ lịch năm 2006 rồi làm bài theo hình thức tương tự bài số 1. Bài 3-4: - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở => nêu miệng bài làm. - Học sinh quan sát lịch. - Học sinh thảo luận theo nhóm đôi. - Một số nhóm lên trình bày trước lớp. - Học sinh làm bài. - Học sinh làm bài trên lịch. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. tập đọc - kể chuyện Nhà bác học và bà cụ I - Mục tiêu. A - Tập đọc. - Đọc đúng các tên riêng nước ngoài: Ê-đi-xơn, nổi tiếng khắp nơi, đấm lưng, loé lên, nảy ra. Hiểu nghĩa một số từ mới: nhà bác học, cười móm mém...và nội dung câu chuyện: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người. - Đọc lưu loát toàn bài; biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật. - Giáo dục ý thức biết ơn những nhà khoa học . B - Kể chuyện. - Dựng lại câu chuyện theo cách phân vai. - Rèn kỹ năng nghe và nói, kể tự nhiên phối hợp điệu bộ, cử chỉ... - Yêu thích môn Tiếng Việt. II - Đồ dùng. - Tranh minh hoạ bài tập đọc. III - Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ: - Học sinh đọc và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài "Người trí thức yêu nước" 2- Bài mới. Tiết 1: Tập đọc a- Giới thiệu bài. b- Luyện đọc. - Giáo viên đọc mẫu toàn bài. ?+ Nêu giọng đọc của bài tập đọc? - Hướng dẫn luyện đọc câu => luyện đọc từ, tiếng phát âm sai. - Hướng dẫn luyện đọc đoạn (4 đoạn). * Hướng dẫn ngắt nghỉ 1 số câu văn dài. * Giải nghĩa các từ mới: nhà bác học, cười móm mém. c- Tìm hiểu bài. ?+ Nói những điều em biết về Ê-đi-xơn? + Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào? +Bà cụ mong muốn điều gì? + Vì sao cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo? + Mong muốn của bà cụ gợi cho Ê-đi-xơn ý nghĩ gì? + Nhờ đâu mà mong ước của bà cụ được thực hiện? + Theo em, khoa học mang lại lợi ích gì cho con người? Cả lớp đọc thầm. - ... giọng chậm rãi, khoan thai, nhấn giọng ở cụm từ thể hiện sự ngưỡng mộ của người dân với phát minh của Ê- đi- xơn. - Học sinh đọc nối tiếp câu và luyện đọc từ phát âm sai. - Học sinh luyện đọc từng đoạn. - Đặt câu với từ: cười móm mém - Học sinh đọc nối tiếp đoạn. - ..... - ... vào lúc Ê- đi- xơn vừa chế ra đèn điện, mọi người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Bà cụ cũng là một trong số những người đó. - ...mong ông Ê- đi- xơn làm được một thứ không cần ngựa kéo mà đi rất êm. - Vì xe ngựa rất xóc. Đi xe ấy cụ sẽ bị ốm. -... chế tạo một chiếc xe chạy bằng dòng điện. - ... nhờ óc sáng tạo kì diệu, sự quan tâm đến con người và lao động miệt mài của nhà bác học để thực hiện bằng được lời hứa. - Khoa học cải tạo thế giới, cải thiện cuộc sống con người, làm cho con người sống tốt hơn,... Tiết 2: Tập đọc - Kể chuyện. d- Luyện đọc lại. - Giáo viên đọc mẫu đoạn 3. - Để đọc hay đoạn 3 cần nhấn giọng những từ ngữ nào? - Yêu cầu học sinh luyện đọc đoạn 3. e- Kể chuyện. ?+ Nêu yêu cầu của bài? - Yêu cầu học sinh kể lần lượt từng đoạn của câu chuyện. - Yêu cầu 4 học sinh kể nói tiếp 4 đoạn của câu chuyện. - Yêu cầu mỗi nhóm 3 học sinh, tự phân vai => kể cho nhau nghe. - Yêu cầu một số nhóm lên kể trước lớp. -...loé lên, reo lên, nảy ra, vô cùng ngạc nhiên,... - Học sinh thi đọc đoạn 3. - Học sinh kể đoạn 1, 2, 3 => đoạn 4 học sinh khác nhận xét bạn kể. - Học sinh kể. - Học sinh kể phân vai trong nhóm. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. Âm nhạc GV chuyên dạy ============================================================ Ngày soạn: 23/1/2011 Ngày dạy: Thứ ba ngày 25 tháng 01 năm 2011 Buổi sáng: (Đ/c LAi dạy) tự nhiên xã hội (chiều) Rễ cây I- Mục tiêu. - Nêu được đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ. - Phân loại các rễ cây sưu tầm được. - Thích khám phá thế giới tự nhiên. II- Đồ dùng. - Sưu tầm các loại rễ cọc, rễ chùm, rễ củ, rễ phụ. - Các hình trong sách giáo khoa trang 82, 83. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa. - Yêu cầu học sinh quan sát hình 1, 2, 3, 4 trang 82 sách giáo khoa và mô tả đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm. - Quan sát hình 5, 6, 7 và mô tả đặc điểm của rễ củ, rễ phụ. Kết luận: Đa số cây có một rễ to và dài, xung quanh rễ đó đâm ra nhiều rễ con, loại rễ đó được gọi là rễ cọc. Một số cây khác có nhiều rễ mọc đều nhau thành chùm, loại rễ đó gọi là rễ chùm. Một số cây ngoài rễ chính còn có rễ phụ mọc ra từ thân hoặc cành. Một số câu có rễ phình to tạo thành củ gọi là rễ củ. 2- Hoạt động 2: Làm việc với vật thật. - Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm. Lấy các rễ cây đã sưu tầm và phân loại từng loại rễ cây: rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ. - Yêu các nhóm giới thiệu bộ sưu tầm các loại rễ cây trước lớp. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Học sinh làm việc theo nhóm đôi. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Học sinh trưng bày những sản phẩm mình đã sưu tầm được ( làm việc theo nhóm- 8 học sinh một nhóm) và phân loại cây theo từng loại rễ. - Đại diện nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loạt rễ của nhóm mình trước lớp. - Các nhóm khác nhận xét. Ngày soạn: 24/1/2011 Ngày dạy: Thứ tư ngày 26 tháng 01 năm 2011 toán Vẽ trang trí hình tròn I - Mục tiêu. - Dùng compa để vẽ (theo mẫu) các hình để trang trí hình tròn. - Biết vẽ trang trí hình tròn. - Thấy được cái đẹp qua những hình trang trí đó. II- Đồ dùng. - Compa, thước. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ. Vẽ một hình tròn bán kính do em tự chọn? 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: ?+ Nêu yâu cầu của bài. - Yêu cầu học sinh vẽ vào vở. - Yêu cầu học sinh dựa vào hình mẫu vẽ bước 2 phần hình tròn tâm A, bán kính AC và phần hình tròn tâm B, bán kính BC. - Yêu cầu học sinh dựa vào hình mẫu => vẽ theo yêu cầu của bước 3. Bài 2: - Yêu cầu học sinh tô màu theo ý thích. 3- Củng cố - Dặn dò. - Về nhà trang trí các hình bằng hình tròn. - Nhận xét giờ học. - Vẽ hình theo các bước. Đọc bước 1. - Học sinh vẽ. 1 học sinh lên bảng vẽ. Đọc bước 2. Đọc bước 3. C o A B D Luyện từ và câu Từ ngữ về sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm than I- Mục tiêu. - Mở rộng vốn từ: Sáng tạo. Ôn luyện về dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm than. - Rèn kỹ năng dùng từ, dùng dấu phẩy. - Trau dồi vốn Tiếng Việt. II- Các hoạt động dạy và học. 1- Bài mới. a- Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1: - Nêu yêu cầu của bài? - Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm và thực hiện theo yêu cầu của bài: Tìm những từ ngữ chỉ trí thức và hoạt động của trí thức. - Yêu cầu đại diện các nhóm lên đọc kết quả bài làm. Bài 2: - Yêu cầu học sinh đọc thầm và làm bài vào vở - Giáo viên chữa bài. ?