Giáo án Lớp 3 Tuần 23 - Chu Thị Tuyết – Trường tiểu học Lại Thượng

Giáo án Lớp 3 Tuần 23 - Chu Thị Tuyết – Trường tiểu học Lại Thượng

TOÁN

Tiết 111: Nhân số có bốn chữ số

với số có một chữ số (tiếp theo)

I. Mục tiêu: Giúp học sinh

 - Biết thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( có nhớ hai lần, không liền nhau)

 - Áp dụng phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan

 - Giáo dục: ham học môn học

 

doc 34 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1174Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 23 - Chu Thị Tuyết – Trường tiểu học Lại Thượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Thứ hai ngày 14 tháng 2 năm 2011
Toán
Tiết 111: Nhân số có bốn chữ số
với số có một chữ số (tiếp theo)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
	- Biết thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( có nhớ hai lần, không liền nhau)
	- áp dụng phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan
	- Giáo dục: ham học môn học
II. Chuẩn bị: Hệ thống bài luyện tập.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên viết 2 phép tính nhân lên bảng, yêu cầu HS lên bảng làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài
- GV nhận xét và cho điểm HS
B.Dạy bài mới:
 1.Giới thiệu bài mới
- Nghe giáo viên giới thiệu, ghi bài
2. Hướng dẫn thực hiện phép nhân 1427 x 3
- GV viết lên bảng: 1427 x 3
- HS đọc: 1427 nhân 3
- GV: Hãy đặt tính theo cột dọc để thực hiện phép nhân 1427 x 3
- 2 HS lên bảng đặt tính,lớp đặt tính vào giấy nháp.
- GV hỏi: Khi thực hiện phép nhân này, ta phải thực hiện tính bắt đầu từ đâu?
- 3 HS nêu. 
 1427 * 3 nhân 7 bằng 21, viết 1 nhớ
 x 3 2 
 4281 * 3 nhân 2 bằng 6, thêm 2
 bằng 8, viết 8
 * 3 nhân 4 bằng 12, viết 2
 nhớ 1
 * 3 nhân 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4.
 Vậy 1427 x 3 = 4281
 * GV lưu ý HS, phép nhân trên có nhớ từ hàng đơn vị sang hàng chục, từ hàng trăm sang hàng nghìn.
3. Luyện tập - thực hành
Bài 1
- GV yêu cầu HS làm bài
- 4 HS lên bảng làm bài (mỗi học sinh thực hiện một con tính). HS cả lớp làm bài vào SGK bằng bút chì.
2318
x 2
4636
1092
x 3
3276
1317
x 4
5268
1409
x 5
7045 
- GV yêu cầu lần lượt từng HS đã lên bảng trình bày cách tính mà mình đã thực hiện.
- Các học sinh còn lại trình bày tương tự như trên.
- Nhận xét và cho điểm HS
Bài 2
- Tiến hành tương tự như với bài tập 1.GV chú ý nhắc HS nhận xét cả cách đặt tính của các bạn làm bài trên bảng.
- 4 HS lên bảng, lớp làm vở nháp.
1107
x 6
6642
2319
x 4
9276
1106
x 7
7742
1218
x 5
6090
Bài 3: GV gọi 1 HS đọc đề bài toán
Bài toán cho biết gi?
Bài toán hỏi gì?
- Mỗi xe chở 1425 kg gạo.
- 3 xe như thế chở bao nhiêu kg gạo?
- GV yêu cầu HS tự làm bài
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. 
Bài giải
3 xe chở được số gạo là:
1425 x 3 = 4275 (kg)
- GV chữa bài và cho điểm HS
Bài 4: Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài
- Tính chu vi khu đất hình vuông có cạnh là 1508m.
- GV hỏi: Muốn tính chu vi của hình vuông ta làm thế nào?
- 2,3 HS nêu.
Bài giải
Chu vi của hình vuông là:
1508 x 4 = 6032 (m)
Đáp số: 6032 m
C. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên tổng kết giờ học
- Dặn dò học sinh về nhà ôn các bài vừa học và chuẩn bị bài sau: Luyện tập.
Thứ ba ngày 15 tháng 2 năm 2011
Toán
Tiết 112 : Luyện tập
I. Mục tiêu:Giúp học sinh
	- Củng cố về kĩ năng thực hiện phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ hai lần không liền nhau).
