Giáo án Lớp 3 (tuần 24) - Trường tiểu học Xuân Bình

Giáo án Lớp 3 (tuần 24) - Trường tiểu học Xuân Bình

Tuần 24

Đạo đức: (Tiết 24)

TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (Tiết 2)

I.Yêu cầu:

-Học sinh biết được: Đám tang là lễ chôn cất người đã chết. Đây là sự kiện rất đau buồn đối với những người thân trong gia đình họ. Vì thế chúng ta cần phải chia sẻ nỗi buồn, lịch sự, nghiêm túc, tôn trọng khi tang lễ.

-Cảm thông chia buồn với người trong gia đình có tang.

-Nghiêm túc, lịch sự, trong tang lễ.

-Nói năng nhỏ nhẹ, không cười đùa, hét to trong đám tang.

-Giúp đỡ gia quyến những công việc có thể, phù hợp.

-Cư xử đúng mực khi gặp đám tang: ngả mũ nón, nhường đường.

II Chuẩn bị:

-Vở BT ĐĐ 3.

-Nội dung câu chuyện “Đám tang –Thuỳ Dung”

-Bộ thẻ xanh đỏ. Bảng phụ ghi các tình huống.

 

doc 39 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1094Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 (tuần 24) - Trường tiểu học Xuân Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Đạo đức: (Tiết 24)
TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (Tiết 2)
I.Yêu cầu:
-Học sinh biết được: Đám tang là lễ chôn cất người đã chết. Đây là sự kiện rất đau buồn đối với những người thân trong gia đình họ. Vì thế chúng ta cần phải chia sẻ nỗi buồn, lịch sự, nghiêm túc, tôn trọng khi tang lễ.
-Cảm thông chia buồn với người trong gia đình có tang.
-Nghiêm túc, lịch sự, trong tang lễ.
-Nói năng nhỏ nhẹ, không cười đùa, hét to trong đám tang.
-Giúp đỡ gia quyến những công việc có thể, phù hợp.
-Cư xử đúng mực khi gặp đám tang: ngả mũ nón, nhường đường.
II Chuẩn bị:
-Vở BT ĐĐ 3.
-Nội dung câu chuyện “Đám tang –Thuỳ Dung”
-Bộ thẻ xanh đỏ. Bảng phụ ghi các tình huống.
III. Lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.KTBC: 
-Theo em, chúng ta cần làm gì khi gặp đám tang? Vì sao?
-Nhận xét chung.
3.Bài mới:
GTB: Nêu mục tiêu yêu cầu .- Ghi tựa.
Hoạt động 1:Trò chơi: Đồng ý hay không đồng ý.
-Yêu cầu các HS cử ra 2 bạn đại diện cho mỗi nhóm xanh - đỏ lên chơi trò chơi và cử ra 2 bạn làm trọng tài ghi điểm.
Lần 1: GV nêu ra các câu, người dự thi sẽ biết câu nói đó đúng hay sai, nếu đúng lật thẻ mặt đỏ, nều sai lật thẻ mặt xanh (nếu trả lời đúng trọng tài dán 1 hoa đỏ, sai dán hoa xanh).
Câu 1:Tôn trọng đám tang là chia sẻ nỗi buồn với gia đình họ.
Câu 2: Chỉ cần tôn trọng đám tang mà mình quen biết.
Lần 2:Tương tự.
Câu 1: Em bịt mặt, đội mũ đi qua thật nhanh mỗi khi thấy đám tang vì sợ không khí ảm đạm.
 Câu 2: Không nói to cười đùa chỉ trỏ trong đoàn đưa tang.
Lần 3: 
Câu 1:Em sẽ bỏ mũ nón, dừng lại nhường đường cho đám tang đi qua.
Câu 2: Tôn trong đám tang chính là biểu hiện của nếp sống văn hoá
-Chốt lại xem đội nào được nhiều hoa đỏ hơn. Nhận xét trò chơi.
Hoạt động 2:Xử lí tình huống:
-Yêu cầu các nhóm thảo luận, giải quyết các tình huống sau:
1. Nhà hàng xóm em có tang. Bạn Minh sang chơi nhà em vặn to đài nghe nhạc. Em sẽ làm gì khi đó?
2. Em thấy bạn An đeo băng tang, em sẽ nói gì với bạn?
3. Em trông thấy mấy em nhỏ la hét cười đùa chạy sau theo đám tang. Em sẽ làm gì khi đó?
-Giao cho mỗi nhóm 1 tình huống hoặc 2 tình huống.
ð Kết luận chung: Cần tôn trọng đám tang, không nên làm gì khiến người khác thêm đáu buồn. Tôn trọng đám tang là nếp sống mới, hiện đại, có văn hoá.
-GV chốt và kết thúc trò chơi.
4. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-GDTT cho HS và HD HS thực hiện như những gì các em đã học được.
-Chúng ta cần tôn trọng đám tang vì khi đó ta đang đưa tiễn một người đã khuất và chia sẻ nỗi buồn với gia đình.
-Lắng nghe giới thiệu.
-HS chia 2 đội xanh – đỏ và cử 2 trọng tài (1 đội cử 1 người).
-HS lên chơi lần 1.
-HS trả lời:
-1. Giơ thẻ đỏ.
-2. Giơ thẻ xanh.
-1. Giơ thẻ xanh.
-2. Giơ thẻ đỏ.
-1. Giơ thẻ đỏ.
-2. Giơ thẻ đỏ.
-Các nhóm thảo luận xử lí tình huống của nhóm mình.
-Tự trả lời: VD: Em sẽ vặn nhỏ đài hoặc tắt đài đi và giải thích với Minh vì sao.
-Em sẽ tới bên An động viên bạn, nói bạn yên tâm, em và các bạn sẽ giúp An ở lớp khi An nghỉ học. An đừng buồn quá, phải phấn đấu học tập.
-Nói với các em nhỏ trật tự, ra chỗ khác chơi, vì làm như thế là không đúng.
-Lắng nghe và ghi nhận.
-Lắng nghe.
Tập đọc – kể chuyện :(tiết )
ĐỐI ĐÁP VỚI VUA
I/ Yêu cầu: Đọc đúng: 
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẩn do ảnh hưởng của phương ngữ: ngự giá, truyền lệnh, trong leo lẻo, hốt hoảng, vùng vẫy, biểu lộ, cởi trói,....
-Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
-Đọc trôi chạy được toàn bài và phân biệt được lời dẫn chuyện và lời của nhân vật.
Đọc hiểu:
-Hiểu nghĩa từ ngữ mới được chú giải cuối bài. Minh Mạng, Cao Bá Quát, ngự giá, xa giá, đối, tức cảnh, chinh.
-Nắm được cốt truyện: Ca ngợi Cao Bá Quát, thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.
Kể chuyện: 
-Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện; dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được toàn bộ câu chuyện.
-Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn. Kể tiếp được lời bạn.
II/ Chuẩn bị: 
-GV :Tranh minh họa bài tập đọc.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. 
-HS :Xem trước nội dung bài
III/ Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 
2 .KTBC : 
-YC HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc: “Chương trình xiếc đặc sắc”.
?Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt (về lời văn, trang trí)?
?Em thích những nội dung nào trong quảng cáo?
-Nhận xét ghi điểm. Nhận xét chung. 
3 . Bài mới: 
Giới thiệu: Cao Bá Quát không chỉ là một nhà thơ, ông còn là lãnh tự của phong trào nông dân khởi nghĩa thế kĩ XIX. Ông là người tài năng và có bản lĩnh. Truyện Đối đáp với vua hôm nay chúng ta học sẽ giúp các em hiểu được ngay từ nhỏ Cao Bá Quát đã thể hiện được tài năng và bản lĩnh của mình
 -Ghi tựa.
Hoạt động 1:. Hướng dẫn luyện đọc.
*Mục tiêu :Rèn kĩ năng đọc và hiểu nghĩa các từ.
*Cách tiến hành: 
-Giáo viên đọc mẫu một lần. Giọng đọc thong thả, nhẹ nhàng thể hiện sự trang nghiêm (Đ1), sự tinh nghịch (Đ2), sự hồi hộp (Đ3) và với giong cảm xúc, khâm phục....(Đ4). 
-Giáo viên hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
-Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, từ dễ lẫn. 
-Hướng dẫn phát âm từ khó: 
-Đọc từng đọan và giải nghĩa từ khó. 
-Chia đoạn.(nếu cần)
-YC 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS.
-HD HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài. 
-YC HS đặt câu với từ mới. (nếu cần)
-YC 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn. 
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
-YC lớp đồng thanh.
Hoạt động 2 :Hướng dẫn tìm hiểu bài.
*Mục tiêu :HS đọc đoạn và hiểu nội dung bài
*Cách tiến hành: 
-Gọi HS đọc lại toàn bài trước lớp.
-YC HS đọc đoạn 1.
-Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu? 
-YC HS đọc đoạn 2.
- Cao Bá Quát có mong muốn gì?	
- Cao Bá Quát đã làm gì để thực hiện mong muốn đó?
-YC HS đọc đoạn 3 và 4.
-Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối?
-Vua ra vế đối thế nào?
- Cao Bá Quát đối lại thế nào?
-Qua lời đối đáp câu đố, em thấy ngay từ nhỏ Cao Bá Quát là người thế nào?
ðChốt:Đối đáp thơ văn là cách người xưa thường dúng để thử tài học trò. Qua lời đáp của Cao Bá Quát, ta thấy ngay từ bé ông là người rất thông minh. Lời đối của ông rất chặt chẻ từ ý tới lời.
-Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? 
Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
*Mục têu: Đọc trôi chạy được toàn bài và phân biệt được lời dẫn chuyện và lời của nhân vật.
*Tiến hành:
-GV chọn 1 đoạn trong bài và đọc trước lớp.
-Gọi HS đọc các đoạn còn lại.
-Tổ chức cho HS thi đọc theo đoạn.
-Cho HS luyện đọc theo vai.
-Nhận xét chọn bạn đọc hay nhất. 
Hoạt động 4:Kể chuyện:
a.Xác định yêu cầu:
-Gọi 1 HS đọc YC SGK.
b. Kể mẫu:
-GV cho HS quan sát 4 bức tranh trong SGK theo đúng thứ tự 4 đoạn trong truyện.
-Gọi HS nêu thứ tự các tranh.
-GV cho HS kể mẫu.
-GV nhận xét nhanh phần kể của HS.
c. Kể theo nhóm:
-YC HS chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
d. Kể trước lớp:
-Gọi 4 HS dựa vào 4 bức tranh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện. Sau đó gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Nhận xét và cho điểm HS. 
4.Củng cố-Dặn dò: 
? Qua câu chuyện, em thấy Cao Bá Quát là người như thế nào? 
-Khen HS đọc bài tốt, kể chuyện hay, khuyến khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân cùng nghe. Về nhà học bài. 
-2 học sinh lên bảng trả bài cũ. 
-Thông báo ngắn gọn,rõ ràng, các câu văn đều ngắn, tách ra thành từng dòng riêng.
-Những từ ngữ quan trọng được in đậm, trình bày theo nhiều kiểu chữ, nhiều cỡ chữ. Các chữ được tô màu khác nhau (Tranh minh hoạ)
-HS tự trả lời.
-HS lắng nghe và nhắc tựa.
-Học sinh theo dõi giáo viên đọc mẫu. 
-Mỗi học sinh đọc một câu từ đầu đến hết bài.(2 vòng)
-HS đọc theo HD của GV: truyền lệnh, trong leo lẻo, vùng vẫy, cởi trói, chang chang, ....
-1 học sinh đọc từng đọan trong bài theo hướng dẫn của giáo viên. 
-4 HS đọc: Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu câu.
VD: Cậu bé bị dẫn đến trước mặt vua.// Cậu tự xưng là học trò mới ở quê ra chơi,/ nên không biết gì.// Thấy nói là học trò,/ vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối / thì mới tha.// Nhìn thấy trên mặt hồ lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau, / vua tức cảnh đọc vế đối như sau://
Nước trong leo lẻo / cá đớp cá
Chẳng nghĩ ngợi lâu la gì, / Cao Bá Quát lấy cảnh mình đang bị trói, / đối lại luôn://
Trời nắng chang chang / người trói người.
-HS trả lời theo phần chú giải SGK. 
-HS đặt câu với từ.
-Mỗi học sinh đọc 1 đọan thực hiện đúng theo yêu cầu của giáo viên: 
-Mỗi nhóm 4 học sinh, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc nối tiếp.
-HS đồng thanh cả bài (giọng vừa phải).
-1 HS đọc, lớp theo dõi SGK.
-1 HS đọc đoạn 1.
-....ngắm cảnh ở Hồ Tây.
-1 HS đọc đoạn 2.
-Muốn nhìn rõ mặt vua.
-Cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm, làm ầm ĩ để vua phải chú ý.
-1 HS đọc đoạn 3 và 4.
-Vì vua thấy cậu bé xưng là học trò nên muốn thử tài, cho cậu cơ hội chuộc tội.
 ...  viết cho HS soát lỗi.
-Yêu cầu HS đổi vở chéo để kiểm tra lỗi. 
° Chấm bài:
 -Thu 5 - 7 bài chấm và nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
*Mục tiêu: Tìm và viết đúng các từ gồm 2 tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bắng s/x hoặc mang thanh hỏi / thanh ngã.
*Tiến hành:
Bài 2: GV chọn câu a hoặc b.
Câu a: Gọi HS đọc yêu cầu.
-GV nhắc lại YC BT.
-Yêu cầu HS tự làm. Gọi 3 HS lên bảng.
-Cho HS đọc kết quả bài làm của mình.
-Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Câu b: HS làm tương tự câu a.
4.Củng cố, dặn dò:
- YCHS đọc lại bài chính tả 
- Nêu lại nội dung đoạn văn .
? Nhữmg từ nào được viết hoa ? vì sao ?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà tìm thêm các từ có âm s/x và thanh hỏi/ ngã. Chuẩn bị bài sau. 
-1 HS đọc cho 3 HS viết bảng lớp, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
-HS lắng nghe, nhắc lại.
-Theo dõi GV đọc, 2 HS đọc lại.
-Tả cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hoà với tiếng đàn. 
-Đoạn thơ có 6 câu.
-Những chữ đầu đoạn và đầu câu. Tên riêng Hồ Tây.
-rụng, mát rượi, thuyền, vũng nước, tung lưới,...
-Đọc: 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
-HS nghe viết vào vở.
-HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV.
-HS nộp 5 -7 bài. Số bài còn lại GV thu chấm sau.
-1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
-3 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào nháp.
-Đọc lại lời giải và làm bài vào vở.
Đáp án:
 -Âm s: sung sướng, sục sạo, sạch sẽ, sẵn sàng, so sánh, sòng sọc, song song, sóng sánh,..
-Âm x: xào xạc, xôn xao, xốn xang, xao xuyến, xộc xệch, xinh xắn, xúng xính, xông xênh,...
Đáp án:
-Thanh hỏi: lẩm bẩm, lẩm cẩm, lẩm nhẩm, đểnh đoảng, lẩy bẩy, lẻ tẻ, lảng sảng, lảng vảng,...
-Thanh ngã: lãng đãng, lã chã, khễ nễ, bỗ bã, õng ãnh, dễ dãi, lễ mễ,...
-Vài HS đọc
-HS trả lời
-HS thực hiện
Tập làm văn (Nghe – kể)
(Tiết )
NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN
I / Mục tiêu :
-Rèn kĩ năng nói: Nghe – kể câu chuyện Người bán quạt may mắn, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng tự nhiên. 
II / Chuẩn bị :
-GV :Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
-Bảng phụ viết 3 câu hỏi.
-HS :Xem trước nội dung bài 
III / Các hoạt động dạy – học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. KTBC:
-Cho HS đọc lại bài trước lớp đã làm Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.
-Nhận xét ghi điểm.
3.Bài mới:
 Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 :Hướng dẫn HS nghe - kể chuyện.
*Mục tiêu : HS nghe và kể lại được câu chuyện.
*Cách tiến hành: 
-Cho HS đọc yêu cầu của bài.
-GV nhắc lại yêu cầu tôi sẽ kể cho các em nghe câu chuyện Người bán quạt may mắn. Sau đó các em sẽ tập kể lại câu chuyện.
-GV đưa tranh trong SGK phóng to.
-GV kể lần 1: 
? Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì?
?Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì?
?Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt?
ðGV chốt câu chuyện.
Hoạt động 2 :GV kể chuyện lần 2. 
*Mục tiêu : HS thực hành kể câu chuyện.
*Cách tiến hành: 
-HS thực hành kể chuyện, tìm hiểu câu chuyện.
-Cho HS chia nhóm tập kể.
-Cho HS thi kể.
-GV nhận xét và hỏi:
?Qua câu chuyện này em biết gì về Vương Hi Chi?
?Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này?
ð GV chốt: Người viết chữ đẹp cũng là nghệ sĩ – có tên gọi là nhà thư pháp. Nước trung hoa có rất nhiều nhà thư pháp nổi tiếng. Người ta xin chữ hoặc mua chữ với giá ngàn vàng để trang trí nhà cửa, để lưu giữ như một tài sàn quí....
4.Củng cố, dặn dò: 
- 2 HS kể lại câu chuyện
- HS trả lời các câu hỏi theo nội dung bài .
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
-2 HS kể lại trước lớp.
-Lắng nghe về nhà thực hiện theo YC của GV.
-1 HS đọc YC SGK.
-Lắng nghe GV hướng dẫn, sau đó thực hiện theo YC của GV.
-HS quan sát.
HS lắng nghe.
-Gặp ông Vương Hi Chi bà phàn nàn quạt bán ế, chiều nay cả nhà phải nhịn cơm.
-Ông viết chữ, làm thơ vào quạt. Ông nghĩ sẽ giúp được bà cụ. Chữ ông đẹp nổi tiếng, nhận ra chữ ông, mọi người sẽ mua.
-Vì mọi người nhận ra nét chữ, lời thơ của Vương Hi Chi trên quạt. Họ mua quạt như mua một tác phẩm quí giá.
-HS chia nhóm lần lượt kể trong nhóm.
-Đại diện các nhóm lên thi.
-Lớp nhận xét.
-Ông là người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ người nghèo khổ
-HS phát biểu ý kiến riêng.
-Lắng nghe.
-HS xung phong trả lời
-Lắng nghe và ghi nhận.
 Toán:( Tiết 120)
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ.
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
-Củng cố hiểu biết về thời điểm.
-Biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút.
II/Chuẩn bị:
-GV :Mặt đồng hồ bằng nhựa có ghi số, có các vạch chia phút và có kim giờ, kim phút, quay được.
-HS : Bảng con .Đồng hồ bàn , đồng hồ đeo tay.( điện tử )
III / Các hoạt động dạy -học: 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh 
1. Ổn định:
2. KTBC :
GV kiểm tra bài tiết trước:
-Có 4 que diêm em xếp được các chữ số La Mã nào?
- Nhận xét-ghi điểm:
3. Bài mới:
 Giới thiệu bài
-Nêu mục tiêu giờ học và ghi tựa lên bảng.
Hoạt động 1 :Hướng dẫn xem đồng hồ.
*Mục tiêu :HS biết xem giờ và trả lời các câu hỏi SGK
*Cách tiến hành: 
-GV sử dụng mặt đồng hồ có các vạch chia phút để giới thiệu chiếc đồng hồ, yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ SGK.
-Yêu cầu HS quan sát H1 và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
-Nêu vị trí của kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút.
-Yêu cầu HS quan sát chiếc đồng hồ thứ hai.
? Kim giờ và kim phút đang ở vị trí nào?
? Kim phút đi từ vạch nhỏ này đến vạch nhỏ liền sau là được một phút. Vậy bạn nào có thể tính được số phút, kim phút đả đi từ vị trí số 12 đến vị trí vạch nhỏ thứ 3 sau vạch số 2, tính theo chiều quay của kim đồng ho?
?Vậy đồng hồ thứ hai chỉ mấy giờ?
-GV yêu cầu HS quan sát đồng hồ thứ 3.
? Đồng hồ chỉ mấy giờ?
-Nêu vị trí của kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 6 giờ 56 phút.
-Khi kim phút đi đến vạch số 11 là kim đã đi được 55 phút tính từ vạch số 12 theo chiều quay của kim đồng hồ, kim chỉ thêm một vạch nữa là được thêm một phút, vậy kim phút chỉ đến phút thứ 56. Đồng hồ chỉ 6 giờ 56 phút.
? Vậy còn thiếu mấy phút nữa là đến 7 giờ?
-GV: Để biết còn thiếu mấy phút nữa thì đến 7 giờ, em có thể đếm số vạch từ vạch số 12 đến vị trí vạch chỉ của kim phút nhưng theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.
-GV cùng cả lớp đếm: 1, 2, 3, 4 vậy thiếu 4 phút nữa thì đến 7 giờ, ta có cách đọc giờ thứ hai là 7 giờ kém 4 phút.
Hoạt động 2 :Luyện tập.
*Mục tiêu :HS biết xem đồng hồ chính xác đến từng phút.
*Cách tiến hành: 
Bài 1: (Dành cho HS yếu).
-Gọi HS nêu YC của bài.
-Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát đồng hồ và nêu giờ, có kèm theo vị trí các kim đồng hồ tại mỗi thời điểm.
-GV yêu cầu HS nêu giờ trên mỗi chiếc đồng hồ.
-Chữa bài và cho điểm HS.
ðChốt: Củng cố cách xem đồng hồ chính xác đến từng phút .
Bài 2: Vẽ thêm kim phút để đồng hồ chỉ 8g 7 phút; 12 g 34 phút; 4g kém 13 phút .
-Gọi HS nêu yêu cầu BT.
-GV cho HS tự vẽ kim phút trong các trường hợp của bài, sau đó yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra bài của nhau.
-Chữa bài và cho điểm HS.
ðChốt:Củng cố cách vẽ kim phút .
Bài 3: HS biết SS giữa đồng hồ với thời gian cho sẵn .
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-GV cho một HS lần lượt đọc từng giờ ghi trong các ô vuông và chỉ định HS bất kì trong lớp nêu chiếc đồng hồ đang chỉ ở giờ đó. GV cũng có thể tổ chức thành trò chơi thi quay kim đồng hồ. GV lần lượt đọc các giờ cho HS quay kim. Mỗi lượt chơi cho 4 HS lên bảng cùng quay kim đồng hồ đến một thời điểm GV đọc. HS nào quay nhanh và đúng là HS thắng cuộc.
-Chữa bài ghi điểm cho HS.
ðChốt: Rèn kĩ năng xem đồng hồ chính xác đến từng giờ .
4 Củng cố – Dặn dò:
- GV nêu giờ , HS thực hành giờ trên đồng hồ cho chính xác .
-YC HS về nhà luyện tập thêm về xem đồng hồ cho thuần thục.
-Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt. Chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng làm BT.
- Trả lời: III, IV, VI, VII, XI, IX, XII, XX.
-Nhận xét bài bạn.
-Nghe giới thiệu.
-Đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút.
-Kim giờ chỉ qua số 6 một chút, kim phút chỉ đến số 2.
-HS quan sát theo yêu cầu.
-Kim giờ đang ở quá vạch số 6 một chút, vậy là hơn 6 giờ. Kim phút chỉ qua vạch số 2 được 3 vạch nhỏ.
-HS tính nhẫm miệng 5, 10 (đến vạch số 2) tính tiếp 11, 12, 13, vậy kim phút đi được 13 phút.
-Chỉ 6 giờ 13 phút.
-HS quan sát.
-Đồng hồ chỉ 6 giờ 56 phút.
-Kim giờ chỉ qua số 6, đến gần số 7, kim phút chỉ qua vạch số 11 thêm một vạch nhỏ nữa.
-Lắng nghe.
-Còn thiếu 4 phút nữa thì đến 7 giờ.
-HS đếm theo và đọc: 7 giờ kém 4 phút.
-1 HS nêu yêu cầu BT.
-Thực hành xem đồng hồ theo cặp, HS chỉnh sữa sai cho nhau.
2 giờ 9 phút.
5 giờ 16 phút.
11 giờ 21 phút.
9 giờ 34 phút hay 10 kém 26 phút.
10 giờ 39 phút hay 11 kém 21 phút.
G. 3 giờ 57 phút hay 4 kém 3 phút.
-1 HS nêu yêu cầu BT.
-HS làm bài theo yêu cầu của GV.
-HS thực hiện.
-1 HS nêu yêu cầu BT.
Đáp án:
+ 3 giờ 27 phút: B.
+ 12 giờ rưỡi: G
+ 1 giờ kém 16 phút: C.
+ 7 giờ 55 phút: A.
+ 5 giờ kém 23 phút: E.
+ 18 giờ 8 phút: I.
+ 8 giờ 50 phút: H.
+ 9 giờ 19 phút: D.
-HS trả lời .
-HS thực hiện 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 24.doc