+ Những từ ngữ đằng trước dấu phẩy có đặc điểm gì? + Dấu phẩy thường đứng đằng sau những từ ngữ nào? Bài 3: - Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của bài và truyện vui "Điện". Phát minh: Tìm ra những điều mới, làm ra những vật mới có ý nghĩa lớn đối với cuộc sống. - Yêu cầu học sinh đọc lại truyện vui sau khi sửa đúng dấu câu. ?+ Khi đọc có dấu phẩy cần ngắt giọng như thế nào? ?+ Truyện này gây cười ở chỗ nào? 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Học sinh dựa vào các bài tập đọc và chính tả để tìm. - Đại diện các nhóm trình bày. - Đọc yêu cầu của bài và 4 câu văn còn thiếu dấu phẩy. - Học sinh làm bài 2 học sinh lên bảng làm. -...chỉ nơi chốn (địa điểm). -...sau những từ ngữ chỉ địa điểm. - Học sinh đọc => làm bài. - Đọc lại câu chuyện. -...nghỉ hơi bằng thời gian đọc 1 tiếng. ================================ chính tả Nghe- viết: Một nhà thông thái I- Mục tiêu. - Nghe và viết đúng bài chính tả "Một nhà thông thái". - Viết đẹp, trình bày đúng đoạn văn "Một nhà thông thái" Làm đúng các bài tập chính tả. - Cẩn thận, sạch sẽ có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp. II- đồ dùng. - Bảng phụ ghi nội dung bài tập chính tả. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ. - Viết 4 từ chứa tiếng có phụ âm đầu tr/ch? 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Hướng dẫn học sinh nghe viết. - Giáo viên đọc bài chính tả. ?+ Đoạn văn gồm? câu? + Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa? Vì sao? - Yêu cầu học sinh tự tìm 1 số từ ngữ dễ viết sai => hướng dẫn luyện viết vào bảng con. - Giáo viên đọc bài chính tả * Giáo viên đọc soát lỗi. * Giáo viên chấm => nhận xét 1 số bài chấm. b- Hướng dẫn làm bài tập chính tả. - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 2a, 3a. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. - 2 học sinh đọc bài chính tả. - 4 câu. -...tên riêng, các chữ đầu câu. - Học sinh tự tìm => luyện viết. - Học sinh viết bài vào vở. - Đổi chéo vở soát lỗi. - Học sinh làm bài vào vở bài tập Tiếng Viêt. - Học sinh lên bảng chữa bài trên bảng phụ. Tiếng Anh GV chuyên dạy ============================== thủ công Đan nong mốt (tiếp) I- Mục tiêu. - Biết cách đan nong mốt. - Đan được nong mốt đúng qui trình kỹ thuật. - Yêu thích sản phẩm đan nong mốt. II- Đồ dùng. - Mẫu tấm đan nong mốt. - Quy trình đan nong mốt. - Các nan đan mẫu 3 màu khác nhau. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Hoạt động 1: Học sinh thực hành đan nong mốt. ?+ Nhắc lại quy trình đan nong mốt? - Giáo viên hệ thống lại toàn bộ quy trình đan nong mốt: * Bước 1: Kẻ, cắt các nan. * Bước 2: Đan nong mốt bằng giấy, bìa. * Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan. - Yêu cầu học sinh thực hành. - Giáo viên quan sát, giúp đỡ một số học sinh còn lúng túng. - Tổ chức cho học sinh trang trí, trưng bày và nhận xét sản phẩm. - Giáo viên đánh giá sản phẩm của học sinh-c ... h sẽ. Có ý thức giữ gìn vở sạch, chữ đẹp. II- Đồ dùng. - Bảng phụ ghi nội dung bài tập chính tả. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ. - Tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng ch/tr?. 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Hướng dẫn học sinh nghe viết. - Giáo viên đọc bài chính tả. ?