Giáo án Lớp 3 Tuần 24 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Giáo án Lớp 3 Tuần 24 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Môn: Âm nhạc.

Tiết 24 Bài: ÔN TẬP HAI BÀI HÁT: EM YÊU TRƯỜNG EM VÀ CÙNG MÚA HÁT DƯỚI TRĂNG.

I – MỤC TIÊU:

- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của hai bài hát.

- Tập biểu diễn bài hát.

- Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca của hai bài hát.

- Biết gọi tên nốt, kết hợp hình nốt trên khuông nhạc.

- Học sinh yêu thích âm nhạc.

II - GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ.

- Nhạc cụ: Máy nghe, băng nhạc.

- Khuông nhạc, các hình nốt bằng bìa.

 

doc 36 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1141Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 24 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 22 / 2/ 2010
 Ngày dạy: Thứ tư : 24 / 2 / 2010
TUẦN 24
+
TIẾT TRONG NGÀY
MÔN
BÀI
1
Âm nhạc
Ôn tập hai bài hát: Em yêu trường em
và Cùng múa hát dưới trăng.
2
Thủ công 
Đan nong đôi ( Tiết 2).
( Cô Thủy dạy)
3
Luyện từ và câu
Từ ngữ về nghệ thuật – Dấu phẩy.
4
Toán
Làm quen với chữ số La Mã.
5
Tập viết
Ôn chữ hoa R.
Môn: Âm nhạc.
Tiết 24 Bài: ÔN TẬP HAI BÀI HÁT: EM YÊU TRƯỜNG EM VÀ CÙNG MÚA HÁT DƯỚI TRĂNG.
TUẦN 24
I – MỤC TIÊU:
Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của hai bài hát.
 Tập biểu diễn bài hát.
Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca của hai bài hát.
Biết gọi tên nốt, kết hợp hình nốt trên khuông nhạc.
Học sinh yêu thích âm nhạc.
II - GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ.
Nhạc cụ: Máy nghe, băng nhạc.
Khuông nhạc, các hình nốt bằng bìa.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định: Hát + điểm danh.
2. Kiểm tra bài cũ: 
2 học sinh lên viết hình nốt nhạc và giá trị của chúng. Lớp viết bảng con.
Hình nốt trắng.
Hình nốt đen.
Hình nốt móc đơn.
Hình nốt móc kép.
Dấu lặng đen.
Dấu lặng đơn.
Nhận xét – Đánh giá.
3. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động1: Ôn tập bài hát Em yêu trường em.
Yêu cầu học sinh ôn lại theo nhóm.
Các nhóm lên vận động phụ hoạ.
Hoạt động 2: Ôn tập bài hát Cùng múa hát dưới trăng.
Giáo viên yêu cầu học sinh hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 3.
Giáo viên chia lớp thành 2 dãy. Dãy A hát; dãy B gõ đệm sau đó đổi lại.
Hoạt động 3: Tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên khuông 
Để ghi độ cao, thấp của âm thanh người ta dùng các tên nốt nào ?
Mỗi nốt đều được đặt trên một vị trí của khuông nhạc.
Để ghi độ dài, ngắn của âm thanh người ta dùng các hình nốt nào ?
Học sinh ôn lại bài hát.
Cả lớp hát + vận động phụ hoạ.
Câu: Em yêu trường em...yêu thương: Cả lớp nắm tay nhau đung đưa, chân nhún.
Câu: Nào bàn, nào ghế (chỉ tay sang trái). Nào sách nào vở (chỉ tay sang phải).
Câu: Cả tiếng chim vui ...,thu vàng (nắm tay)
Câu cuối: giơ tay lên cao, vẫy vẫy.
Học sinh ôn lại bài hát Cùng múa hát dưới trăng kết hợp gõ đệm theo nhịp 3.
Phách 1: Vỗ mạnh tay vào nhau, phách 2,3 chỉ ngón tay trỏ, tay phải vào lòng bàn tay trái.
Người ta dùng 7 tên nốt nhạc là: Đô-Rê-Mi-Pha-Son-La-Si. 
Đô – Rê – Mi – Pha – Son – La - Si.
- Hình nốt : Nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, nốt móc kép.
 Nốt son trắng. Nốt la đen. Nốt son móc đơn
4. Củng cố: 2 học sinh nhìn khuông nhạc, đọc tên và hình nốt nhạc.
5. Dặn dò: Về luyện tập ghi nhớ cách gọi tên các nốt nhạc trên khuông nhạc và hình nốt.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
-----------------------------------------0------------------------------------
Môn: Luyện từ và câu.
Tiết 24 Bài: TỪ NGỮ VỀ NGHỆ THUẬT-DẤU PHẨY.
TUẦN 24
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Củng cố, hệ thống hoá và mở rộng vốn từ ngữ về nghệ thuật (người hoạt động nghệ thuật, các hoạt động nghệ thuật, các môn nghệ thuật).
Nêu được một số từ ngữ về nghệ thuật ( BT1).
Ôn luyện về dấu phẩy.
Biết đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn (BT2).
Rèn cho học sinh kỹ năng dùng dấu phẩy.
 Học sinh có ý thức học tập tốt.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hai bảng nhóm kẻ bảng điền nội dung ở bài tập 1.
Bảng phụ viết đoạn văn ở bài tập 2.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ:
2 học sinh: Tìm phép nhân hoá trong khổ thơ sau: 
Hương rừng thơm đồi vắng
Nước suối trong thầm thì
Cọ xoè ô che nắng
Râm mát đường em đi.
(Giải: Nước suối, cọ được nhân hoá. Chúng có hành động như con người. Nước suối thì thầm với bạn học sinh. Cọ xoè ô che nắng suốt trên con đường bạn đến trường.)
Nhận xét - Ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài tập 1: - Giáo viên dán lên bảng 2 tờ giấy khổ to, chia lớp thành 2 nhóm lên bảng thi làm bài tiếp sức.
- Cả lớp đọc bảng từ của mỗi nhóm nhận xét đúng, sai và kết luận nhóm thắng cuộc.
Bài tập 2:
Giáo viên dán lên bảng 3 tờ phiếu mời 3 học sinh lên bảng thi làm bài.
Cả lớp và giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 1: -Học sinh đọc yêu cầu của bài.
-Lớp làm bài cá nhân.
Giải:
a)Chỉ những người hoạt động nghệ thuật:
Diễn viên, ca sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch, đạo múa, nhà ảo thuật, đạo diễn, hoạ sĩ, nhà quay phim, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà tạo mốt ( thiết kế thời trang ),...
b) Chỉ các hoạt động nghệ thuật:
Đóng phim, ca hát, múa, vẽ, biểu diễn, ứng tác, làm thơ, làm văn, viết kịch, nặn tượng, thiết kế công trình kến trúc,...
c) Chỉ các môn nghệ thuật:
Điện ảnh, kịch nói, chèo, tuồng, cải lương, ca vọng cổ, hát , xiếc, ảo thuật, múa rối, âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc , điêu khắc, múa, thơ văn,...
Bài tập 2: Học sinh làm bài cá nhân
Giải: Mỗi bản nhạc, mỗi bức tranh, mỗi câu chuyện, mỗi vở kịch, mỗi cuốn phim,...đều là một tác phẩm nghệ thuật. Người tạo nên tác phẩm nghệ thuật là các nhạc sĩ, hoạ sĩ, nhà văn, nghệ sĩ sân khấu hay đạo diễn. Họ đang lao động miệt mài, say mê để đem lại cho chúng ta những giờ giải trí tuyệt vời, giúp ta nâng cao hiểu biết và góp phần làm cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn.
3. Củng cố: Chấm bài - nhận xét.
Giáo viên củng cố lại bài.
Học sinh đọc lại bài tập vừa làm.
4. Dặn dò: Tập áp dụng biện pháp nhân hoá vào làm văn.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
--------------------------------------0----------------------------------
Môn: Toán
Tiết 118 Bài: LÀM QUEN VỚI CHỮ SỐ LA MÃ.
TUẦN 24
I – MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
Bước đầu làm quen với chữ số La mã.
Nhận biết các số từ I đến XII ( để xem được đồng hồ); số XX, số XXI ( đọc và viết “thế kỉ XX; “thế kỉ XXI”.
Học sinh có ý thức học tập tốt.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Mặt đồng hồ (loại to) có các số ghi bằng số La Mã.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện các phép tính sau :
x
x
 4862 2 2896 4 735 1230 
 4 6 
- Giáo viên kiểm tra vở của học sinh.
- Giáo viên nhận xét - Ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giới thiệu một số chữ số La Mã và một vài chữ số La Mã thường gặp.
Giáo viên giới thiệu mặt đồng hồ có các số ghi bằng chữ số La Mã.
Đồng hồ chỉ mấy giờ?
Các số ghi trên mặt đồng hồ là các số ghi bằng chữ số La Mã.
I là chữ số La Mã đọc là 1;
V đọc là bao nhiêu?
X đọc là bao nhiêu?
II đọc là mấy? Được viết như thế nào?
III đọc là mấy? Cách viết như thế nào?
IV đọc là mấy? Cách viết như thế nào?
Giáo viên giới thiệu các số còn lại tương tự.
Hướng dẫn học sinh thực hành.
Bài 1:
Yêu cầu học sinh đọc các số theo hàng ngang, theo cột dọc, theo thứ tự bất kì để nhận dạng các số La Mã thường dùng.
Bài 2:
Yêu cầu học sinh nhìn (xem) đồng hồ và trả lời.
Bài 3:
Yêu cầu 2 học sinh lên viết bảng lớp, lớp viết bảng con.
Giáo viên nhận xét, chữa bài cho học sinh.
Bài 4:
Gọi học sinh thi làm trên bảng, lớp viết bảng con.
Học sinh quan sát đồng hồ và trả lời.
V đọc là 5;
X đọc là 10;
II đọc là 2 được viết bởi hai chữ số I viết liền nhau.
III đọc là 3 được viết bởi 3 chữ số I viết liền nhau.
IV đọc là 4, số IV do chữ số V ghép với chữ số I viết liền bên trái để chỉ giá ttrị ít hơn V một đơn vị...
*Thực hành.
Bài 1: Đọc các số viết bằng chữ số La Mã sau:
I: Một 
V: Năm
IX: Chín 
II: Hai 
VI: Sáu 
X: Mười 
III:Ba 
VII: Bảy 
XI: Mười một
IV: Bốn 
VIII: Tám 
XII: mười hai.
Bài 2: Đồng hồ chỉ mấy giờ
A. Đồng hồ chỉ 6 giờ.
B. Đồng hồ chỉ 12 giờ.
C. Đồng hồ chỉ 3 giờ.
Bài 3 (a) : Hãy viết các số II, VI, V, VII, IV, IX, XI.
Theo thứ tự từ bé đến lớn: II, IV, V, VI, VII, IX, XI.
Bài 4: Viết các số từ 1 đến 12 bằng chữ số La Mã: I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII.
3. Củng cố: Chấm bài - nhận xét. – Học sinh nhắc lại nội dung bài.
Bài 3: Dành cho học sinh khá giỏi. Hai học sinh thi làm trên bảng.
Hãy viết các số II, VI, V, VII, IV, IX, XI.
b) Theo thứ tự từ lớn đến bé: XI, IX, VII, VI, V, IV, II.
4. Dặn dò: Về học thuộc các chữ số La Mã đã học. Tập viết ra bảng con nhiều lần. Làm bài trong vở bài tập.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
----------------------------------------0-------------------------------------
Môn: Tập viết
Tiết 24 Bài: ÔN CHỮ HOA R.
TUẦN 24
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Củng cố cách viết các chữ viết hoa R thông qua bài tập ứng dụng.
Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa R ( 1 dòng) , Ph, H(1 dòng ) ; viết đúng tên riêng Phan Rang ( 1 dòng) và câu ứng dụng Rủ nhau đi cấy đi cày/ 
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu ( 1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
Ở tất cả các bài tập viết học sinh khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (tập viết trên lớp ) trong trang vở tập viết 3.
Học sinh viết đúng quy trình, đẹp, đều nét, nối nét đúng quy định và viết đúng độ cao.
Học sinh có ý thức rèn chữ viết và giữ vở sạch đẹp.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Mẫu chữ viết hoa R.
Giáo viên viết sẵn lên bảng tên riêng Phan Rang và câu ứng dụng Rủ nhau đi cấy đi ... ại.
Giáo viên nhận xét – đánh giá.
 - Sơ kết tuần 24
1. Từng tổ nhận xét tổ mình.
Lớp trưởng nhận xét chung.
Ưu điểm: Đi học đầy đủ, đúng giờ. Học bài, làm bài trước khi đến lớp. Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến.
Tồn tại: Còn một số bạn quên sách vở học tập.
Giáo viên nhận xét chốt lại.
2. Nêu phương hướng tuần 24.
Tiếp tục duy trì tốt nề nếp, học tập. Nhắc nhở các bạn mang đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài- Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp . Học bài làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Thực hiện tốt 4 nhiệm vụ của người học sinh . Ôn tập tốt để chuẩn bị thi giữa học kì 2. Giành nhiều bông hoa điểm 10 tặng bà, tặng mẹ, tặng cô nhân ngày 8 / 3.
Tham gia tốt các hoạt động của Đội.
 Đóng góp các khoản tiền còn thiếu về cho nhà trường.
Sinh hoạt văn nghệ.
Học sinh suy nghĩ, làm bài tập.
Nêu kết quả.
Dừng lại - quan sát - lắng nghe - suy nghĩ - đi thẳng.
(Học sinh làm thi đua).
Ý kiến cá nhân
Ý kiến cá nhân 
Học sinh lắng nghe.
 Học sinh lắng nghe để thực hiện.
3. Củng cố: Các em cần có thói quen quan sát xe cộ trên những đường phố cụ 
thể các em thường đi qua để qua đường.
4. Dặn dò: Về thực hiện theo bài học.
Nhận xét tiết học : Tuyên dương – nhắc nhở.
----------------------------------------0---------------------------------------
TUẦN 
TUẦN 24 
Môn: Hoạt động tập thể
Tiết 24 Bài: TÌM HIỂU VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG BÀI 4 ( Tiết 2) - SƠ KẾT TUẦN 24.
I- MỤC TIÊU - Kĩ năng đi bộ và qua đường an toàn.
a) Kiến thức: Biết các đặc điểm an toàn, kém an toàn của đường phố.
b) Kĩ năng: Biết chọn nơi qua đường an toàn.
- Biết xử lí khi đi bộ qua đường gặp tình huống không an toàn
c) Thái độ: Chấp hành những quy định của luật giao thông đường bộ.
- Sơ kết tuần 24
- Giúp học sinh nhận thấy những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần để có hướng phấn đấu ở tuần sau. Học sinh nắm được nội dung công việc tuần tới.
- Học sinh sinh hoạt nghiêm túc, tự giác.
II- CHUẨN BỊ: Giáo viên: 
- Phiếu giao việc.
- 5 bức tranh về những nơi qua đường không an toàn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ:
1 học sinh: Biển báo nguy hiểm có hình dạng, màu sắc như thế nào?
1 học sinh: Biển chỉ dẫn có hình dạng và màu sắc như thế nào?
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
- Kĩ năng đi bộ và qua đường an toàn.
Hoạt động 1: Đi bộ an toàn trên đường.
Mục tiêu: Kiểm tra học sinh về cách đi bộ an toàn.
Học sinh biết xử lí tình huống khi gặp trở ngại trên đường.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Cách tiến hành.
- Để đi bộ được an toàn em phải đi trên đường nào và đi như thế nào?
- Nếu vỉa hè có nhiều vật cản hoặc không có vỉa hè em sẽ đi như thế nào?
- Nếu có vỉa hè em đi trên vỉa hè, nếu không có vỉa hè em đi sát lề đường phía tay phải.
- Đi với người lớn, nắm tay người lớn.
- Phải chú ý quan sát trên đường đi, không mải nhìn cửa hàng hoặc quang cảnh trên đường.
- Đi sát lề đường phía tay phải.
Hoạt động 2: Qua đường an toàn.
Mục tiêu: Học sinh biết cách đi, chọn nơi và thời điểm để qua đường an toàn
- Học sinh nắm được những điểm và những nơi cần tránh khi qua đường.
Cách tiến hành.
* Những tình huống qua đường không an toàn.
Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, thảo luận về nội dung 5 bức tranh, nhận xét về những nơi qua đường không an toàn
- Muốn qua đường an toàn phải tránh những điều gì?
- Sơ kết tuần 24
1. Từng tổ nhận xét tổ mình.
Lớp trưởng nhận xét chung.
Ưu điểm: Đi học đầy đủ, đúng giờ. Học bài, làm bài trước khi đến lớp. Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến.
Tồn tại: Còn một số bạn quên sách vở học tập.
Giáo viên nhận xét chốt lại.
2. Nêu phương hướng tuần 24.
- Duy trì nề nếp, học tập. Nhắc nhở các bạn mang đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài . Học bài làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Thực hiện tốt 4 nhiệm vụ của người học sinh . Ôn tập tốt để chuẩn bị thi giữa học kì 2. Giành nhiều bông hoa điểm 10 Mừng Đảng – Mừng Xuân. 
- Đóng góp các khoản tiền còn thiếu về cho nhà trường.
 Sinh hoạt văn nghệ.
- Học sinh thảo luận theo nhóm.
Không qua đường ở giữa đoạn đường nơi có nhiều xe qua lại.
Không qua đường chéo qua ngã tư, ngã năm.
Không qua đường ở gần xe buýt hoặc xe ô tô đang đỗ, hoặc ngay sau khi vừa xuống xe.
Không qua đường trên đường cao tốc, đường có dải phân cách.
Không qua đường ở nơi đường dốc, ở sát đầu cầu, đường có khúc quanh hoặc vật cản che tầm nhìn của xe đang đi tới.
Ý kiến cá nhân
Ý kiến cá nhân
Xếp loại tổ : 
Nhất : Tổ 2
Nhì : Tổ 1
 Ba : Tổ 3
3. Củng cố: Nêu cách đi bộ an toàn trên đường? - Nếu có vỉa hè em đi trên vỉa hè, nếu không có vỉa hè em đi sát lề đường phía tay phải.
- Đi với người lớn, nắm tay người lớn.
- Phải chú ý quan sát trên đường đi, không mải nhìn cửa hàng hoặc quang cảnh trên đường.
 - Gọi 1 số học sinh nhắc lại công việc tuần tới.
4. Dặn dò: Về thực hiện theo bài học. 
 Thực hiện tốt công tác tuần tới.
Nhận xét tiết học : Tuyên dương – nhắc nhở.
-----------------------------------0------------------------------------
TUẦN 
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TUẦN 24
Môn : Thủ công 
 Tiết 22 Bài : ĐAN NONG ĐÔI (TIẾT 2) 
I - MỤC TIÊU :
- Học sinh nắm vững cách đan nong đôi . Đan được nong đôi đúng quy trình kỹ thuật.
- Rèn cho học sinh kỹ năng đan bằng giấy.
- Học sinh yêu thích các sản phẩm đan nan.
II - CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Mẫu tấm đan nong đôi bằng bìa, tranh quy trình đan nong đôi , các nan đan mẫu 3 màu khác nhau, bìa màu, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán. 
	- Học sinh : Giấy màu (bìa màu), thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Bài cũ : 
- Giáo viên gọi học sinh nêu lại các bước đan nong đôi .
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Giáo viên nhận xét. 
2. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Củng cố lại cách đan nong đôi.
- Cho học sinh quan sát mẫu tấm đan nong đôi .
- Gọi 1 số học sinh nhắc lại quy trình đan nong đôi .
- Giáo viên nhận xét, củng cố lại quy trình đan nong đôi bằng hình vẽ minh họa.
Bước 1 : Kẻ, cắt các nan đan.
Bước 2 : Đan nong đôi.
Bước 3 : Dán nẹp xung quanh tấm đan.
* Hoạt động 2 : Học sinh thực hành đan nong đôi.
- Giáo viên cho học sinh thực hành đan nong đôi .
- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ.
- Cho học sinh trưng bày và nhận xét sản phẩm.
* Hoạt động 3 : Đánh giá sản phẩm.
- Giáo viên cho học sinh nhận xét, đánh giá, chọn những tấm đan đẹp nhất.
- Giáo viên đánh giá sản phẩm của học sinh.
- Học sinh quan sát.
- 1 số học sinh nhắc lại quy trình đan nong đôi .
- Học sinh thực hành đan nong đôi .
- Học sinh trưng bày và nhận xét sản phẩm.
- Học sinh nhận xét, đánh giá, chọn những tấm đan đẹp nhất.
3.Củng cố : - Giáo viên củng cố lại cách đan nong đôi.
4. Dặn dò : Về nhà chuẩn bị giấy màu (bìa cứng) thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán để tiết sau học bài “Làm lọ hoa gắn tường”.
- Giáo viên nhận xét tiết học: Tuyên dương – nhắc nhở.
-----------------------------------------0------------------------------
TUẦN 24
Môn : Thể dục
 Tiết 48 Bài : ÔN NHẢY DÂY – TRÒ CHƠI “NÉM TRÚNG ĐÍCH”
I - MỤC TIÊU :
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân. Chơi trò chơi “Ném trúng đích”.
- Học sinh thực hiện động tác ở mức tương đối đúng . Biết cách chơi và tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
- Học sinh học tự giác, nghiêm túc.
II - ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN :
- Sân trường, còi, dây nhảy, bóng cao su.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Phần
Nội dung giảng dạy
Định lượng
Tổ chức lớp
Mở đầu
Cơ bản
Kết thúc
1. Ổn định :- Cán sự tập hợp lớp, giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: Ôn nhảy dây, chơi trò chơi “Ném trúng đích”.
- Cho học sinh xoay các khớp cổ tay, cánh tay, gối, hông, cổ chân.
- Cho học sinh chạy chậm theo 1 hàng dọc.
- Cho học sinh tập bài thể dục phát triển chung.
- Cho học sinh chơi trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”.
2. Kiểm tra bài cũ: Cho 1 tổ tập nhảy dây.
Giáo viên nhận xét - Đánh giá.
3. Bài mới: 
* Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân.
- Giáo viên cho học sinh tập luyện theo nhóm, giáo viên theo dõi sửa chữa động tác.
- Cho các nhóm cử đại diện để thi nhảy với các nhóm khác.
- Cho từng tổ nhảy dây nhanh trong 1 phút, đếm xem tổ nào nhảy được nhiều lần hơn.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
* Chơi trò chơi “Ném trúng đích”.
- Giáo viên nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và làm mẫu. 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi theo 4 đội.
- Giáo viên nhận xét trò chơi.
4. Củng cố:
- Cho học sinh đi theo vòng tròn thả lỏng, hít thở sâu.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài và nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: - Về nhà ôn lại nội dung nhảy dây.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
1 - 2’
1’
1- 2’
 3’
10 - 12’
8- 10’
 1’
1 - 2’
 1’
1’
*LT
************************************************
*LT
 *
* LT

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 24, thu 4,5,6.doc