	- Củng cố về giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính
	- Giáo dục: Ham học môn học
II. Chuẩn bị: - Chép sẵn bài tập 4
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên ghi 2 phép nhân lên bảng, yêu cầu HS làm bài
- 2 học sinh lên bảng, lớp làm nháp.
- GV nhận xét và cho điểm HS
B.Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài mới
- Bài học hôm nay sẽ giúp các em củng cố cách thực hiện phép nhân số có bốn chữ số có một chữ số. 
- Nghe giáo viên giới thiệu, ghi bài
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
- Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài
- 4 HS lên bảng làm bài (mỗi HS thực hiện một con tính), cả lớp làm bài vào vở nháp.
- Học sinh trình bày trước lớp. 
 1324
x 2
 2648
1719
x 4
6876
 2308
 x 3
 6924
 1206
x 5
 6030
- GV yêu cầu lần lượt từng HS đã lên bảng trình bày cách tính của con tính mà mình đã thực hiện
- Học sinh thực hiện
- Nhận xét và cho điểm học sinh
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán
- 2 HS đọc đề bài.
- Bạn An mua mấy cái bút?
- An mua 3 cái bút
- Mỗi cái bút giá bao nhiêu tiền?
- Mỗi cái bút giá 2500 đồng.
- An đưa cho cô bán hàng bao nhiêu tiền?
- An đưa cho cô bán hàng 8000 đồng
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán rồi trình bày lời giải
Tóm tắt
 Mua : 3 bút
 Giá 1 bút : 2500 đồng
 Đưa : 8000 đồng
 Trả lại : ... đồng?
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở nháp.
Bài giải
Số tiền An phải trả cho ba cái bút là:
2500 x 3 = 7500 (đồng)
Số tiền cô bán hàng phải trả lại cho An là:
8000 - 7500 = 500 (đồng)
Đáp số: 500 đồng
- GV chữa bài và cho điểm HS
Bài 3
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Tìm x
- x là gì trong các phép tính của bài?
- x là số bị chia trong phép chia.
- Muốn tìm số bị chia chưa biết trong phép chia ta làm như thế nào?
- Ta lấy thương nhân với số chia
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở
x : 3 = 1527
x : 4 = 1823
x = 1527 x 3
x = 4581
x = 1823 x 4
x = 7292
- GV chữa bài và cho điểm HS
Bài 4
- GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi 2 HS chữa bài .
- GV nhận xét chữa bài .
- HS viết số thích hợp vào chỗ trống
a) Có 7 ô vuông đã tô màu trong hình.
- Tô màu thêm 2 ô vuông để thành 1 hình vuông có tất cả 9 ô vuông.
b) Có 8 ô vuông đã tô màu trong hình.
- Tô màu thêm 4 ô vuông để thành một hình chữ nhật có 12 ô vuông.
C. Củng cố, dặn dò
 - Giáo viên tổng kết giờ học 
 - Dặn dò học sinh về nhà làm lại các bài tập .
- Chuẩn bị bài sau: Về học lại các bảng chia.
Thứ tư ngày 16 tháng 2 năm 2011
Toán
Tiết 113: Chia số có 4 chữ số
cho số có một chữ số
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp chia hết). 
	- áp dụng phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan.
	- Giáo dục: Ham học môn toán.
II. Chuẩn bị: Hệ thống bài luyện tập
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Giáo viên vài HS đọc 1 vài phép chia bất kì trong các bảng chia.
- HS thực hiện các yêu cầu của GV.
B.Dạy bài mới: 
1.Giới thiệu bài mới
- Nghe giáo viên giới thiệu, ghi bài.
2. Hướng dẫn thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
a. Phép chia 6369 : 3
- GV viết lên bảng phép chia 
6369 : 3 =? và yêu cầu HS đặt tính theo cột dọc.
- 1 HS lên bảng thực hiện đặt tính.
- GV đặt câu hỏi hướng dẫn HS thực hiện chia như trong SGK
- Yêu cầu cả lớp thực hiện lại phép chia trên.
- Cả lớp thực hiện vào giấy nháp, một số HS nhắc lại cách thực hiện phép chia.
b. Phép chia 1276: 4
- GV tiến hành hướng dẫn HS thực hiện phép chia này tương tự như với phép chia 6369: 3
- GV đặt câu hỏi hướng dẫn HS thực hiện phép chia 
- Phép chia 1276 : 4 = 319 là phép chia có dư hay phép chia hết?
- Là phép chia hết.
- GV yêu cầu HS thực hiện lại phép chia trên.
* Kết luận về cách thực hiện.
3. Luyện tập, thực hành
- 1 HS lên bảng thực hiện lại phép chia, vừa thực hiện vừa nêu các bước như phần bài học của SGK. HS cả lớp thực hiện lại vào giấy nháp.
Bài 1: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Thực hiện phép chia.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 3 HS lần lượt lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bảng con.
- Yêu cầu các học sinh vừa lên bảng lần lượt nêu rõ từng bước chia của mình.
- 3 học sinh lần lượt nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài 2: Giáo viên gọi HS đọc đề bài.
- 2 HS đọc.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- 1 HS làm bảng, lớp làm bài vào vở.
Tóm tắt: 
4 thùng : 1648 gói
 1 thùng : ...gói?
- Giáo viên chữa bài và cho điểm học sinh
Bài giải 
Số gói bánh có trong một thùng là:
1648: 4 = 412 (gói)
Đáp số: 412 gói bánh
Bài 3:
 Bài tập yêu cầu gì?
- Tìm x
- x là gì trong các phép tính này?
- x là thừa số trong phép nhân.
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở.
X x 2 = 1846 X x 3 = 1578
X = 1846:2 X = 1578:3
X = 923 X = 526
- GV chữa bài và cho điểm HS
C. Củng cố, dặn dò: 
 - Tổng kết giờ học
 - Dặn dò học sinh về nhà xem lại các bài luyện tập.
Thứ năm ngày 17 tháng 2 năm 2011
Toán
Tiết 114: Chia số có 4 chữ số
cho số có một chữ số (Tiếp theo)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Biết thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp chia có dư).
- áp dụng phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số để giải các bài toán có lời văn.
- Giáo dục: Cẩn thận, tự giác khi làm bài.
II. Đồ dùng dạy - học :
 - GV, HS chuẩn bị 8 hình tam giác như trong SGK bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra 2 phép chia
- GV nhận xét và cho điểm HS
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phép tính.
B.Dạy bài mới: 
1.Giới thiệu bài 
- Nghe GV giới thiệu, ghi bài.
2. Hướng dẫn thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số
a. Phép chia 9365 : 3
- GV tiến hành hướng dẫn HS thực hiện phép chia 9365 : 3 tương tự như đã làm ở tiết 113.
- HS theo dõi hướng dẫn của GV và thực hiện phép chia, sau đó nêu các bước chia như SGK.
9365 3 * 9 chia 3 được 3, viết3,3
03 3121 nhân 3 bằng 9; 9 trừ 9
 06 bằng 0.
 05	
 2 * Hạ 3; 3 chia 3 được 1, viết 1,1 nhân 3 bằng 3; 3 trừ 3 bằng 0
* Hạ 6; 6 chia 3 được 2, viết 2,2 nhân 3 bằng 6; 6 trừ 6 bằng 0.
* Hạ 5; 5 chia 3 được 1, viết 1, 1 nhân 3 bằng 3; 5 trừ 3 bằng 2
- Trong lượt chia cuối cùng, ta tìm được số dư là 2. Vậy ta nói phép chia 9365 : 3 là phép chia có dư.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện lại phép chia trên.
- Cả lớp thực hiện vào giấy nháp, một số HS nhắc lại cách thực hiện phép chia.
b. Phép chia: 2249 : 4 =
- GV hướng dẫn tương tự phép tính trên
3. Luyện tập - thực hành:
Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- 1 học sinh đọc
- GV yêu cầu học sinh tự làm bài.
- 3 HS lần lượt lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào bảng con.
- Yêu cầu các HS vừa lên bảng lần lượt nêu rõ từng bước chia của mình.
- 3 HS lần lượt nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- 1 học sinh đọc
- Bài toán cho biết gì?
- Học sinh nêu
- Bài toán yêu cầu tìm gì?
- Học sinh nêu
- Học sinh tóm tắt và giải
Tóm tắt:
4 bánh : 1 xe
1250 bánh : nhiều nhất... xe?
 Thừa ... bán ... tự làm
- Học sinh tự làm cá nhân
- Hai học sinh lên thi làm bài
- Các học sinh khác bổ sung .
- Đọc lời giải và bổ sung
Buổi trưa lim dim
Nghìn con mắt lá
 Bóng cũng nằm im
 Trong vườn êm ả.
- Nhận xét chốt lại giải đúng
Bài 3a:
- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu
- 1 học sinh đọc yêu cầu sách giáo khoa
- Bài tập yêu cầu gì?
- Học sinh nêu
- Yêu cầu học sinh tự làm
- Học sinh tự làm trong nhóm
- nồi/lồi: Nhà em có nồi cơm điện.
 Mắt con cóc rất lồi.
- no/lo: Con đã ăn no.
 Mẹ em đang rất lo lắng. 
- Học sinh nhận xét
- Nhận xét, bổ sung
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
Tiết 23: Nhân hoá.
 Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi : Như thế nào?
I. Mục tiêu:
- Củng cố hiểu biết về các cách nhân hoá.
- Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào?
- Giáo dục: Có ý thức rèn luyện ngôn ngữ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Một đồng hồ có đủ cả 3 kim.
- Viết sẵn các câu hỏi bài tập 3
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 2 học sinh lên bảng kiểm tra bài:
 + Học sinh 1: Nêu 5 từ chỉ trí thức .
 - Học sinh thực hiện.
 + Học sinh 2: Đặt đấu phảy vào chỗ thích hợp trong các câu sau
- Trên nền trời xanh , chim trắng bay rộn ràng.
- Xung quanh vườn trường, hoa thơm đua nhau nở.
- Nhận xét, cho điểm.
B.Dạy bài mới: 
1.Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học, ghi bảng.
- Nghe giáo viên giới thiệu, ghi bài.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: 
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi.
- Yêu cầu 1 học sinh đọc bài thơ
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi.
- Cho học sinh quan sát đồng hồ có 3 kim đang quay, yêu cầu học sinh nhận xét về hoạt động của từng kim.
- Kim giờ chạy chầm chậm, kim phút chạy từ từ, kim giây chạy rất nhanh.
- Học sinh làm bài
- Theo em, vì sao khi tả kim giờ, tác giả lại dùng từ bác, thận trọng, nhích từng li, từng li.
- Vì kim giờ là kim to nhất trong 3 kim đồng hồ, kim giờ lại chuyển động rất chậm.
- Vậy vì sao lại gọi kim phút là anh và tả là đi từng bước, từng bước.
- Vì kim phút nhỏ hơn kim giờ và chạy nhanh hơn kim giờ một chút.
- Em hiểu thế nào về cách tả kim giây?
- Học sinh nêu
* Chốt nội dung bài.
Bài 2: 
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi.
- Yêu cầu 1 học sinh đọc các câu trong bài.
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi.
- Học sinh làm việc theo nhóm đôi
- 3 học sinh thực hiện trên bảng.
Bài 3: 
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi.
- Yêu cầu học sinh tự suy nghĩ và làm bài
- 2 học sinh làm trên bảng:
a. Trương Vĩnh Ký hiểu biết như thế nào?
b. Ê- đi xơn làm việc như thế nào?
c.Hai chị em nhìn chú Lý như thế nào?
d. Tiếng nhạc nổi lên như thế nào?
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Nhắc lại nội dung bài
- Về đặt 3 câu hỏi theo mẫu Như thế nào?
- Ôn lại cách nhân hoá.
Tập làm văn
Tiết 23: Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật
I. Mục tiêu:
- Rèn kỹ năng nói: Kể lại một cách tự nhiên, rõ ràng một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em đã dược xem.
- Rèn kỹ năng viết: dựa vào những điều vừa kể, viết lại được một đoạn văn ngắn ( Từ 7 đến 10 câu) kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật.
 - Giáo dục: Ham học môn học. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Viết sẵn các câu hỏi bài tập 1.
- Một số tranh ảnh về các loại hình nghệ thuật: Kịch nói, chèo, cải lương, tuồng, xiếc, ca nhạc....
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi HS lên bảng đọc bài văn kể về một người lao động trí óc mà em biết
- 2 HS đọc theo yêu cầu của GV
- Nhận xét, cho điểm.
B.Dạy bài mới: 
1.Giới thiệu bài: 
Nêu mục tiêu giờ học, ghi bảng.
- Nghe giáo viên giới thiệu, ghi bài.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: 
Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi
- Cho học sinh xem hình ảnh về các buổi biểu diễn nghệ thuật
- Học sinh quan sát
- Giới thiệu về các môn nghệ thuật: kịch nói, chèo, cải lương, tuồng, xiếc, ca nhạc, 
- Buổi biểu diễn nghệ thuật có thể diễn ra tại các nhà hát, rạp xiếc hoặc ở sân khấu ngoài trời. Người biểu diễn có thể là các nghệ sĩ chuyên nghiệp cũng có thể là các cô, các chú, các bác chúng ta gặp hàng ngày.
- Yêu cầu HS đọc các câu hỏi gợi ý của bài
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi
- Khi kể con có thể dựa vào các câu hỏi gợi ý, cũng có thể kể theo những điều mình thích, mình nhớ và ấn tượng về buổi biểu diễn đó.
- Nghe hướng dẫn.
- Gọi 2 học sinh kể mẫu theo gợi ý
- 2 Học sinh kể.
- Giáo viên gợi ý, nhận xét
- Học sinh kể theo nhóm đôi.
- Gọi 5 - 7 học sinh kể trước lớp
Bài 2: 
Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- 1 học sinh đọc, lớp theo dõi
- Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Học sinh viết bài
- 5 học sinh đọc bài 
- Học sinh nhận xét
- Nhận xét, cho điểm
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Tuyên dương học sinh tích cực
- Về xem lại bài viết
- Chuẩn bị bài sau.
Tập viết
Tiết 23: Ôn chữ hoa Q
I. Mục đích yêu cầu:
 - Củng cố cách viết chữ hoa Q
 - Viết đúng đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Quang Trung và câu ứng dụng:
Quờ em đồng lỳa, nương dõu
Bờn dũng sụng nhỏ, nhịp cầu bắc ngang.
 - Yêu cầu viết đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từng cụm từ.
 - Có ý thức rèn luyện chữ viết.Giáo dục tình yêu quê hương đất nước qua câu thơ.
II. Đồ dùng dạy- học
 Giáo viên: - Mẫu chữ viết hoa Q,T
 - Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.
 Học sinh: - Vở tập viết
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
 - Thu vở của 1 số HS để chấm 
 - Nhận xét, cho điểm.
B.Dạy bài mới: 
1.Giới thiệu bài:
- Nghe giáo viên giới thiệu, ghi bài.
2. Hướng dẫn viết chữ hoa:
 a. Quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa Q
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
 - Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa: Q,Tr.
- Treo bảng các chữ cái viết hoa - Giáo viên nhắc lại quy trình viết.
 - 3 học sinh nhắc lại qui trình viết
- Giáo viên viết lại , vừa viết vừa nêu quy trình viết.
 - Học sinh quan sát.
 b. Viết bảng:
 - Yêu cầu HS viết các chữ hoa.
 - 3 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con.
 3. Tìm hiểu bài 
1. Hướng dẫn viết từ ứng dụng:
 - Em biết những gì về Quang Trung?
 - GV: Quang Trung là tên hiệu của Nguyễn Huệ ( 1753 – 1792), người anh hùng dân tộc đã có công lớn trong cuộc đại phá quân Thanh.
- 1 HS đọc từ ứng dụng 
Quang Trung 
 b) Quan sát và nhận xét: 
. 
 - Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao như thế nào? 
 - Học sinh nêu
 - Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
 - Bằng 1 con chữ o.
 c. Viết bảng:
 - GV yêu cầu
 - 2 HS viết bảng chữ 
Quang Trung lớp viết bảng con.
 2. Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
 a. Giới thiệu câu ứng dụng:
- Học sinh đọc câu ứng dụng.
- Giải thích: Câu thơ tả cảnh đẹp bình dị của một miền quê.
- Qua câu thơ các em hiểu quê hương đất nước ta đẹp như thế nào?
=> Chúng ta cần có ý thức để cho quê hương và dòng sông luôn sạch sẽ và mát mẻ.
- HS nêu 
 b. Quan sát và nhận xét
 - Trong câu ứng dụng, chữ nào phải viết hoa?
 - Chữ: Q,B
 - Phân tích chiều cao các chữ?
 - Học sinh phân tích. 
 c. Viết bảng:
 - Giáo viên yêu cầu
 - Học sinh viết bảng: Quờ, Bờn
 - GV theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho HS
 3. Hướng dẫn viết vở tập viết:
- Học sinh viết bài
- GV theo dõi, sửa lỗi cho HS
- Học sinh viết bài
 - Thu vở chấm, nhận xét.
C. Củng cố, dặn dò :
 - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS 
 - Về hoàn thành bài trong vở tập viết và học thuộc câu ứng dụng.
 - Thực hiện ở nhà.
Thủ công
	Tiết 23: Đan nong đôi (Tiết 1).
I.Mục tiờu:
- HS biết cỏch đan nong đụi.
- Đan được nong đụi đỳng quy trỡnh kĩ thuật.
- HS yờu thớch đan nan.
II.GV chuẩn bị:
- Mẫu tấm đan nong đụi cú kớch thước đủ lớn để hs quan sỏt.
- Tấm đan nong mốt của bài trước để HS quan sỏt.
- Tranh quy trỡnh và sơ đồ đan nong đụi.
- Cỏc nan đan 3 màu khỏc nhau.
- Bỡa màu hoặc giấy thủ cụng (hoặc vật liệu khỏc), bỳt chỡ, thước kẻ, kộo thủ cụng, hồ dỏn.
III.Cỏc hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra
-Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
-Nhận xột.
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài
GV hướng dẫn HS quan sỏt và nhận xột
-GV giới thiệu tấm đan nong đụi mẫu, và hướng dẫn HS quan sỏt và nhận xột.
-GV nờu tỏc dụng và cỏch đan nong đụi trong thực tế. 
2. Hướng dẫn mẫu
-Bước1: Kẻ, cắt cỏc nan đan.
- Cắt, kẻ cỏc nan dọc: cắt 1 hỡnh vuụng cú cạnh 9 ụ, sau đú cắt thành 9 nan dọc như đó làm ở tiết 21.
- Cắt 7 nan ngang và 4 nan dỏn nẹp xung quanh tấm đan cú chiều rộng 1 ụ, dài 9 ụ.
- Gọi 1HS nờu cỏch kẻ, cắt cỏc nan.
- Mời 2 HS lờn bảng cắt 3 loại nan.
-GV nhận xột.
-Bước2: Đan nong đụi.
-Cỏch đan nong đụi là nhấc 2 nan, đố 2 nan và lệch nhau 1 nan dọc cựng chiều giữa 2 hàng nan ngang liền kề:
+Đan nan ngang 1: Đặt cỏc nan dọc giống như đan nong mốt. Nhấc cỏc nan dọc 2,3,6,7 và luồn nan ngang thứ nhất vào. Dồn nan ngang khớt với đường nối liền cỏc nan dọc. 
+Đan nan ngang thứ 2: nhấc cỏc nan 3,4,7,8 và luồn nan ngang thứ 2 vào.Dồn nan ngang thứ hai khớt với nan ngang thứ nhất.
+Đan nan ngang thứ 3: ngược với đan nan 1, nghĩa là nhấc cỏc nan dọc 1,4,5,8,9 và luồn nan ngang thứ 3 vào. Dồn nan ngang thứ 3 khớt với nan ngang thứ 2.
+Đan nan ngang thứ 4: ngược với hàng thứ 2, nghĩa là nhấc cỏc nan dọc 1,2,5,6,9 và luồn nan ngang thứ 4 vào. 
+Đan nan ngang thứ 5: giống nan 1
+Đan nan ngang thứ 6: giống như đan nan ngang thứ hai.
+Đan nan ngang thứ 7: giống như đan nan ngang thứ 3.
 3.Thực hành nhỏp
- GV đan mẫu lần 1.
 -GV đan lần 2 với tốc độ nhanh hơn.
 +Bước3: Dỏn nẹp xung quanh tấm đan: 
-Dựng 4 nan cũn lại dỏn theo 4 cạnh của tấm đan để được tấm đan nong đụi như tấm đan mẫu.
-GV gọi HS nhắc lại quy trỡnh.
-GV gọi 2 HS lờn bảng tập đan, dưới lớp, cỏc em tập đan nong đụi theo cặp
C.Nhận xột, dặn dũ:
-GV nhận xột cỏc thao tỏc đan nan và sản phẩm làm nhỏp của HS.
-Dặn dũ:
Chuẩn bị bài sau: Đan nan đụi (t 2).
- Chuẩn bị cỏc dụng cụ cần cú.
- HS quan sỏt.
-HS trả lời.
- HS quan sỏt.
-1 HS nờu.
-2 HS lờn bảng, lớp thực hiện kẻ, cắt cỏc nan theo nhúm đụi.
-Nhận xột cỏch cắt nan của bạn.
-HS quan sỏt.
- 1 HS nhắc lại quy trỡnh đan.
- 2 HS lờn bảng thực hành, cả lớp tập đan theo nhúm đụi.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 23(9).doc