+ Những chữ nào trong bài được viết hoa? Vì sao? + Tên riêng Ê-đi-xơn viết như thế nào? - Yêu cầu học sinh tự tìm những từ dễ viết sai => hướng dẫn luyện viết. - Giáo viên đọc bài chính tả. - Đọc soát lỗi. - Giáo viên chấm và nhận xét một số bài chấm. c- Hướng dẫn học sinh làm bài tập. - Giáo viên hướng dẫn làm bài 2a. - 2 học sinh đọc bài. -...những chữ đầu đoạn, đầu câu, tên riêng,... -..... - Học sinh tự tìm và luyện viết trên bảng con. - Học sinh viết bài chính tả. - Đổi chéo vở soát lỗi. - Học sinh làm bài tập vào Vở bài tập Tiếng Việt theo hướng dẫn của giáo viên - Một học sinh lên chữa bài trên bảng phụ. 3- Củng cố - dặn dò. - Nhận xét giờ học. tập đọc Cái cầu I - Mục tiêu. - Đọc đúng các từ ngữ: xe lửa, bắc cầu, đãi đỗ, Hàm Rồng. Ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. Hiểu nghĩa 1 số từ ngữ trong bài: chum, ngòi, sông Mã... và nội dung bài: Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất. - Đọc lưu loát toàn bài thơ và học thuộc lòng bài thơ. - Biết ơn những người đã làm nên những cây cầu. II- Các hoạt động dạy và học. 1- Bài mới. ab- Luyện đọc. - Giáo viên đọc mẫu. - Hướng dẫn luyện đọc câu kết hợp luyện từ, tiếng phát âm sai. - Hướng dẫn luyện đọc khổ thơ. * Hướng dẫn ngắt nghỉ câu thơ dài. * Giải nghĩa một số từ mới. - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bài thơ. c- Tìm hiểu bài. ?+ Người cha trong bài thơ làm nghề gì? + Cha gửi cho bạn nhỏ chiếc ảnh về cái cầu nào? được bắc qua dòng sông nào? + Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghĩ đến những gì? + Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào? Vì sao? + Tìm câu thơ em thích và giới thiệu vì sao em thích câu thơ đó? + Bài thơ cho em thấy tình cảm của bạn nhỏ với cha như thế nào? d- Luyện đọc lại- Học thuộc lòng bài thơ. - Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm bài thơ. - Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc lòng bài thơ. Cả lớp đọc thầm. - Học sinh đọc nối tiếp từng câu và luyện đọc từ phát âm sai. - Học sinh đọc nối tiếp từng khổ thơ. - Cả lớp đọc đồng thanh. -...xây dựng. -...Cầu Hàm Rồng, bắc qua sông Mã. -...nghĩ đến sợi tơ nhỏ. -...chiếc cầu trong tấm ảnh vì đó là chiếc cầu do cha bạn và các đồng nghiệp làm lên. ....... - Bạn rất yêu cha, tự hào về cha. - Học sinh thi đọc lại bài thơ. - Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ. 3- Củng cố - Dặn dò.- Nhận xét giờ học. tiếng việt + Tập đọc - kể chuyện: Nhà bác học và bà cụ I- Mục tiêu. - Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai: loé lên, nảy ra, nên tiếng, khắp nơi... và dựng lại được câu chuyện theo cách phân vai. - Rèn kỹ năng đọc và kể lưu loát câu chuyện, phân biệt được lời dẫn chuyện và lời các nhân vật. - Tự tin, hứng thú khi học Tiếng Việt. II- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Hướng dẫn luyện đọc, kể chuyện. ?+ Để đọc đúng được bài tập đọc cần đọc với giọng như thế nào? - Yêu cầu học sinh đọc từng đọc. ?+ Để đọc hay đoạn 1, đọc 4 cần nhấn giọng ở những từ nào? + Đặt câu với từ miệt mài? - Tổ chức học sinh thi đọc hay đoạn 3. ?+ Tìm từ cần nhấn giọng ở đọan 3? - Yêu cầu dựng lại câu chuyện theo vai. 3- Củng cố - Dặn dò. - Câu chuyện gợi ý em hiểu điều gì? - Nhận xét giờ học. - Đoạn 1: Giọng chậm rãi, khoan thai. - Đoạn 2: Giọng bà cụ chậm chạp, giọng Ê-đi-xơn ngạc nhiên. - Học sinh luyện đọc từ đoạn. -...ùn ùn kéo đến, miệt mài, xếp hàng dài. - Đọc đoạn 1, đọan 4. -...loé lên, reo lên, xảy ra, vô cùng ngạc nhiên, tàu điện, làm nhanh... - Các nhóm thi đọc hay đoạn 3 theo vai. + Học sinh kể trong nhóm theo vai. + Kể lại câu chuyện theo vai trước lớp. - Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, lao động cần mẫn... thể dục+ Ôn: Nhảy dây I- Mục tiêu. - Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân và chơi trò chơi "Lò cò tiếp xúc". - Rèn kỹ năng thực hiện động tác ở mức độ tương đối chính xác và chơi trò chơi 1 cách chủ động. - Giáo dục ý thức tập thể dục thể thao thường xuyên. II- Địa điểm, phương tiện. - Dây nhảy, còi, sân trường vệ sinh sạch sẽ. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Phần mở đầu. - Phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Yêu cầu học sinh đứng tại chỗ xoay các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, gối, hông. - Tổ chức trò chơi "Có chúng em" 2- Phần cơ bản. - Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân. - Tổ chức trò chơi "Lò cò tiếp sức" * Chia lớp thành các đội - 9 học sinh trên một đội. * Nêu tên trò chơi và nhắc lại cách chơi. * Tổ chức chơi. 3- Phần kết thúc. - Yêu cầu học sinh đi thư giãn theo nhịp. - Hệ thống bài và nhận xét giờ học. - Học sinh khởi động trong 2 phút. - Học sinh chơi trò chơi. - Học sinh mô phỏng và tập các động tác so dây trao dây, quay dây.... - Các tổ luyện tập theo khu vực. - Học sinh chơi trò chơi. - Học sinh đi thư giãn theo nhịp trong 2 phút. chiều tiếng việt + Luyện từ và câu: Ôn nhân hoá. Đặt và trả lời câu hỏi ở đâu? I- Mục tiêu. - Củng cố về biện phạm tu từ nhân hoá và cách đặt và trả lời câu hỏi ở đâu? - Rèn kỹ năng sử dụng biện pháp nhân hoá và tìm được các bộ phận trả lời cho câu hỏi ở đâu? trong câu. - Thích học Tiếng Việt. Mở rộng vốn từ. II- Các hoạt động dạy và học. 1- Hướng dẫn luyện tập. - Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn lại kiến thức cũ. - Yêu cầu học sinh làm bài. Bài 1: Tìm sự vật được nhân hoá và cách nhân hoá trong bài thơ sau: Hoa phượng Hôm qua còn lấm tấm Chen lẫn màu lá xanh Sáng nay bừng lửa thắm Rừng rực cháy trên cành Bà ơi! Sao mà nhanh Phượng mở nghìn mắt lửa Cả dãy phố nhà mình Một trời hoa phượng đỏ. Bài 2: Tìm bộ phận trong các câu sau trả lời cho câu hỏi ở đâu? a- Ngày quốc tế thiếu nhi chúng em cắm trại ở công viên. b- Hôm nay, bố em gặt lúa ở ngoài đồng. Bài 3: Trả lời các câu hỏi sau. a- Những người công nhân làm việc ở đâu? b- Hai Bà Trưng quê ở đâu? Bài 4: Với mỗi từ ngữ dưới đây, hãy viết một câu văn trong có sử dụng biện pháp nhân hoá. - Cái trống trường - Cây bàng - Cái cặp sách của em 2- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Đọc yêu cầu của bài. - Học sinh thực hiện yêu cầu của bài theo nhóm đôi. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc. - Xác định yêu cầu của bài. - Làm bài vào vở. - Chữa bài, nhận xét. - Đọc yêu cầu của bài. - Làm miệng bài tập. - Nhận xét bổ sung. - Tìm hiểu yêu cầu của bài => làm bài vào vở. - Trình bày miệng bài làm. toán + Luyện tập: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính. I- Mục tiêu. - Củng cố về hình tròn, tâm, đường kính, bán kính của hình tròn. - Vẽ được hình tròn có tâm và bán kính, đường kính cho trước. - Tự tin, hứng thú trong học toán. II- Đồ dùng. - Compa, thước, vở bài tập toán. III- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Hướng dẫn luyện tập. - Yêu cầu học sinh mở vở bài tập toán. Bài 1: (trang 22). - Yêu cầu học sinh làm bài số 1. Bài 2 (trang 22). ?+ Nêu yêu cầu của bài? ?+ Nêu cách vẽ hình tròn tâm O, bán kính 3 cm? - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. Bài 3: - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Học sinh làm bài => nêu miệng bài làm. - Vẽ hình tròn. + Xác định khẩu độ compa. + Đặt đầu nhọn º tâm O => quay 1 vòng. - Học sinh làm bài. - Xác định yêu cầu của bài và làm bài. - Chữa bài, nhận xét. sinh hoạt tập thể Múa hát mừng Đảng, mừng xuân I- Mục tiêu. - Múa, hát mừng Đảng, mừng xuân. - Rèn tính mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. - Tự nhiên, bình tĩnh trước đông người. Hiểu biết thêm ý nghĩa của ngày 03 tháng 02. II- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Hướng dẫn các hoạt động. a- Tìm hiểu về ngày thành lập Đảng 03 tháng 02 năm 1930 - 03 tháng 02 năm 2006. - Giáo viên nói sơ qua về ý nghĩa của ngày 03 tháng 02. b- Chương trình văn nghệ. - Yêu cầu cả lớp múa, hát 1 số bài hát trong chương trình. - Yêu cầu một số học sinh tham gia múa, hát. + Đơn ca. + Tốp ca. - Tổ chức đọc thơ, kể chuyện, ngâm thơ về chủ đề "Mừng Đảng, mừng xuân". 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. chiều tiếng việt + Viết về người lao động trí óc I- Mục tiêu. - Kể được một vài điều về người lao động trí óc mà em biết và viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn từ 7 đến 10 câu. - Rèn kỹ năng nói và kỹ năng diễn đạt rõ ràng, sáng sủa. - Mạnh dạn, tự tin trước tập thể. Trau dồi vốn Tiếng Việt. II- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Hướng dẫn ôn tập. ?+ Kể tên gọi một số người lao động trí óc? - Yêu cầu học sinh lên kể một người lao động trí óc mà em biết. - Yêu cầu học sinh dựa vào những điều vừa nói để viết thành một đoạn văn về người lao động trí óc mà em biết. Cần lưu ý cách diễn đạt phải rõ ràng, có cảm xúc, cần phải viết đúng ngữ pháp. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. -...giáo viên, giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư cơ khí, kĩ sư nông nghiệp, nhà văn, nhà báo, nhà sử học,... - Học sinh nói về một người lao động trí óc mà mình đã chọn dựa theo các câu gợi ý trong sách giáo khoa. - Cả lớp nhận xét, bổ sung bài nói của bạn. - Học sinh viết bài vào vở. - Đọc bài viết của mình. - Học sinh khác nhận xét và bổ sung. Toán + Ôn: Nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số I- Mục tiêu. - Củng cố về nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số. - Rèn kỹ năng thực hiện nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số. - Tự tin, hứng thú trong học tập. II- Đồ dùng. - Vở bài tập toán. III- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Hướng dẫn ôn tập. - Yêu cầu học sinh mở vở bài tập toán - 28 (giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài). Bài 1: - Hướng dẫn học sinh làm bài vào bảng con -nêu cách làm? Bài 2: - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán => làm bài vào vở. Bài 3: ?+ Nêu tên thành phần của x? + Muốn tìm số bị chia làm như thế nào? - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. Bài 4: - Hướng dẫn học sinh làm bài. 3- Củng cố - Dặn dò. + Nhận xét giờ học. + Chuẩn bị tiết sau. - Học sinh làm bài. - Học sinh làm bài => đổi chéo vở để kiểm tra bài làm. x: số bị chia. ....... - Học sinh làm bài. - Học sinh làm bài vào vở. - Chữa bài, nhận xét.
Tài liệu đính kèm: