Giáo án lớp 3 - Tuần 22 - Trường tiểu học số 2 Hòa Bình 2

Giáo án lớp 3 - Tuần 22 - Trường tiểu học số 2 Hòa Bình 2

I/ Mục tiêu: - Biết tên gọi các tháng trong năm ; số ngày trong từng tháng . biết xem lịch ( tờ lịch tháng , năm )

Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.

II/ Các hoạt động:

1/Bài cũ: 1 học sinh sửa bài 1

2/Giới thiệu

3Phát triển các hoạt động Dạng bài 1, bài 2 Không nêu tháng 1 là tháng giêng , tháng 12 là tháng chạp

 

doc 14 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 724Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 3 - Tuần 22 - Trường tiểu học số 2 Hòa Bình 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Còn tiết đạo đức không dạy thay bài gì?TUẦN 22
Caùch ngoân : Chò ngaõ em naâng
Thứ
Môn
Tên bài
Thứ hai
Toán
Mỹ thuật
TĐ – KC
TĐ – KC
Chào cờ
Luyện tập
Vẽ trang trí. Vẽ màu vào dòng chữ nét đều
Nhà bác học và bà cụ
Nhà bác học và bà cụ
Nói chuyện đầu tuần
Thứ ba
Toán
Chính tả
Đạo đức
Anh văn
Anh văn
Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính
Nghe – viết : Ê-đi-xơn
Nhảy dây kiểu chụm hai chân
Cô Hà dạy
Cô Hà dạy
Thứ tư
Tập đọc
Toán
Âm nhạc
LTVC
TNXH
Cái cầu
Luyện tập Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính
Ôn bài hát : Cùng múa hát dưới ánh trăng.
Từ ngữ về sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, chấm hỏi.
Rễ cây
Thứ năm
Tập viết
Toán
Chính tả 
Thủ công
Thể dục
Ôn chữ hoa P
Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số
Nghe – viết : Một nhà thông thái
Đang nong mốt (tt)
Trò chơi Lò cò tiếp sức
Thứ sáu
Toán
Tập làm văn
TNXH
Thể dục 
HĐTT
Luyện tập
Nói, viết về người lao động
Tôn trọng khách nước ngoài (tt)
Rễ cây (tt)
Thi hoa
Thứ hai ngày 13 tháng 2 năm 2012
Toán : Luyện tập
I/ Mục tiêu: - Biết tên gọi các tháng trong năm ; số ngày trong từng tháng . biết xem lịch ( tờ lịch tháng , năm ) 
Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Các hoạt động:
1/Bài cũ: 1 học sinh sửa bài 1
2/Giới thiệu 
3Phát triển các hoạt động Dạng bài 1, bài 2 Không nêu tháng 1 là tháng giêng , tháng 12 là tháng chạp 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Làm bài 1, 2.
Bài 1: + Phần 1a.
- Yêu cầu Hs quan sát tờ lịch năm 2005 và làm bài.
- Mời 1 Hs làm mẫu.
- Yêu cầu Hs tự làm . Bốn Hs lên bảng làm bài.
+ Phần b) 
- Yêu cầu Hs tự làm . Bốn Hs lên bảng làm bài.
Bài 2: Cho hs thảo luận nhóm đôi.
- Yêu cầu 3 Hs thi làm. Hs cả lớp làm vào vở
*Bài 3: Cho Hs thảo luận nhóm đôi. 
- Yêu cầu cả lớp làm . Hai Hs lên bảng thi làm
1Hs đọc yêu cầu đề bài.
Một Hs làm mẫu.
Học sinh cả lớp làm bài 
4 Hs đứng lên đọc kết quả.
Cả lớp làm vào VBT. Bốn Hs đứng lên đọc kết quả.
+ Tháng 2 có 30 ngày. S + Tháng 12 có 31 ngày. Đ
+ Tháng 5 có 31 ngày. Đ + Tháng 8 có 30 ngày. S
+ Tháng 7 có 31 ngày. Đ + Tháng 9 có 30 ngày. Đ
1Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs thảo luận nhóm đôi.
Ba Hs lên làm bài.
Ngày 29 tháng 4 là ngày thứ bảy. Ngày 1 tháng 5 cùng năm đó là ngày chủ nhật.
4. Tổng kết – dặn dò. Về tập làm lại bài.Chuẩn bị bài: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính. Nhận xét tiết học.
Mĩ thuật : Vẽ trang trí. Vẽ màu vào dòng chữ nét đều
Cô Xuân Thu dạy
Tập đọc – Kể chuyện : Nhà bác học và bà cụ
I/ Mục đích – yêu cầu : 
A. Tập đọc. - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật Hiểu ND: ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến , luôn mong muốn đem khao học phục vụ con người ( trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 )
B. Kể Chuyện. Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn của câu chuyện theo lối phân vai .
II/ Chuẩn bị: Tranh minh họa bài học trong SGK. Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. 
Bài cũ: + Tìm những chi tiết nói lên tinh thần yêu nước của bác sĩ Đặng Văn Ngữ?
Giới thiệu và nêu vấn đề:
Phát triển các hoạt động. 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
Gv đọc mẫu bài văn.
- Gv cho Hs xem tranh minh họa.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp.
Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
+ Bốn nhóm nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh 4 đoạn.
+ Một Hs đọc cả bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm chú thích dưới ảnh Ê-đi-xơn và đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Nói những điều em biết về Ê-đi-xơn?
+ Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào?
+ Bà cụ mong muốn điều gì?
+ Vì sao cụ muốn có chiếc xe không cần ngựa kéo?
+ Mong muốn của cụ gợi cho Ê-đi-xơn ý nghĩ gì?
+ Nhờ đâu mong ước của bà cụ được thực hiện?
+ Theo em khoa học mang lại lợi ích gì cho con người?
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
- Gv đọc diễn cảm đoạn 3.
- Gv cho 4 Hs thi đọc truyện trước lớp .
- Gv yêu cầu 4 Hs tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn của bài.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
* Hoạt động 4: Kể chuyện.
- Gv cho Hs phân thành các vai: người dẫn chuyện, Ê-đi-xơn và bà cụ.
- Gv nhắc nhở Hs: Nói lời nhân vật mình nhập vai theo trí nhớ. Kết hợp với lời kể với động tác, cử chỉ, điệu bộ.
- Gv yêu cầu từng tốp 3 em dựng lại câu chuyện theo vai.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt.
PP: Thực hành cá nhân, hỏi đáp, trực quan.
Học sinh đọc thầm theo Gv.
Hs xem tranh minh họa.
Hs đọc từng đoạn trước lớp.
4 Hs đọc 4 đoạn trong bài.
Hs giải thích các từ khó trong bài. 
PP: Đàm thoại, hỏi đáp, giảng giải, 
Hs đọc thầm đoạn 1.
Hs phát biểu.
Xảy ra vào lúc Ê-đi-xơn vừa chế ra đèn điện, mọi người ở khắp nơi ùn ùn đến xem. Bà cụ cũng là một trong số những người đó.
Bà mong nuốn Ê-đi-xơn làm được một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại rất êm
Vì xe ngựa rất xóc. Đi xe ấy cụ sẽ bị ốm..
Chế tạo một chiếc xe chạy bằng dòng diện.
Nhờ óc sáng tạo kì diệu, sự quan tâm đến con người vàlao động miệt mài của nhà bác học để thực hiện bằng được lời hứa.
Hs phát biểu ý kiến.
PP: Kiểm tra, đánh giá trò chơi.
Hs thi đọc diễn cảm truyện.
Bốn Hs thi đọc 4 đoạn của bài.
Hs nhận xét.
PP: Quan sát, thực hành, trò chơi.
Hs phân vai.
Hs tự hình thành nhóm, phân vai.
Từng tốp 3 Hs lên phân vai và kể lại câu chuyện.
5. Tổng kềt – dặn dò.Về luyện đọc lại câu chuyện.Chuẩn bị bài: Cái cầu.Nhận xét bài học.
Chào cờ ; Nói chuyện đầu tuần
Thứ ba ngày 14 tháng 2 năm 2012
Toán Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính
I/ Mục tiêu: - Có biểu tượng về hình tròn . Biết được tâm , bán kính , đường kính của hình tròn . Bước dầu biết dùng com pa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước .
Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị: Bảng phụ, phấn màu. Mô hình hình tròn, compa. VBT, bảng con, compa.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát. 
2. Bài cũ: Gv gọi 2 Hs lên làm bài tập 3, 4. Gv nhận xét bài làm của HS.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề. 
4. Phát triển các hoạt động. Bài 1, Bài 2 , Bài 3
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Giới thiệu hình tròn, compa và cách vẽ hình tròn.
a) Giới thiệu hình tròn.
+ Tâm 0 là trung điểm của đường kính AB.
+ Độ dài đường kính gấp hai lần độ dài bán kính.
b) Giới thiệu cái compa và cách vẽ hình tròn.
- Gv cho Hs quan sát cái compa và giới thiệu cấu tạo của compa. Compa dùng để vẽ hình tròn.
- Gv giới thiệu cách vẽ hình tròn tâm 0, bán kính 2cm:
+ Xác định khẩu độ compa bằng 2cm trên thước.
+ Đặt đầu có đinh nhọn đúng tâm 0, đầu kia có bút chì được quay một vòng vẽ thành hình tròn.
* Hoạt động 2: Làm bài 1, 2.
Bài 1: Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi
- Gv yêu cầu Hs làm vào VBT.
- Yêu 2 Hs lên bảng làm.
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại quy tắc.
- Gv nhận xét, chốt lại.
* Bài 2: Gv gọi 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại cách vẽ hình tròn tâm 0, bán kính 3cm.
- Gv yêu cầu cả lớp làm vào VBT.
- Gv mời 3 Hs lên thi làm bài.
- Gv nhận xét, chốt lại, tuyên dương bạn vẽ đúng, đẹp.
* Hoạt động 3: Làm bài 3.
Bài 3: Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu tự làm vào VBT.
- Gv mời 1 Hs lên bảng vẽ hai đường kính.
- Sau khi Hs vẽ hai đường kính AB và MN xong, Gv yêu cầu Hs làm phần b) vào VBT.
- Gv nhận xét, chốt lại: 
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
Hs quan sát mặt đồng hồ.
Vài Hs nêu lại nhận xét hình tròn.
Hs quan sát compa.
Hs vẽ hình tròn bằng compa.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs thảo luận nhóm đôi.
Học sinh cả lớp làm bài vào VBT.
2 Hs lên bảng làm và nêu cách tính.
Hs nhận xét.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Một Hs nhắc lại.
Cả lớp làm vào VBT.
2Hs lên thi làm bài và nêu cách tính.
PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs làm bài vào VBT.
1 Hs lên bảng vẽ đường kính AB, MN.
Hs làm phần b) vào VBT.
5. Tổng kết – dặn dò. Về tập làm lại bài.Làm bài 2,3.Chuẩn bị bài: Vẽ trang trí hình tròn.Nhận xét tiết học.
Chính tả : Nghe – viết : Ê-đi-xơn
I/ Mục đích – yêu cầu : - Nghe - viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi . Làm đúng BT(2) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn .
Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vỡ .
II/ Chuẩn bị: Bảng phụ viết BT2.VBT, bút.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. 
Bài cũ: Gv gọi Hs viết các từ bắt đầu bằng chữ tr/ch. Gv nhận xét bài thi của Hs.
Giới thiệu và nêu vấn đề. 
Phát triển các hoạt động: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs nghe - viết.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Gv đọc toàn bài viết chính tả.
 - Gv yêu cầu 1 –2 HS đọc lại đoạn viết .
+ Những chữ nào trong bài được viết hoa?
+ Tên riêng Ê-đi-xơn viết như thế nào?
- Gv hướng dẫn Hs viết ra nháp những chữ dễ viết sai: 
- Gv đọc cho Hs viết bài vào vở.
- Gv đọc cho Hs viết bài.
Gv chấm chữa bài.
- Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
 + Bài tập 2: Gv cho Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs làm bài cá nhân.
- Gv mời các em đọc kết quả.
- Gv mời 2 Hs lên bảng thi làm bài. Sau đó từng em đọc kết quả, giải câu đố.
- Gv nhận xét, chốt lại: tròn, trên, chui Là mặt trời.
: chẳng, đổi,dẻo, đĩa Là cánh đồng.
PP: Phân tích, thực hành.
Hs lắng nghe.
1 – 2 Hs đọc lại bài viết.
Những chữ đầu đoạn, đầu câu và tên riêng Ê-đi-xơn..
Viết hoa chữ cái đầu tiên, có gạch nối giữa các tiếng.
Hs viết ra nháp.
Học sinh nêu tư thế ngồi.
Học sinh viết vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Hs tự chữ lỗi.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
Một Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Hs làm bài cá nhân.
Hs đọc kết quả.
Hs lên bảng thi làm bài
Hs nhận xét.
Tổng kết – dặn dò. Về xem và tập viết lại từ khó.Chuẩn bị bài: Một nhà thông thái .Nhận xét tiết học.
Đạo đức Tôn trọng khách nước ngoài (tiết 2)
I/ Mục tiêu: - Nêu được một số biểu hiện của việc tôn trọng khách nước ngoài phù hợp với lứa tuổi. Có thái độ, hành vi phù hợp khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài trong các trường hợp đơn giản.
Hs có hành động giúp đỡ khách nước ngoài.
Thể hiện sự tôn trọng khách nước ngoài trong một số trường hợp cụ thể.
*(KNS)
II/ Chuẩn bị: Phiếu thảo luận nhóm. VBT Đạo đức.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. 
Bài ... ẩm.
- Gv tuyên dương những tấm đan đẹp nhất.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs nhắc lại quy trình đan nong mốt.
Hs thực hành đan nong mốt.
Hs trình bày các sản phẩm của mình.
5.Tổng kềt – dặn dò. Về tập làm lại bài. Chuẩn bị bài sau: Đan nong đôi. Nhận xét bài học.
Thể dục Nhảy dây-trò chơi :"lò cò tiếp sức” 
I/Mục tiêu: Biết cách nhảy dây kiểu chụm hai chân và thực hiện đúng cách so dây, chao dây, quay dây. Biết cách chơi và tham gia chơi được
II/Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị còi, dây nhảy .
III/Hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Tập bài thể dục phát triển chung.
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập.
* Trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ” 
2-Phần cơ bản.
- Ận nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân.
+ GV cho HS tại chỗ tập các động tác so, trao, quay dây, tập chụm 2 chân bật nhảy không có dây rồi mới có dây.
+ GV chia lớp thành từng tổ tập luyện theo khu vực đã quy định.
* Cả lớp nhảy dây đồng loạt 1 lần. Ọm nào có số lần nhảy nhiều nhất được biểu dương.
- Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”.
 GV chia lớp thành các đội đều nhau . Nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi rồi cho HS chơi.
GV chú ý bảo hiểm tránh để xảy ra chấn thương cho HS.
3-Phần kết thúc
- GV cho HS tập 1 số động tác hồi tĩnh, hít thở sâu
- GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét 
- Lớp trưởng tập hợp, điểm số, báo cáo GV.
- HS tập thể dục, chạy và tham gia trò chơi.
- HS tập so dây, trao dây, quay dây và tập chụm 2 chân bật nhảy nhẹ nhàng. 
 - HS tập luyện theo tổ.
- HS tham gia trò chơi nhiệt tình, thi đua giữa các đội. §ội nào nhanh nhất, ít phạm quy thì đội đó thắng.
- HS tập các động tác, hít thở sâu.
- HS chú ý lắng nghe GV hệ thống bài. 
Thứ sáu ngày 17 tháng 2 năm 2012
Toán Luyện tập
I/ Mục tiêu: - Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( có nhớ một lần )
Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị: Bảng phụ, phấn màu. VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát. 
2. Bài cũ: Gv gọi 2Hs lên bảng sửa bài 1, 2. Gv nhận xét, cho điểm.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề. 
4. Phát triển các hoạt động. Bài 1, Bài 2 ( cột 1,2,3 ), Bài 3, Bài 4 ( cột 1,2 ) 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Làm bài 1.
Bài 1.Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của đề bài
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Muốn viết thành phép nhân chúng ta phải làm thế nào?
- Gv mời 3 Hs lên bảng làm bài. Hs cả lớp làm vào VBT.
- Gv yêu cầu cả lớp làm bài vào VBT.
Bài 2: GV mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
 + Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào?
 - Gv yêu cầu Hs cả lớp làm bài vào VBT. Hai Hs lên bảng sửa bài.
* Hoạt động 2: Làm bài 3.
Bài 3: Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài. 
Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi.
Bài toán hỏi gì?
Muốn tính số lít xăng còn lại ta phải làm sao?
Gv yêu cầu Hs cả lớp làm bài vào VBT. Một Hs lên bảng làm bài.
* Hoạt động 3: Làm bài 4
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của bài.
-Gv hỏi: Gấp một số khác với thêm một số như thế nào?
- Gv yêu cầu HS đọc bài mẫu và cho biết cách làm của bài toán.
- Gv chia lớp thành 2 nhóm. Cho các thi làm bài.
Yêu cầu: Trong thời gian 5 phút, nhóm nào làm bài xong, đúng sẽ chiến thắng.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Yêu cầu chúng ta tìm tích.
Chúng ta thực hiện phép nhân giữa các thừa số với nhau.
Ba Hs lên bảng làm bài. Hs cả lớp làm vào VBT.
Hs đọc yêu cầu của bài.
Ta lấy thương nhân với số chia.
Hs làm bài vào VBT. Hai Hs lên sửa bài.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs thảo luận nhóm đôi.
Tính số lít xăng còn lại.
Ta phải biết lúc đầu có bao nhiêu lít.
Hs cả lớp làm bài vào VBT.
Một Hs lên bảng làm bài.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs trả lời.
Hai nhóm thi đua làm bài.
Hs nhận xét.
5. Tổng kết – dặn dò. Tập làm lại bài.Làm bài 3, 4. Chuẩn bị bài: Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (tiếp theo).Nhận xét tiết học.
Tập làm văn : Nói, viết về người lao động trí óc
I/ Mục đích yêu cầu : - Kể được một vài điều về người lao động trí óc theo gợi ý trong SGK ( BT1) . Viết những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn ( khoảng 7 câu ) (BT2) 
Giáo dục Hs biết rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị: Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý. Tranh ảnh minh họa.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát. 
Bài cũ: Gv gọi 2 Hs kể lại câu chuyện “ Nâng niu từng hạt giống”. Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề. 
Phát triển các hoạt động: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs làm bài.
+ Bài tập 1: Gv mời Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv mời 1 – 2 Hs kể tên một số nghề lao động trí óc
- Gv mời 1 Hs nói về một người lao động trí óc mà em chọn.
- Gv gợi ý cho Hs:
+ Người ấy tên là gì? Làm nghề gì? Ở đâu? Quan hệ thế nào với em?
+ Công việc hằng ngày của người ấy là gì?
+ Người đó làm việc như thế nào?
+ Công việc ấy quan trọng, cần thiết như thế nào với mọi người?
+ Em có thích làm công việc như người ấy không?
- Gv mời từng cặp hs kể
- Gv mời 4 – 5 Hs thi kể trước lớp.
- Gv nhận xét, chốt lại.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài.
+ Bài tập 2: Yêu cầu hs đọc đề bài.
- Gv nhắc nhở Hs viết vào vở rõ ràng, từ 7 – 10 câu những lời mính vừa kể.
- Gv theo dõi nhắc nhở các em.
- Gv mời từ 5 – 7 Hs đọc bài viết của mình trước lớp.
- Gv nhận xét, tuyên dương những bạn viết tốt.
PP: Quan sát, giảng giải, thực hành.
Hs đọc yêu cầu của bài.
Hs kể: bác sĩ, giáo viên, kĩ sư, kiến trúc sư, nhà nghiên cứu..
Hs nói về người lao động trí thức.
Từng cặp Hs kể .
Hs thi kể chuyện.
Hs lắng nghe.
PP: Quan sát, luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs viết bài vào vở.
Hs đọc bài viết của mình.
Hs cả lớp nhận xét.
 5 Tổng kết – dặn dò.Về nhà tập kể lại chuyện. Chuẩn bị bài: Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật. Nhận xét tiết học.
Tự nhiên xã hội Rễ cây (tiếp theo)
I/ Mục tiêu: - Nêu được chức năng của rễ đối với đời sống của thực vật và ích lợi của rễ đối với đời sống con người 
Giáo dục Hs biết yêu thích thực vật.
II/ Chuẩn bị: Hình trong SGK trang 84, 85 SGK. Sưu tầm các loại rễ cây.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ:+ Mô tả đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm? + Mô tả đặc điểm của rễ phụ, rễ củ?
Giới thiệu và nêu vấn đề: 
Phát triển các hoạt động. 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Gv yêu cầu Hs làm việc theo nhóm.
- Gv yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn theo gợi ý sau:
+ Nói lại việc bạn đã làm theo yêu cầu trong SGK trang 82 ?
+ Giải thích tại sao nếu không có rễ, cây không sống được ?
+ Theo bạn, rễ có chức năng gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Gv mời đại diện một số nhóm Hs lên trả lời trước lớp các câu hỏi trên.
- Gv chốt lại
=> Rễ cây đâm sâu xuống đất để hút nước và muối khoáng đồng thời còn bám chặt vào đất giúp cho cây không bị đổ.
* Hoạt động 2: Làm việc thoe cặp.
- Mục tiêu: Kể ra được ích lợi của một số rễ cây.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Làm việc theo cặp.
- Gv yêu cầu 2 Hs quay mặt vào nhau và chỉ đâu là rễ của những cây có trong các hình 2, 3, 4, 5 trang 85 trong SGK và trả lời câu hỏi:
+ Những rễ đó được sử dụng để làm gì?
 Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- Gv yêu cầu các cặp lên trình bày
- Gv nhận xét, chốt lại.
=> Một số cây có rễ làm thức ăn, làm thuốc, làm đường.
PP: Quan sát, hỏi đáp , giảng giải.
Hs làm việc theo nhóm.
Hs thảo luận các câu hỏi..
Một số Hs lên trình bày kết quả thảo luận.
Hs lắng nghe.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận
HT:
Hs quan sát.
Hs làm việc theo cặp.
Các cặp lên trình bày.
Hs nhận xét.
5 .Tổng kết– dặn dò. Về xem lại bài. Chuẩn bị bài sau: Lá cây. Nhận xét bài học.
Thể dục Nhảy dây-trò chơi “lò cò tiếp sức” 
I/Mục tiêu: Biết cách nhảy dây kiểu chụm hai chân và thực hiện đúng cách so dây, chao dây, quay dây. Biết cách chơi và tham gia chơi được
II/Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị còi, dây nhảy. 
III/Hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- GV điều hành cho HS tập bài thể dục phát triển chung.
- Trò chơi “Chim bay cò bay”.
* Cho HS chạy chậm 1 vòng xung quanh sân tập.
2-Phần cơ bản.
- nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân.
+ GV chia lớp thành từng tổ tập luyện theo khu vực đã quy định, hướng dẫn, sửa chữa động tác sai cho HS.
+ Lưu ý 1 số sai thường mắc: So dây dài hoặc ngắn quá, quay dây không đều, phối hợp giữa tay quay dây và 2 chân bật nhảy không nhịp nhàng...GV cần có những chỉ dẫn kịp thời để HS sửa chữa những sai sót.
* Cả lớp nhảy dây đồng loạt 1 lần. Ọm nào có số lần nhảy nhiều nhất được biểu dương.
- Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”.
 GV chia lớp thành các đội . Nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi rồi cho HS chơi.
3-Phần kết thúc
- GV cho HS chạy chậm thả lỏng tích cực, hít thở sâu.
- GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét giờ học. 
- Lớp trưởng tập hợp, điểm số, báo cáo GV.
- HS tập thể dục và tham gia trò chơi.
 - HS tập luyện theo tổ, chú ý sửa ngay nhưng động tác sai.
- HS tham gia trò chơi nhiệt tình, thi đua giữa các đội. 
- HS chạy thả lỏng, hít thở sâu.
- HS chú ý lắng nghe GV. 
Hoạt động tập thể: Thi hoa
I/ Mục tiêu : Qua tiết sinh hoạt giúp học sinh tổng kết đánh giá các hoạt động trong tuần , biết so sánh các nét đẹp của loài hoa. Từ đó có ý thức giữ gìn và chăm sóc nét đẹp của hoa.
II/ Hoạt động :
1/ Đánh giá kết quả học tập và thực hiện :
Lớp trưởng chỉ đạo tổng kết các hoạt động trong tuần tổ trưởng nhận xét kết quả học tập và rèn luyện trong tuần qua. Tình hình học tập tuần qua, mức độ chuyên cần bài tập về nhà thái độ nghiêm túc trong giờ học. Ăn mặc đồng phục đầy đủ đúng qui định, khăn quàng, đầu tóc vệ sinh cá nhân vệ sinh lớp học lễ phép tôn trọng thầy cô giáo giúp đỡ bạn bè trong học tập và lao động. Xếp hàng ra vào lớp thể dục giữa giờ chấp hành những qui định chung của nhà trường và của lớp đề ra. Lớp trưởng tổng kết đánh giá các hoạt động trong tuần.
Xếp loại thi đua của tổ. GV nhận xét tuyên dương khen thưởng cá nhân và tập thể tổ.
2/ Nội dung sinh hoạt:
Cho học sinh tìm hiểu về đặc điểm nguồn gốc của hoa theo 4 mùa 
3/ Củng cố chủ đề: GV cho học sinh nhận xét Chuẩn bị chủ đề sau

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 3 T 22 LONG GHEP KNSDOC.doc