I- Mục tiêu.
- Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian) về cách xem đồng hồ (chính xác đến từng phút, kể cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã).
- Có hiểu biết về thời điểm làm các công việc hằng ngày của mình.
- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Đồ dùng.
- Đồng hồ điện tử, mô hình đồng hồ.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ.
- Nêu thời điểm tương ứng trên đồng hồ?
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn học sinh thực hành.
Tuần 25 tập đọc - kể chuyện Hội vật I - Mục tiêu. A - Tập đọc. - Đọc đúng từ ngữ: nổi lên, náo nức, chen lấn,...Hiểu nghĩa một số từ mới trong bài: tứ xứ, sới vật, keo vật...và hiểu nội dung của câu chuyện: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa 2 đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi. - Đọc lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau những cụm từ và dấu câu. - Thấy được sự phong phú về truyền thống văn hoá của các địa phương ở nước ta. B - Kể chuyện - Dựa vào trí nhớ và các gợi ý, kể được từng đoạn của câu chuyện "Hội Vật". - Kể tự nhiên, kết hợp điệu bộ, cử chỉ, biết chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến câu chuyện. - Có hiểu biết thêm về 1 số lễ hội của dân tộc. II- Các hoạt động dạy và học. 1- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Luyện đọc. - Giáo viên đọc mẫu toàn bài. - Hướng dẫn luyện đọc câu => hướng dẫn luyện đọc từ phát âm sai. - Hướng dẫn luyện đọc đoạn. * Hướng dẫn cách đọc câu dài. * Giải nghĩa 1 số từ mới: - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài. c- Tìm hiểu bài. ?+ Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật? + Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau? + Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào? + Ông Cản Ngũ đã bất ngờ chiến thắng như thế nào? + Theo em vì sao ông Cản Ngũ thắng? - Cả lớp đọc thầm - Học sinh đọc nối tiếp câu => luyện đọc từ phát âm sai. - Học sinh luyện đọc từng đoạn kết hợp luyện đọc câu văn dài. - Đặt câu với từ: tứ xứ, khôn lường. - Cả lớp đọc đồng thanh. -...tiếng trồng dồn dập; người xem đông như nước chảy; ai cũng náo nức xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ; chen lấn nhau; quây kín quanh sới vật; trèo lên những cây cao để xem. -...Quắm Đen: lăn xả vào, đánh dồn dập còn ông Cản Ngũ: chậm chạp, lớ ngớ, chủ yếu là đỡ. -...tình huống keo vật không còn chán ngắt nữa. Người xem phấn chấn reo ồ lên, tinh trắc ông Cản Ngũ nhất định sẽ thua cuộc. -...Quắm Đen gò lưng vẫn không sao bê nổi chân ông Cản Ngũ. Ông nghiêng mình... sợi rơm ngang bụng. -...ông Cản Ngũ giàu kinh nghiệm, mưu trí và có sức khoẻ. B- Tập đọc - kể chuyện d- Luyện đọc lại. - Giáo viên hướng dẫn luyện đọc đoạn hai và đoạn ba. ?+ Tìm những từ ngữ miêu tả động tác của Quắm Đen và ông Cản Ngũ? + Yêu cầu học sinh luyện đọc lại. e- Kể chuyện. ?+ Nêu yêu cầu của bài? - Yêu cầu học sinh dựa vào các câu gợi ý để kể nối tiếp các đoạn của câu chuyện. - Yêu cầu học sinh kể theo nhóm đôi nối tiếp câu chuyện. - Yêu cầu đại diện các nhóm lên kể nối tiếp 5 đoạn truyện. - Yêu cầu 1 học sinh lên kể lại toàn bộ câu chuyện. -...lăn xả, vờn bên trái, đánh bên phải, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến thoắt hoá, lớ ngớ, chậm chạm... Học sinh luyện đọc lại đoạn văn. - Học sinh thi luyện đọc hay toàn bài. ............ - Đọc 5 câu gợi ý. - Học sinh kể mỗi đoạn tương ứng với mỗi câu gợi ý. - Học sinh kể trong nhóm. - Đại diện nhóm kể các đoạn câu chuyện. - Hai học sinh kể lại toàn bộ câu truyện, 2- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. Thứ hai ngày 1 tháng 3 năm 2010 Tuần 25 toán Thực hành xem đồng hồ (tiếp) I- Mục tiêu. - Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian) về cách xem đồng hồ (chính xác đến từng phút, kể cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã). - Có hiểu biết về thời điểm làm các công việc hằng ngày của mình. - Tự tin, hứng thú trong học toán. II- Đồ dùng. - Đồng hồ điện tử, mô hình đồng hồ. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ. - Nêu thời điểm tương ứng trên đồng hồ? 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Hướng dẫn học sinh thực hành. Bài 1: ?+ Nêu yêu cầu của bài? - Yêu cầu học sinh quan sát lần lượt từng bức tranh rồi trả lời câu hỏi tương ứng. Bài 2: - Yêu cầu học sinh nhận xét về đồng hồ để bàn. - Tổ chức trò chơi tương ứng với nội dung bài tập. Bài 3: - Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đôi => Đại diện nhóm bào cáo kết quả? 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Xem tranh rồi trả lời các câu hỏi sau. - Học sinh làm việc theo nhóm đôi - Một học sinh hỏi một học sinh trả lời. a) 6h10' b) 7h12' c) 10h29' d) 6h kém 15' e) 8h 7' g)10h kém 5' -...các số ghi trên đồng hồ đều là số La Mã. - Hai đội chơi trò chơi "Nhanh tay nhanh mắt" - Mỗi đội ba học sinh. - Học sinh làm việc theo nhóm. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - Các nhóm khác nhận xét. chính tả ( Nghe- viết) Hội vật I- Mục tiêu. - Nghe viết đúng chính tả một đoạn trong truyện "Hội vật" - Viết đẹp, đúng sạch sẽ bài "Hội vật" - Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ vở sạch, chữ đẹp. II- Đồ dùng. - Bảng phụ ghi nội dung bài tập chính tả. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ: - Học sinh viết: sáng kiến, xúng xính, san sát,... 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Hướng dẫn học sinh nghe viết. - Giáo viên đọc mẫu bài chính tả. - Yêu cầu học sinh tìm những từ ngữ dễ viết sai => hướng dẫn luyện viết vào bảng con. - Giáo viên đọc bài chính tả - Đoạn 4. * Đọc soát lỗi. * Chấm và nhận xét một số bài chấm. c- Hướng dẫn làm bài tập chính tả. - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 2a. 3- Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Cả lớp đọc thầm. - 2 học sinh đọc bài. - Học sinh tự tìm và luyện viết vào bảng con. - Học sinh viết bài vào vở. - Học sinh đổi chéo vở soát lỗi. - Học sinh làm bài vào vở bài tập Tiếng Việt. - 1 học sinh lên bảng làm bài trên bảng phụ. tập đọc Hội đua voi ở Tây Nguyên I - Mục tiêu. - Đọc đúng các từ ngữ: man-gát, vang lừng, nổi lên, huơ vòi, lầm lỳ,... Hiểu một số từ ngữ mới: chiêng, trường đua, man-gát, cổ vũ...và hiểu nội dung bài: Bài văn tả và kể lại hội đua voi ở Tây Nguyên => thấy nét độc đáo trong sinh hoạt của đồng bào Tây Nguyên sự thú vị và bổ ích của hội đua voi. - Đọc lưu loát toàn bài. - Thấy được các nét độc đáo, đặc trưng trong sinh hoạt của đồng bào Tây Nguyên, từ đó giáo dục ý thức yêu nền văn hoá của các dân tộc Việt Nam. II- Các hoạt động dạy và học. 1- Bài mới a- Giới thiệu bài. b- Luyện đọc. - Giáo viên đọc mẫu toàn bài. - Hướng dẫn học sinh luyện đọc câu => hướng dẫn luyện đọc từ phát âm sai. - Hướng dẫn học sinh luyện đọc đoạn. * Hướng dẫn ngắt nghỉ câu văn dài. * Giải nghĩa 1 số từ mới. - Yêu cầu học sinh đọc đồng thanh cả bài. c- Tìm hiểu bài. - GV nêu câu hỏi- Hdẫn HS trả lời ?+ Tìm những chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua? + Cuộc đua diễn ra như thế nào? + Voi đua có cử chỉ gì ngộ nghĩnh, dễ thương? d- Luyện đọc lại. - Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc lại đoạn 2 của bài. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài tập đọc "Ngày hội rừng xanh sắp tới" - Cả lớp đọc thầm. - Học sinh đọc nối tiếp từng câu thơ và luyện đọc từ phát âm sai. - Học sinh luyện đọc đoạn - Đặt câu với từ: cổ vũ, trường đua. - Học sinh đọc đồng thanh. - HS trao đổi- trả lời các câu hỏi - Học sinh luyện đọc hay đoạn hai. - Thi đọc hay giữa các nhóm. - Một số học sinh đọc cả bài. Thứ ba ngày 2 tháng 3 năm 2010 toán Bài toán liên quan đến rút về đơn vị I- Mục tiêu. - Biết cách giải toán liên quan đến rút về đơn vị. - Rèn kỹ năng giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. - Tự tin, hứng thú trong học toán. II- Đồ dùng. - Bộ đồ dùng học toán 3. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ. - 2- Hướng dẫn giải bài toán 1. - Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán => làm bài vào giáy nháp. ?+ Vậy muốn tính số lít mật ong trong mỗi can phải làm như thế nào? 3- Hướng dẫn giải bài toán 2 (bài toán hợp có hai phép tính chia và nhân). - Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán => lập kế hoạch giải bài toán. * Tìm số lít mật ong trong một can => tìm số lít mật ong trong 2 can. Vậy bài toán liên quan đến rút về đơn vị thường tiến hành theo ? bước. 4- Thực hành. Bài 1, 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán. - Có thể đưa ra câu hỏi khác nào nữa không để bài toán giải bằng 1 phép tính? - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. Bài 3: - Yêu cầu học sinh làm bài. - Một học sinh lên bảng làm bài. - 35 : 7 7 con : 35 lít 2 con : ? lít 35 : 7 = 5 lít. 5 x 2 = 10 lít * Tìm giá trị của một phần. * Tìm giá trị của nhiều phần. - 1 vỉ thuốc? viên. - 1 bao ? viên - Học sinh làm bài. - Chữa bài, nhận xét. - Học sinh thực hành trên bộ dùng học toán. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. thủ công Làm lọ hoa gắn tường I- Mục tiêu. - Biết vận dụng kĩ năng gấp, cắt, dán để làm lọ hoa gắn tường. - Làm được lọ hoa gắn tường đúng qui trình kĩ thuật. - Hứng thú với giờ học làm đồ chơi. II- Đồ dùng. - Mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giáy thủ công. - Tranh qui trình làm lọ hoa gắn tường. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét. - Yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét về hình dạng, màu sắc, các bộ phận của lọ hoa mẫu. 2- Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu. * Bước 1: Gấp phần giấy là đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cạnh đều. * Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa. * Bước 3: Làm thành lọ hoa gắn tường. 3- Hoạt động 3: Thực hành làm lọ hoa gắn tường và trang trí. - Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành (nếu còn thời gian). - Học sinh quan sát và nhận xét về hình dạng, màu sắc và các bộ phận của lọ hoa mẫu. - Học sinh quan sát. - Học sinh thực hành. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. tự nhiên xã hội Động vật I- Mục tiêu. - Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của một số con vật. - Nhận ra sự đa dạng của động vật trong tự nhiên. Vẽ và tô màu một con vật yêu thích. - Có thêm hiểu biết về thế giới động vật. II- Đồ dùng. - Sưu tầm một số ảnh các động vật. - Các hình trong sách giáo khoa trang 94, 95. III- Các hoạt động dạy và học. * Khởi động: Cả lớp hát bài "Một con vịt" 1- Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận nhóm. - Mục tiêu: Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của một số con vật. Nhận ra sự đa dạng của động vật trong tự nhiên. - Yêu cầu học sinh quan sát hình 94, 95 => thảo luận theo gợi ý: + Nhận xét về hình dạng, kích thước của các con vật. + Chỉ đầu, mình, chân của từng con vật? Kết luận: Trong tự nhiên có rất nhiều loài động vật. Chúng có hình dạng, độ lớn,... khác nhau. Cơ thể chúng gồm 3 phần: ... ống bài-nhận xét - Lớp trưởng tập hợp, điểm số, báo cáo GV. - HS chạy khởi động, tập TD và tham gia trò chơi theo chỉ dẫn của GV. - HS tập luyện theo tổ, thi đua giữa các tổ (từng tổ cử 5 em bạn nhảy được nhiều lần nhất lên thi đồng loạt 1 lần). - HS tham gia trò chơi dưới sự chỉ dẫn của GV. - HS đi thường, thả lỏng, hít thở sâu. - HS chú ý lắng nghe. Thể dục bài thể dục phát triển chung-nhảy dây- trò chơi “ ném bóng trúng đích” I, Mục tiêu: - Ôn bài thể dục phát triển chung (tập với hoa hoặc cờ). Yêu cầu thuộc bài và biết cách thực hiện được động tác với hoa và cờ ở mức cơ bản đúng. - Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối đúng. - Chơi trò chơi “Ném trúng đích” hoặc trò chơi do GV chọn. Yêu cầu chơi một cách chủ động. II, Chuẩn bị: - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện. - Phương tiện: Chuẩn bị còi, dụng cụ, một số vật để ném như bóng da nhỏ nhồi cát hoặc túi bọc cát. Kẻ vạch giới hạn, vẽ vòng tròn đồng tâm để làm đích, 2 em 1 dây nhảy. III, Hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Phần mở đầu. - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Cho HS đi theo vòng tròn và hít thở sâu giơ tay từ thấp lên cao ngang vai rồi giang ngang, đưa tay ngược chiều trở lại. * Chơi trò chơi “Tìm những quả ăn được”. - Cho HS chạy chậm trên địa hình tự nhiên xung quanh sân tập. 2-Phần cơ bản. - Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ. + GV thực hiện trước động tác với hoa hoặc cờ để HS theo dõi, cho HS tập thử rồi tập chính thức. - Ôn trò chơi “Ném trúng đích”. + GV tổ chức và làm trọng tài cho các em chơi, đảm bảo trật tự. Chú ý đảm bảo an toàn cho HS. 3-Phần kết thúc - GV cho HS đứng thành vòng tròn, vỗ tay, hát. - Cho HS đứng tại chỗ hít thở sâu . . - Lớp trưởng tập hợp, điểm số, báo cáo GV. - HS chạy khởi động và tham gia trò chơi theo chỉ dẫn của GV. - HS triển khai đội hình đồng diễn TD, đeo hoa ở ngón tay giữa hoặc cầm cờ nhỏ để ôn TD. - HS lần lượt từng tổ thi đua ném trúng vào 3 vòng tròn đồng tâm. - HS vỗ tay, hát, hít thở sâu. - HS chú ý lắng nghe GV hệ thống bài. Tiếng việt + Tập đọc - kể chuyện: Hột vật I- Mục tiêu. - Luyện đọc và kể lại câu chuyện Hột vật" - Đọc lưu loát toàn bài. Kể chuyện tự nhiên, sinh động, biết phối hợp điệu bộ cử chỉ trong khi kể chuyện. - Tự tin, mạnh dạn trước tập thể. Giáo dục đức tính khiêm tốn, chịu khó học hỏi. II- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Hướng dẫn luyện đọc và kể chuyện. a- Luyện đọc. - Yêu cầu học sinh luyện đọc đoạn. - Yêu cầu 1 số học sinh đọc cả bài. b- Kể chuyện. - Yêu cầu học sinh dựa vào tranh kể lần lượt từng đoạn của truyện. - Yêu cầu học sinh kể trong nhóm đôi nối tiếp các đoạn của câu chuyện. - Yêu cầu đại diện các nhóm lên kể trước lớp. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Học sinh đọc nối tiếp đoạn của câu chuyện. - Một số học sinh đọc toàn bài (gọi một số học sinh chưa được đọc). - Thi đọc hay giữa các nhóm. - Học sinh kể nối tiếp đoạn. - Học sinh kể theo nhóm. - Đại diện các nhóm kể. thể dục+ Ôn: Nhảy dây I- Mục tiêu. - Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân và chơi trò chơi "Lò cò tiếp xúc". - Rèn kỹ năng thực hiện động tác ở mức độ tương đối chính xác và chơi trò chơi 1 cách chủ động. - Giáo dục ý thức tập thể dục thể thao thường xuyên. II- Địa điểm, phương tiện. - Dây nhảy, còi, sân trường vệ sinh sạch sẽ. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Phần mở đầu. - Phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Yêu cầu học sinh đứng tại chỗ xoay các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, gối, hông. - Tổ chức trò chơi "Có chúng em" 2- Phần cơ bản. - Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân. - Tổ chức trò chơi "Lò cò tiếp sức" * Chia lớp thành các đội - 9 học sinh trên một đội. * Nêu tên trò chơi và nhắc lại cách chơi. * Tổ chức chơi. 3- Phần kết thúc. - Yêu cầu học sinh đi thư giãn theo nhịp. - Hệ thống bài và nhận xét giờ học. - Học sinh khởi động trong 2 phút. - Học sinh chơi trò chơi. - Học sinh mô phỏng và tập các động tác so dây trao dây, quay dây.... - Các tổ luyện tập theo khu vực. - Học sinh chơi trò chơi. - Học sinh đi thư giãn theo nhịp trong 2 phút. chiều tiếng việt + Luyện từ và câu - Ôn: Từ ngữ về Nghệ thuật. Dấu phẩy I- Mục tiêu. - Củng cố, hệ thống hoá và mở rộng vốn từ ngữ về nghệ thuật. Ôn luyện về dấu phẩy. - Mở rộng vốn từ nghệ thuật, sử dụng dấu phẩy trong câu. - Thích học môn Tiếng Việt. II- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Hướng dẫn học sinh luyện tập. Bài 1: - Tìm các từ ngữ chỉ các môn nghệ thuật thuộc các ngành. a) Nghệ thuật ngôn ngữ: thơ,... b) Nghệ thuật sân khấu: kịch,... c) Nghệ thuật điện ảnh: phim hoạt hình,... Bài 2: - Tìm các từ có tiến sĩ đứng sau, chỉ những người hoạt động nghệ thuật. M: ca sĩ - Tìm các từ có tiếng nhạc đướng trước, nói về lĩnh vực âm nhạc. M: nhạc cụ. Bài 3: - Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau: Một buổi sáng Bác Hồ đến thăm trại nhi đồng. Vừa thấy Bác các em nhỏ đã chạy ùa tới vây quanh Bác. Ai cũng muốn ngắm nhìn Bác cho thật rõ. Bác đi giữa đoàn học sinh tay dắt hai em nhỏ nhất. Mắt Bác sáng da Bác hồng hào. Bác cùng các em đi thăm phòng ngủ phòng ăn nhà bếp nơi tắm rửa. - Đọc yêu cầu của bài. - Hoạt động nhóm theo yêu cầu của bài. - Đại diện nhóm trình bày bài làm. - Tìm hiểu yêu cầu của bài. - Học sinh trình bày bài làm vào vở. - Chữa bài, nhận xét. - Xác định yêu cầu của bài. - Học sinh làm bài vào vở. - Chữa bài, nhận xét. - Đọc lại toàn bộ đoạn văn. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. toán + Ôn: Bài toán liên quan rút về đơn vị I- Mục tiêu. - Củng cố về dạng toán "Bài toán liên quan đến rút về đơn vị" - Rèn kĩ năng giải toán có lời văn. - Tự tin, hứng thú trong thực hành toán. II- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Hướng dẫn ôn tập. - Yêu cầu học sinh mở vở bài tập toán trang 40. ?+ Để giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị thường tiến hành theo? bước. Đó là những bước nào? Bài 1: - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán. 8 bàn : 48 cái cốc. 3 bàn : ? cái cốc. Bài 2: - Hướng dẫn học sinh phân tích đề toán => làm bài. Bài 3: - Yêu cầu học sinh quan sát kĩ hình mẫu => làm bài vào vở. * Tìm giá trị một phần. * Tìm giá trị nhiều phần đó. - Đọc bài toán. - Học sinh phân tích đề toán. - Làm bài. 48 : 8 = 6 (cái) 6 x 3 = 18 (cái) - Xác định yêu cầu đề toán. - Phân tích bài toán. - Trình bày bài làm vào vở. - Chữa bài, nhận xét. - Học sinh thực hành vào vở. 3- Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét giờ học. sinh hoạt tập thể Đọc và làm theo báo đội I- Mục tiêu. - Đọc nội dung các bài báo trong báo: Khoa học Khám phá và báo Thiếu niên tiền phong. - Rèn thói quen chăm đọc báo và học tập những tấm gương tốt trong các bài báo. - Có ý thức giữ gìn sách báo và học tập những gương "Người tốt, việc tốt" trong báo. II- Đồ dùng. - Báo thiếu niên tiền phong số . - Báo khoa học khám phá số - Báo chăm học số 8. III- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Đọc và làm theo báo Đội. a- Giáo viên đọc một số bài báo trong báo "Khoa học Khám phá", báo Thiếu niên tiền phong. - Thảo luận: ?+ Chúng ta học được gì từ bạn Phan Tuấn Long - cây toán mê cờ tướng của trường tiểu học Nhân Chính. + Bạn Tuấn Long đã có bí quyết gì để học giỏi môn toán? -...chăm chỉ, kiên trì, luôn nghe giảng và phát biểu ý kiến xây dựng bài. -... ngoài giờ học ở trên lớp, về nhà Long thường mở sách ra để ôn lại lí thuyết và làm lại các bài tập cô cho. Mỗi bài toán Long đều cố gắng giải theo nhiều cách khác nhau, với những bài toán khó bạn cũng không sớm nản lòng mà kiên trì giải được mới thôi. b- Lớp trưởng đọc một số bài báo. 3- Củng cố - Dặn dò.- Nhận xét giờ học. chiều tiếng việt + Tập làm văn: Kể về lễ hội I - Mục tiêu. - Dựa vào kết quả quan sát hai bức ảnh lễ hội (chơi đu và đua thuyền) để kể lại buổi lễ hội đó. - Kể lại được tự nhiên, dựng lại đúng và sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong bức ảnh. - Mở rộng vốn từ, thấy được sự đa dạng của nền văn hoá nước nhà. II- Đồ dùng: - Hai bức ảnh trong sách giáo khoa. III- Các hoạt động dạy và học. 1- Kiểm tra bài cũ: - Kể lại câu chuyện "Người bán quạt may mắn" 2- Bài mới. a- Giới thiệu bài. b- Hướng dẫn học sinh làm bài tập. ?+ Nêu yêu cầu của bài? - Yêu cầu học sinh quan sát kĩ bức ảnh => trả lời các câu hỏi gợi ý. - Yêu cầu giới thiệu về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội theo nhóm. - Yêu cầu đại diện các nhóm lên kể về lễ hội trong bức ảnh. * Chú ý gọi những học sinh tiết chính chưa được gọi lên bảng - Học sinh xác định lại yêu cầu của bài. - Học sinh quan sát tranh và trả lời lần lượt từng câu hỏi. - Học sinh làm việc theo nhóm- 1 học sinh nói - nghe và bổ sung cho bạn. - Học sinh tả lại quang cảnh và hạt động một bức tranh mà mình thích. - Học sinh khác bổ sung, nhận xét. 3- Củng cố - Dặn dò. - Về nhà viết lại những điều vừa kể. - Nhận xét giờ học. toán + Luyện tập về giải toán I- Mục tiêu: - Củng cố về dạng toán "Bài toán liên quan đến rút về đơn vị" - Rèn kĩ năng giải toán có lời văn. - Tự tin, hứng thú trong thực hành toán. II- Các hoạt động dạy và học. 1- ổn định tổ chức. 2- Hướng dẫn ôn tập. Bài 1: Đặt tính và tính. a) 4524 : 3 b) 6012 : 6 c) 5730 : 3 5672 : 3 8190 : 9 6314 : 7 Bài 2: Mua 2 vé xe buýt hết 5000 đồng. Hỏi mua 3 vé xe buýt hết bao nhiêu tiền? ?+ Bài toán củng cố lại kiến thức gì? Bài 3: Học sinh đồng diễn thể dục xếp thành 8 hàng, mỗi hàng có 450 học sinh. Sau đó chuyển thành 9 hàng. Hỏi lúc đó mỗi hàng có bao nhiêu học sinh. Bài 4: Một đội công nhân làm đường rải 2 ngày được 1200m đường nhựa. Hỏi đội đó rải 3 ngày thì được bao nhiêu m đường nhựa? Bài 5: Vẽ một hình tròn đường kính 6 cm? - Học sinh làm lần lượt từng phép tính vào bảng con. - Nêu cách đặt tính và cách thực hiện. Đọc bài toán. - Phân tích bài toán. Nêu dạng toán. - Làm bài vào vở - Chữa bài nhận xét. - Đọc bài toán. - Phân tích đề toán. - Làm bài vào vở. - Xác định yêu cầu của bài. - Trình bày bài toán vào vở. - Chữa bài nhận xét. - Học sinh làm bài vào vở. 3- Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học.
Tài liệu đính kèm: