Giáo án Lớp 3 Tuần 22 - Trường Tiểu học Đồng Thành

Giáo án Lớp 3 Tuần 22 - Trường Tiểu học Đồng Thành

THỂ DỤC: ( Thầy Quý dạy)

TIẾNG VIỆT : ÔN LUYỆN

I. MỤC TIÊU:

 - Hướng dẫn ôn luyện về điền âm vào chỗ chấm.

 - Rèn kĩ năng xác định đúng bộ phận trả lời câu hỏi “Ở đâu’’ có trong câu văn.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 11 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 762Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 22 - Trường Tiểu học Đồng Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 ..............................................................
THỂ DỤC: ( Thầy Quý dạy) 
TIẾNG VIỆT : ÔN LUYỆN 
I. MỤC TIÊU:
 - Hướng dẫn ôn luyện về điền âm vào chỗ chấm.
 - Rèn kĩ năng xác định đúng bộ phận trả lời câu hỏi “Ở đâu’’ có trong câu văn.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
A. Củng cố lý thuyết:
- Nêu tóm tắt nội dung tiết ôn tập.
B. Thực hành:
Bài 1: 
a) Điền vào chỗ trống ch hay tr?
- ...iều ...iều, ...ên đường làng, những đàn ...âu no căng đi về trong tiếng cười đùa của lũ ...ẻ.
- Mặt ...ời lấp ló trên từng ngọn ...e, từng đàn ..âu bò nối đuôi nhau đi ăn, tiếng ...im hót véo von.
- Các ...áu bé nô nức tới sân làng đi xem hội.
- ..ung đoàn..ưởng khuyên các..iến sĩ..iến đấu anh dũng.
- Trong một khu rừng kia, ...im Chích và ...im Sẻ chơi với nhau rất thân.
b) Tìm từ bắt đầu bằng tr hoặc ch?
- Cho đọc yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn cả lớp điền và ghi vào vở.
- Cho điền miệng.
- GV chốt kết quả đúng.
- Cho đọc bài đã điền.
Bài 2: a) Gạch chân bộ phận trả lời cho câu hỏi “Ở đâu“
+Làng Cổ Đô nằm ở ven sông Hồng thuộc huyện Ba Vì
+ Ở Cổ Đô có nghề dệt lụa, nuôi tằm, ươm tơ.
+ Chúng em đang lao động vệ sinh đường làng.
+ Ở sân trường, các em học sinh nam đang đá bóng.
+ Phùng Khắc Khoan quê ở làng Phùng Xá.
b) Điền thêm bộ phận trả lời câu hỏi “Ở đâu’’.
+ ..., chim ca hót líu lo.
+ ..., từng đàn học sinh tung tăng cắp cặp tới trường.
+ Từng chùm hoa phượng nở đỏ rực...
+ Những quả ớt đỏ chói lấp ló trong ...
+ ..., cây cối đâm chồi nảy lộc.
- Cho nêu yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn lớp làm bài cá nhân.
- Cho trình bày kết quả trước lớp.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Thời gian còn lại hướng dẫn HS luyện đọc các bài tập đọc đã học trong tuần 21. 
C. Củng cố - Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà ôn lại bài đã học.
- Lớp lắng nghe.
- 1 em đọc bài.
- Cả lớp làm bài cá nhân.
- HS lần lượt điền miệng.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Vài ba em đọc.
(Phần b có thể cho HS chơi trò chơi nối tiếp)
- 2 em nêu.
- Cá nhân tự làm bài vào vở.
- 1 số em trình bày.
- Lớp nhận xét, chữa bài.
Rút kinh nghiệm bài dạy:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
TOÁN: ÔN LUYỆN
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố cho học sinh về phép cộng, trừ trong phạm vi 10000.
- Rèn cho học sinh kỹ năng giải toán có lời văn. Biết giải bài toán bằng hai phép tính.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Củng cố lý thuyết:
H: Nêu cách đặt và thực hiện phép cộng trong phạm vi 10000?
B. Thực hành:
Bài 1: Tính.
2238 + 4561 + 493 2934 + 1516 – 298
6482 – 312 x 6 6947 + 872 : 4
- Cho nêu yêu cầu bài tập. 
- Hướng dẫn cả lớp làm bài cá nhân vào vở.
- Tổng kết bài làm đúng.
- Cho nêu lại cách thực hiện tính.
Bài 2: Tìm x
x + 375 = 950 x – 638 = 367
569 + x = 7934 8623 – x = 319
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn cả lớp thực hiện như bài 1.
+ Muốn tìm số hạng, số bị trừ, số trừ chưa biết ta làm thế nào?
Bài 3: Một đội công nhân phải sửa 7200 m đường. Ngày đầu đội sửa được 2300 m đường. Ngày thứ hai đội sửa được 2550 m đường. Hỏi đội còn phải sửa mấy m đường nữa?
- Cho đọc bài toán.
H: Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài vào vở.
- Tổng kết bài làm đúng.
- Cho nêu lại cách giải.
Bài 4: (Dành cho HS khá giỏi).
Hằng cắt được 3 loại hoa: hoa vàng, hoa đỏ, hoa xanh. Biết tất cả số bông hoa nhiều hơn tổng số hoa vàng và hoa đỏ là 15 bông, số hoa xanh ít hơn số hoa vàng là 3 bông và nhiều hơn số hoa đỏ là 4 bông. Hỏi Hằng cắt được tất cả mấy bông hoa?
- Hướng dẫn HS thực hiện như bài 3.
- Chấm chữa bài.
C. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học. Dặn về ôn lại bài học.
-Vài ba em nêu.
- 1 em nêu yêu cầu.
- Lớp làm bài cá nhân,1 em lên bảng làm.
- Nhận xét, chữa bài. 
- Vài ba em nêu lại.
- 1 em nêu.
- Lớp làm bài cá nhân.
- Vài ba em nêu.
- 1 em đọc bài toán.
- Nêu ý kiến.
- HS làm bài cá nhân. 1 em lên bảng giải.
- Lớp nhận xét, chữa bài.
Giải: Cả hai ngày đội đó sửa được số m đường là:
2300 + 2550 = 4850 (m)
Đội còn phải sửa số m đường nữa là: 7200 – 4850 = 2350 (m)
Đáp số: 2350 m
- Vài em nêu.
- HS làm bài cá nhân. 
Giải: Tổng số hoa đem trừ đi số bông hoa đỏ và vàng là 15 bông. Số bông hoa vàng là: 
15 + 3 = 18 (bông)
Số bông hoa đỏ là: 
15 - 4 = 11 (bông)
Hằng cắt được tất cả số bông hoa là: 15 + 18 + 11 = 44 (bông)
Đáp số: 44 bông
Rút kinh nghiệm bài dạy:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Hướng dẫn tự học:
- Hướng dẫn cả lớp hoàn thành bài tập đã học ở vở thực hành Toán và Tiếng Việt, vở Tự luyện Violympíc Toán 3 Tập 2.
- Luyện đọc các bài tập đọc có trong tuần 22.
****************************************************************
.............................................................................................
ĐẠO ĐỨC : ĐẠO ĐỨC ĐỊA PHƯƠNG
 Vệ sinh đường làng, ngõ xóm, lớp học
I. MỤC TIÊU: Sau bài học giúp HS:
- Hiểu: đường làng là những con đường ở nông thôn nơi cha mẹ, các em và mọi người sinh sống.
- Nêu được một số việc làm nhằm giữ vệ sinh đường làng nơi em đang sinh sống.
- Điều tra tình hình vệ sinh đường làng nơi em sinh sống, biết được tác hại khi đường làng bị mất vệ sinh và hướng khắc phục.
- HS có thái độ và hành vi giữ vệ sinh đường làng, ngõ xóm và lớp học của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giấy ô li.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Bài cũ: 
- Giáo viên giới thiệu nội dung tiết thực hành kĩ năng.
B. Bài ôn tập: 
*HĐ1: Báo cáo tình hình thực tế vệ sinh về đường làng mà em đã tìm hiểu.
- Gọi HS báo cáo kết quả tìm hiểu của mình.
- GV và cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn.
- Chốt ý: Trong thực tế đường làng, ngõ xóm ở quê hương mình tương đối sạch sẽ. Tuy nhiên ở nhiều địa phương hiện nay một số bà con chưa biết cách xử lí rác thải cũng như các chất thải khác một cách hợp lí nên nhiều con đường làng bị ô nhiễm, ảnh hưởng không những đến sức khỏe mà còn trở ngại cho việc đi lại hằng ngày.
*HĐ2: Hướng khắc phục vệ sinh đường làng ở địa phương.
- Yêu cầu HS nêu những việc làm nhằm giữ vệ sinh đường làng (HS thảo luận theo nhóm và ghi vào phiếu bài tập).
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV chốt lại ý kiến đúng của HS các nhóm.
*HĐ3: Tổng vệ sinh lớp học của mình.
- GV hướng dẫn cả lớp thực hành vệ sinh lớp học.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- Nhận xét, tuyên dương các nhóm làm việc tốt.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học .
- Dặn dò HS thực hiện tốt việc giữ vệ sinh đường làng, ngõ xóm, lớp học của mình.
- Cả lớp lắng nghe.
- Từng cá nhân lần lượt báo cáo trước lớp.
- HS lắng nghe.
- Thảo luận N4 theo yêu cầu của GV.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm thực hiện công việc được giao.
Rút kinh nghiệm bài dạy:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: RỄ CÂY 
I. MỤC TIÊU: Sau bài học HS biết:
- Kể tên một số cây có rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ hoặc rễ củ.
- Nêu được đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ hoặc rễ củ.
- Phân loại các loại rễ cây sưu tầm được.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Các hình vẽ trang 82, 83 SGK. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
A. Bài cũ: 
+ Thân cây có chức năng gì? Ích lợi gì?
+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ cây cối?
- GV tổng kết phần bài cũ.
B. Bài mới : 
*HĐ1: Quan sát và trả lời. 
- Yêu cầu cả lớp quan sát H1-H4 trang 82 SGK thảo luận nhóm và mô tả đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm.
+ Chỉ và nói cây nào có rễ cọc, cây nào có rễ chùm?
+ Nêu những điểm khác nhau giữa rễ cọc và rễ chùm?
- GV nhận xét, tiểu kết ý kiến.
*HĐ2: Quan sát và trả lời. 
- Yêu cầu HS quan sát H5 - H7 trang 83 SGK trả lời câu hỏi:
+ Cây nào có rễ mọc ra từ cành hoặc thân, cây nào có rễ phình to thành củ? 
- Cho trình bày kết quả.
- GV tổng kết, rút ra mục Bạn cần biết.
HS khá giỏi:
+ Theo em khi đứng trước gió to thì cây có rễ cọc và cây có rễ chùm cây nào đứng vững hơn? Vì sao?
+ Người ta thường trồng loại cây gì để chắn bão? Cây đó có rễ cọc hay rễ chùm?
*HĐ3: Thực hành phân loại cây theo loại rễ.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm lớn, phân loại các loại rễ cây đã sưu tầm và ghi tên.
- Cho trưng bày sản phẩm.
- GV tổng kết, tuyên dương các nhóm làm việc tốt.
C. Củng cố - Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà xem lại bài học.
- Chuẩn bị bài sau: Rễ cây (TT).
- Một số em trình bày.
- Lớp nhận xét.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Lớp nhận xét, góp ý thêm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Lớp nhận xét, góp ý thêm.
- Vài ba em đọc.
- Cá nhân HS trình bày ý kiến.
- Lớp nhận xét, góp ý thêm.
- Các nhóm làm việc theo yêu cầu.
- Trình bày sản phẩm của nhóm
- Nhận xét nhóm bạn.
Rút kinh nghiệm bài dạy:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
TẬP VIẾT: ÔN CHỮ HOA : P
I. MỤC TIÊU: Sau bài học HS biết:
-Viết đúng chữ hoa P, Ph, B, viết đúng tên riêng: Phan Bội Châu và câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ.
- Viết đúng cỡ chữ, đúng khoảng cách, trình bày bài viết sạch, đẹp, khoa học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Mẫu chữ viết hoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
A. Bài cũ:
- Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn viết trên bảng con. 
*Luyện viết chữ hoa.
- Yêu cầu tìm các chữ hoa có trong bài.
- Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ .
- Yêu cầu HS tập viết bảng con các chữ hoa vừa nêu.
*Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng): 
- Yêu cầu đọc từ ứng dụng: Phan Bội Châu. 
HS khá giỏi:
H: Em biết gì về Phan Bội Châu?
- GV giới thiệu về Phan Bội Châu cho HS biết.
- Cho HS tập viết trên bảng con.
*Luyện viết câu ứng dụng:
- Yêu cầu học sinh đọc câu ứng dụng.
HS khá giỏi:
H: Câu ca dao có nội dung gì?
Phá tam giang nối đường ra Bắc
Đèo Hải Vân hướng mặt vào Nam.
- Yêu cầu tập viết bảng con các chữ hoa. 
HĐ2: Hướng dẫn viết vào vở.
- GV nêu yêu cầu, hướng dẫn cách viết, tư thế ngồi, khoảng cách giữa mắt và vở...
- Yêu cầu cả lớp viết bài vào vở tập viết.
- Theo dõi và uốn nắn những em viết yếu.
- Giáo viên chấm một số bài.
- Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm. 
C. Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Dặn HS về nhà hoàn thành bài viết.
- Chuẩn bị vở, bảng con.
- Các chữ hoa có trong bài là: P, Ph, B, C, H, V, N, Đ.
- Theo dõi giáo viên viết mẫu.
- Cả lớp tập viết bảng con chữ P, Ph, B, C, H, V, N, Đ.
- 2 em đọc từ ứng dụng.
- Phan Bội Châu là nhà cách mạng vĩ đại đầu thế kỉ XX của Việt Nam. 
- Cả lớp tập viết vào bảng con.
- 1 em đọc câu ứng dụng.
- Tình yêu quê hương đất nước qua câu ca dao.
- Lớp thực hành tập viết chữ hoa. 
- Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của giáo viên. 
Rút kinh nghiệm bài dạy:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
THỂ DỤC: ( Thầy Quý dạy)
**************************************************************
.......................................................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: RỄ CÂY (TT)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học HS biết:
- Chức năng của rễ đối với đời sống của thực vật.
- Ích lợi của rễ cây đối với đời sống con người.
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây cối.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Các hình vẽ trang 84, 85 SGK. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
A. Bài cũ: 
+ Nêu tên các loại rễ cây mà em biết?
+ Nêu đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ?
- GV tổng kết phần bài cũ.
B. Bài mới : 
*HĐ1: Thực hành: Tìm hiểu vai trò của rễ cây. 
- Yêu cầu HS trình bày phần thực hành đã được GV hướng dẫn làm ở nhà.
- GV nhận xét, tuyên dương những em thực hành tốt.
+ Nếu nhổ cây lên khỏi mặt đất và để cây đó một thời gian, cây đó sẽ ra sao?
- Yêu cầu HS trình bày ý kiến.
HS khá giỏi:
+ Giải thích tại sao nếu không có rễ, cây không sống được?
+ Rễ cây có chức năng gì?
- Kết luận và rút ra mục Bạn cần biết.
*HĐ2: Tìm hiểu ích lợi của rễ cây đối với đời sống con người. 
- Yêu cầu HS quan sát H2-H5 trang 85 SGK trả lời câu hỏi:
+ Chỉ vào từng hình và nói: Cây đó có loại rễ gì? Rễ cây đó được sử dụng làm việc gì? 
- Cho trình bày kết quả.
*Liên hệ:
- Yêu cầu HS liên hệ thực tế trả lời câu hỏi:
+ Rễ của 1 số cây được sử dụng để làm gì? Nêu ví dụ.
- GV tổng kết ý kiến đúng của HS.
*HĐ3: Trò chơi: Đố bạn.
- Hướng dẫn cách chơi.
- Cho HS chơi thử sau đó chơi thật.
- GV tổng kết trò chơi, tuyên dương.
C. Củng cố - Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà xem lại bài học.
- Chuẩn bị bài sau: Lá cây.
- Một số em trình bày.
- Lớp nhận xét.
- Lần lượt HS trình bày kết quả.
- Lớp nhận xét.
- Nêu ý kiến.
- Cá nhân HS trình bày ý kiến.
- Vài em đọc.
- 1 số em phát biểu ý kiến.
- Lớp nhận xét.
- HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp lắng nghe luật chơi.
- Thực hành chơi trước lớp
Rút kinh nghiệm bài dạy:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
ĐẠO ĐỨC : ĐẠO ĐỨC ĐỊA PHƯƠNG
 Vệ sinh đường làng, ngõ xóm, lớp học
(Đã soạn buổi sáng)
TẬP VIẾT: ÔN CHỮ HOA P
(Đã soạn buổi sáng)
THỦ CÔNG: ĐAN NONG MỐT (TT)
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách đan nong mốt. Kẻ, cắt được các nan tương đối đều nhau.
- Đan được nong mốt. Dồn được nan nhưng có thể chưa khít, dán được nẹp xung 
quanh tấm đan.
- HS khéo tay: Kẻ, cắt được các nan đều nhau. Đan được tấm đan nong mốt. Các nan đan khít nhau, nẹp được tấm đan chắc chắn. Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hòa. Có thể sử dụng tấm đan nong mốt để tạo thành hình đơn giản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh quy trình. Kéo, giấy thủ công, hồ dán.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
A. Bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. 
- Nhận xét đánh giá.
B. Bài mới: 
*HĐ1: Học sinh thực hành đan nong mốt.
- Yêu cầu HS nhắc lại quy trình đan nong mốt.
- GV nhận xét và hệ thống lại các bước đan nong mốt.
- Tổ chức cho HS thực hành. Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng. 
- Hướng dẫn HS trang trí, trưng bày và nhận xét sản phẩm. Giáo viên chọn vài tấm đẹp nhất lưu giữ tại lớp và khen ngợi học sinh có sản phẩm đẹp, đúng kỹ thuật.
*HĐ2: Đánh giá sản phẩm.
- GV nêu tiêu chí đánh giá.
- Đại diện HS lên đánh giá phân loại.
- GV đánh giá chung.
C. Củng cố- dặn dò:
- Đánh giá tinh thần và thái độ học tập của HS.
- Yêu cầu những HS thực hiện chưa tốt về nhà tiếp tục thực hiện để đạt tốt.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Đan nong đôi.
- Chuẩn bị đồ dùng.
- 1 số HS nhắc lại quy trình đan nong mốt.
- Học sinh thực hành.
- Học sinh lắng nghe.
- Từng cá nhân trưng bày, nhận xét sản phẩm.
- HS đọc tiêu chí đánh giá.
- Một số HS thực hiện.
- Lắng nghe.
Rút kinh nghiệm bài dạy:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
***************************************************************** 
......................................................................................
TỰ NHIÊN XÃ HỘI: RỄ CÂY
(Đã soạn thứ ba)
ĐẠO ĐỨC : ĐẠO ĐỨC ĐỊA PHƯƠNG
 Vệ sinh đường làng, ngõ xóm, lớp học
(Đã soạn thứ ba)
THỦ CÔNG: ĐAN NONG MỐT (TT)
(Đã soạn thứ ba)
GDKNS: BÀI 7: LUYỆN GIỌNG OANH VÀNG (TT)
I. MỤC TIÊU: Bài học giúp em:
- Có giọng nói to, rõ ràng và truyền cảm khi thuyết trình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Vở thực hành KNS.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
A. Bài cũ:
+ Giọng nói có tầm quan trọng như thế nào?
+ Giọng nói giúp em nhận ra điều gì từ người nói?
- GV tổng kết, tuyên dương HS. 
B. Bài mới: Phần 2: Cách tập giọng.
HĐ1: Cách luyện giọng.
-Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2 trang 35 vở thực hành.
- Cho trình bày ý kiến.
- GV chốt kết quả đúng.
- GV nêu tình huống ở trang 36 vở thực hành KNS.
- Hướng dẫn HS thực hành gọi “Đò ơi”.
- Nhận xét, tuyên dương HS thực hành tốt. 
*Thực hành:
- Hướng dẫn HS thực hành luyện giọng qua bài hát: Ngón tay nhúc nhích và đếm các số tự nhiên theo thứ tự tăng dần.
- GV nhận xét, tuyên dương.
HĐ2: Những chú ý khi nói.
- Yêu cầu lớp làm bài tập 1, 2, 3 trang 35 vở thực hành.
- Cho trình bày kết quả.
- GV kết luận ý đúng của HS và rút ra bài học.
C. Củng cố - Dặn dò:
- Hướng dẫn HS thực hành luyện tập 2 yêu cầu cuối bài học.
- Nhận xét tiết học. Dặn xem bài tiết sau.
- Một số em trình bày ý kiến.
- Cá nhân tự làm bài tập.
-1 số em trình bày kết quả bài làm.
- Lớp nhận xét.
- 2 em đọc lại.
- 1 số em thực hành trước lớp.
- Đại diện 1 số nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung thêm.
- Cả lớp thực hành luyện giọng.
- Cá nhân tự làm bài tập.
-1 số em trình bày kết quả bài làm.
- Lớp nhận xét.
- Vài ba em đọc.
-Về nhà tự thực hành theo bài học.
Rút kinh nghiệm bài dạy:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................********************************************************************
............................................................................
TỰ NHIÊN XÃ HỘI: RỄ CÂY
(Đã soạn thứ ba)
THỂ DỤC: ( Thầy Quý dạy).
 ĐẠO ĐỨC : ĐẠO ĐỨC ĐỊA PHƯƠNG
 Vệ sinh đường làng, ngõ xóm, lớp học
(Đã soạn thứ ba)
TẬP VIẾT: ÔN CHỮ HOA P 
(Đã soạn thứ ba)
***************************************************************** 
.............................................................................................
TỰ NHIÊN XÃ HỘI: RỄ CÂY (TT)
(Đã soạn thứ ba)
THỦ CÔNG: ĐAN NONG MỐT (TT)
(Đã soạn thứ ba)
TỰ NHIÊN XÃ HỘI: RỄ CÂY (TT)
(Đã soạn thứ ba)
TẬP VIẾT: ÔN CHỮ HOA P 
(Đã soạn thứ ba)
*****************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 3 TUAN 22(1).doc